Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Nghĩ về phương Nam trong văn hóa Việt
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butchi" data-source="post: 16073" data-attributes="member: 7"><p>Đó là điều thứ nhất. </p><p></p><p> Và điều thứ hai: Nho giáo - cụ thể là thiết chế cai trị theo kiểu Hán - đậm, chặt bên trên. Còn bên dưới thì vẫn là một xã hội đậm đặc màu sắc Đông Nam Á cổ truyền: một cộng đồng cố kết trên cơ sở một nền canh tác lúa nước; một cơ chế tự trị khá cao ở làng xã (trong đó - nhân đây xin nói qua - ta thấy bóng dáng của kiểu tổ chức tự quản như còn thấy ở hình thức hội đồng già làng Tây Nguyên); một “tôn giáo” chung, có lẽ là nhẹ nhàng và nhân hậu nhất trong các tôn giáo, là đạo thờ cúng tổ tiên; một kiểu gia đình không lớn, lấy vợ chồng làm mặt ngang, lấy trục quan hệ ngang làm trục chính (chứ không phải trục quan hệ dọc thẳng đứng theo kiểu gia tộc nhiều thế hệ Trung Quốc), trong đó vai trò người phụ nữ được coi trọng; một ngôn ngữ mà cốt lõi là ngữ pháp mang đậm kiểu tư duy phương Nam...</p><p></p><p> Tức là, Việt Nam Nho hoá theo kiểu Bắc ở cấp nước (mà cũng là Nho hoá một cách đã cải biên, sáng tạo) nhưng vẫn giữ đậm chất phương Nam ở cấp làng. Ở cấp làng, tức là trong đời sống thực của nhân dân, của con người, của tuyệt đại đa số người. Mối quan hệ cân bằng hài hoà giữa làng và nước là cốt lõi của xã hội Việt, văn hoá Việt, là nhân tố quan trọng nhất bảo đảm ổn định xã hội. Và ta sẽ thấy xã hội tất lâm vào khủng hoảng khi quan hệ cốt lõi ấy bị phá vỡ.</p><p></p><p>2. Như đã nói ở trên, cách xử trí đặc biệt của cha ông ta khi giáp mặt với văn hoá Trung Quốc đã đưa đến một mô hình tổ chức xã hội mang tính nhị nguyên độc đáo, “rất Việt Nam”: bên trên là một nhà nước trung ương tập quyền, với bên dưới là cộng đồng các làng xã tự trị. Cơ sở kinh tế của quan hệ đó là ruộng đất công làng xã. (Một lần nữa, nhân đây, lại xin nói đến Tây Nguyên: cho đến rất gần đây, sở hữu truyền thống ở Tây Nguyên là sở hữu tập thể của cộng đồng làng đối với đất rừng. Thực tế là mãi đến sau năm 1975, sở hữu truyền thống đó mới mặc nhiên bị xoá bỏ: tất cả trở thành sở hữu nhà nước. Và có lẽ điều này đang đặt ra khá nhiều vấn đề cần suy nghĩ đối với Tây Nguyên hiện nay...).</p><p></p><p> Với mô hình nhị nguyên hài hoà đó, xã hội Việt đã giải quyết rất thành công cả hai nhiệm vụ: Đối ngoại: tạo được sức mạnh lớn và rất hiệu quả chông ngoại xâm, kết hợp nhuần nhuyễn tác chiến của quân chủ lực triều đình với một mạng lưới thiên la địa võng cuộc chiến đấu của quần chúng nhân dân trong các pháo đài vừa độc lập vừa liên kết là các làng tự trị, tạo nên rất sớm trong lịch sử chiến tranh vệ quốc của Việt Nam hình thức chiến tranh nhân dân độc đáo.</p><p></p><p> Đối nội: bảo đảm một đời sống của nhân dân vừa nề nếp vừa thoải mái, trên ấm dưới êm...