• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Ngôn ngữ của đồng tiền_kỳ 1

dealdocdao

New member
Xu
0

Trong cuộc sống, dù muốn dù không, bạn vẫn phải đối mặt với đồng tiền. Đồng tiền có sức mạnh vạn năng (đồng tiền vạn năng), nó có thể giúp bạn thành công nhưng nó cũng có thể dìm bạn xuống thất bại nếu bạn không biết làm chủ với nó.

Đồng tiền mang trong mình những ngôn ngữ rất riêng của nó. Tuy rằng, nó không biết nói, nhưng nếu đồng tiền biết nói thì nó nói lên điều gì ?

1. Tiền là gì? Và nó có ngôn ngữ như thế nào?

Có thể ví, tiền là chiếc kính lúp khuếch đại. Giống như nghịch cảnh, nó tiết lộ và làm khuếch đại tính cách của người sử dụng. Đối với một người nghiện rượu, thì tiền sẽ khiến tình trạng nghiện ngập của anh ta nghiêm trọng hơn. Đối với người thường xuyên cảm thấy bất an, tiền có thể khiến họ bị hoang tưởng. Đối người người nhân từ và rộng lượng, tiền giúp nảy sinh lòng bác ái. Nhưng tiền không đơn giản cho cho thấy ta là ai: nó còn tiết lộ được niềm hy vọng, nỗi sợ hãi, hối tiếc của ta. Nó định hình nên khả năng tưởng tượng và động cơ của ta. Ta không chỉ kiếm, tiết kiệm, và tiêu xài tiền: ta còn cố gắng có được nó, đùa giỡn với nó, khao khát và xem thường nó, tự trừng phạt và tán dương bản thân vì nó.


Money-Print-C10055084.jpg



Ta gán cho tiền một quyền lực vô song không có thực và sống theo một nguyên tắc độc đoán của nó. Giống như thủ lĩnh của nhóm người trốn chạy, tiền lôi kéo ta rơi vào quỹ đạo của nó và dẫn ta đến ngõ cụt. Nó cường điệu hóa ước mơ và niềm hy vọng của ta trong khi chính ta có quyền kiểm soát bản thân mình.

Có một điều ta sẽ khám phá ra là lý trí và tinh thần không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau. Trong khi lý trí nói rằng “Ta nên tiết kiệm tiền chuẩn bị cho lúc nghỉ hưu” thì tinh thần lại nói “Này, hãy gọi thêm một chai rượu nữa và mua một chiếc tivi màn hình phẳng mới!”. Mỗi bên đều đấu tranh để giành phần thắng đối với cùng một loại tiền. Nếu ta không hiểu rõ được ngôn ngữ bí ẩn của đồng tiền, thì hậu quả sẽ khôn lường.

Nhìn bên ngoài, tiền là một cái gì đó rất đơn giản, là một vật hữu hình ta có thể xác định được. Nó là một mảnh giấy được sản xuất kỹ lưỡng, tinh vi hay một đồng xu sáng bóng, một dãy số trên màn hình máy tính, một con số được in trên ngân phiếu. Nó là một thứ cơ bản nhất.

Trong thời đại thông tin hiện nay, ta hiểu về tiền khá rõ. Ta có thể đầu tư tiền và tính toán được lãi suất, hay có thể tiêu xài nó và biết được số dư chính xác. Ta có ngân hàng, những người phát triển phần mềm, vô số các công ty đầu tư, cố vấn tài chính, chương trình truyền hình, phát thanh. Ta gần như có được tất cả những gì cần thiết để giúp mình hiểu rõ về tiền.

Nhưng dù có được tất cả những kiến thức về tiền, ta vẫn còn đấu tranh vất vả với nó. Ta dường như không thể sử dụng nó hợp lý: Ta tiêu tiền trong khi mình nên tiết kiệm, mua trong khi nên bán. Ta hy sinh thời gian, thậm chí sức khỏe, các mối quan hệ để chạy theo tiền với hy vọng nó sẽ giúp ta mua lại những gì mình đã đánh mất.

Vấn đề là ở chỗ ngôn ngữ bí ẩn của tiền vẫn chỉ là : một bí mật và khó hiểu. Và vì ta không nói được ngôn ngữ bí ẩn của tiền (ngôn ngữ tâm lý, cảm xúc, tinh thần tạo nên cuộc sống bênh ngoài của mình) nên ta thường có khuynh hướng làm những điều rất kỳ lạ liên quan đến tiền. Ta kiếm tiền bất chính, tự đưa bản thân vào vòng nợ nần, thất vọng, căng thẳng. Ta tiêu tiều quá mức, không tiết kiệm, và tự lừa dối bản thân mình. Ta thèm khát cái mình không thật sự muốn và muốn cái mình không thật sự cần.

NGÔN NGỮ BÍ ẨN CỦA TIỀN XUẤT HIỆN TỪ ĐÂU ?

Tiền là thứ căn bản nhất. Ngay cả trước khi ta ra đời, từ vựng và cú pháp ngôn ngữ của tiền đã được hình thành trước lời nói, hành động, quan điểm của cha mẹ ta.

Ta học ngôn ngữ của tiền giống như cách ta học tiếng Anh, Pháp, Nhật, hay tiếng mẹ đẻ khác của mình. Từ khi được sinh ra (thậm chí sớm hơn là từ khi còn nằm trong bào thai), ta đã nghe nhiều từ, cụm từ về tiền. Ngày qua ngày, từng chút một, ta học cách kết hợp ý nghĩa của những gì mình nghe được. Ngoài ngôn ngữ của từ ngữ, ta còn hiểu được ý nghĩa sâu xa qua cử chỉ, giọng điệu, thái độ, âm lượng.


attract-abundance-money.jpg



Khi gần 2 tuổi, ta bắt đầu bắt chước và thực hiện thành cử chỉ, nét mặt, giọng điệu của những người xung quanh mình.

Khi còn là trẻ sơ sinh, ta chẳng hề có mối quan hệ nào với tiền, nhưng chỉ sau khi chập chững biết đi, ta nhanh chóng phát hiện ra nó. Còn nhỏ, chưa có kinh nghiệm, chưa phải đi làm, cao khoảng nửa mét, ta bắt đầu tưởng tượng về sự giàu có vô hạn cùng với cảm giác bất lực, vô dụng của mình.

