Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Năm 1289, trong bài thơ tặng sứ thần của đế quốc Nguyên Mông - Lý Tư Diễn; Trần Nhân Tông viết: “Tịch hiệp thiên hà tẩy chiến trần” Chưa dừng lại ở đó, ở câu thứ sáu ông viết tiếp: “Thắng như cầm điện ngũ huyền huân”.
Chỉ với hai câu thơ trên thôi, Trần Nhân Tông đã cho ta biết rõ sự uyên bác lỗi lạc của ông về tri thức; sự sâu sắc tuyệt vời của một vị vua anh minh trong công tác đối ngoại. GS Trần Quốc Vượng đã khẳng định rất xác đáng rằng, đặc tính Việt là cái NHU uyển diệu của nước - “Nước chảy đá mòn”; cái sắc ngọt đến kinh hoàng của” Lạt mềm buộc chặt”. Phải chăng những ý kiến đó đều bắt nguồn từ Trần Nhân Tông?
***
Trần Nhân Tông sinh ra (1258) trong thời thế ngặt nghèo của lịch sử: ông ra đời khi dân tộc ta vừa đánh bại cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông lần thứ nhất. Thế nhưng, đế quốc Mông Cổ chưa từng thất bại trước bất kỳ ai và, trước bất kỳ một quốc gia nào. Chính vì vậy, những trận đánh để trả thù, trở thành một trong những nỗi đau lớn nhất của đế quốc này. Gần 30 năm sau, Hốt Tất Liệt phát động liên tiếp 2 cuộc chiếên tranh để thôn tính Đại Việt (1285 và 1288). Trong cả hai cuộc chiến tranh ấy, Trần Nhân Tông đều áp dụng nghệ thuật lui binh, chờ cho giặc mỏi mệt rồi mới phản công, giành chiến thắng. Thắng giặc đã khó, ngoại giao khôn khéo với một cường quốc đầy nguy hiểm như đế quốc phương Bắc còn khó hơn gấp bội phần...
1. Đọc lại những văn bản ngoại giao của Trần Nhân Tông ta thấy rõ rằng, từ năm 1278 đến 1285, Trần Nhân Tông đã làm hết sức mình để tránh chiến tranh. Hốt Tất Liệt lấy cớ Trần Nhân Tông lên ngôi không báo (không xin phép Thiên triều), để hạch sách, buộc ông phải sang Bắc Kinh chầu Thiên Tử. Trần Nhân Tông đã mềm mỏng đáp rằng: “Cô thần bẩm khí yếu đuối, mà đường sá thì khó khăn, chỉ luống phơi bộ xương trắng, đến nỗi bệ hạ phải xót thương mà không ích gì cho thiên triều trong muôn một”. Sự nhún nhường của Trần Nhân Tông trong các bức thư gửi Bắc Triều đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật ngoại giao. Trần Nhân Tông luôn sử dụng những từ như “nép nghĩ”; “nép mong”; “phục tội khôn xiết”; “rất đỗi sợ hãi kính tâu”... để xoa dịu lòng tham và sự ngạo mạn của Hốt Tất Liệt. Phải nói rằng đây là chính sách duy nhất đúng để Việt Nam có thể tồn tại được trước “hòn đá tảng” khổng lồ là đế quốc Trung Hoa. Đọc Trần Nhân Tông chúng ta mới hiểu thêm vì sao qua hàng ngàn năm, dù “tảng đá” phương Bắc có đè xuống, cố tìm mọi cách để đồng hoá, nô dịch thì bản sắc Việt, hồn Việt vẫn gan góc chịu đựng, tồn tại và phát triển.
2. Chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai, Trần Nhân Tông cho thả 6.000 tù binh. Chiến thắng lần thứ ba, bắt sống thân vương Tích Lệ Cơ nhưng trong thư gửi Hốt Tất Liệt, ông viết rằng “Thấy trăm họ đưa đến một người là đại vương Tích Lệ Cơ”. Chính sách nhân đạo và cách dùng từ khôn ngoan đó là cái tuyệt vời của chữ Nhân được sinh ra từ cái phi thường của Trí. Trí hết mực và Nhân hết lòng là bản chất của con người lỗi lạc Trần Nhân Tông. Sự mẫn tiệp của Trần Nhân Tông còn bộc lộ rất rõ khi chỉ một tháng sau việc quét sạch giặc Nguyên ra khỏi bờ cõi, ông đã cho đem cống vật cùng một lá thư với lời lẽ rất khiêm nhường sang Trung Quốc (tháng 3.1289): “Xin lòng thương cho đến hoang vu cùng được dự tắm lòng từ rộng lớn... Kính cẩn xin dâng hiến, cúi mong giám nạp. Thần rất sợ rất hãi, cúi đầu kính nói”.