</p><p></p><p> Đó là mô hình lí tưởng của xã hội Việt. Tuy nhiên, mô hình đó không thể đứng yên. Trong lòng xã hội đó, hai xu hướng trái ngược nhau tất yếu nảy sinh và phát triển: nhà nước trung ương ngày càng tập quyền hơn, tập đoàn thống trị ngày càng tăng cường quyền sở hữu tối cao trên thực tế của nhà nước đối với ruộng đất tức nhà nước trung ương can thiệp ngày càng sâu trực tiếp nắm hết mọi quyền điều hành các mối quan hệ về ruộng đất; đồng thời lại có sự phát triển tự nhiên tất yếu của sở hữu tư nhân về ruộng đất, sở hữu này - có vẻ nghịch lí - lại được nhà nước trung ương không chỉ khuyến khích mà còn chính thức chủ trương thông qua chính sách phong thái ấp cho các công thần, đặc biệt sau chiến thắng Nguyên Mông to lớn đời Trần... Sở hữu tập thể của cộng đồng làng đối với ruộng đất ngày càng bị xâm phạm nghiêm trọng, cuối cùng đi đến bị thủ tiêu trong thực tế. Quan hệ làng xã, cơ chế tự trị truyền thống của làng xã bị phá vỡ từ cả hai phía: phía chuyên chế của nhà nước ngày càng riết róng, và phía sở hữu tư nhân đối với ruộng đất ngày càng lấn lướt.</p><p></p><p> Quan hệ hài hoà hai phía làng với nước không còn, ổn định cơ bản của xã hội bị lay chuyển. Các quan hệ phong kiến thâm nhập ngày càng sâu vào cơ chế làng xã, khiến cho cơ chế này ngày càng thoái hoá. Về sau này ta sẽ thấy các bộ máy tự quản trước đây, vốn là một thứ cơ chế dân chủ sinh động ở cơ sở, đảm bảo một kiểu dân chủ ở nông thông rất độc đáo, dần dần biến thành một bộ máy phong kiến bám sát vào người dân, đàn áp, bóc lột, nhũng nhiễu nông dân nặng nề. Cơ chế hai phía này đã trở thành một phía. Oi bức xã hội ngày càng tăng lên... Mâu thuẫn trong quan hệ ruộng đất như vậy tất yếu bùng nổ thành biến động xã hội.</p><p></p><p>Ta biết đã có những nỗ lực cải cách nhằm cố gắng khắc phục khủng hoảng, khôi phục ổn định xã hội, giữ vững và tăng cường sức mạnh quốc gia - đáng chú ý hơn cả là những cải cách táo bạo thời Hồ Quý Ly. Tuy nhiên phương thuốc cứu chữa do những cải cách đó đưa ra đều theo hướng thủ tiêu thế nhị nguyên truyền thống: tăng cường chuyên chế. Và như vậy, từng lúc nó có thể khôi phục được một tình hình ổn định nhất thời, thậm chí có thể tạo nên cả một triều đại thịnh vượng như triều đại Lê Thánh Tông, nhưng khủng hoảng về cơ bản không thể vì thế mà được khắc phục, thậm chí còn trở nên sâu sắc, bức bối hơn. Bởi trong hai vế của sự hài hoà, khắc phục bằng tăng cường chuyên chế tức là đẩy lên rất cao một vế, và loại trừ hẳn đi vế kia.</p><p></p><p> Cho nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi triều đại Lê Thánh Tông là triều đại cực thịnh của chế độ phong kiến Đại Việt, nhưng cũng là triều đại cực thịnh cuối cùng của chế độ ấy. Mô hình Hồng Đức là mô hình mẫu, đỉnh cao của việc tổ chức nhà nước phong kiến Việt Nam theo đạo cai trị Nho giáo, nhưng từ đó về sau không có triều đại nào còn cơ hội vận dụng mô hình rực rỡ đó nữa. Vì xã hội đã tìm một con đường thoát khác.</p><p></p><p> Từ đỉnh cao Lê Thánh Tông đến những suy thoái, rối loạn tơi bời thời Lê mạt, rồi Trịnh Nguyễn phân tranh; đẩy đất nước vào suy thoái và nông dân vào cảnh khốn cùng, đoạn đường lịch sử cũng không còn xa mấy nữa.</p><p></p><p>3. Lịch sứ ghi rõ: Năm 979 Lê Đại Hành đã đánh đến kinh đô Indrapura (Đông Dương) của Champa, nhưng cuộc tấn công đó chưa có mục đích chiếm đất rõ rệt, mà chỉ nhằm “lấy của bắt người”, một kiểu chiến tranh điển hình của Đông Nam Á. Hoặc giả, nếu đã có ý đồ thì đó cũng mới là một ý đồ “trinh sát chiến lược”, nhằm phục vụ cho một tính toán lớn đã thoáng manh nha.