Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Thực ra cách chúng ta nói năng thế hiện về chúng ta nhiều điều. Tiếng địa phương hoặc trọng âm của chúng ta có thẻ chỉ ra chúng ta sinh trưởng ở đâu, trong khi vốn từ của chúng ta có thế gợi ra kiểu giáo dục chúng ta có trải qua. Nhưng nếu ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng - tiếng Anh, Tây Ban Nha, Quan Thoại, Việt... có chỉ ra được cách chúng ta tư duy, hoặc là hình thành ý tưởng chăng.
Vào những năm 1930, nhà ngôn ngữ học Benjamin Lee Whorf lập luận rằng ngôn ngữ có ảnh hưởng đến suy nghĩ. Chẳng hạn như người Eskimos gán cho từ "tuyết" ít nhất là bảy từ khác nhau, thế thì phải chăng họ thấy cách chúng ta nói về tuyết đơn giản như thế là bất khả tư nghĩ? Nhiều người không tán thành lập luận của Whorf.
Giờ đây một nhóm các nhà tâm lý học về nhận thức khôi phục lại đề tài nghiên cứu nãy, với một số kết quả đáng chú ý.
Cà nhà nghiên cứu trước hết quay lại với những hiệu ứng của Whorf trong những năm 1950 xem xét từ chỉ về màu sắc. Một số ngôn ngữ chia quang phổ thành hai nhóm sáng và tối, một số ngôn ngữ khác chia chi li hơn, nhưng không nhất thiết là có cùng những cách phân biệt Liệu cà mẫu ngôn ngũ khác nhau có hàm ý rằng cách phân biệt về ngôn ngữ và tri giác không giống nhau chăng?
Kết luận bế tắc. Các nhà ngôn ngữ học đã và đang bị thuyết phục bởi Noam Chomsky, Viện Kỹ thuật Massachusetts. Chomsky phát hiện ra rằng cho dù các ngôn ngữ khác nhau, tất cả dường như đều có cùng cấu trúc cơ sở và phổ quát do não bộ kiểm soát. Các nhà ngôn ngữ học cho rằng mối quan hệ vừa nêu kiểm soát quy tắc phát ngôn, nhưng lại tách biệt vờ những phần khác của não bộ có nhiệm vụ quản lí tri giác và nhận thức nói chung, điều này tìm cho ngôn ngũ khó thể tạo một hiệu ứng đối với những phần não bộ khác vừa nêu ở trên.
Nhưng các nhà tâm lý học nhận thức đã bắt đầu suy nghĩ rằng các từ gọi các ý tưởng đến trong đầu chúng ta trước tiên.
Trong một cuộc điều tra đối chiếu, các nhà khoa học nhận thấy người nói tiếng Anh có xu hướng xét hình dáng và đơn vị của một danh từ khi nói. Những vật sống hoặc những đồ vật có hình dáng rõ ràng được tính theo đơn vị. Nhưng đường là đường cho dù có một hoặc hai viên. Những người nói tiếng Maya, trái lại, không quy chiếu đồ vật theo dạng số nhiều, nên hình dáng và đơn vị không ăn sâu vào phát ngôn của họ. Theo đó, ngôn ngữ của họ liên quan đến chất liệu tạo nên các đồ vật một cây đèn cày đối với người nói tiếng Anh lại là một cục sáp dài, mởng đối với người Maya.
Một danh từ được xét giống đực, giống cái hoặc trung tính - có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta tư duy về các đồ vật. Hãy xem những từ tiếng Anh mà những người biết song ngữ tham gia cuộc nghiên cứu sử dụng để tả một chiếc key (chìa khóa). Những người nói tiếng Đức, với từ key giống đực có xu hướng chọn nhiều từ “cứng” hơn. Nhũng người nới tiếng Tây Ban Nha và từ key giống cái sử dụng nhiều từ mềm hơn.
Nghiên cứu các cá nhân chỉ nói một thứ tiếng chưa đưa đến một kết quả nào thuyết phục, Lera Boroditsky, MIT, nói. Nhưng có những điểm đáng lưu ý khi cho hai nhóm biết hai thứ tiếng khác nhau làm cùng một bài tập thử nghiệm. Thí nghiệm được thực hiện ở hai nhóm nói tiếng Đức và Tây Ba Nha và cùng nói được tiếng Anh. Khi được yêu cầu mô tả từ “key” bằng tiếng Anh. Nhóm tiếng Đức mẹ đẻ dùng các từ “hard” (cứng), “heavy” (nặng), “Jagged” (lởm chởm)... Nhóm tiếng Tây Ba Nha mẹ đẻ dùng các từ như “lovely” (dễ thương), “shiny” (sáng bóng) và “tiny” (nhỏ nhắn). Như thế cũng có thể nhận ra hiệu ứng.