Khi còn nhỏ, ta bị cuốn hút vào quyền lực có thể được mọi thức của tiền, nên thường lên kế hoạch để dành. Tuy nhiên, kế hoạch để dành cho tương lai ấy kết thúc khi ta tiết kiệm đủ tiền để mua trò chơi video hay những thứ khác mà mình muốn.Khi đến tuổi niên thiếu, ta được mời gọi tham gia và được chấp nhận vào một nhóm những người đồng trang lứa. Ta thường không chú ý tiền là điều kiện đầu tiên. Những người bạn đồng trang lứa đều có nhu cầu tương tự nhau về quần áo, âm nhạc, phim ảnh.... Và những thứ ấy đều cần có tiền.

Sau tuổi niên thiếu, tiền mua được tương lai dưới hình thức giáo dục đại học, cao đẳng (cùng với vô số thức ăn, bia trong giai đoạn đó). Khi trưởng thành nhưng còn trẻ, tiền nói lên được giá trị khi ta bắt đầu một công việc hay xây dựng những mối quan hệ, gia đình và sự an toàn tài chính.

Trong suốt thời gian này, cha mẹ cung cấp cho ta một mô hình mẫu của tiền, được coi như một cách mặc định ta dùng để giải thích những vấn đề tài chính. Tuy nhiên, cú pháp ngôn ngữ này của tiền luôn đi vào tiềm thức của ta một cách tự nhiên, vô thức. Nhún vai, nhíu mày, mở to mắt khi đề tài liên quan đến tiền trợ cấp, tiền giảng dạy, chi phí khác... tất cả đã trở thành dấu hiệu ngầm trong ngôn ngữ bí ẩn của tiền.

Khi thiết lập mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp, người bạn đời, hay với bất kỳ ai khác, ta cũng tương tác với ngôn ngữ tiềm thức của tiền và bí ẩn về tiền bạc của họ. Trong một số trường hợp, ta còn sử dụng ngôn ngữ ấy, trong một số trường hợp khác, ta có thể đánh bại nó trong cuộc chiến ngôn ngữ của tiền, dù ta có nhận ra hay không. Với những người ngày càng trở nên gần gũi, thân quen hơn với mình, ta hình thành nên một ngôn ngữ bí ẩn của tiền chung, tương tự nhưng cũng có một vài khác biệt, mới lạ hơn so với ngôn ngữ bí ẩn của riêng bản thân mình.

Ý NGHĨA CỦA ĐỒNG TIỀN

Có người nói: Tiền là quyền lực; Có người nói: Tiền là lá chắn; Người khác nói: Tiền là gốc rễ của tội ác; Một ngạn ngữ cổ nói: Tiền có nghĩa là tự do. Và tiền là tất cả những thứ trên, cùng với nhiều thứ khác nữa.

Nếu bạn có tiền, nó sẽ trả được bất cứ thứ giá bạn muốn.

Tiền mua được mọi thứ ngoại trừ tình yêu, nhân cách, sự tự do, sự bất tử, sự im lặng và sự bình yên.

(Mọi người cùng nói “Có” (1936) của Carl Sandburd)
money-girl.jpg

Ý nghĩa đồng tiền:

- Tiền có nghĩa là tự do:Vì tiền thường giúp ta có nhiều lựa chọn, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người nghĩ tiền có nghĩa là tự do. Ta cho rằng, sự giàu có vô hạn sẽ giúp mình thoát khỏi những mối âu lo và mở ra một chân trời mới hoàn hảo cho cuộc sống của bản thân. Sẽ chẳng còn sự chán chường, cảm giác trống trải, bị bỏ rơi hay thếu thốn từ thời thơ ấu; sẽ chẳng còn sự thất bại hay cảm giác tuyệt vọng nữa. Tiền là sự thật, và sự thật sẽ giải phóng ta. Đôi lúc ta nghĩ: chỉ cần trúng số độc đắc thôi, mình sẽ được Tự Do!

- Tiền có nghĩa là sự an toàn:Sự an toàn tài chính là một mục tiêu chính đáng và có thể thực hiện được. Nhưng nó đòi hỏi ta phải lên kế hoạch cụ thể, có những chiến lược hợp lý. Chỉ khi ấy ta mới mong có được kết quả tốt như mong đợi.

- Tiền có nghĩa là tình yêu:một người cha (mẹ) có thể dùng tiền (hoặc những món quà đắt tiền) để bù đắp một phần trách nhiệm của mình khi ly hôn hay trong hoàn cảnh bận rộn với công việc, hoặc không có đủ thời gian chăm sóc con cái. Để thỏa mãn niềm khao khát có được sự yêu thương, quan tâm, ta có thể tiêu tiền đến mức nợ nần.

Không phải tất cả những mối quan hệ giữa tiền với tình yêu đều rõ ràng, cụ thể. Kiếm tiền và tiêu tiền sẽ dễ dàng hơn nhiều so với kiếm và nuôi dưỡng được một mối quan hệ yêu thương. Vì thế, ta dễ dàng chọn cách đi theo một con đường ngắn và dễ dàng nhất.

- Tiền có nghĩa là hạnh phúc: Có nhiều tiền sẽ đem lại cho người ta nhiều hạnh phúc hơn là quan điểm phổ biến của xã hội hiện đại ngày nay. Điều đó có thật không?

Các nghiên cứu cho thấy tiền không làm cho ta hạnh phúc. Tuy nhiên, nó có thể giúp ta tránh khỏi một số bất hạnh. Ví dụ, tiền giúp ta có được điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn, sự an toàn, cuộc sống tiện nghi, và đôi lúc là tâm trạng thoải mái.

Tiến sĩ Daniel Gilbert, chuyên gia tâm lý học của trường Harvard, đã chứng minh sự giàu sang có tác động rất ít đến hạnh phúc. Nghiên cứu của ông cho thấy những sự kiện mà ta nghĩ làm mình hạnh phúc thường có kết quả không giống như mong đợi của ta. Ví dụ, niềm hạnh phúc và sự thỏa mãn mà ta nghĩ sẽ có được nhờ vào thu nhập cao, hay cuộc sống tiện nghi hơn thường không lý tưởng như những gì mình mong đợi. Ngay cả trong trường hợp tiền thật sự đem lại cho bạn một cảm giác tốt hơn, thì cảm giác ấy cũng không tồn tại lâu.