</p><p></p><p> Đến thời Lý, thời Trần, rồi thời Hồ, việc xác định hướng phát triển về phía Nam và hành động mở rộng bờ cõi về phương Nam đã thật rõ ràng, mạnh mẽ.</p><p> Tuy nhiên, nếu nói về quá trình Nam tiến, thì phải coi hai bước quan trọng, quyết định nhất là bước Lê Thánh Tông năm 1471 và bước Nguyễn Hoàng năm 1600. Bởi, về nhiều mặt, việc vượt qua đèo Hải Vân (và sông Thu Bồn) là rất cơ bản. Tiến vào Châu Ô, Châu Lý (tức Bình - Trị - Thiên), theo một cách nào đó cũng chỉ mới là kéo dài thêm không gian Việt 300 cây số nữa về phía Nam. (Về sau này, cho đến cả trong thời hiện đại, ta sẽ thấy khoảng không gian ấy cứ được coi là “Bắc”, vẫn thuộc về miền Bắc). Vượt qua đèo Hải Vân rồi thì mới là thật sự đi vào một không gian xã hội hoàn toàn khác: miền Nam...</p><p></p><p> Như vậy, ta có thể thấy: ý đồ đi về phương Nam, cuộc hành tiến quả quyết của dân tộc về phương Nam sẽ kéo dài kiên định trong suốt mấy thế kỉ đã nảy sinh và diễn ra trong hoàn cảnh xã hội Việt ở phía Bắc bắt đầu và ngày càng đi sâu vào khủng hoảng, cuộc khủng hoảng cuối cùng đã dẫn đến bi kịch trầm trọng của lịch sử dân tộc là cuộc Trịnh, Nguyên phân tranh. Một tác giả, nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường đã viết về điều này như sau: “... cuộc phân tranh kéo dài mấy trăm năm, bề ngoài là sự tranh giành địa vị của các họ phong kiến, mà bên trong là sự phân rã của xã hội Đại Việt mà dân tộc phản ứng là rằng con đường về nam” (1).</p><p></p><p> Đương nhiên, việc đi về Nam đối với đất nước còn có ý nghĩa dân sinh và quốc phòng quan trọng. Sản xuất phát triển, dân số đông lên, đồng bằng sông Hồng, sông Mã ngày càng trở nên quá chật chội. Tìm đất sống mới là yêu cầu có thực.</p><p></p><p> Các cuộc chống ngoại xâm phương Bắc liên tục cũng cho chúng ta kinh nghiệm sinh tử là cần có một hậu phương có chiều sâu ở phía Nam, đủ đường tiến, lui...</p><p></p><p> Tuy nhiên không thể không nói đến nguyên nhân xã hội: đi về phương Nam, tìm tới một vùng đất mới, thiết lập một cuộc sống mới, một cuộc sống khác, là hành vi phản ứng lại cuộc khủng hoảng xã hội ngày càng trầm trọng, đẩy đến tình trạng ngày càng nghẹt thở, càng không còn tìm thấy quyền sống” của những con người là nạn nhân của cuộc khủng hoảng đó.</p><p></p><p> Những người đi về Nam thời đó, trong quá trình đó, những “tiên dân” Việt ở miền Nam đó là những ai?</p><p></p><p> Trong một số năm gần đây, ở nhiều nơi trong cả nước bỗng rộ lên một phong trào viết gia phả, sưu tầm, phục hồi các gia phả. Các tộc họ đua nhau làm, nhiều người, nhiều dòng họ tổ chức làm rất công phu... Có lẽ đó là một hiện tượng nảy sinh trong tình hình và một tâm trạng xã hội nào đó, trong ấy chắc hẳn có nhiều mặt tích cực và đáng hoan nghênh... Tôi có tìm đọc một số gia phả ấy, cũng là cố thử tìm ở đấy ít nhiều dấu vết nguồn gốc những cư dân đầu tiên từ Bắc vào Nam. Có nhiều điều rất bổ ích và thú vị. Nhưng cũng lại có chỗ rất đáng ngạc nhiên: nếu tin theo những gia phả ấy thì tất cả các vị tổ tiên của các dòng họ từ Bắc vào Nam qua các thời kì đều là các vị đại công thần, các tướng lĩnh, các vị quan lớn của triều đình, các công hầu, bá, tử... cả. Vậy còn những người dân nghèo, những