Có lẽ trong lịch sử ngoại giao của nhân loại, chưa bao giờ và chưa ở đâu người chiến thắng (những 3 lần) lại viết cho kẻ chiến bại một lá thư kỳ lạ đến thế. Trần Nhân Tông đã hiểu thật rõ sự nhục nhã của quân Nguyên và còn biết rõ hơn cách thức tránh cuộc đao binh tàn khốc cho dân tộc. 2 cuộc chiến tranh trong 3 năm, dù chiến thắng vẻ vang, dân Việt cũng đã điêu linh lắm rồi. Để xoa dịu một kẻ như Hốt Tất Liệt là một việc không dễ dàng. Chính vì thế Trần Nhân Tông đã viết cho Hốt Tất Liệt rằng, “Năm chí Nguyên thứ 23 (1286), bình chương A Lý Hải Nha tham công ngoài biên giới, làm trái Thánh chỉ. Do thế tiểu quốc sinh linh một phen phải chịu lầm than”. Một cuộc chiến tranh lớn như thế mà Trần Nhân Tông làm như Hốt Tất Liệt không biết, đó là cái tuyệt kỹ của đường lối ngoại thuận, bởi “lửa càng nóng, nước càng lạnh”.
3. Nhu trong đối ngoại của Trần Nhân Tông là cái Nhu của trí lược, nhu - dũng song toàn. Cuộc chiến chống Nguyên vừa kết thúc, Trần Nhân Tông đã điều binh đi chinh phạt Ai Lao. Triều thần can gián vì “vết thương chiến tranh chưa khỏi”. Trần Nhân Tông đã trả lời rằng, “Chỉ có thể lúc này mới ra quân được vì (Ai Lao, Chiêm Thành, Chân Lạp) họ cho rằng quân ngựa và của cải của ta đã bị tan mất, sẽ có sự khinh nhờn... nên đem đại quân để thị uy”. Sự kiện này chứng tỏ tầm nhìn xuất chúng của Trần Nhân Tông trước thế sự. Cho dù khi xuất chinh, Trần Nhân Tông vẫn hiểu việc đem quân ra ngoài biên ải là “cùng binh độc vũ”; nhưng đó là cái việc chẳng đặng đừng. Cái nguy của xã tắc, sơn hà nó lớn hơn gấp bội phần sự mệt mỏi, khó nhọc.
4. Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần 2 và 3 đã cho Trần Nhân Tông nhìn thấy một sự thật: Vùng phên dậu phía Nam quan trọng biết chừng nào. Chính vì vậy, mặc dù đã nhường ngôi nhưng khi đi thuyết pháp ở Chăm pa, Trần Nhân Tông đã nhận lời gả con gái cho Chế Mân. Lịch sử sẽ còn phải nói nhiều tới bước chân Nam tiến của Trần Nhân Tông và bước chân định mệnh tuyệt vời của công chúa Huyền Trân năm 1306. Huế đã trở thành một phần xương thịt của Việt Nam bắt đầu từ ngày ấy. Hàng chục ngàn cây số vuông đất đai của Tổ quốc Việt mến yêu đã có được từ những giọt máu của chính Trái tim Trần Nhân Tông. Gả con gái cho man tộc bao giờ cũng là một quyết định đau lòng. Trái tim Trần Nhân Tông đã rỉ máu, chúng tôi tin chắc như vậy. Ông đã đau, đã day dứt rất nhiều, nhưng ông cũng đã quyết định thật chính xác, bởi đó là cần thiết. Trong suy nghĩ của chúng tôi, sự hy sinh của Trần Nhân Tông, của Công Chúa Huyền Trân là một trong những ám ảnh lớn nhất của lịch sử. Lịch sử của đất Việt mến yêu đã trả đủ những gì xứng đáng với trái tim của hai cha con ông? Trong suốt hàng ngàn năm qua, đã có vị vua nào làm được như Trần Nhân Tông : một người, để có chỗ đứng cho muôn người? Trần Nhân Tông đã đứng trên đỉnh Hải Vân để nhìn thấy Mũi Cà Mau.
710 năm đã trở thành lịch sử kể từ khi Trần Nhân Tông rời bỏ ngai vàng. Rất nhiều nhân vật, rất nhiều sự kiện nhanh chóng và đơn giản chìm khuất trong bụi mờ của quá khứ. Tuy nhiên, cuộc đời và sự nghiệp của Trần Nhân Tông vẫn sẽ mãi lấp lánh và toả sáng. Ông là một trong những tinh hoa bất tử của Hồn Việt. Những người như ông đã làm nên cái phi thường tuyệt đỉnh của tài năng và tính cách Việt Nam, sức sống Việt Nam.
