Nghệ thuật bắt tay

Hide Nguyễn

Du mục số
Bạn càng ở cương vị cao càng phải chú ý hơn đến nghệ thuật bắt tay



Cần biểu thị tình cảm đúng mức khi bắt tay.

Nam giới với nhau nên nắm cả bàn tay, siết chặt, không nên giật giật nhiều. Còn giữa nam và nữ thì chỉ nên nắm hờ, đàn ông không nên siết mạnh tay phái đẹp quá.

Điều tối kỵ trong màn giao tiếp, chào hỏi này là miệng ngậm thuốc lá, nhai kẹo cao su, tay gãi đầu, đeo găng hay đút túi quần.

Người có cương vị thấp không nên chủ động đưa tay ra bắt trước. Nếu có cùng cương vị thì người nhiều tuổi hơn và nữ giới được quyền chủ động đưa tay ra trước.

Trong ngoại giao quốc tế, khi phụ nữ đưa tay ra mời, cần chú ý họ là người nước nào, phong tục nước họ có bắt tay hay không bằng cách quan sát bàn tay úp hay ngửa. Trong trường hợp 5 ngón mềm mại của người phụ nữ đó hơi thòng xuống thì nam giới nên giơ tay ra đỡ lên và hôn môi vào các “búp măng”. Đó là điều thông dụng trong giới thượng lưu phương Tây. Đối với những phụ nữ có địa vị xã hội cao, phái mạnh có khi còn phải khuỵu một đầu gối ở tư thế nửa quỳ để hôn tay, biểu thị sự kính trọng.

Trường hợp gặp nhau ở cầu thang, người bậc trên, người bậc dưới thì không nên giơ tay ra bắt dù mình ở cương vị nào. Cần phải đứng ngang bằng nhau khi làm phép lịch sự này.

battay.jpg


Bạn càng ở cương vị cao càng phải chú ý hơn đến nghệ thuật bắt tay vì nếu không sẽ làm cho những người có cương vị thấp hơn khó xử hoặc không hài lòng. Trong hoàn cảnh có nhiều người gặp gỡ, nếu bạn là cấp trên hay người nhiều tuổi, nên bắt tay tất cả mọi người lần lượt từ người cương vị cao xuống đến cương vị thấp hoặc theo độ tuổi từ già đến trẻ.


Khi tiếp khách tại nhà thì gia chủ nên giơ tay ra trước để bắt tay từng người. Trường hợp bạn là nam giới, khi gặp một đôi vợ chồng thì nên bắt tay người vợ trước, người chồng sau.

Ăn mặc trong việc bắt tay cũng khá quan trọng. Nam giới khi mặc veston thường không cài hoặc chỉ cài một nút khi ngồi, nhưng khi đứng lên bạn nên nhớ cài khuy trước khi bắt tay hoặc đưa tay ra để bắt. Cà vạt cũng không nên thả lỏng hoặc đút túi ngực khi bắt tay.

Ở nhiều nơi, người ta không chào nhau bằng những cái xiết chặt tay. Chẳng hạn, ở các nước đạo Hồi, nam giới không bắt tay phụ nữ. Có những nước khi gặp nhau, hai bên chỉ cúi đầu chào, hai tay chắp trước ngực (Thái Lan) hoặc cúi khom người (Nhật), hôn xã giao vào trán (Nam Mỹ). Đặc biệt hơn, ở một số quốc gia như New Zealand, Polynesia, Grecland, người dân chào bằng cách cọ mũi vào nhau

H (st)
 
Nghệ thuật bẳt tay

Một cái bắt tay dứt khoát và mạnh mẽ gây ấn tượng với cả nam giới và nữ giới. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, có mối liên hệ mật thiết giữa những đặc trưng của cái bắt tay "tiêu chuẩn" (về thời gian, về độ chặt chẽ) với những ấn tượng tốt đẹp trong buổi đầu tiếp xúc.

