Nguồn gốc chữ Cao Ly?

K

kimkha

Guest
212pxhunminjeongeum.jpg

[FONT=arial,helvetica,sans-serif] Phung Linh tổng hợp
Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương.
[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif] Chữ Hàn Quốc là chữ tượng thanh giống như chữ Khoa Đẩu và nó đuợc phát minh bới một vị vua Hàn Quốc 118 năm sau khi Hoàng tử Lý Long Tường đến Hàn Quốc.
[/FONT]




[FONT=verdana,geneva] Theo Wikipedia tiếng Việt thì:

Chosŏn'gŭl được vị vua thứ tư của Vương triều Triều Tiên (Vương triều Triều Tiên) là Thế Tông Đại Vương (1418-1450) tạo ra. Một số người nghi ngờ là một hệ thống chữ viết phức tạp như thế phải được một nhóm trí thức xây dựng, tuy nhiên các chứng cớ lịch sử cho thấy hội đồng học giả của vị vua này thực sự cực lực phản đối ông vì đã không tham khảo ý kiến của họ. Trong số các phát minh được coi là của vua Thế Tông, thì Chosŏn'gŭl là một trong số những công trình do "tự" ông phát minh ra. Cũng có một số chi tiết cho thấy vua Thế Tông có lẽ được các thành viên vương tộc hỗ trợ và làm việc trong vòng bí mật vì gặp phải phản đối của tầng lớp trí thức ưu tú.

Hệ thống chữ viết này hoàn thành vào cuối năm 1443 hoặc tháng 1 năm 1444, và ấn bản năm 1446 trong một tài liệu có nhan đề Huấn dân chính âm (Hunmin Jeong-eum) theo đó bảng chữ cái được đặt tên. Ngày ấn bản của Huấn dân chính âm, 9 tháng 10, là ngày Hangul tại Hàn Quốc. Tại CHDCND Triều Tiên đó là ngày 15 tháng 1.

Một huyền thoại xưa kể rằng vua Thế Tông nhận ra các chữ viết này sau khi tìm hiểu một ma trận phức tạp, nhưng điều võ đoán này không còn giá trị nữa từ khi một tài liệu viết năm 1446 có tên gọi Hunmin Jeongeum Haerye (Diễn giải và thí dụ cho Hunmin jeong-eum) được phát hiện vào năm 1940. Tài liệu này giải thích cặn kẽ vì sao những chữ cái này được thiết kế. (Xem Thiết kế jamo.)

Vua Thế Tông giải thích việc ông tạo ra chữ viết mới là vì chữ Hán (Hanja) dùng cho các văn bản tiếng Triều Tiên thường không chính xác và khó phổ cập cho tầng lớp bình dân. (Huấn dân chính âm có nghĩa là "Âm chuẩn để giáo dục dân"). Vào thời điểm đó, chỉ có những người đàn ông thuộc tầng lớp quý tộc (Yangban) (Lạng ban 両班) mới được học đọc và viết Hanja. Và vì toàn bộ văn bản viết bằng Hanja nên đa số người Triều Tiên đều mù chữ. Chosŏn'gŭl bị tầng lớp trí thức ưu tú phản đối kịch liệt, cho rằng chỉ có Hanja mới là chữ viết hợp pháp duy nhất. Những phản đối của Choe Man-ri và các nhà hủ Nho khác vào năm 1444 là một ví dụ cụ thể.

Chính vì vậy có ba khả năng được đặt ra:
_một là vị vua Hàn Quốc đó đã tự phát minh ra chữ viết.
_Hai là chữ Hàn Quốc lấy ý tưởng từ chữ tượng thanh Nhật Bản ra đời trước đó.
_Ba là Hoàng tử Lý Long Tường đã mang chữ Khoa Đẩu sang Hàn Quốc và tạo thành cơ sở để vua Hàn Quốc sáng tạo ra chữ Hangul.

Tại sao lại có giả thuyết thứ hai và thứ ba? Đó là vì chữ tượng thanh của Hàn Quốc khá phức tạp, có phụ âm, nguyên âm, nó được cải biến đi để phù hợp với tiếng nói của người Hàn Quốc. Ví dụ như: không có chữ d và v, dùng một cái vòng tròn ở trước từ bắt đầu bằng nguyên âm để dễ phân biệt. Nhưng chữ Hangul của Hàn Quốc đã đạt đến đỉnh cao của loại chữ tượng thanh, không còn ở dạng sơ khai như chữ tượng hình nhưng đôi khi dùng để tượng thanh như Ai Cập, Trung Quốc:Cũng như Ai Cập và nhiều dân tộc văn minh thời thượng cổ, chữ viết Trung Hoa thời đó là những hình biểu ý, nghĩa là vẽ phác vật mình muốn chỉ. Chẳng hạn,

