Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Nghĩ về phương Nam trong văn hóa Việt
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butchi" data-source="post: 16074" data-attributes="member: 7"><p>Đến đây rõ ràng đã xuất hiện một sự kiện khác thường chưa từng có trong lịch sử dân tộc: không chỉ nối dài, mở rộng lãnh thổ đất nước, không phải là một phép cộng thêm; mà là một phép nhân: nhân Đại Việt lên thành hai, thiết lập một Đại Việt khác. Nhà nghiên cứu Li Tana nói có lẽ không quá đáng: bằng sự kiện này, lịch sử cho thấy “từ nay về sau sẽ có hai cách làm người Việt Nam”. Tất nhiên: cách cũ và cách mới.</p><p></p><p> Đương nhiên Nguyễn Hoàng là một cá nhân, là đại diện của một dòng họ, hành động của ông thể hiện tham vọng to lớn của một cá nhân, một dòng họ. Nhưng tham vọng và hành động đó chỉ có thể nảy sinh và trở thành hiện thực trong một xu thế nhất định của thời đại.</p><p> Trong một xã hội thấm đẫm đạo đức Nho giáo suốt hơn nghìn năm, đó là hành động nghiêm trọng nhất có thể đối với một con người, một tập đoàn người: phản bội, li khai. Nguyễn Hoàng đã dám thực hiện hành động đó, vì thế cân bằng của xã hội đã bị phá vỡ nghiêm trọng, xu thế tan vỡ, li khai trong xã hội đã trở thành tất yếu.</p><p></p><p> Những người đi theo Nguyễn Hoàng vào nam - thậm chí cả những người sau này sẽ bị lùa đi vào nữa - tất nhiên ra đi mang theo vô số động cơ riêng khác nhau. Nhưng dẫu tự giác hay không, nhiều hay ít, họ đều là sản phẩm, đồng thời là tác giả, là kẻ thể hiện, thực hiện cái xu thế đó. Xu thế phủ định, cãi lại cái xã hội cũ đã trở nên không thể sống được nữa. Họ ra đi để “mở rộng hi vọng cho tương lai ở Quảng Nam, một vùng đất địa đầu của cuộc hành trình về Nam, có một thành ngữ mô tả tính cách con người ở đây: “Quảng Nam hay cãi”. Quả đúng như vậy: vùng đất này, cả cái Đàng Trong này, ra đời bằng một cuộc cãi lại cái cơ chế xã hội đã không còn có thể sống được nữa.</p><p></p><p> Phân tích kĩ cái cãi của người Quảng Nam ta sẽ thấy: cãi không phải là phủ định, mà ngược lại là khẳng định. Khẳng định bằng phủ định. Phủ định để khẳng định mạnh hơn.</p><p></p><p> Hỏi:</p><p></p><p> - Đường này đi Đà Nẵng phải không anh, chị? </p><p> Trả lời:</p><p></p><p>Ủa, không đi Đà Nẵng thì đi đâu nữa! ...</p><p></p><p> Hỏi:</p><p></p><p> Việc này làm kiểu này phải không anh? </p><p></p><p> Trả lời:</p><p></p><p> - Ủa, không làm cách này thì làm cách nào nữa! ...</p><p></p><p> Tức là để đi đến khẳng định, đã tính đến tất cả các khả năng có thể có, đã có lựa chọn. </p><p></p><p> Cũng có thể nói: đi về Nam là một chọn lựa lớn của người Việt trên hành trình lịch sử trường kì của mình, cũng quyết liệt như lần chọn lựa thứ nhất. </p><p></p><p> Lần thứ nhất, như ta đã thấy: quả quyết tách khỏi Đông Nam Á, chọn lấy văn hoá Hán để chống nguy cơ Hán hoá, dùng cái vỏ Hán để gìn giữ bản sắc cội nguồn…</p><p></p><p> Còn lần này: quả quyết li khai, ra đi, thiết lập trên một vùng đất mới một Đại Việt mới, để trong tương lai sẽ trở lại có một Đại Việt nhân đôi, rộng gấp hơn hai lần về lãnh thổ, và với một cơ chế nhà nước mới và một nền văn hoá mới phồn thịnh.