Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Nghĩ về phương Nam trong văn hóa Việt
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butchi" data-source="post: 16075" data-attributes="member: 7"><p>Tức là con người ấy đã trở nên động hơn, đạt tới một cấp độ biện chứng cao hơn.</p><p></p><p> Champa từng có một nền văn hoá và văn minh rực rỡ, lâu đời. Người Việt đã học được rất nhiều ở văn hơn tinh thần và vật chất của Champa: từ kĩ thuật canh tác, các giống lúa mới, kĩ thuật thuỷ lợi, nghề trồng dâu nuôi tằm, luyện kim, nghề đóng ghe bầu lớn, nghệ thuật chế biến cá thành mắm cái, nước mắm v.v... Song có lẽ còn quan trọng hơn là họ học được và kế thừa trên vùng đất này một cơ chế kinh tế mở, khác với cơ chế kinh tế thuần nông mà họ từng quen ở Bắc Hà.</p><p></p><p> Các phát hiện khảo cổ trong những năm gần đây đã chứng minh rằng vùng đất phía Nam này, ngay từ thời văn hoá Sa Huỳnh (và nối liền sau đó là Champa - các phát hiện khảo cổ học cũng đã chứng minh ngày càng rõ rệt hơn là quả có một gạch nối hữu cơ từ Sa Huỳnh lên Champa) đã từng là một không gian xã hội mở. Ngay từ những thời rất xa xưa đó nơi đây đã có giao lưu rộng rãi thậm chí với những vùng rất xa như Thái Lan, hay vượt qua cả biển cả, với Philip- pines. Từng có một gạch nối rõ rệt giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo ...</p><p></p><p>Tới đây ta chạm đến một vấn đề tinh vi và thú vị. </p><p></p><p> Nhìn tại cuộc tiếp biến văn hoá Việt - Chăm, có thể nhận ra điều này: người Việt, như vừa nói, đã học rất nhiều của văn hoá Champa. Khi vào đất này, dù là với tư thế của người chiến thắng, ta không thấy ở người Việt thái độ kì thị về văn hoá đối với nền văn hoá bị chiếm. Trái lại, có thể nói là một thái độ trân trọng, hoà đồng, thậm chí khiêm nhường, đôi khi rất kì lạ. (Ở vùng Nam Trung Bộ chẳng hạn, cho đến rất gần đây, vẫn còn lệ cúng đất, còn gọi là cúng tá thổ, trong đó phần vật cúng là các món ăn của người Chăm: mắm cái, khoai lang, rau lang luộc... Có khi, trong lễ cúng, còn có màn “kịch câm”: hai vợ chồng đóng vai hai người Chăm, cầm một cây sào, làm động tác đi đo đất... Tá thổ nghĩa là thuê đất. Người Việt vào đất Champa, vẫn khiêm nhường nhận đây là đất mình đến ở nhờ xin được “thuê đất” của người Chăm để ở, hàng năm lại thuê lại một lần.) Những Am Bà Đá, Am Bà Vú, Miễu Bà Giàng... chính là những nơi người Việt thờ các tượng Chăm; thần Chăm chừng nào đã được Việt hoá (Bà Đá: tượng nữ thần Chăm bằng đá; Bà Vú: tượng nữ thần Chăm có bộ ngực lớn; Bà Giăng: Giăng có nghĩa là thần...).</p><p></p><p>Tuy nhiên, hệ tư tưởng chính thống của xã hội Champa, là tư tưởng Bà La Môn, thì người Việt không tiếp nhận. Cho đến nay, hệ tư tưởng ấy trong xã hội ta, cả ở miền nam, rất nhạt, hầu như không có gì. </p><p> </p><p>Vì sao?</p><p></p><p>Như ta đã biết, trong khi ở phía Bắc, xã hội Việt chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hoá Trung Hoa, thì các quốc gia ở phía Nam chịu ảnh hưởng đậm của văn hoá Ấn Độ. Tuy nhiên, trước khi chịu ảnh hưởng Ấn, Champa tất phải có nền văn hoá bản địa của mình. (Và ngày nay ta đã biết nền văn hoá bản địa đó có thể có nguồn gốc, hay ít ra có liên quan, có “dấu nối” đến tận văn hoá Sa Huỳnh.) Nền văn hoá bản địa đó không gì khác hơn là văn hoá Đông Nam Á. Lại nữa, như David Marr đã phân tích “hầu hết các sứ gia đều nhất trí rằng nền văn hoá Ấn Độ ảnh hưởng đến tầng lớp thượng lưu nhiều hơn là dân thường, với việc đa số dân chúng vẫn duy trì nét chủ đạo của nền văn hoá trước thời gian giao lưu ... Ấn giáo là tôn giáo của tầng lớp quý tộc, không phải của quần chúng” (4).