Trong cuộc sống hiện đại, việc bắt tay khi gặp gỡ đã trở thành một thông lệ không thể thiếu. Tuy nhiên, không chỉ là một hành động đơn thuần, bắt tay đã gần như trở thành một tín hiệu báo hiệu cho đối tác biết về con người, cá tính và mức độ tự tin của bạn trước đối tác. Vậy bí quyết để có được một cái bắt tay hoàn hảo là gì? Hãy làm theo những lời khuyên sau của các chuyên gia:

Chủ động bắt tay trước


Bất cứ lúc nào, trong công việc, trong các cuộc phỏng vấn xin việc, bắt tay cũng là một nghi lễ không thể thiếu. Thông thường, một cái bắt tay đúng quy cách nên là một cái bắt tay chắc chắn, thể hiện sức mạnh, lòng nhiệt thành và sự chuyên nghiệp của bạn.

Bắt tay cũng thể hiện sự nồng nhiệt và thân thiện. Theo bác sĩ tâm lý, nhà tâm thần học nổi tiếng Nancy B.Irwin, thông thường những người đưa tay chủ động là người mạnh mẽ. Ở Mỹ, bắt tay trước còn cho thấy bạn là người cởi mở, tự tin và thú vị.



Đặt lòng bàn tay của bạn vào lòng bàn tay của đối tác

Ông Dale Webb và ông Pauline Winick, sáng lập viên đồng thời và giám đốc một trung tâm chuyên về nghi thức giao tiếp ở Mỹ lại nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quy cách bắt tay. Theo họ, khi bắt tay, bạn nên đưa tay ra với bàn tay duỗi thẳng và ngón tay cái hướng thẳng về phía trước.


Nắm chặt tay đối phương

Những cái bắt tay trông uể oải biểu lộ sự nhút nhát, rụt rè, mất tính chủ động, thậm chí trông rất thiếu thiện cảm đối với người khác, chẳng khác gì một thái độ giao tiếp miễn cưỡng và tất nhiên đối tác của bạn cảm thấy chán ngay từ lần gặp đầu tiên. Do đó, bạn nên tạo ấn tượng tốt đẹp cho đối tác bằng cái bắt tay với thái độ thiện chí và mạnh mẽ. Điều này đúng cả với phụ nữ, những người thường được coi là phái yếu.

Nhẹ nhàng với từng đối tượng

Khi bắt tay những người lớn tuổi hơn, bạn nên cẩn thận, không nên nắm quá chặt bởi những cái nắm tay quá chặt thường gây đau đớn cho đối tác. Ngay cả việc bắt tay quá nhanh và quá mạnh cũng thường gây nên những tổn thương tương tự. Nên nhớ, rất nhiều người có làn da nhạy cảm và dễ bị dị ứng, thậm chí có người xương còn bị yếu, do đó, khi bắt tay bạn cũng không nên lắc quá mạnh.

Đưa cả hai tay

Khi bắt tay bày tỏ lời chúc mừng ai đó, bạn nên đưa cả hai tay. Bởi theo lời khuyên của các chuyên gia, khi bắt tay và dùng cả hai tay bạn nắm chặt tay đối tác, bạn sẽ biểu lộ được với đối tác rằng bạn đang chia sẻ niềm vui, sự ấm cúng và niềm tự hào đối với họ. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng điều này, bởi đôi khi nó lại phản tác dụng, làm cho đối tác có cảm giác bị chế ngự và đe dọa. Tốt nhất hãy sử dụng cách này với những người thân quen hoặc bạn đã biết rõ.

Không phân biệt phái mạnh hay phái yếu

Trong môi trường làm việc hiện đại, cả phụ nữ và nam giới đều phải bắt tay. Do đó, tư tưởng người đàn ông phải chờ phụ nữ đưa tay ra bắt trước đã trở thành lỗi thời. Không nhất thiết phân biệt trước sau, nam nữ.

(Theo VTV)
 
Bạn cần đọc kĩ lại bài viết trên.

Còn nếu chưa rõ lắm thì mình thấy là đối với người trên, hoặc cấp trên thì mới bắt hai tay và hơi cúi người xuống một chút.
Còm bắt 1 tay thì là người ngang hàng, đồng nghiệp ngang cấp hoặc dưới cấp, hoặc đối tác trong công việc...Khi đó, bạn cần thể hiện tâm thế của bạn, thẳng nguòi, bắt tay dứt khoát, không rụt rè,...
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top