Chuyên gia tâm lý học của Đại học Illinois –tiến sĩ David Myers phát hiện ra rằng sau cảm giác hân hoan khi gặp vận may bất ngờ như thừa kế một gia tài kếch sù, trúng số, thăng chức, mọi người lại quay trở lại với những cảm giác ban đầu của mình.


................. (Còn tiếp)....................




Mời bạn đón xem kỳ 2 trong loạt bài NGÔN NGỮ CỦA ĐỒNG TIỀN với các nội dung phân tích:- Ai đã lấy tiền của tôi ?- Vì sao bạn chưa giàu ?- Bao nhiêu tiền thì đủ ?- ...............
 
Ngôn ngữ của đồng tiền_kỳ 2


Trong cuộc sống, dù muốn dù không, bạn vẫn phải đối mặt với đồng tiền. Đồng tiền có sức mạnh vạn năng (đồng tiền vạn năng), nó có thể giúp bạn thành công nhưng nó cũng có thể dìm bạn xuống thất bại nếu bạn không biết làm chủ với nó.

Đồng tiền mang trong mình những ngôn ngữ rất riêng của nó. Tuy rằng, nó không biết nói, nhưng nếu đồng tiền biết nói thì nó nói lên điều gì ?Trong kỳ 1, ngôn ngữ của đồng tiền đã cho bạn biết một số điều quan trọng. Kỳ 2 của bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều khám phá thú vị về tiền, đồng thời giúp bạn có cách nhìn về sự vận hành của đồng tiền trong đời sống hàng ngày.

CÁI GIÁ CỦA TIỀN?

Tiền có sức mạnh vô biên, nó có thể giúp người ta thành công, cũng như có thể làm người ta chùn bước và lâm vào thất bại. Khi bạn dùng tiền để mua 1 sản phẩm, chắc chắn bạn sẽ phải trả 1 giá thích hợp cho sản phẩm đó. Người ta thường ví von “Cái gì mua được bằng tiền, chắc chắn sẽ có giá và có hạn sử dụng!”.

Tại sao chúng ta phải lao động để kiếm tiền suốt quãng đời của mình ? Tại sao sinh viên tốt nghiệp ra trường lại lao đầu vào đi kiếm tiền ? Ta đã đánh đổi gì để kiếm được tiền ? Liệu rằng cuộc sống này chỉ có đi làm để kiếm tiền thôi sao, trong khi cuộc sống lại còn rất nhiều thứ thú vị khác mà bạn chưa hề biết đến ?

- Đánh đổi thời gian vì tiền:

Thứ quý giá nhất trong tất cả mọi thứ mà ta dám đánh đổi vì tiền chính là thời gian. Thời gian là đơn vị trao đổi cơ bản của thế giới lao động. Nếu muốn có nhiều tiền hơn, hầu hết chúng ta cần phải bỏ ra thời gian nhiều hơn để kiếm nó. Và thực tế, ai cũng muốn có được nhiều tiền, tuy nhiên quỹ thời gian thì lại có hạn.

Điều trớ trên trong cuộc trao đổi thời gian –tiền bạc này là ta không ngừng đánh đổi thời gian để có được tiền với hy vọng sẽ mua thêm thời gian. Nhưng thời gian, một khi đã trôi qua thì không bao giờ trở lại được.


Time-is-money.png


- Đánh đổi tự do vì tiền:

Nhiều người sẵn sàng chấp nhận công việc làm công ăn lương, chịu sự sai bảo của chủ mặc dù trong lòng vô cùng ấm ức và bực tức,... nhưng họ vẫn chấp nhận sự đánh đổi. Cuộc trao đổi giữa tự do –tiền bạc này từng là chủ đề tranh cãi của rất nhiều người. Và một số người không chấp nhận bị mất tự do, đã nghỉ việc để tự kinh doanh riêng. Tuy nhiên, đôi lúc, việc bước chân ra ngoài lại vấp phải muôn vàn khó khăn phải giải quyết, và họ lại phải đau đầu xử lý công việc, và rồi thực tế vẫn là làm thuê cho chính mình mà không hề được tự do.


Money.jpg


- Đánh đổi sức khỏe vì tiền:

Khi trẻ, bạn đánh đổi sức khỏe để kiếm tiền, nhưng lúc già, bạn lại dùng tiền để mua sức khỏe. Tiếc thay, sức khỏe là vàng, nhưng vàng lại không mua được sức khỏe và tuổi thanh xuân của bạn. Để có được nhiều tiền hơn cho cuộc sống, ta phải tăng thời gian làm việc và làm cật lực sức mình để kiếm tiền. Và vì tiền mà sức khỏe ta ngày càng suy giảm.

- Đánh đổi hạnh phúc vì tiền:

Nhiều người nghĩ rằng có tiền thì có hạnh phúc. Tuy nhiên, đôi lúc chính cái hạnh phúc được tạo dựng từ tiền bạc là chính là thứ gây ra bất hạnh cho họ. Bởi vì, cái gì mua được bằng tiền, ắc sẽ có hạn sử dụng. Mặt khác, nếu người ta đến với nhau bằng điều gì, thì họ sẽ chia tay khi thứ ấy không còn nữa.

Cuộc mưu cầu hạnh phúc bằng tiền sẽ chỉ khiến cho ta cảm thấy ngày càng mệt mỏi, lo sợ khi hết tiền, sự đố kỵ và nỗi buồn bã dai dẵng ...


money-equal-happiness.jpg

- Đánh đổi gia đình và các mối quan hệ vì tiền:

Nếu ta từng thấy cảnh ông bố chơi đùa với con, chở con cái đi học và đi chơi sau giờ tan trường trước đây, thì giờ đây việc đó dần trở nên khó khăn hơn trong cuộc sống khó khăn hiện tại. Lượng thời gian dành cho gia đình, và các mối quan hệ thân thuộc đã bị giới hạn vì ta phải đi kiếm tiền để mưu sinh. Các ông bố, bà mẹ đã đưa con mình vào các nhà trẻ mỗi sớm, thuê vú em, hay bắt các bé phải đi học thêm cả ngày bởi vì lo sợ không có ai ở nhà trông. Kết quả, chính sự lơ là và thiếu kiểm soát của người lớn, trẻ nhỏ dễ bị sa vào các tội xấu, bị tiêm nhiễm các tư tưởng độc hại từ những đứa trẻ hư hỏng khác. Một khi gia đình phát hiện, thì mọi thứ đã muộn màng.....
TẠI SAO PHẢI CỨ MÃI KIẾM TIỀN?