người lính thường… con cháu họ ngày nay đi đâu cả rồi?... Trong khi đó sử sách cũng đã ghi khá rõ về những dòng người chuyển cư qua các thời đại này, và ta có thể nói không sai họ gồm 5 hay 6 loại người sau đây: - Những tướng lĩnh tiên phong đi chinh chiến mở cõi, sau đó được giao nhiệm vụ ở lại trấn giữ, cai quản, khai phá vùng đất mới, cùng với gia đình và gia nhân; - Những tướng lĩnh hay quan chức không được triều đình yêu trọng, thậm chí bị khinh ghét, trù dập, bị đưa ra trấn giữ vùng biên ải mới mở ra, những chốn “ô châu ác địa” còn đầy hiểm nguy. Những người này cũng mang theo gia đình và gia nhân của họ; </p><p></p><p> - Binh lính đi giữ biên cương, đồng thời cũng là nông binh;</p><p></p><p> - Những người nông dân nghèo thiếu rộng hay bị mất ruộng trong cuộc khủng hoảng ruộng đất ngày càng trầm trọng ở Bắc Hà, đi tìm vùng đất mới, cách sống mới ở một vùng đất xa lạ, nhưng cũng là vùng đất hứa;</p><p></p><p> - Những người chạy nạn, tránh những cuộc biến loạn ngày càng rộ lên ở phía Bắc;</p><p></p><p> - Những kẻ tội đồ, bị đày đi "viễn xú ', được sử dụng làm nhân công khai thác những vùng đất mới chiếm được;</p><p></p><p> Những kẻ có tội, sống ngoài vòng pháp luật, bị xã hội ruồng bỏ, đi tìm cơ hội sống, làm lại cuộc đời ở chốn tha phương ...</p><p></p><p> (Về sau còn có thêm hai thành phần khá đông đảo nữa: những tù binh chúa Nguyễn bắt được của Trịnh trong các cuộc giao tranh; và những nông dân Nghệ An bị quân Nguyễn lùa vào Nam trong lần họ lấn ra chiếm đất Nghệ từ năm 1655 đến 1660 - chính tổ tiên của Nguyễn Huệ là ở trong số này.) </p><p></p><p> Như vậy, phần rất đông trong số họ, những người sẽ tạo nên cư dân Đàng Trong, không chỉ là những người ra đi để thực hiện ý chí mở cõi của dân tộc như trước nay ta vẫn thường nói (“Từ thuở mang gươm đi mở nước... “), mà còn là những người ra đi từ một cuộc khủng hoảng xã hội trong đó họ cảm thấy đã mất đi quyền sống. Họ ra đi tìm cơ hội sống, cách sống mới ở vùng đất mới. Huỳnh Lứa có lý khi nói: “Phía Nam là vùng đất dành cho những người không có quyền sống tại vùng đất cũ” (3)</p><p></p><p> Điều này diễn ra từ thời Trần, Hồ, càng rõ nét dưới thời lê Thánh Tông. Và hơn 100 năm sau, từ thời Nguyễn Hoàng, thì càng đậm đặc về chất. </p><p> Nguyễn Hoàng, khi vào Hoành Sơn, là đi trốn mối nguy hiểm chết người từ người anh rể Trịnh Kiểm (“Hoành Sơn nhất đái ...” ). Khi vào đứng ở Ái Tử, là đã nảy sinh ý đồ cát cứ. Nhưng khi đến đứng ở chân phía Nam đèo Hải Vân, nhìn ra khoảng không mở rộng bao la trước mắt – “quảng” rộng về phương “Nam” thì đã chuyển sang một quyết định dữ dội: li khai với trung ương Bắc Hà, thiết lập một giang sơn riêng, một “nước Đại Việt” khác, một nước Đại Việt thứ hai ở phương Nam.</p><p></p><p> (Nên nhớ rằng ý đồ to lớn đi đến tận cùng phía Nam, đến tận Hà Tiên, thì tới Nguyễn Hoàng mới định hình rõ rệt và quyết liệt.</p><p></p><p> Thật vậy, sau đại thắng 1471, đưa biên giới phía nam của đất nước đến Thạch Bi (tức phía bắc Đèo Cả) tục truyền Lê Thánh Tông đã cho dựng bia trên núi này, lời khắc nguyền: “Chiêm Thành quá thử, binh bại quốc vong, An Nam quá thử, tướng tru binh chiết - Chiêm Thành qua đấy, quân thua nước mất; An Nam qua đấy, tướng chết quân tan”. Tức là xác định chỉ mở rộng biên cương tới mức này, rõ ràng là chủ yếu nhằm mục đích tạo một phía sau vững chắc, có chiều sâu, đủ cho phòng thủ chống ngoại xâm hướng Bắc.)</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butchi, post: 16073, member: 7"] Đó là điều thứ nhất. Và điều thứ hai: Nho giáo - cụ thể là thiết chế cai trị theo kiểu Hán - đậm, chặt bên trên. Còn bên dưới thì vẫn là một xã hội đậm đặc màu sắc Đông Nam Á cổ truyền: một cộng đồng cố kết trên cơ sở một nền canh tác lúa nước; một cơ chế tự trị khá cao ở làng xã (trong đó - nhân đây xin nói qua - ta thấy bóng dáng của kiểu tổ chức tự quản như còn thấy ở hình thức hội đồng già làng Tây Nguyên); một “tôn giáo” chung, có lẽ là nhẹ nhàng và nhân hậu nhất trong các tôn giáo, là đạo thờ cúng tổ tiên; một kiểu gia đình không lớn, lấy vợ chồng làm mặt ngang, lấy trục quan hệ ngang làm trục chính (chứ không phải trục quan hệ dọc thẳng đứng theo kiểu gia tộc nhiều thế hệ Trung Quốc), trong đó vai trò người phụ nữ được coi trọng; một ngôn ngữ mà cốt lõi là ngữ pháp mang đậm kiểu tư duy phương Nam... Tức là, Việt Nam Nho hoá theo kiểu Bắc ở cấp nước (mà cũng là Nho hoá một cách đã cải biên, sáng tạo) nhưng vẫn giữ đậm chất phương Nam ở cấp làng. Ở cấp làng, tức là trong đời sống thực của nhân dân, của con người, của tuyệt đại đa số người. Mối quan hệ cân bằng hài hoà giữa làng và nước là cốt lõi của xã hội Việt, văn hoá Việt, là nhân tố quan trọng nhất bảo đảm ổn định xã hội. Và ta sẽ thấy xã hội tất lâm vào khủng hoảng khi quan hệ cốt lõi ấy bị phá vỡ. 2. Như đã nói ở trên, cách xử trí đặc biệt của cha ông ta khi giáp mặt với văn hoá Trung Quốc đã đưa đến một mô hình tổ chức xã hội mang tính nhị nguyên độc đáo, “rất Việt Nam”: bên trên là một nhà nước trung ương tập quyền, với bên dưới là cộng đồng các làng xã tự trị. Cơ sở kinh tế của quan hệ đó là ruộng đất công làng xã. (Một lần nữa, nhân đây, lại xin nói đến Tây Nguyên: cho đến rất gần đây, sở hữu truyền thống ở Tây Nguyên là sở hữu tập thể của cộng đồng làng đối với đất rừng. Thực tế là mãi đến sau năm 1975, sở hữu truyền thống đó mới mặc nhiên bị xoá bỏ: tất cả trở thành sở hữu nhà nước. Và có lẽ điều này đang đặt ra khá nhiều vấn đề cần suy nghĩ đối với Tây Nguyên hiện nay...). Với mô hình nhị nguyên hài hoà đó, xã hội Việt đã giải quyết rất thành công cả hai nhiệm vụ: Đối ngoại: tạo được sức mạnh lớn và rất hiệu quả chông ngoại xâm, kết hợp nhuần nhuyễn tác chiến của quân chủ lực triều đình với một mạng lưới thiên la địa võng cuộc chiến đấu của quần chúng nhân dân trong các pháo đài vừa độc lập vừa liên kết là các làng tự trị, tạo nên rất sớm trong lịch sử chiến tranh vệ quốc của Việt Nam hình thức chiến tranh nhân dân độc đáo. Đối nội: bảo đảm một đời sống của nhân dân vừa nề nếp vừa thoải mái, trên ấm dưới êm... Đó là mô hình lí tưởng của xã hội Việt. Tuy nhiên, mô hình đó không thể đứng yên. Trong lòng xã hội đó, hai xu hướng trái ngược nhau tất yếu nảy sinh và phát triển: nhà nước trung ương ngày càng tập quyền hơn, tập đoàn thống trị ngày càng tăng cường quyền sở hữu tối cao trên thực tế của nhà nước đối với ruộng đất tức nhà nước trung ương can thiệp ngày càng sâu trực tiếp nắm hết mọi quyền điều hành các mối quan hệ về ruộng đất; đồng thời lại có sự phát triển tự nhiên tất yếu của sở hữu tư nhân về ruộng đất, sở hữu này - có vẻ nghịch lí - lại được nhà nước trung ương không chỉ khuyến khích mà còn chính thức chủ trương thông qua chính sách phong thái ấp cho các công thần, đặc biệt sau chiến thắng Nguyên Mông to lớn đời Trần... Sở hữu tập thể của cộng đồng làng đối với ruộng đất ngày càng bị xâm phạm nghiêm trọng, cuối cùng đi đến bị thủ tiêu trong thực tế. Quan hệ làng xã, cơ chế tự trị truyền thống của làng xã bị phá vỡ từ cả hai phía: phía chuyên chế của nhà nước ngày càng riết róng, và phía sở hữu tư nhân đối với ruộng đất ngày càng lấn lướt. Quan hệ hài hoà hai phía làng với nước không còn, ổn định cơ bản của xã hội bị lay chuyển. Các quan hệ phong kiến thâm nhập ngày càng sâu vào cơ chế làng xã, khiến cho cơ chế này ngày càng thoái hoá. Về sau này ta sẽ thấy các bộ máy tự quản trước đây, vốn là một thứ cơ chế dân chủ sinh động ở cơ sở, đảm bảo một kiểu dân chủ ở nông thông rất độc đáo, dần dần biến thành một bộ máy phong kiến bám sát vào người dân, đàn áp, bóc lột, nhũng nhiễu nông dân nặng nề. Cơ chế hai phía này đã trở thành một phía. Oi bức xã hội ngày càng tăng lên... Mâu thuẫn trong quan hệ ruộng đất như vậy tất yếu bùng nổ thành biến động xã hội. Ta biết đã có những nỗ lực cải cách nhằm cố gắng khắc phục khủng hoảng, khôi phục ổn định xã hội, giữ vững và tăng cường sức mạnh quốc gia - đáng chú ý hơn cả là những cải cách táo bạo thời Hồ Quý Ly. Tuy nhiên phương thuốc cứu chữa do những cải cách đó đưa ra đều theo hướng thủ tiêu thế nhị nguyên truyền thống: tăng cường chuyên chế. Và như vậy, từng lúc nó có thể khôi phục được một tình hình ổn định nhất thời, thậm chí có thể tạo nên cả một triều đại thịnh vượng như triều đại Lê Thánh Tông, nhưng khủng hoảng về cơ bản không thể vì thế mà được khắc phục, thậm chí còn trở nên sâu sắc, bức bối hơn. Bởi trong hai vế của sự hài hoà, khắc phục bằng tăng cường chuyên chế tức là đẩy lên rất cao một vế, và loại trừ hẳn đi vế kia. Cho nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi triều đại Lê Thánh Tông là triều đại cực thịnh của chế độ phong kiến Đại Việt, nhưng cũng là triều đại cực thịnh cuối cùng của chế độ ấy. Mô hình Hồng Đức là mô hình mẫu, đỉnh cao của việc tổ chức nhà nước phong kiến Việt Nam theo đạo cai trị Nho giáo, nhưng từ đó về sau không có triều đại nào còn cơ hội vận dụng mô hình rực rỡ đó nữa. Vì xã hội đã tìm một con đường thoát khác. Từ đỉnh cao Lê Thánh Tông đến những suy thoái, rối loạn tơi bời thời Lê mạt, rồi Trịnh Nguyễn phân tranh; đẩy đất nước vào suy thoái và nông dân vào cảnh khốn cùng, đoạn đường lịch sử cũng không còn xa mấy nữa. 3. Lịch sứ ghi rõ: Năm 979 Lê Đại Hành đã đánh đến kinh đô Indrapura (Đông Dương) của Champa, nhưng cuộc tấn công đó chưa có mục đích chiếm đất rõ rệt, mà chỉ nhằm “lấy của bắt người”, một kiểu chiến tranh điển hình của Đông Nam Á. Hoặc giả, nếu đã có ý đồ thì đó cũng mới là một ý đồ “trinh sát chiến lược”, nhằm phục vụ cho một tính toán lớn đã thoáng manh nha. Đến thời Lý, thời Trần, rồi thời Hồ, việc xác định hướng phát triển về phía Nam và hành động mở rộng bờ cõi về phương Nam đã thật rõ ràng, mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu nói về quá trình Nam tiến, thì phải coi hai bước quan trọng, quyết định nhất là bước Lê Thánh Tông năm 1471 và bước Nguyễn Hoàng năm 1600. Bởi, về nhiều mặt, việc vượt qua đèo Hải Vân (và sông Thu Bồn) là rất cơ bản. Tiến vào Châu Ô, Châu Lý (tức Bình - Trị - Thiên), theo một cách nào đó cũng chỉ mới là kéo dài thêm không gian Việt 300 cây số nữa về phía Nam. (Về sau này, cho đến cả trong thời hiện đại, ta sẽ thấy khoảng không gian ấy cứ được coi là “Bắc”, vẫn thuộc về miền Bắc). Vượt qua đèo Hải Vân rồi thì mới là thật sự đi vào một không gian xã hội hoàn toàn khác: miền Nam... Như vậy, ta có thể thấy: ý đồ đi về phương Nam, cuộc hành tiến quả quyết của dân tộc về phương Nam sẽ kéo dài kiên định trong suốt mấy thế kỉ đã nảy sinh và diễn ra trong hoàn cảnh xã hội Việt ở phía Bắc bắt đầu và ngày càng đi sâu vào khủng hoảng, cuộc khủng hoảng cuối cùng đã dẫn đến bi kịch trầm trọng của lịch sử dân tộc là cuộc Trịnh, Nguyên phân tranh. Một tác giả, nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường đã viết về điều này như sau: “... cuộc phân tranh kéo dài mấy trăm năm, bề ngoài là sự tranh giành địa vị của các họ phong kiến, mà bên trong là sự phân rã của xã hội Đại Việt mà dân tộc phản ứng là rằng con đường về nam” (1). Đương nhiên, việc đi về Nam đối với đất nước còn có ý nghĩa dân sinh và quốc phòng quan trọng. Sản xuất phát triển, dân số đông lên, đồng bằng sông Hồng, sông Mã ngày càng trở nên quá chật chội. Tìm đất sống mới là yêu cầu có thực. Các cuộc chống ngoại xâm phương Bắc liên tục cũng cho chúng ta kinh nghiệm sinh tử là cần có một hậu phương có chiều sâu ở phía Nam, đủ đường tiến, lui... Tuy nhiên không thể không nói đến nguyên nhân xã hội: đi về phương Nam, tìm tới một vùng đất mới, thiết lập một cuộc sống mới, một cuộc sống khác, là hành vi phản ứng lại cuộc khủng hoảng xã hội ngày càng trầm trọng, đẩy đến tình trạng ngày càng nghẹt thở, càng không còn tìm thấy quyền sống” của những con người là nạn nhân của cuộc khủng hoảng đó. Những người đi về Nam thời đó, trong quá trình đó, những “tiên dân” Việt ở miền Nam đó là những ai? Trong một số năm gần đây, ở nhiều nơi trong cả nước bỗng rộ lên một phong trào viết gia phả, sưu tầm, phục hồi các gia phả. Các tộc họ đua nhau làm, nhiều người, nhiều dòng họ tổ chức làm rất công phu... Có lẽ đó là một hiện tượng nảy sinh trong tình hình và một tâm trạng xã hội nào đó, trong ấy chắc hẳn có nhiều mặt tích cực và đáng hoan nghênh... Tôi có tìm đọc một số gia phả ấy, cũng là cố thử tìm ở đấy ít nhiều dấu vết nguồn gốc những cư dân đầu tiên từ Bắc vào Nam. Có nhiều điều rất bổ ích và thú vị. Nhưng cũng lại có chỗ rất đáng ngạc nhiên: nếu tin theo những gia phả ấy thì tất cả các vị tổ tiên của các dòng họ từ Bắc vào Nam qua các thời kì đều là các vị đại công thần, các tướng lĩnh, các vị quan lớn của triều đình, các công hầu, bá, tử... cả. Vậy còn những người dân nghèo, những người lính thường… con cháu họ ngày nay đi đâu cả rồi?... Trong khi đó sử sách cũng đã ghi khá rõ về những dòng người chuyển cư qua các thời đại