Kiến Thức Ngày Nay 562)
Chỉ với hai câu thơ trên thôi, Trần Nhân Tông đã cho ta biết rõ sự uyên bác lỗi lạc của ông về tri thức; sự sâu sắc tuyệt vời của một vị vua anh minh trong công tác đối ngoại. GS Trần Quốc Vượng đã khẳng định rất xác đáng rằng, đặc tính Việt là cái NHU uyển diệu của nước - “Nước chảy đá mòn”; cái sắc ngọt đến kinh hoàng của” Lạt mềm buộc chặt”. Phải chăng những ý kiến đó đều bắt nguồn từ Trần Nhân Tông?
***
Trần Nhân Tông sinh ra (1258) trong thời thế ngặt nghèo của lịch sử: ông ra đời khi dân tộc ta vừa đánh bại cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông lần thứ nhất. Thế nhưng, đế quốc Mông Cổ chưa từng thất bại trước bất kỳ ai và, trước bất kỳ một quốc gia nào. Chính vì vậy, những trận đánh để trả thù, trở thành một trong những nỗi đau lớn nhất của đế quốc này. Gần 30 năm sau, Hốt Tất Liệt phát động liên tiếp 2 cuộc chiếên tranh để thôn tính Đại Việt (1285 và 1288). Trong cả hai cuộc chiến tranh ấy, Trần Nhân Tông đều áp dụng nghệ thuật lui binh, chờ cho giặc mỏi mệt rồi mới phản công, giành chiến thắng. Thắng giặc đã khó, ngoại giao khôn khéo với một cường quốc đầy nguy hiểm như đế quốc phương Bắc còn khó hơn gấp bội phần...
1. Đọc lại những văn bản ngoại giao của Trần Nhân Tông ta thấy rõ rằng, từ năm 1278 đến 1285, Trần Nhân Tông đã làm hết sức mình để tránh chiến tranh. Hốt Tất Liệt lấy cớ Trần Nhân Tông lên ngôi không báo (không xin phép Thiên triều), để hạch sách, buộc ông phải sang Bắc Kinh chầu Thiên Tử. Trần Nhân Tông đã mềm mỏng đáp rằng: “Cô thần bẩm khí yếu đuối, mà đường sá thì khó khăn, chỉ luống phơi bộ xương trắng, đến nỗi bệ hạ phải xót thương mà không ích gì cho thiên triều trong muôn một”. Sự nhún nhường của Trần Nhân Tông trong các bức thư gửi Bắc Triều đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật ngoại giao. Trần Nhân Tông luôn sử dụng những từ như “nép nghĩ”; “nép mong”; “phục tội khôn xiết”; “rất đỗi sợ hãi kính tâu”... để xoa dịu lòng tham và sự ngạo mạn của Hốt Tất Liệt. Phải nói rằng đây là chính sách duy nhất đúng để Việt Nam có thể tồn tại được trước “hòn đá tảng” khổng lồ là đế quốc Trung Hoa. Đọc Trần Nhân Tông chúng ta mới hiểu thêm vì sao qua hàng ngàn năm, dù “tảng đá” phương Bắc có đè xuống, cố tìm mọi cách để đồng hoá, nô dịch thì bản sắc Việt, hồn Việt vẫn gan góc chịu đựng, tồn tại và phát triển.
2. Chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai, Trần Nhân Tông cho thả 6.000 tù binh. Chiến thắng lần thứ ba, bắt sống thân vương Tích Lệ Cơ nhưng trong thư gửi Hốt Tất Liệt, ông viết rằng “Thấy trăm họ đưa đến một người là đại vương Tích Lệ Cơ”. Chính sách nhân đạo và cách dùng từ khôn ngoan đó là cái tuyệt vời của chữ Nhân được sinh ra từ cái phi thường của Trí. Trí hết mực và Nhân hết lòng là bản chất của con người lỗi lạc Trần Nhân Tông. Sự mẫn tiệp của Trần Nhân Tông còn bộc lộ rất rõ khi chỉ một tháng sau việc quét sạch giặc Nguyên ra khỏi bờ cõi, ông đã cho đem cống vật cùng một lá thư với lời lẽ rất khiêm nhường sang Trung Quốc (tháng 3.1289): “Xin lòng thương cho đến hoang vu cùng được dự tắm lòng từ rộng lớn... Kính cẩn xin dâng hiến, cúi mong giám nạp. Thần rất sợ rất hãi, cúi đầu kính nói”.