Có một câu hỏi mà rất nhiều người từng hỏi : Tại sao tôi kiếm tiền cật lực mà trong túi vẫn không có tiền? Tại sao tôi không thể giàu sang được ? Ai đã lấy tiền của tôi? Và tại sao kẻ khác thì giàu và càng giàu, chúng luôn rủng rỉnh tiền trong túi trong khi tôi cứ mãi sống trong kiếp nghèo ?
1. Chuyện kiếm tiền:

Chuyện kiếm tiền trong xã hội hiện nay càng lúc càng khó khăn. Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, ta có cảm giác mình kiếm tiền dễ hơn, và ngược lại, khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, ta lại thấy mình dường như rỗng túi. Tiền đã chạy đi đâu ? Ai đã lấy tiền của tôi?

Tiền bạc do chính phủ phát hành dựa trên việc điều tiết cung cầu tiền tệ trên thị trường. Tiền không tự nhiên sinh ra, và không phải tự nhiên mất đi. Nó chỉ chuyển từ túi của người này sang túi người khác. Vậy chúng đã đi đâu ?

Có 2 thứ khó nhất trên đời đó là: Dùng tư tưởng của mình để thay đổi tư tưởng của người khác và Lấy tiền từ túi người khác cho vào túi của mình. Nếu làm được việc thay đổi tư tưởng người khác, bạn có thể trở thành 1 nhà giáo, diễn giả hay 1 tay hùng biện cừ khôi. Và nếu bạn biết cách lấy tiền từ túi người khác cho vào túi của mình, chắc chắn bạn sẽ trở thành 1 nhà kinh doanh phát đạt, 1 người giỏi thuyết phục, 1 ông chủ thành công...

Thật sự, kiếm tiền không đơn giản, đồng nghĩa là làm giàu không đơn giản. Nhưng tiền sau khi bạn kiếm được thì chúng bỗng bốc hơi chạy mất? Chúng đã chạy vào túi của ai?


tien-va-hanh-phuc_8-171210.jpg


2. Tiêu tiền:

Người Do Thái có 1 câu nói rất hay về triết lý làm giàu: “Nếu bạn kiếm được 2 đồng, bạn tiêu xài hết 1,5 đồng, thì bạn vẫn có thể trở thành người giàu”. Tại sao đôi lúc một anh công nhân lương chỉ 3-4 triệu đồng vẫn sống được nơi phố thị phồn hoa, nuôi vợ nuôi con tốt đẹp, mà vẫn có tiền tiết kiệm trong ngân hàng? Trong khi một người lương cả chục triệu, nhưng tiêu xài hoang phí, lúc khó khăn vẫn không có được 1 đồng ??? Tất cả nằm ở cách tiêu tiền của mỗi người, và kiến thức tài chính về tiền của họ.

Cuộc sống có nhiều thứ để lấy tiền của bạn. Sau khi nhận lương, bạn vội kéo bạn bè đi ăn nhậu 1 bữa lên tinh thần và xài tiền ngay. Trong khi lý trí bảo bạn rằng hãy ngừng lại việc tiêu tiền ngay thì tinh thần lại bảo bạn rằng “Hãy gọi thêm 1 chai bia nữa nhé!”.... Và bạn lại mất tiền.

Các chương trình quảng cáo trên TV hàng ngày hướng đến việc lấy tiền của bạn. Các mua sắm hàng ngày móc túi tiền của bạn. Bác sĩ hàng ngày lấy tiền của bạn khi khám bệnh. Du lịch giải trí của tuần lấy tiền của bạn. Sự sang trọng tại các quán cafe, quán bar, karaoke,.... Chiếc iphone lấy tiền của bạn, chiếc xe máy chạy xăng tiêu tiền của bạn,... và nhiều thú chơi khác lấy tiền của bạn. Và tiền của bạn đã đi đâu? Chắc chắn là vào túi của họ. Khi hết tiền, bạn lại còng lưng làm việc, và lại tiêu tiền, và lại làm việc, làm việc, và làm việc... đến cuối cuộc đời.

MutualFundExpenseRatio.jpg


3. Bốn hiệp đấu của trò chơi kiếm tiền
Thông thường một người thường bắt đầu kiếm tiền từ sau khi tốt nghiệp đại học đến khi nghỉ hưu. Quãng thời gian đó quy ước là 40 năm (từ năm 25 tuổi đến 65 tuổi). 40 năm này tạm chia thành 4 giai đoạn ứng với 4 hiệp đấu, mỗi hiệp kiếm tiền là 10 năm. Nếu bạn may mắn về đích trước hiệp 4 thì bạn sẽ được thoải mái với tiền bạc và an dưỡng sau 65 tuổi. Nếu đến 65 tuổi bạn vẫn không có đủ tiền, chắc chắn, bạn phải đá thêm “hiệp phụ” đến khi qua đời....

Theo thời gian, mỗi hiệp đấu càng về sau càng gay cấn và khốc liệt. Nếu hiệp 1 bạn thua cuộc, tức là đến năm 35 tuổi bạn vẫn chưa có nhiều tiền và tự do tài chính, thì áp lực hiệp sau sẽ tăng lên. Điều này khiến bạn cảm thấy căng thẳng, stress và bế tắc. Tốt hơn hết, bạn hãy nghĩ cách kiếm tiền, sử dụng tiền hợp lý, đầu tư cách thức để tiền đẻ ra tiền, và tìm ra con đường tự do tài chính cho riêng mình. Nếu không, chiếc “vòng kim cô” về tiền bạc sẽ theo đuổi bạn cho đến lúc già nua.


............................................. (Còn tiếp)............................