[/FONT]
  • [FONT=verdana,geneva] muốn chỉ Mặt Trời, Trung Hoa vẽ (Ai Cập cũng tương tự), sau thành chữ 日;[/FONT]
  • [FONT=verdana,geneva] muốn chỉ Mặt Trăng, Trung Hoa vẽ (Ai Cập vẽ ), sau thành chữ 月;[/FONT]
  • [FONT=verdana,geneva] muốn chỉ dòng nước, Trung Hoa vẽ , sau thành chữ 水;[/FONT]
  • [FONT=verdana,geneva] muốn chỉ khu ruộng, Trung Hoa vẽ , sau thành chữ 田;[/FONT]
  • [FONT=verdana,geneva] muốn chỉ cây cối, Trung Hoa vẽ , sau thành chữ 木;[/FONT]
  • [FONT=verdana,geneva] muốn chỉ cái miệng, Trung Hoa vẽ (Ai Cập cũng vẽ ), sau thành chữ 口.[/FONT]
[FONT=verdana,geneva] Đó là vào thời kỳ đầu, đến giai đoạn tiếp theo thì chữ cũng tượng hình mà thêm tính cách biểu ý như -nhật: cả tiếng Trung Hoa lẫn tiếng cổ Ai Cập đều có nghĩa là ngày; -nguyệt: tiếng Trung Hoa thêm nghĩa chỉ tháng; tiếng Ai Cập cũng dùng cách này để chỉ tháng: vẽ một mặt trăng, nhưng thêm một ngôi sao: .

Qua giai đoạn sau, mỗi hình ở Ai Cập chỉ một vần, như chỉ cái miệng, nhưng miệng người Ai Cập thời xưa đọc là ra (hay re), cho nên vần đó chỉ thêm vần ra (hay re).

Giai đoạn cuối, mỗi hình (gọi là dấu cũng được) chỉ một âm như hình ra (hay re) nữa mà chỉ phụ âm r.

Từ đó, chữ viết cổ Ai Cập không còn là chữ tượng hình mà hình thành chữ tượng thanh - cũng gọi là ký âm - như các chữ của phương Tây: Hy Lạp, La Mã, ...

Chữ Trung Hoa, trái lại, ngừng ở giai đoạn hai, không dùng hình để chỉ vần, ghi âm, mà dùng thêm nhiều cách khác để tạo chữ mới như hội ý, giả tá, chuyển chú... Tóm lại, chữ viết vẫn giữ tính chất tượng hình mà không thành tượng thanh, mặc dầu có sử dụng phép hài thanh: dùng thanh âm của một chữ để ghi thanh âm của một chữ khác. Ví dụ dùng chữ thành (成), là nên, để ghi âm chữ thành (城) là thành lũy và chữ thành (誠) là thành thực; như vậy hai chữ thành 城 và 誠, mỗi chữ gồm hai phần - một phần ghi âm (thành 成), một phần ghi ý. Như chữ thành (城) bao gồm thổ (土) là đất (vì thành làm bằng đất) và ngôn (言) là lời (lời nói thành thật).(wikipedia)


Vậy một cá nhân không thể đốt cháy giai đoạn nhanh như vậy được. Chữ Ai Cập mất hàng trăm năm phát triển mới có thể trở thành chữ tượng thanh còn chữ Trung Quốc chỉ dừng lại ở giai đoạn hai. Vậy ý tưởng sáng tạo ra chữ tượng thanh có phân chia rõ ràng nguyên âm phụ âm để ghép thành các vần ở đâu ra khi người Hàn mới chỉ biết đến chữ tượng hình Trung Hoa? Nếu vậy vị vua này quả là đã đốt cháy giai đoạn quá nhanh. Tương tự với chữ Nhật Bản. Việc sáng chế văn tự kana được quy cho đại sư Kukai, người sáng lập Chân Ngôn tông ở Nhật Bản, vốn là một học giả tiếng Phạn. Sự sáng tạo ra chữ kana đã góp phần đẩy nhanh đà tiến của văn học Nhật. (Wiki) không rõ chữ Phạn là chữ tượng thanh hay tượng hình, liệu việc sáng tạo ra chữ Nhật Bản Kana có liên quan gì đến chữ Phạn không? Nhưng vấn đề được đặt ra ở đây là ý tưởng về một loại chữ tượng thanh phát triển đến đỉnh cao có ghép vần, nguyên âm, phụ âm rõ ràng đến từ đâu khi người ta chỉ mới biết đến chữ tượng hình Trung Hoa? Ngay chính chữ Trung Hoa qua hàng ngàn năm phát triển cũng không thể thoát khỏi là chữ tượng hình mà chỉ dừng lại ở hiện tượng "thông giả", "giả tá" chứ không biết phân thành nguyên âm phụ âm để ghép vần. Tại sao hai vị người Nhật và người Triều Tiên này lại có thể nghĩ ra các ghép vần chỉ trong một đời người?
[/FONT] Phung Linh tổng hợp
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top