Có lẽ trong lịch sử ngoại giao của nhân loại, chưa bao giờ và chưa ở đâu người chiến thắng (những 3 lần) lại viết cho kẻ chiến bại một lá thư kỳ lạ đến thế. Trần Nhân Tông đã hiểu thật rõ sự nhục nhã của quân Nguyên và còn biết rõ hơn cách thức tránh cuộc đao binh tàn khốc cho dân tộc. 2 cuộc chiến tranh trong 3 năm, dù chiến thắng vẻ vang, dân Việt cũng đã điêu linh lắm rồi. Để xoa dịu một kẻ như Hốt Tất Liệt là một việc không dễ dàng. Chính vì thế Trần Nhân Tông đã viết cho Hốt Tất Liệt rằng, “Năm chí Nguyên thứ 23 (1286), bình chương A Lý Hải Nha tham công ngoài biên giới, làm trái Thánh chỉ. Do thế tiểu quốc sinh linh một phen phải chịu lầm than”. Một cuộc chiến tranh lớn như thế mà Trần Nhân Tông làm như Hốt Tất Liệt không biết, đó là cái tuyệt kỹ của đường lối ngoại thuận, bởi “lửa càng nóng, nước càng lạnh”.
3. Nhu trong đối ngoại của Trần Nhân Tông là cái Nhu của trí lược, nhu - dũng song toàn. Cuộc chiến chống Nguyên vừa kết thúc, Trần Nhân Tông đã điều binh đi chinh phạt Ai Lao. Triều thần can gián vì “vết thương chiến tranh chưa khỏi”. Trần Nhân Tông đã trả lời rằng, “Chỉ có thể lúc này mới ra quân được vì (Ai Lao, Chiêm Thành, Chân Lạp) họ cho rằng quân ngựa và của cải của ta đã bị tan mất, sẽ có sự khinh nhờn... nên đem đại quân để thị uy”. Sự kiện này chứng tỏ tầm nhìn xuất chúng của Trần Nhân Tông trước thế sự. Cho dù khi xuất chinh, Trần Nhân Tông vẫn hiểu việc đem quân ra ngoài biên ải là “cùng binh độc vũ”; nhưng đó là cái việc chẳng đặng đừng. Cái nguy của xã tắc, sơn hà nó lớn hơn gấp bội phần sự mệt mỏi, khó nhọc.
4. Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần 2 và 3 đã cho Trần Nhân Tông nhìn thấy một sự thật: Vùng phên dậu phía Nam quan trọng biết chừng nào. Chính vì vậy, mặc dù đã nhường ngôi nhưng khi đi thuyết pháp ở Chăm pa, Trần Nhân Tông đã nhận lời gả con gái cho Chế Mân. Lịch sử sẽ còn phải nói nhiều tới bước chân Nam tiến của Trần Nhân Tông và bước chân định mệnh tuyệt vời của công chúa Huyền Trân năm 1306. Huế đã trở thành một phần xương thịt của Việt Nam bắt đầu từ ngày ấy. Hàng chục ngàn cây số vuông đất đai của Tổ quốc Việt mến yêu đã có được từ những giọt máu của chính Trái tim Trần Nhân Tông. Gả con gái cho man tộc bao giờ cũng là một quyết định đau lòng. Trái tim Trần Nhân Tông đã rỉ máu, chúng tôi tin chắc như vậy. Ông đã đau, đã day dứt rất nhiều, nhưng ông cũng đã quyết định thật chính xác, bởi đó là cần thiết. Trong suy nghĩ của chúng tôi, sự hy sinh của Trần Nhân Tông, của Công Chúa Huyền Trân là một trong những ám ảnh lớn nhất của lịch sử. Lịch sử của đất Việt mến yêu đã trả đủ những gì xứng đáng với trái tim của hai cha con ông? Trong suốt hàng ngàn năm qua, đã có vị vua nào làm được như Trần Nhân Tông : một người, để có chỗ đứng cho muôn người? Trần Nhân Tông đã đứng trên đỉnh Hải Vân để nhìn thấy Mũi Cà Mau.
710 năm đã trở thành lịch sử kể từ khi Trần Nhân Tông rời bỏ ngai vàng. Rất nhiều nhân vật, rất nhiều sự kiện nhanh chóng và đơn giản chìm khuất trong bụi mờ của quá khứ. Tuy nhiên, cuộc đời và sự nghiệp của Trần Nhân Tông vẫn sẽ mãi lấp lánh và toả sáng. Ông là một trong những tinh hoa bất tử của Hồn Việt. Những người như ông đã làm nên cái phi thường tuyệt đỉnh của tài năng và tính cách Việt Nam, sức sống Việt Nam.
Kiến Thức Ngày Nay 562)
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: