rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Chúng ta từng nghe nói rằng "một cái bàn lộn xộn, một đầu óc lộn xộn." Nhiều cuốn sách nói với bạn rằng, sống ngăn nắp và sạch sẽ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần, sự thoả mãn trong cuộc sống và suy nghĩ tốt hơn.
Nhưng nó có đúng không? Sống trong một môi trường ngăn nắp - ở cơ quan hoặc ở nhà - cải thiện cuộc sống của chúng ta? Hoá ra nó phụ thuộc vào việc chúng ta đang cố gắng làm gì. Nói ngắn gọn, môi trường sống ngăn nắp thúc đẩy chúng ta gắn bó với những quy tắc xã hội, như trở nên rộng lượng hoặc ăn uống lành mạnh (vi dụ, ăn táo thay vì ăn kẹo). Và thật dễ dàng để nhận thấy những sự lựa chọn như vậy có thể nâng cao sự thoả mãn của chúng ta. Tuy nhiên, những môi trường sống lộn xộn cũng có những lợi ích của nó. Ví dụ, sự lộn xộn khuyến khích một thái độ sáng tạo.
Trong một bài báo được xuất bản tháng này trên tờ Psychological Science, nhà tâm lý Kathleen Vohs và các cộng sự của bà đã kiểm tra về môi trường sống ngăn nắp và lộn xộn đã thay đổi lối suy nghĩ và hành vi của chúng ta như thế nào. Họ đã tiến hành một bài kiểm tra đơn giản. Họ trả tiền cho những tình nguyện viên trả lời một loạt bảng câu hỏi ở một không gian làm việc hoặc là ngăn nắp, hoặc là lộn xộn - cái đầu thì gọn gàng và sạch sẽ, cái sau thì có nhiều giấy tờ rơi vãi khắp nơi. Khi đang ở nơi làm việc, các tình nguyện viên được cho biết khu vực mà họ tham gia nghiên cứu được trông nom bởi một tổ chức từ thiện cung cấp sách và đồ chơi cho trẻ em. Câu hỏi là, những tình nguyện viên có quyên góp tiền cho hội từ thiện không? Những người ở trong môi trường sạch sẽ đã hào phóng hơn khi tặng tiền. Họ cũng có nhiều khả năng chọn một trái táo hơn là một thanh kẹo khi được tặng quà vì đã tham gia nghiên cứu.
Nhưng, câu chuyện không đơn giản rằng gọn gàng thì tốt và bữa bãi thì xấu. Trong nghiên cứu khác, Vohs và nhóm nghiên cứu của bà yêu cầu mọi người ngồi trong một căn phòng hoặc gọn gàng hoặc lộn xộn khi họ đang thực hiện một nhiệm vụ được thiết kế để chạm vào sự sáng tạo. Mọi người được yêu cầu tưởng tượng về một công ty muốn tạo ra một ứng dụng mới cho những trái bóng bàn do công ty sản xuất. Những người tham gia phải nghĩ ra những cách sử dụng khác cho quả bóng bàn. Những người ngồi trong căn phòng lộn xộn không chỉ nghĩ ra được nhiều cách sử dụng hơn cho quả bóng bàn so với người ngồi trong phòng ngăn nắp mà những cách sử dụng của người ở phòng lộn xộn nghĩ ra có xu hướng sáng tạo hơn. Quan điểm ở đây là một môi trường lộn xộn truyền cảm hứng cho chúng ta thoát khỏi tính trật tự và lệ thường - để suy nghĩ sáng tạo.
Như vậy, không phải những môi trường lộn xộn là xấu hoặc khuyến khích hành vi sai lạc. Một môi trường gọn gàng, ngăn nắp có thể hướng con người đến truyền thống và lệ thường, thúc đẩy những sự lựa chọn lành mạnh và hành vi hào phóng. Nhưng khi mục đích của bạn là suy nghĩ sáng tạo và thoát ra khỏi những lệ thường thì một cái bàn lộn xộn có thể giúp bạn. Chìa khoá là biết làm thế nào để sử dụng môi trường của bạn để suy nghĩ tốt hơn.