</p><p></p><p> 4. Những người ra đi về phương Nam đã gặp một vùng thật khác thường: vừa xa lạ, vừa quen thuộc. Như ta đã thấy, từ một nghìn năm trước đó ta đã tiếp nhận và coi một nền văn hoá lớn đến từ phương Bắc là “đồng văn” (và cả “đồng chủng”).</p><p></p><p> Lần này ta gặp, trên đường tiến về Nam, một nền văn hoá “dị văn”, những con người “dị chủng”, tuy, như rồi ta sẽ thấy, những khái niệm “đồng”, “dị” này cũng chỉ là tương đối.</p><p> </p><p>Dẫu vậy, muốn nói gì thì nói, trong thực tế, cảm giác của người lưu dân Việt lúc này là một cảm giác tuyệt đối. Họ có cảm giác rõ ràng bước sang một thế giới khác, một thế giới mới, nhất là khi đã vượt qua ngọn Hải Vân cao ngất. Hải Vân là ranh giới rõ rệt phân cách Bắc - Nam, về nhiều mặt: địa hình, địa lí, khí hậu, thổ nhưỡng, sông núi, cỏ cây, động vật... Và dưới cái bầu trời khác với mưa nắng giông bão khác, giữa những sông núi cỏ cây khác đó, là những con người khác, màu da khác, ngôn ngữ, ngữ điệu khác, tính tình khác, phong tục tập quán khác. Một không gian xã hội khác. Một nền văn hoá khác.</p><p> Đây là lần đầu tiên - hoặc đúng hơn, lần đầu tiên sau hơn một nghìn năm đằng đẵng - người Việt gặp một không gian văn hoá xã hội dị văn. Không chỉ gặp, mà từ nay phải đắm mình trong đó. </p><p></p><p> Giáp mặt với một nền văn hoá dị văn, ứng xử với nó, đối với một con người, một cộng đồng người, là một kinh nghiệm vô cùng to lớn. Là biết được rằng thế giới không chỉ có người giống mình mà còn có người khác mình, rằng ở đời không chỉ có một cách sống như mình đã sống mà còn có thể có cách sống khác, cách làm người khác, có những giá trị khác, rằng thế giới là số nhiều (hai là bắt đầu của số nhiều), là đa dạng. Thế giới từ nay mở rộng ra vô số khả năng. </p><p></p><p> Thu hoạch lớn đầu tiên - và sẽ rất cơ bản- của những người tiên phong trên đường vào Nam, là tạo nên cho mình một tâm thế mở mới mẻ. Chắc chắn đây là bước phát triển hết sức quan trọng trong tư thế văn hoá của con người Việt. (Kinh nghiệm này càng đặc biệt có ý nghĩa, khi chỉ mấy trăm năm sau đó ta lại phải giáp mặt với một chấn động văn hoá còn lớn hơn rất nhiều, đến từ một phương rất xa lạ: phương Tây)…</p><p></p><p> Những người đi vào một môi trường đột ngột “dị văn”, dấn thân vào một công cuộc thay đổi to lớn và mới mẻ, những vùng đất khác lạ như vậy, thường có hai trạng thái tâm lí trái ngược nhau nhưng thống . nhất: vừa dám đương đầu với hiểm nguy, độc đảm, dám chấp nhận phiêu lưu, chấp nhận cái mới, không sợ sự thay đổi, sẵn sàng đón nhận vào mình những yếu tố lạ; lại vừa có mặt bám chặt, gìn giữ những giá trị cổ truyền, nguồn cội, làm nơi cố kết cộng đồng cùng nhau trên đất lạ để cùng nhau tự vệ chống lại những uy hiếp phản kích bốn bề của những thế lực xa lạ và thù địch. Đồng thời lại có mặt khác nữa: sẵn sàng xem xét, rà soát, định lại chính những giá trị ấy, đối chiếu chúng với những giá trị mới được biết, xét lại, không nhất thiết coi chúng là đương nhiên, vĩnh cửu, bất biến nữa.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butchi, post: 16074, member: 7"] Đến đây rõ ràng đã xuất hiện một sự kiện khác thường chưa từng có trong lịch sử dân tộc: không chỉ nối dài, mở rộng lãnh thổ đất nước, không phải là một phép cộng thêm; mà là một phép nhân: nhân Đại Việt lên thành hai, thiết lập một Đại Việt khác. Nhà nghiên cứu Li Tana nói có lẽ không quá đáng: bằng sự kiện này, lịch sử cho thấy “từ nay về sau sẽ có hai cách làm người Việt Nam”. Tất nhiên: cách cũ và cách mới. Đương nhiên Nguyễn Hoàng là một cá nhân, là đại diện của một dòng họ, hành động của ông thể hiện tham vọng to lớn của một cá nhân, một dòng họ. Nhưng tham vọng và hành động đó chỉ có thể nảy sinh và trở thành hiện thực trong một xu thế nhất định của thời đại. Trong một xã hội thấm đẫm đạo đức Nho giáo suốt hơn nghìn năm, đó là hành động nghiêm trọng nhất có thể đối với một con người, một tập đoàn người: phản bội, li khai. Nguyễn Hoàng đã dám thực hiện hành động đó, vì thế cân bằng của xã hội đã bị phá vỡ nghiêm trọng, xu thế tan vỡ, li khai trong xã hội đã trở thành tất yếu. Những người đi theo Nguyễn Hoàng vào nam - thậm chí cả những người sau này sẽ bị lùa đi vào nữa - tất nhiên ra đi mang theo vô số động cơ riêng khác nhau. Nhưng dẫu tự giác hay không, nhiều hay ít, họ đều là sản phẩm, đồng thời là tác giả, là kẻ thể hiện, thực hiện cái xu thế đó. Xu thế phủ định, cãi lại cái xã hội cũ đã trở nên không thể sống được nữa. Họ ra đi để “mở rộng hi vọng cho tương lai ở Quảng Nam, một vùng đất địa đầu của cuộc hành trình về Nam, có một thành ngữ mô tả tính cách con người ở đây: “Quảng Nam hay cãi”. Quả đúng như vậy: vùng đất này, cả cái Đàng Trong này, ra đời bằng một cuộc cãi lại cái cơ chế xã hội đã không còn có thể sống được nữa. Phân tích kĩ cái cãi của người Quảng Nam ta sẽ thấy: cãi không phải là phủ định, mà ngược lại là khẳng định. Khẳng định bằng phủ định. Phủ định để khẳng định mạnh hơn. Hỏi: - Đường này đi Đà Nẵng phải không anh, chị? Trả lời: Ủa, không đi Đà Nẵng thì đi đâu nữa! ... Hỏi: Việc này làm kiểu này phải không anh? Trả lời: - Ủa, không làm cách này thì làm cách nào nữa! ... Tức là để đi đến khẳng định, đã tính đến tất cả các khả năng có thể có, đã có lựa chọn. Cũng có thể nói: đi về Nam là một chọn lựa lớn của người Việt trên hành trình lịch sử trường kì của mình, cũng quyết liệt như lần chọn lựa thứ nhất. Lần thứ nhất, như ta đã thấy: quả quyết tách khỏi Đông Nam Á, chọn lấy văn hoá Hán để chống nguy cơ Hán hoá, dùng cái vỏ Hán để gìn giữ bản sắc cội nguồn… Còn lần này: quả quyết li khai, ra đi, thiết lập trên một vùng đất mới một Đại Việt mới, để trong tương lai sẽ trở lại có một Đại Việt nhân đôi, rộng gấp hơn hai lần về lãnh thổ, và với một cơ chế nhà nước mới và một nền văn hoá mới phồn thịnh. 4. Những người ra đi về phương Nam đã gặp một vùng thật khác thường: vừa xa lạ, vừa quen thuộc. Như ta đã thấy, từ một nghìn năm trước đó ta đã tiếp nhận và coi một nền văn hoá lớn đến từ phương Bắc là “đồng văn” (và cả “đồng chủng”). Lần này ta gặp, trên đường tiến về Nam, một nền văn hoá “dị văn”, những con người “dị chủng”, tuy, như rồi ta sẽ thấy, những khái niệm “đồng”, “dị” này cũng chỉ là tương đối. Dẫu vậy, muốn nói gì thì nói, trong thực tế, cảm giác của người lưu dân Việt lúc này là một cảm giác tuyệt đối. Họ có cảm giác rõ ràng bước sang một thế giới khác, một thế giới mới, nhất là khi đã vượt qua ngọn Hải Vân cao ngất. Hải Vân là ranh giới rõ rệt phân cách Bắc - Nam, về nhiều mặt: địa hình, địa lí, khí hậu, thổ nhưỡng, sông núi, cỏ cây, động vật... Và dưới cái bầu trời khác với mưa nắng giông bão khác, giữa những sông núi cỏ cây khác đó, là những con người khác, màu da khác, ngôn ngữ, ngữ điệu khác, tính tình khác, phong tục tập quán khác. Một không gian xã hội khác. Một nền văn hoá khác. Đây là lần đầu tiên - hoặc đúng hơn, lần đầu tiên sau hơn một nghìn năm đằng đẵng - người Việt gặp một không gian văn hoá xã hội dị văn. Không chỉ gặp, mà từ nay phải đắm mình trong đó. Giáp mặt với một nền văn hoá dị văn, ứng xử với nó, đối với một con người, một cộng đồng người, là một kinh nghiệm vô cùng to lớn. Là biết được rằng thế giới không chỉ có người giống mình mà còn có người khác mình, rằng ở đời không chỉ có một cách sống như mình đã sống mà còn có thể có cách sống khác, cách làm người khác, có những giá trị khác, rằng thế giới là số nhiều (hai là bắt đầu của số nhiều), là đa dạng. Thế giới từ nay mở rộng ra vô số khả năng. Thu hoạch lớn đầu tiên - và sẽ rất cơ bản- của những người tiên phong trên đường vào Nam, là tạo nên cho mình một tâm thế mở mới mẻ. Chắc chắn đây là bước phát triển hết sức quan trọng trong tư thế văn hoá của con người Việt. (Kinh nghiệm này càng đặc biệt có ý nghĩa, khi chỉ mấy trăm năm sau đó ta lại phải giáp mặt với một chấn động văn hoá còn lớn hơn rất nhiều, đến từ một phương rất xa lạ: phương Tây)… Những người đi vào một môi trường đột ngột “dị văn”, dấn thân vào một công cuộc thay đổi to lớn và mới mẻ, những vùng đất khác lạ như vậy, thường có hai trạng thái tâm lí trái ngược nhau nhưng thống . nhất: vừa dám đương đầu với hiểm nguy, độc đảm, dám chấp nhận phiêu lưu, chấp nhận cái mới, không sợ sự thay đổi, sẵn sàng đón nhận vào mình những yếu tố lạ; lại vừa có mặt bám chặt, gìn giữ những giá trị cổ truyền, nguồn cội, làm nơi cố kết cộng đồng cùng nhau trên đất lạ để cùng nhau tự vệ chống lại những uy hiếp phản kích bốn bề của những thế lực xa lạ và thù địch. Đồng thời lại có mặt khác nữa: sẵn sàng xem xét, rà soát, định lại chính những giá trị ấy, đối chiếu chúng với những giá trị mới được biết, xét lại, không nhất thiết coi chúng là đương nhiên, vĩnh cửu, bất biến nữa. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Nghĩ về phương Nam trong văn hóa Việt
Top