</p><p></p><p>Nghĩa là, giữa “quần chúng” Việt mới đến và “quần chúng” Champa tại chỗ, hóa ra lại có tồn tại một cơ tầng văn hóa nguồn cội chúng: văn hóa Đông Nam Á.</p><p></p><p> Ở bên trên, văn hóa Nho giáo (mà những người cầm quyền Việt tất có mang theo) đã chối từ văn hóa Ấn Độ đậm đặc của quý tộc Chăm. Nhưng ở bên dưới, trong đời sống hàng ngày của người dân, ở cơ sở của xã hội, thì là sự gặp gỡ của những con người cùng cội nguồn. Và đối với người Việt, hóa ra cuộc đi xa này chừng nào đó lại là cuộc trở về. Cuộc trở về sau một nghìn năm.</p><p> </p><p>Trở về Nam, văn hóa Việt được mềm mại lại sau hơn một nghìn năm phải cứng đi theo kiểu Bắc để chống chọi với uy hiếp thường trực đến từ phương Bắc. Mềm mại, cởi mở, “cá thể” tự nhiên, tự do hơn. Quả thật ở tầng dân gian, sự gặp gỡ, gần gũi, thậm chí hòa nhập của văn hóa Việt với văn hóa Chăm nhẹ nhàng đến lạ. Po Y Nagar, Mẹ Xứ Sở, vị nữ thần thiêng liêng và thân thiết nhất của người Chăm, được người Việt chấp nhận ngay thành của mình, biến thành Thiên Y A Na, và nghiễm nhiên đồng nhất với thần Mẫu trong tục thờ Mẫu đậm đà của người Việt. Và các nữ thần khác nữa: Bà Thu Bồn, Bà Bô Bô ... Hòa nhập, lẫn lộn, đến không còn phân biệt đâu là Việt đâu là Chăm. </p><p></p><p> Chắc chắn trong sự đồng nhất dễ dàng này có yếu tố rất quan trọng là tính phương Nam của cả hai bên, trong đó vai trò người phụ nữ rất được coi trọng, người Mẹ là tiêu biểu của sự sống, sự sinh tồn và nảy nở, phát triển ...</p><p></p><p> Ảnh hưởng của văn hoá Champa lên văn hoá Việt, hay đúng hơn là sự phục hồi của tính chất Nam khi người Việt đi vào Champa, tìm thấy lại ở đây một cơ tầng văn hoá bản địa cội nguồn chung của cả hai dân tộc ảnh hưởng đó còn có thể sâu hơn rất nhiều, thậm chí đến mức có thể ta còn chưa phát hiện và lường ước hết.</p><p> Gần đây tôi có được nghe một nhà nghiên cứu nói rằng theo ông điệu lục bát trong thơ Việt ảnh hưởng từ Chăm, học từ Chăm.</p><p></p><p>Thật hết sức bất ngờ.</p><p></p><p> Đến nay chưa có căn cứ nào để chứng minh thuyết phục giả thuyết đó. Tuy nhiên ta có thể thấy ngay, chẳng hạn, trong thơ nôm Nguyễn Trãi, là nhà thơ nôm lớn loại sớm nhất của ta, chưa hề thấy bóng dáng lục bát. Thơ Nguyễn Trãi, ngay cả thơ nôm, còn rất Đường. Như vậy ít nhất cho đến cuối thế kỉ XV, thơ Việt chưa hề biết đến lục bát. Trong khi điệu lục bát rất phổ biến trong thơ Chăm.</p><p></p><p> Trong lí luận văn học có một khái niệm gọi là “nội dung của hình thức”. Hình thức của một thể thơ, tự riêng nó thôi, đã hàm chứa một nội dung nhất định rồi. Thể thơ lục bát, cái điệu sáu tám vốn lỏng lẻo, sinh động, uyển chuyển và rất đỗi tự do, tự riêng nó thôi, đã hàm chứa một nội dung: nó là giọng điệu của một kiểu tâm hồn mềm mại. Tâm hồn phương Nam. Không biết có thật đúng người Việt đã học điệu sáu tám của người Chăm không, và nếu ta biết rõ được điều đó một cách thật có căn cứ chính xác thì cũng là một điều hay. Nhưng nói cho cùng, việc đó cũng không quan trọng lắm. Quan trọng hơn nhiều là rõ ràng thể thơ đậm đà điệu tâm hồn dân tộc, cái hình thức nghệ thuật có thể coi là kiểu cách tâm hồn và trí tuệ người Việt chiếm lĩnh thế giới đó, chỉ xuất hiện sớm nhất vào cuối thế kỉ XV, khi người Việt đã trở về khá sâu và chắc trong lòng phương Nam cội nguồn. Và từ đó, nó đã rất nhanh chóng trở thành tiêu biểu của đặc trưng Việt, gắn chặt với đời sống và ngôn ngữ Việt. Cho đến nỗi dường như nó được sáng tạo ra là để cho chính cái ngôn ngữ Việt này, cách nói - cũng tức là cách quan niệm thế giới này - của người Việt.