Mời bạn đón xem tiếp Kỳ 3 của loạt bài ĐI TÌM NGÔN NGỮ CỦA TIỀN với các nội dung phân tích như sau:- Cuộc chơi kiếm tiền, ai thắng-ai thua ?- Bộ não của bạn với tiền.- Sống với câu chuyện mới về tiền.- Tiền, tiền, tiền, .... và còn gì nữa ?
 
Ngôn ngữ của đồng tiền_kỳ 3

Trong cuộc sống, dù muốn dù không, bạn vẫn phải đối mặt với đồng tiền. Đồng tiền có sức mạnh vạn năng, nó có thể giúp bạn thành công nhưng nó cũng có thể dìm bạn xuống thất bại.Đồng tiền mang trong mình những ngôn ngữ rất riêng của nó. Tuy rằng, nó không biết nói, nhưng nếu đồng tiền biết nói thì nó nói lên điều gì ?
Trong kỳ 1, ngôn ngữ của đồng tiền đã cho bạn một số điều quan trọng. Kỳ 2 của bài viết nói đến cái giá của đồng tiền, kiếm tiền – tiêu tiền, đồng thời giúp bạn có cái nhìn về sự vận hành của đồng tiền trong đời sống hàng ngày.

Trong kỳ 3 này, bạn sẽ phát hiện thêm nhiều khám phá thú vị hơn nữa về ngôn ngữ của đồng tiền. Tại sao người giàu lại được đồng tiền “yêu mến và ở lại”, và người giàu lại càng giàu; trong khi đó, bạn vẫn cứ mãi nghèo ?

SÂN CHƠI KIẾM TIỀN - HÒA NHẬP HAY ĐỨNG NGOÀI CUỘC ?

Có một câu chuyện vui kể về 2 nhà nhân loại học như sau:

Hai nhà nhân loại học được yêu cầu đến sống ở hai khu vực của loài khỉ tương tự nhau để quan sát chúng trong 1 năm. Hai người đàn ông này được lựa chọn dựa trên những nét tương đồng trong tính cách, triết lý, giáo dục để có những ý kiến giống nhau.

Một năm sau, khi gặp lại để so sánh những ghi nhận của mình, cả hai đều hy vọng mình sẽ có được những trải nghiệm giống nhau. Nhưng ngạc nhiên thay, họ lại tìm thấy nhiều sự khác biệt nổi bật.

Sau một thời gian sống chung, nhà nhân loại học đầu tiên đã được loài khỉ chấp nhận như một thành viên trong xã hội của chúng. Trong suốt thời gian một năm này, ông đã trải nghiệm được sự đoàn kết và tương trợ trong cộng đồng loài khỉ.





Ngược lại, nhà nhân loại học thứ hai, không hề muốn bước ra khỏi vai trò làm người quan sát của mình. Trong suốt 1 năm quan sát thận trọng, ông không bao giờ có được cảm giác được bầy khỉ chấp nhận và luôn cảm thấy mình đang ở tâm điểm của mâu thuẫn.

Hai người cảm thấy ngạc nhiên trong nhiều tháng, cố gắng tìm hiểu điều gì đã tạo ra sự khác biệt đáng chú ý này. Cuối cùng, họ nhận ra được yếu tố khác biệt giữa hai người là gì. Khi thâm nhập vào cộng đồng loài khỉ, nhà nhân loại học thứ hai đã mang theo súng.
Nhà nhân loại thứ nhất cũng mang theo súng, nhưng ông không bao giờ dùng khẩu súng ấy, bầy khỉ cũng không thấy hay biết ông có khẩu súng ấy. Nhưng bản thân ông biết mình có nó. Ông biết rằng nếu mọi thứ không ổn, mình có thể bảo vệ bản thân. Nhà nhân loại không đem theo súng có một quyết tâm: Từ ban đầu ông đã biết mình có thể làm chiến thắng hay thất bại bởi chính bản thân mình.

Hai người đàn ông này đến với những hoàn cảnh giống nhau với 2 thực tế khác nhau. Và chính những câu chuyện họ đem theo súng cùng mình, chứ không phải hoàn cảnh đã tạo nên hai thực tế khác nhau. Lưu ý rằng khẩu súng không phải là nguyên nhân tạo ra những kết quả khác nhau nổi bật như thế. Chính yếu tố nhà nhân loại học thứ hai biết mình có khẩu súng mới tạo ra sự khác biệt.

Mỗi người chúng ta thâm nhập vào từng hoàn cảnh của cuộc sống, ngày qua ngày, năm qua năm, với một khẩu súng được giấu kỹ, như nhà nhân loại học thứ hai. Khẩu súng được giấu kỹ ấy chính là câu chuyện của chúng ta. Giống như nhà nhân loại học ấy, ta thường không nhận ra được những câu chuyện mà mình đang sống chung (dù mình chính là tác giả của chúng).



* Trò chơi kiếm tiền:

Giả sử đàn khỉ là đại diện của những đồng tiền luôn chuyển động, nhảy nhót theo thời giá và là nơi mà mỗi người chúng ta phải sống chung với nó hàng ngày. Có 2 cách thức mà mỗi chúng ta phản ứng với môi trường nơi loài khỉ đang sinh sống (tức là nơi tiền luôn chuyển động) là: hòa nhập vào cuộc chơi để kiếm tiền; hay chỉ đứng ngoài cuộc với một khẩu súng lo sợ, phòng thủ, và đứng nhìn kẻ khác đang chơi trong cuộc chơi đó. Tất cả phụ thuộc vào suy nghĩ và thái độ của ta với hoàn cảnh, điều đó tạo nên những người giàu và nghèo trong xã hội.




* TỰ KHI NÀO TA BIẾT ĐẾN CHỮ “TIỀN” ?

Tiền đến từ đâu? Ta biết đến tiền từ khi nào? Sao nó lại quan trọng đến thế ?