Nguồn: Tạp chí Tia Sáng
Vào những năm 1930, nhà ngôn ngữ học Benjamin Lee Whorf lập luận rằng ngôn ngữ có ảnh hưởng đến suy nghĩ. Chẳng hạn như người Eskimos gán cho từ "tuyết" ít nhất là bảy từ khác nhau, thế thì phải chăng họ thấy cách chúng ta nói về tuyết đơn giản như thế là bất khả tư nghĩ? Nhiều người không tán thành lập luận của Whorf.
Giờ đây một nhóm các nhà tâm lý học về nhận thức khôi phục lại đề tài nghiên cứu nãy, với một số kết quả đáng chú ý.
Cà nhà nghiên cứu trước hết quay lại với những hiệu ứng của Whorf trong những năm 1950 xem xét từ chỉ về màu sắc. Một số ngôn ngữ chia quang phổ thành hai nhóm sáng và tối, một số ngôn ngữ khác chia chi li hơn, nhưng không nhất thiết là có cùng những cách phân biệt Liệu cà mẫu ngôn ngũ khác nhau có hàm ý rằng cách phân biệt về ngôn ngữ và tri giác không giống nhau chăng?
Kết luận bế tắc. Các nhà ngôn ngữ học đã và đang bị thuyết phục bởi Noam Chomsky, Viện Kỹ thuật Massachusetts. Chomsky phát hiện ra rằng cho dù các ngôn ngữ khác nhau, tất cả dường như đều có cùng cấu trúc cơ sở và phổ quát do não bộ kiểm soát. Các nhà ngôn ngữ học cho rằng mối quan hệ vừa nêu kiểm soát quy tắc phát ngôn, nhưng lại tách biệt vờ những phần khác của não bộ có nhiệm vụ quản lí tri giác và nhận thức nói chung, điều này tìm cho ngôn ngũ khó thể tạo một hiệu ứng đối với những phần não bộ khác vừa nêu ở trên.
Nhưng các nhà tâm lý học nhận thức đã bắt đầu suy nghĩ rằng các từ gọi các ý tưởng đến trong đầu chúng ta trước tiên.
Trong một cuộc điều tra đối chiếu, các nhà khoa học nhận thấy người nói tiếng Anh có xu hướng xét hình dáng và đơn vị của một danh từ khi nói. Những vật sống hoặc những đồ vật có hình dáng rõ ràng được tính theo đơn vị. Nhưng đường là đường cho dù có một hoặc hai viên. Những người nói tiếng Maya, trái lại, không quy chiếu đồ vật theo dạng số nhiều, nên hình dáng và đơn vị không ăn sâu vào phát ngôn của họ. Theo đó, ngôn ngữ của họ liên quan đến chất liệu tạo nên các đồ vật một cây đèn cày đối với người nói tiếng Anh lại là một cục sáp dài, mởng đối với người Maya.
Một danh từ được xét giống đực, giống cái hoặc trung tính - có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta tư duy về các đồ vật. Hãy xem những từ tiếng Anh mà những người biết song ngữ tham gia cuộc nghiên cứu sử dụng để tả một chiếc key (chìa khóa). Những người nói tiếng Đức, với từ key giống đực có xu hướng chọn nhiều từ “cứng” hơn. Nhũng người nới tiếng Tây Ban Nha và từ key giống cái sử dụng nhiều từ mềm hơn.
Nghiên cứu các cá nhân chỉ nói một thứ tiếng chưa đưa đến một kết quả nào thuyết phục, Lera Boroditsky, MIT, nói. Nhưng có những điểm đáng lưu ý khi cho hai nhóm biết hai thứ tiếng khác nhau làm cùng một bài tập thử nghiệm. Thí nghiệm được thực hiện ở hai nhóm nói tiếng Đức và Tây Ba Nha và cùng nói được tiếng Anh. Khi được yêu cầu mô tả từ “key” bằng tiếng Anh. Nhóm tiếng Đức mẹ đẻ dùng các từ “hard” (cứng), “heavy” (nặng), “Jagged” (lởm chởm)... Nhóm tiếng Tây Ba Nha mẹ đẻ dùng các từ như “lovely” (dễ thương), “shiny” (sáng bóng) và “tiny” (nhỏ nhắn). Như thế cũng có thể nhận ra hiệu ứng.
Nguồn: Tạp chí Tia Sáng