</p><p></p><p> Và như thế, thời điểm này, cuối thế kỉ XV, thật có ý nghĩa. Có thể cuộc trở về Nam cội nguồn, ở thời điểm lịch sử quan trọng đó, đã được ghi lại một cách tuyệt vời bằng sự xuất hiện điệu thơ đẹp đẽ hay chăng?</p><p></p><p> Trên đây là một số suy nghĩ chắc hẳn còn tản mạn và có thể cũng chưa thật chặt chẽ về một cách quan niệm con đường đi quanh co mà biện chứng của văn hoá Việt.</p><p></p><p> Phương thức tồn tại của văn hoá là biến đổi. Hoặc đúng hơn, là quan hệ biện chứng giữa biến đổi và duy trì. Bản lĩnh của một nền văn hoá, bản lĩnh văn hoá của một dân tộc, cũng chính là ở chỗ giải quyết thành công, thoả đáng mối quan hệ lắm khi phức tạp, khó khăn đó.</p><p></p><p> Phải chăng một cách hình dung về con đường đi của văn hoá Việt như trên có thể giúp ta hiểu thêm bản lĩnh Việt, điều sẽ có thể có ích trong thách thức mới hôm nay?</p><p></p><p> Xin thử trình bày, và mong được trao đổi.</p><p></p><p> <em>(1) Phan Ngọc: Một cách tiếp cận văn hoá, NXB Thanh niên. tr. 364</em></p><p> <em>(2) Tạ Chí Đại Trường: Lịch sử nội chiến ở Việt Nam. NXB Văn sử học, tr.35.</em></p><p> <em>(3) Huỳnh Lứa: Mấy đặc điểm đồng bằng sông Cửu Long, Viện Văn hoá, tr.121.</em></p><p> <em>(4) David Marr: Dự thảo lịch sử tỉnh Quảng Nam. Đại học quốc gia Australia, 1993. tr.8.</em></p><p><em></em></p><p><em></em><strong>Nguyên Ngọc</strong></p><p>Nghĩ dọc đường- Nhà xuất bản Văn nghệ</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butchi, post: 16075, member: 7"] Tức là con người ấy đã trở nên động hơn, đạt tới một cấp độ biện chứng cao hơn. Champa từng có một nền văn hoá và văn minh rực rỡ, lâu đời. Người Việt đã học được rất nhiều ở văn hơn tinh thần và vật chất của Champa: từ kĩ thuật canh tác, các giống lúa mới, kĩ thuật thuỷ lợi, nghề trồng dâu nuôi tằm, luyện kim, nghề đóng ghe bầu lớn, nghệ thuật chế biến cá thành mắm cái, nước mắm v.v... Song có lẽ còn quan trọng hơn là họ học được và kế thừa trên vùng đất này một cơ chế kinh tế mở, khác với cơ chế kinh tế thuần nông mà họ từng quen ở Bắc Hà. Các phát hiện khảo cổ trong những năm gần đây đã chứng minh rằng vùng đất phía Nam này, ngay từ thời văn hoá Sa Huỳnh (và nối liền sau đó là Champa - các phát hiện khảo cổ học cũng đã chứng minh ngày càng rõ rệt hơn là quả có một gạch nối hữu cơ từ Sa Huỳnh lên Champa) đã từng là một không gian xã hội mở. Ngay từ những thời rất xa xưa đó nơi đây đã có giao lưu rộng rãi thậm chí với những vùng rất xa như Thái Lan, hay vượt qua cả biển cả, với Philip- pines. Từng có một gạch nối rõ rệt giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo ... Tới đây ta chạm đến một vấn đề tinh vi và thú vị. Nhìn tại cuộc tiếp biến văn hoá Việt - Chăm, có thể nhận ra điều này: người Việt, như vừa nói, đã học rất nhiều của văn hoá Champa. Khi vào đất này, dù là với tư thế của người chiến thắng, ta không thấy ở người Việt