Câu hỏi nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết số người có thể biết được câu trả lời chính xác lại không nhiều. Thông thường, khi trưởng thành, chúng ta không có cơ hội để nghĩ thấu đáo về tiền bạc. Khi chúng ta chào đời, mọi nhu cầu của chúng ta được cha mẹ chăm lo đầy đủ. Như thể bởi một phép lạ nào đó, thức ăn có sẵn trên bàn và chúng ta có nào là quần áo, nước uống và điện… Điện thoại hoạt động khi chúng ta nhấc ống nghe lên. Khi còn nhỏ chúng ta không kết nối được mối liên hệ giữa việc cha mẹ đi làm từ sáng sớm và về nhà lúc chiều tối với những thứ quần áo, thức ăn và mọi thứ mà gia đình cần. Khi lớn lên, chúng ta nhận ra rằng những thứ này không phải xuất hiện do phép lạ. Chúng đã được mua bằng tiền.

Bằng cách này hay cách khác tiền đã đi vào đầu óc của ta, nhưng chúng ta không nhìn thấy cách những điều này xảy ra.
* CHU KỲ NỢ NẦN CỦA 1 NGƯỜI

Đôi lúc, trong quá trình mưu sinh hàng ngày, nhiều người trong chúng ta thường lâm vào cảnh bị nợ nần. Vậy nợ là gì ? Tại sao ta lại mắc nợ ? Nợ từ đâu ra ?

Nợ không xuất hiện chỉ trong một đêm, nó lặng lẽ đến bên ta, bắt đầu với chiếc thẻ tín dụng đầu tiên, 1 khoản trả góp mua hàng hóa, hay một khoản vay thế chấp, 1 khoản đầu tư rồi dần tích tụ lại thành một món nợ mà ta không có khả năng chi trả. Sự tích tụ ấy không phải là ngẫu nhiên. Nó là hậu quả trực tiếp của một chuỗi những hành vi được hình thành bởi câu chuyện tiền bạc của ta.



* KIẾM TIỀN – AI CŨNG KIẾM TIỀN

Nhiều lúc ta tự hỏi, tại sao ta phải cứ nằm trong vòng xoáy của tiền ? Đi đâu ai cũng nói về tiền, và dường như chúng ta phân vân làm việc vì tiền hay làm việc vì lý tưởng của mình ?

Trong một nghiên cứu gần đây, khi khảo sát 2000 sinh viên sắp tốt nghiệp Đại học Havard trả lời câu hỏi về tiền, kết quả thu được có 2 câu trả lời chính rất đáng quan tâm. Và đó cũng chính là cách thức người ta làm việc và kiếm tiền, cũng chính là cách thức chia ra phương thức kiếm tiền của mọi người.




Hai câu trả lời đó là:
1. Điều quan trọng nhất trong cuộc đời là bạn muốn theo đuổi mục đích gì !2. Điều quan trọng nhất trong cuộc đời là kiếm tiền, làm gì cũng được, miễn là có tiền!

Sau 10 năm, nhóm nghiên cứu lại tiến hành kiểm tra lại 2000 sinh viên đã tốt nghiệp ra trường để đánh giá sự thành công cũng như tiền bạc mà họ thu được. Kết quả thật bất ngờ, có 5 người lọt vào top những người giàu có nhất nước Mỹ, 100 người giàu có và sung túc, 800 người khá giả và đủ sống, và phần còn lại vẫn... tiếp tục kiếm tiền sống qua ngày.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, nếu bạn chọn câu trả lời số 1, đồng nghĩa là bạn đặt ra mục tiêu để sống, bạn làm tốt việc trước, sau đó tiền tự đến. Những người này không quá quan trọng đồng tiền nhiều hay ít, mà họ quan trọng lý tưởng của bản thân, và làm tốt mục tiêu đề ra cho cuộc đời. Sau khi họ làm tốt, tiền tự kéo đến với họ. Mặc dù khi họ đã rất giàu, họ vẫn tiếp tục làm việc, bởi vì họ không phải làm việc vì tiền.

Trong khi đó, nhóm người trả lời câu hỏi số 2 thì đặt tiền bạc lên trên. Hễ việc nào có tiền thì họ làm, thậm chí họ sẵn sàng làm việc mình không thích, miễn sao có tiền, bởi vì đích đến của họ là có nhiều tiền. Đối với họ, không quan trọng mục tiêu, bởi vì chỉ cần có tiền để sống, càng nhiều càng tốt, đều được người khác nhìn nhận mình thành công. Nhóm này nếu rơi vào người làm công sẽ hay nhảy việc để tìm lương cao; nếu rơi vào người làm chủ sẽ làm nhiều việc để kiếm nhiều tiền; nếu rơi vào người đầu tư sẽ đầu tư đa ngành,...

Trong 2 câu trả lời trên, không có 1 khẳng định nào được đưa ra là cái nào tốt hơn cái nào. Song, quan điểm của mỗi người về thành công trong cuộc sống và tiền bạc đều rất quan trọng. Họ đều là những người sẵn sàng làm việc: người làm vì lý tưởng, kẻ làm vì tiền. Tất cả công sức và việc làm của họ đều cống hiến cho xã hội, và đều được xã hội thừa nhận.
----- Còn tiếp ------
-------------------------------------Mời bạn đón xem kỳ 4 của loạt bài HÀNH TRÌNH ĐI TÌM NGÔN NGỮ CỦA ĐỒNG TIỀN để khám phá nhiều điều thú vị xung quanh câu chuyện tiền bạc, với các nội dung như sau:- Kim Tứ Đồ và thu nhập của bạn- Tiêu sản và tài sản, kiếm tiền và chế ngự tiền- Tiền, tiền, tiền... và vẫn là tiền!!!- 7 loại trí thông minh để... kiếm tiền- Thoát khỏi vòng xoáy của tiền và hướng đến tự do tài chính----------------------------------------------

 
Ngôn ngữ của đồng tiền_kỳ cuối


Trong cuộc sống, dù muốn dù không, bạn vẫn phải đối mặt với đồng tiền. Đồng tiền có sức mạnh vạn năng, nó có thể giúp bạn thành công nhưng nó cũng có thể dìm bạn xuống thất bại nếu bạn không biết làm chủ với nó.

Đồng tiền mang trong mình những ngôn ngữ rất riêng. Tuy rằng, nó không biết nói, nhưng nếu đồng tiền biết nói thì nó nói lên điều gì ?