này, và ta có thể nói không sai họ gồm 5 hay 6 loại người sau đây: - Những tướng lĩnh tiên phong đi chinh chiến mở cõi, sau đó được giao nhiệm vụ ở lại trấn giữ, cai quản, khai phá vùng đất mới, cùng với gia đình và gia nhân; - Những tướng lĩnh hay quan chức không được triều đình yêu trọng, thậm chí bị khinh ghét, trù dập, bị đưa ra trấn giữ vùng biên ải mới mở ra, những chốn “ô châu ác địa” còn đầy hiểm nguy. Những người này cũng mang theo gia đình và gia nhân của họ; - Binh lính đi giữ biên cương, đồng thời cũng là nông binh; - Những người nông dân nghèo thiếu rộng hay bị mất ruộng trong cuộc khủng hoảng ruộng đất ngày càng trầm trọng ở Bắc Hà, đi tìm vùng đất mới, cách sống mới ở một vùng đất xa lạ, nhưng cũng là vùng đất hứa; - Những người chạy nạn, tránh những cuộc biến loạn ngày càng rộ lên ở phía Bắc; - Những kẻ tội đồ, bị đày đi "viễn xú ', được sử dụng làm nhân công khai thác những vùng đất mới chiếm được; Những kẻ có tội, sống ngoài vòng pháp luật, bị xã hội ruồng bỏ, đi tìm cơ hội sống, làm lại cuộc đời ở chốn tha phương ... (Về sau còn có thêm hai thành phần khá đông đảo nữa: những tù binh chúa Nguyễn bắt được của Trịnh trong các cuộc giao tranh; và những nông dân Nghệ An bị quân Nguyễn lùa vào Nam trong lần họ lấn ra chiếm đất Nghệ từ năm 1655 đến 1660 - chính tổ tiên của Nguyễn Huệ là ở trong số này.) Như vậy, phần rất đông trong số họ, những người sẽ tạo nên cư dân Đàng Trong, không chỉ là những người ra đi để thực hiện ý chí mở cõi của dân tộc như trước nay ta vẫn thường nói (“Từ thuở mang gươm đi mở nước... “), mà còn là những người ra đi từ một cuộc khủng hoảng xã hội trong đó họ cảm thấy đã mất đi quyền sống. Họ ra đi tìm cơ hội sống, cách sống mới ở vùng đất mới. Huỳnh Lứa có lý khi nói: “Phía Nam là vùng đất dành cho những người không có quyền sống tại vùng đất cũ” (3) Điều này diễn ra từ thời Trần, Hồ, càng rõ nét dưới thời lê Thánh Tông. Và hơn 100 năm sau, từ thời Nguyễn Hoàng, thì càng đậm đặc về chất. Nguyễn Hoàng, khi vào Hoành Sơn, là đi trốn mối nguy hiểm chết người từ người anh rể Trịnh Kiểm (“Hoành Sơn nhất đái ...” ). Khi vào đứng ở Ái Tử, là đã nảy sinh ý đồ cát cứ. Nhưng khi đến đứng ở chân phía Nam đèo Hải Vân, nhìn ra khoảng không mở rộng bao la trước mắt – “quảng” rộng về phương “Nam” thì đã chuyển sang một quyết định dữ dội: li khai với trung ương Bắc Hà, thiết lập một giang sơn riêng, một “nước Đại Việt” khác, một nước Đại Việt thứ hai ở phương Nam. (Nên nhớ rằng ý đồ to lớn đi đến tận cùng phía Nam, đến tận Hà Tiên, thì tới Nguyễn Hoàng mới định hình rõ rệt và quyết liệt. Thật vậy, sau đại thắng 1471, đưa biên giới phía nam của đất nước đến Thạch Bi (tức phía bắc Đèo Cả) tục truyền Lê Thánh Tông đã cho dựng bia trên núi này, lời khắc nguyền: “Chiêm Thành quá thử, binh bại quốc vong, An Nam quá thử, tướng tru binh chiết - Chiêm Thành qua đấy, quân thua nước mất; An Nam qua đấy, tướng chết quân tan”. Tức là xác định chỉ mở rộng biên cương tới mức này, rõ ràng là chủ yếu nhằm mục đích tạo một phía sau vững chắc, có chiều sâu, đủ cho phòng thủ chống ngoại xâm hướng Bắc.) [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Nghĩ về phương Nam trong văn hóa Việt
Top