Ngày nay, không đổi mới nhận thức cũng coi như mù chữ

nvtho_ph

New member
Xu
0
Ngày nay, không đổi mới nhận thức cũng coi như mù chữ

Trình độ nhận thức thực tế khách quan của con người cũng bị giới hạn bởi điều kiện lịch sử. Có những điều mà ngày hôm nay cho là chân lý nhưng ngày mai lại bị nghi ngờ, thậm chí bị phủ định do có những phát minh, phát kiến mới, làm thay đổi hiểu biết của con người. Do đó nhận thức của con người phải luôn luôn đổi mới theo sự phát triển của xã hội, phát triển khoa học kỹ thuật, phát triển tri thức của loài người.

Nếu học xong mấy năm ở nhà trường ra mà đã thỏa mãn không tự học thêm, không đọc sách báo thường xuyên, không giao tiếp, giao lưu văn hóa với bạn bè thì hiểu biết không những không tăng mà còn mòn mỏi đi rất nhanh. Và chính những điều còn lại trong đầu cũng chưa chắc còn ý nghĩa gì. Một tỷ lệ nhất định trong đó đã trở nên cũ kỹ, lỗi thời.

Chân lý cũng là một phạm trù tương đối. Con người không thích nghi với thời cuộc, không thích nghi với tính biến động của thời đại trí tuệ thì sẽ không làm chủ được bản thân, không hòa hợp được với trào lưu tiến hóa của lịch sử. Vì vậy, không phải không có cơ sở khi nhà văn hóa Alvin Tofler đã nói như khẳng định tại một cuộc hội thảo lớn: Trong thời đại ngày nay, không đổi mới nhận thức coi như mù chữ.


Chân lý vốn giản đơn, nhận ra chân lý lại không đơn giản

Chân lý không gì khác là sự thật, là hiện thực khách quan. Chân lý vốn đơn giản như vậy thôi; chỉ có điều là nó tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con người. Nó chỉ bước vào nhận thức con người thông qua một quá trình tư duy nghiêm túc, đúng đắn.

Chân lý vốn giản đơn nhưng có phải ai cũng nhận ta được chân lý dễ dàng, đó là chưa kể không ít người hết lần này đến lần khác đã nắm trật chân lý, quay lưng với chân lý, thận chí đi ngược lại chân lý. Muốn nhận thức đúng chân lý, con người phải có tâm lành và chí vững, phải có phương pháp tư duy đúng và một tinh thần kiên trì, nhẫn nại. Ai không có những yếu tố đó, chân lý mãi mãi đứng ngoài nhận thức của họ.

Nhà đại văn hào Pháp Victo Huygo đã viết: "Chân lý chỉ xuất hiện trong chiều sâu của tư duy". Đúng như vậy, tư duy hời hợt sẽ không bao giờ bắt gặp chân lý.

Đừng mới thấy cây đã tưởng rừng

Trong cuộc sống, con người cần luôn luôn tỉnh táo, cẩn trọng; kết luận một điều gì, một vấn đề gì đều phải trên cơ sở có đầy đủ những cứ liệu và suy nghĩ kỹ càng. Đừng vội tư duy, phân tích, khẳng định khi chỉ mới quan sát sơ bộ, chỉ mới nghe qua đôi điều chung chung hoặc chỉ mới tấy hiện tượng bên ngoài.

Một cây chẳng làm nên rừng; một con chim én chẳng tạo được mùa xuân; gió nhẹ đâu phải là bão. Số lượng khi còn nhởn nhơ đếm được thì vẫn là số lượng; chỉ khi nào số lượng phát triển mạnh mẽ, ào ạt đến độ đến đáo, số lượng ấy mới có khả năng biến thành chất. Do vậy chớ nên mới thấy cây đã tưởng rừng, chỉ mới hắt hơi đã cho mình là ốm nặng. Một sự lầm tưởng, một sự ngộn nhận một sự cường điều bất cứ ở mức nào đều có khả năng dẫn đến những tư duy lệch lạc tiếp theo.

Câu thành ngữ người Anh "chớ mới thấy cây đã tưởng rừng" còn gợi ra một ý nhắc nhở là chớ nên làm những việc quá sức mình, chớ nên tính toán những công việc quá lớn khi lực còn yếu. Nhìn đúng sự thực, nhìn đúng bản chất... bao giờ cũng là tiền đề tốt cho mọi tư duy đúng đắn.


Trên đường trau dồi năng lực, không tiến là lùi

Học tập, trau dồi tiềm năng hiểu biết là công việc cần thiết, thường xuyên, suốt đời của tất cả mọi người. Trong thời đại mà mọi quốc gia đều nỗ lực phấn đấu xây dựng nền kinh tế tri thức - một nền kinh tế có năng suốt lao động vượt bậc, sản phẩm có hàm lượng chất xám cao thì việc học tập, học hỏi, rút kinh nghiệm để nâng cao trí tuệ là nghĩa vụ đối với cộng đồng, là trách nhiệm tự giác của mỗi người.

Trên đường trau dồi năng lực của thời đại mà khoa học kỹ thuật tiến nhanh như vũ bão thì việc ngưng học đồng nghĩa với việc tạo đà cho năng lực sút kém. Điều này rất dễ hiểu nếu ta nhìn thấy rõ khoảng cách giữa người ngừng học với người học liên tục, khoảng cách tụt hậu giữ mức hiểu biết của người dừng chân tại chỗ với kiến thức của nhân loại đang ngày càng chồng chất, đày ắp. Dừng lại sự học không chỉ có nghĩa là ngừng tiến mà chính là thụt lùi vì yêu cầu của công việc, của cuộc đời đối với mỗi con người ngày càng cao.

Việc học trong thời đại ngày nay tự như chạy theo thời gian. Dừng lại, để cho kim đồng hồ vượt lên có nghĩa là ta đã trở thành quá khứ. Cứ nhìn đồng hồ, ta có cảm giác như chỉ có tương lai và quá khứ mà không có hiện tại. Hãy hành động, hành động; đừng để cho thời gian trôi qua vô vị. Hãy học tập, học tập để trở thành những người có ích của đất nước.
Theo Thế giới mới
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top