Nguồn
Cluttered or Orderly? Our Surroundings Shape Our Thinking
Physical disorder prompts creative thinking
Published on August 14, 2013 by Sian Beilock, Ph.D. in Choke
PsychologyToday
Nhưng nó có đúng không? Sống trong một môi trường ngăn nắp - ở cơ quan hoặc ở nhà - cải thiện cuộc sống của chúng ta? Hoá ra nó phụ thuộc vào việc chúng ta đang cố gắng làm gì. Nói ngắn gọn, môi trường sống ngăn nắp thúc đẩy chúng ta gắn bó với những quy tắc xã hội, như trở nên rộng lượng hoặc ăn uống lành mạnh (vi dụ, ăn táo thay vì ăn kẹo). Và thật dễ dàng để nhận thấy những sự lựa chọn như vậy có thể nâng cao sự thoả mãn của chúng ta. Tuy nhiên, những môi trường sống lộn xộn cũng có những lợi ích của nó. Ví dụ, sự lộn xộn khuyến khích một thái độ sáng tạo.
Trong một bài báo được xuất bản tháng này trên tờ Psychological Science, nhà tâm lý Kathleen Vohs và các cộng sự của bà đã kiểm tra về môi trường sống ngăn nắp và lộn xộn đã thay đổi lối suy nghĩ và hành vi của chúng ta như thế nào. Họ đã tiến hành một bài kiểm tra đơn giản. Họ trả tiền cho những tình nguyện viên trả lời một loạt bảng câu hỏi ở một không gian làm việc hoặc là ngăn nắp, hoặc là lộn xộn - cái đầu thì gọn gàng và sạch sẽ, cái sau thì có nhiều giấy tờ rơi vãi khắp nơi. Khi đang ở nơi làm việc, các tình nguyện viên được cho biết khu vực mà họ tham gia nghiên cứu được trông nom bởi một tổ chức từ thiện cung cấp sách và đồ chơi cho trẻ em. Câu hỏi là, những tình nguyện viên có quyên góp tiền cho hội từ thiện không? Những người ở trong môi trường sạch sẽ đã hào phóng hơn khi tặng tiền. Họ cũng có nhiều khả năng chọn một trái táo hơn là một thanh kẹo khi được tặng quà vì đã tham gia nghiên cứu.
Nhưng, câu chuyện không đơn giản rằng gọn gàng thì tốt và bữa bãi thì xấu. Trong nghiên cứu khác, Vohs và nhóm nghiên cứu của bà yêu cầu mọi người ngồi trong một căn phòng hoặc gọn gàng hoặc lộn xộn khi họ đang thực hiện một nhiệm vụ được thiết kế để chạm vào sự sáng tạo. Mọi người được yêu cầu tưởng tượng về một công ty muốn tạo ra một ứng dụng mới cho những trái bóng bàn do công ty sản xuất. Những người tham gia phải nghĩ ra những cách sử dụng khác cho quả bóng bàn. Những người ngồi trong căn phòng lộn xộn không chỉ nghĩ ra được nhiều cách sử dụng hơn cho quả bóng bàn so với người ngồi trong phòng ngăn nắp mà những cách sử dụng của người ở phòng lộn xộn nghĩ ra có xu hướng sáng tạo hơn. Quan điểm ở đây là một môi trường lộn xộn truyền cảm hứng cho chúng ta thoát khỏi tính trật tự và lệ thường - để suy nghĩ sáng tạo.
Như vậy, không phải những môi trường lộn xộn là xấu hoặc khuyến khích hành vi sai lạc. Một môi trường gọn gàng, ngăn nắp có thể hướng con người đến truyền thống và lệ thường, thúc đẩy những sự lựa chọn lành mạnh và hành vi hào phóng. Nhưng khi mục đích của bạn là suy nghĩ sáng tạo và thoát ra khỏi những lệ thường thì một cái bàn lộn xộn có thể giúp bạn. Chìa khoá là biết làm thế nào để sử dụng môi trường của bạn để suy nghĩ tốt hơn.
Nguồn
Cluttered or Orderly? Our Surroundings Shape Our Thinking
Physical disorder prompts creative thinking
Published on August 14, 2013 by Sian Beilock, Ph.D. in Choke
PsychologyToday