Trong kỳ 1, ngôn ngữ của đồng tiền đã cho bạn biết một số điều quan trọng. Kỳ 2 của bài viết nói đến cái giá của đồng tiền, kiếm tiền –tiêu tiền, đồng thời giúp bạn có cái nhìn về sự vận hành của đồng tiền trong đời sống hàng ngày. Kỳ 3 viết về cuộc chơi kiếm tiền, 3 nguồn thu nhập tạo ra dòng tiền, cách thức người giàu kiếm tiền...

Trong kỳ cuối này, bạn sẽ phát hiện thêm nhiều khám phá thú vị hơn nữa về ngôn ngữ của đồng tiền với các nội dung như: dòng chảy của đồng tiền; câu chuyện tiền bạc của bạn; tiền tiền tiền và... tiền!

DÒNG CHẢY CỦA TIỀN

Nhìn chung, nền kinh tế hiện nay của chúng ta ngày càng gắn chặt vào nền kinh tế chung của thế giới, WTO đã kết nối các quốc gia toàn cầu lại với nhau trong cùng một sân chơi chung. Khủng hoảng kinh tế tại 1 quốc gia này cũng ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác. Và do đó, hàng ngày, tiền bạc cũng chạy vòng vòng toàn thế giới suốt 24 giờ.

Trung bình mỗi ngày có trên hàng tỉ USD chạy lòng vòng khắp thế giới thông qua các giao dịch mua bán, giao dịch tài chính, chứng khoán, bất động sản... Lượng tiền chảy khắp toàn cầu có thể ví như từ nước đại dương lớn dồn vào các biển gần bờ và chảy vào từng nhánh sông con. Nếu may mắn và thông minh, bạn sẽ “vớt” được 1 ít và trở nên giàu có. Nhưng nếu bạn thờ ơ, mặc dòng chảy cứ trôi thì đồng nghĩa rằng bạn đã đánh mất một lượng tiền rất lớn chảy vào túi mình.





Thông thường, các nhà kinh doanh là những người dễ dàng “vớt” được tiền hơn những người khác, và họ thường nhìn thấy các dòng tiền “tiềm ẩn” mà ít người thấy được. Sau khi phát hiện dòng tiền “tiềm ẩn” này, họ tìm cách đắp đập (tung dự án) và chuẩn bị “lưới” để vớt tiền (nắm bắt cơ hội). Tất nhiên, họ phải rất thông minh để hiểu được quy luật của đồng tiền, vận hành nó, để nó vào túi mình hơn là trôi đi vào túi người khác.

Khi nhắc đến chuyện kiếm tiền, nhất là đầu tư kinh doanh, nhiều người cảm thấy không thích thú và mang tâm lý lo sợ. Khi cơ hội xuất hiện, bạn phát hiện ra tiền đang chảy bên bạn, trong tâm trí bạn sẽ phát sinh 2 trạng thái: tận dụng tối đa cơ hội này, sẵn sàng dùng lưới để vớt tiền; hoặc đứng ngoài cuộc. Tất nhiên, mọi cơ hội đều có cái giá của nó mà bạn phải chấp nhận để đạt được điều bạn muốn. Và “Người bi quan sẽ tạo ra khó khăn từ cơ hội, còn người lạc quan tạo ra cơ hội từ khó khăn” (Harry S.Truman – Tổng thống Mỹ). Mọi thứ thành công trên đời hầu như đều xuất phát từ chính thái độ của mỗi người đối với cuộc sống. Nói cách khác, mọi người thành công hay thất bại là do họ lựa chọn con đường đi cho riêng mình.

CÂU CHUYỆN TIỀN BẠC CỦA BẠN

Câu chuyện tiền bạc là câu chuyện cổ tích tiềm thức mà trong đó, bạn không ngừng nói với bản thân mình là ai, tiền có ý nghĩa gì, và nó nói lên điều gì về bạn. Nó là câu chuyện sống động về việc bạn đáng giá như thế nào, bạn có khả năng bao nhiêu, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có nhiều hơn, hay mất tất cả tiền bạc của mình.

Khi thấy một chiếc xe mới và bạn “muốn” có nó, và những gì ta thật sự làm cho thấy câu chuyện tiền bạc của chính chúng ta. Ta vô thức thêm vào một chương mới cho câu chuyện tiền bạc của bản thân. Và nó thì thầm vào tai bạn rằng “Chiếc xe này sẽ chứng minh mình xứng đáng có được cái gì đó. Nó sẽ xóa bỏ đi mọi trở ngại của mình. Nó sẽ khiến mọi người tôn trọng mình. Nó sẽ khiến mình có giá trị.”

Trong câu chuyện này, dù có đưa ra 1 mục tiêu tài chính tích cực, thì ngôn ngữ bí ẩn của tiền vẫn thì thầm bên bạn “Nhưng mình sẽ không bao giờ thoát khỏi nợ nần. Mình không có đủ tiền”.

Câu chuyện tiền bạc của bạn không chỉ liên quan đến tiền bạc, mà nó liên quan đến mọi thứ. Nó xuất hiện trong tất cả mọi thứ ta làm và len lỏi vào mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Những gì ta ăn, uống, đọc, lo sợ, lên kế hoạch, mua sắm... đều chịu tác động của câu chuyện tiền bạc. Sức khỏe, gia đình, hạnh phúc, ước mơ của ta... tất cả đều được định hướng bởi câu chuyện tiền bạc của bản thân. Ngày qua ngày, từ ý nghĩ này đến ý nghĩ khác, hết số tiền này đến số tiền kia, câu chuyện tiền bạc dần trở thành câu chuyện của cuộc đời ta.


PHẢN ỨNG CỦA NÃO BỘ VỚI TIỀN


Nguyên nhân khiến ta gặp rắc rối với tiền là ta nghĩ mình hiểu rõ những gì mình làm. Bộ não ta phản ứng với tiền khá khác nhau. Trong khi lý trí bảo rằng “hãy tiết kiệm tiền, đừng lãng phí” thì cảm xúc của ta lại bảo rằng “hãy gọi thêm 1 chai rượu nữa đi nào, không sao đâu!”


.