thái độ kì thị về văn hoá đối với nền văn hoá bị chiếm. Trái lại, có thể nói là một thái độ trân trọng, hoà đồng, thậm chí khiêm nhường, đôi khi rất kì lạ. (Ở vùng Nam Trung Bộ chẳng hạn, cho đến rất gần đây, vẫn còn lệ cúng đất, còn gọi là cúng tá thổ, trong đó phần vật cúng là các món ăn của người Chăm: mắm cái, khoai lang, rau lang luộc... Có khi, trong lễ cúng, còn có màn “kịch câm”: hai vợ chồng đóng vai hai người Chăm, cầm một cây sào, làm động tác đi đo đất... Tá thổ nghĩa là thuê đất. Người Việt vào đất Champa, vẫn khiêm nhường nhận đây là đất mình đến ở nhờ xin được “thuê đất” của người Chăm để ở, hàng năm lại thuê lại một lần.) Những Am Bà Đá, Am Bà Vú, Miễu Bà Giàng... chính là những nơi người Việt thờ các tượng Chăm; thần Chăm chừng nào đã được Việt hoá (Bà Đá: tượng nữ thần Chăm bằng đá; Bà Vú: tượng nữ thần Chăm có bộ ngực lớn; Bà Giăng: Giăng có nghĩa là thần...). Tuy nhiên, hệ tư tưởng chính thống của xã hội Champa, là tư tưởng Bà La Môn, thì người Việt không tiếp nhận. Cho đến nay, hệ tư tưởng ấy trong xã hội ta, cả ở miền nam, rất nhạt, hầu như không có gì. Vì sao? Như ta đã biết, trong khi ở phía Bắc, xã hội Việt chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hoá Trung Hoa, thì các quốc gia ở phía Nam chịu ảnh hưởng đậm của văn hoá Ấn Độ. Tuy nhiên, trước khi chịu ảnh hưởng Ấn, Champa tất phải có nền văn hoá bản địa của mình. (Và ngày nay ta đã biết nền văn hoá bản địa đó có thể có nguồn gốc, hay ít ra có liên quan, có “dấu nối” đến tận văn hoá Sa Huỳnh.) Nền văn hoá bản địa đó không gì khác hơn là văn hoá Đông Nam Á. Lại nữa, như David Marr đã phân tích “hầu hết các sứ gia đều nhất trí rằng nền văn hoá Ấn Độ ảnh hưởng đến tầng lớp thượng lưu nhiều hơn là dân thường, với việc đa số dân chúng vẫn duy trì nét chủ đạo của nền văn hoá trước thời gian giao lưu ... Ấn giáo là tôn giáo của tầng lớp quý tộc, không phải của quần chúng” (4). Nghĩa là, giữa “quần chúng” Việt mới đến và “quần chúng” Champa tại chỗ, hóa ra lại có tồn tại một cơ tầng văn hóa nguồn cội chúng: văn hóa Đông Nam Á. Ở bên trên, văn hóa Nho giáo (mà những người cầm quyền Việt tất có mang theo) đã chối từ văn hóa Ấn Độ đậm đặc của quý tộc Chăm. Nhưng ở bên dưới, trong đời sống hàng ngày của người dân, ở cơ sở của xã hội, thì là sự gặp gỡ của những con người cùng cội nguồn. Và đối với người Việt, hóa ra cuộc đi xa này chừng nào đó lại là cuộc trở về. Cuộc trở về sau một nghìn năm. Trở về Nam, văn hóa Việt được mềm mại lại sau hơn một nghìn năm phải cứng đi theo kiểu Bắc để chống chọi với uy hiếp thường trực đến từ phương Bắc. Mềm mại, cởi mở, “cá thể” tự nhiên, tự do hơn. Quả thật ở tầng dân gian, sự gặp gỡ, gần gũi, thậm chí hòa nhập của văn hóa Việt với văn hóa Chăm nhẹ nhàng đến lạ. Po Y Nagar, Mẹ Xứ Sở, vị nữ thần thiêng liêng và thân thiết nhất của người Chăm, được người Việt chấp nhận ngay thành của mình, biến thành Thiên Y A Na, và nghiễm nhiên đồng nhất với thần Mẫu trong tục thờ Mẫu đậm đà của người Việt. Và các nữ thần khác nữa: Bà Thu Bồn, Bà Bô Bô ... Hòa nhập, lẫn lộn, đến không còn phân biệt đâu là Việt đâu là Chăm. Chắc chắn trong sự đồng nhất dễ dàng này có yếu tố rất quan trọng là tính phương Nam của cả hai bên, trong đó vai trò người phụ nữ rất được coi trọng, người Mẹ là tiêu biểu của sự sống, sự sinh tồn và nảy nở, phát triển ... Ảnh hưởng của văn hoá Champa lên văn hoá Việt, hay đúng hơn là sự phục hồi của tính chất Nam khi người Việt đi vào Champa, tìm thấy lại ở đây một cơ tầng văn hoá bản địa cội nguồn chung của cả hai dân tộc ảnh hưởng đó còn có thể sâu hơn rất nhiều, thậm chí đến mức có thể ta còn chưa phát hiện và lường ước hết. Gần đây tôi có được nghe một nhà nghiên cứu nói rằng theo ông điệu lục bát trong thơ Việt ảnh hưởng từ Chăm, học từ Chăm. Thật hết sức bất ngờ. Đến nay chưa có căn cứ nào để chứng minh thuyết phục giả thuyết đó. Tuy nhiên ta có thể thấy ngay, chẳng hạn, trong thơ nôm Nguyễn Trãi, là nhà thơ nôm lớn loại sớm nhất của ta, chưa hề thấy bóng dáng lục bát. Thơ Nguyễn Trãi, ngay cả thơ nôm, còn rất Đường. Như vậy ít nhất cho đến cuối thế kỉ XV, thơ Việt chưa hề biết đến lục bát. Trong khi điệu lục bát rất phổ biến trong thơ Chăm. Trong lí luận văn học có một khái niệm gọi là “nội dung của hình thức”. Hình thức của một thể thơ, tự riêng nó thôi, đã hàm chứa một nội dung nhất định rồi. Thể thơ lục bát, cái điệu sáu tám vốn lỏng lẻo, sinh động, uyển chuyển và rất đỗi tự do, tự riêng nó thôi, đã hàm chứa một nội dung: nó là giọng điệu của một kiểu tâm hồn mềm mại. Tâm hồn phương Nam. Không biết có thật đúng người Việt đã học điệu sáu tám của người Chăm không, và nếu ta biết rõ được điều đó một cách thật có căn cứ chính xác thì cũng là một điều hay. Nhưng nói cho cùng, việc đó cũng không quan trọng lắm. Quan trọng hơn nhiều là rõ ràng thể thơ đậm đà điệu tâm hồn dân tộc, cái hình thức nghệ thuật có thể coi là kiểu cách tâm hồn và trí tuệ người Việt chiếm lĩnh thế giới đó, chỉ xuất hiện sớm nhất vào cuối thế kỉ XV, khi người Việt đã trở về khá sâu và chắc trong lòng phương Nam cội nguồn. Và từ đó, nó đã rất nhanh chóng trở thành tiêu biểu của đặc trưng Việt, gắn chặt với đời sống và ngôn ngữ Việt. Cho đến nỗi dường như nó được sáng tạo ra là để cho chính cái ngôn ngữ Việt này, cách nói - cũng tức là cách quan niệm thế giới này - của người Việt. Và như thế, thời điểm này, cuối thế kỉ XV, thật có ý nghĩa. Có thể cuộc trở về Nam cội nguồn, ở thời điểm lịch sử quan trọng đó, đã được ghi lại một cách tuyệt vời bằng sự xuất hiện điệu thơ đẹp đẽ hay chăng? Trên đây là một số suy nghĩ chắc hẳn còn tản mạn và có thể cũng chưa thật chặt chẽ về một cách quan niệm con đường đi quanh co mà biện chứng của văn hoá Việt. Phương thức tồn tại của văn hoá là biến đổi. Hoặc đúng hơn, là quan hệ biện chứng giữa biến đổi và duy trì. Bản lĩnh của một nền văn hoá, bản lĩnh văn hoá của một dân tộc, cũng chính là ở chỗ giải quyết thành công, thoả đáng mối quan hệ lắm khi phức tạp, khó khăn đó. Phải chăng một cách hình dung về con đường đi của văn hoá Việt như trên có thể giúp ta hiểu thêm bản lĩnh Việt, điều sẽ có thể có ích trong thách thức mới hôm nay? Xin thử trình bày, và mong được trao đổi. [I](1) Phan Ngọc: Một cách tiếp cận văn hoá, NXB Thanh niên. tr. 364[/I] [I](2) Tạ Chí Đại Trường: Lịch sử nội chiến ở Việt Nam. NXB Văn sử học, tr.35.[/I] [I](3) Huỳnh Lứa: Mấy đặc điểm đồng bằng sông Cửu Long, Viện Văn hoá, tr.121.[/I] [I](4) David Marr: Dự thảo lịch sử tỉnh Quảng Nam. Đại học quốc gia Australia, 1993. tr.8. [/I][B]Nguyên Ngọc[/B] Nghĩ dọc đường- Nhà xuất bản Văn nghệ [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Nghĩ về phương Nam trong văn hóa Việt
Top