Dù là sinh vật thông minh, có nhận thức, ta vẫn bị chi phối bởi ảo tưởng rằng mình kiểm soát hành động của bản thân bằng lý trí. Nhưng sự thật không phải thế. Khi vấn đề có liên quan đến tiền bạc, thì cảm xúc thường kiểm soát hành động của ta, và lý trí chỉ xuất hiện sau đó, cũng giống như đội điều tra chỉ đến hiện trường sau khi án mạng xảy ra để tìm hiểu và giải thích lý do tại sao nó xảy ra và xảy ra như thế nào. Cảm xúc xuất hiện trước, sau đó là hành động, và cuối cùng là lý trí (tùy thuộc vào tâm trạng, lý trí có thể xuất hiện nhanh hay chậm).

* Xài tiền là một hành động của cảm xúc

Ta xài tiền vì nhiều lý do. Để khỏa lấp nỗi cô đơn, trống trải, kìm nén nỗi lo âu, hay cho thấy quyền lực và giá trị của bản thân. Nhưng vấn đề là hiệu quả của hành động tiêu xài này không kéo dài. Đôi lúc, nó chỉ khiến cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi cảm giác thỏa mãn bị thay thế bởi cảm giác căng thẳng của nợ nần. Và cứ nhu thế cảm giác này lại tạo ra 1 chu kỳ tiêu xài tiền mới.

Phiền muộn -> Mục tiêu -> Hạn chế -> Bào chữa -> Phiền muộn


Phiền muộn: Rạn nứt trong mối quan hệ tình cảm, cảm giác mệt mỏi, trống trải, thua sút người khác về tài sản,... đều tạo ra một nhu cầu về điều gì đó xác thực.

Mục tiêu: Ta xác định nhu cầu ấy, tập trung vào nó (như quần áo mới chẳng hạn).

Hạn chế: Bị thôi thúc bởi nhu cầu mãnh liệt tiềm ẩn ấy, ta giới hạn sự tập trung của mình. Điều đó khiến ta mất tầm nhìn về một bức tranh toàn diện: những vấn đề như khả năng tài chính, tính thiết thực, nợ nần,...

Bào chữa: Ta bào chữa cho hành động của mình bằng cách tạo ra 1 câu chuyện cho phù hợp với hoàn cảnh. Ta nói với bản thân “nếu mình không mua cái này bây giờ, có thể sau này nó sẽ hết”, hay “mặc kệ (mình xứng đáng có được nó)”.

Phiền muộn: Thực tế cuối cùng rồi cũng xuất hiện trong bộ dạng của nỗi day dứt, ân hận và nhu cầu cần phải giải quyết những hậu quả tài chính: bản sao kê thanh toán của thẻ tín dụng được gửi đến nhà, ta vay mượn tiền đề bù vào sự thâm hụt...

Cảm giác thỏa mãn khi mua được món hàng nào đó chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn ngủi, rồi sau đó, cảm giác phiền muộn lại quay trở lại. Một chu kỳ mới lại bắt đầu, thường nghiêm trọng hơn chu kỳ trước với thói quen chi tiều nhiều hơn, và rồi những gì từng là xu hướng tiêu tiền trở thành xu hướng mua sắm.

Xu hướng mua sắm là một thói quen liên tục được hình thành bởi sự thôi thúc tiêu xài tiền, thường là vào những thứ mình không đủ khả năng mua, không có ý định mua, không cần hay thậm chí là không muốn. Giống như hầu hết mọi chứng nghiện ngập, xu hướng mua sắm thường là một nỗ lực nhằm xua tan đi cảm giác trống trải, muộn phiền. Hoặc nó cũng có thể được hình thành bởi sự khao khát có được cảm giác gắn kết với người khác.

* Sức mạnh của sự lựa chọn

Tại Đại học Hertfordshire (Anh), chuyên gia nghiên cứu B.Fletcher đã thực hiện một cuộc nghiên cứu làm mọi người từ bỏ đi những thói quen của mình. Mỗi ngày, những người tham gia chọn ra 1 hành vi trái ngược với thói quen của mình (sôi nổi trái ngược với sâu sắc, hướng nội trái ngược với hướng ngoại, chủ động trái ngược với thụ động) và cư xử theo lựa chọn của mình. Ví dụ: 1 người hướng nội sẽ đóng vai là người có tính cách hướng ngoại trong suốt một ngày. Mỗi tuần 2 lần, họ còn phải ép bản thân mình cư xử hoàn toàn khác với thói quen hàng ngày, như ăn uống, đọc sách.

Và đây là điều thú vị: Sau 4 tháng, những đối tượng nghiên cứu của Fletcher đã giảm trung bình mỗi người khoảng 4kg! Họ không hề ăn kiêng, rèn luyện phương pháp luyện tập mới, hay làm bất cứ điều gì tác động đến trọng lượng cơ thể. Ngạc nhiên hơn nữa, 6 tháng sau đó, dù thực tế là cuộc nghiên cứu đã chấm dứt và tất cả những người này đều quay trở lại với thói quen thường nhật của mình được nửa năm, phần lớn họ vẫn không hề tăng cân trở lại.



Kết luận: Trước khi bạn hành động, thói quen cũ luôn đeo bám bạn. Đôi lúc, việc đi ngược lại thói quen cũ, hình thành tư duy mới: Mọi việc dựa trên lý trí, suy nghĩ, đánh giá trước khi ra quyết định lại là chìa khóa giúp người ta kiếm được nhiều tiền hơn và thoải mái hơn với cuộc sống. Khi ấy, lý trí đã chiến thắng cảm xúc trong não bộ của bạn!
CÂU CHUYỆN TIỀN BẠC CỦA BẠN LÀ GÌ ?

Nguyên nhân khiến cho câu chuyện tiền bạc của bạn có được sức mạnh áp đảo là vì chúng không hề được kiểm tra và phơi bày ra một cách nghiêm túc. Đối với hầu hết mọi người, câu chuyện của họ sẽ là bí mật chết chôn theo. Nguyên nhân khiến cho ngôn ngữ của tiền bí ẩn là vì ta giữ cho nó bí ẩn. Đã đến lúc bạn phải phơi bày câu chuyện tiền bạc của mình ra ngoài ánh sáng để xem xét, đánh giá nó rồi đấy !Thân chúc bạn thành công và giàu có về tiền bạc!

Mời bạn xem thêm các bài viết hay khác tại Fanpage Khát vọng Doanh trí tại link sau (xin vui lòng click vào hình ảnh bên dưới)

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top