Nêu mục tiêu, động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa?

  • Thread starter Thread starter HuyNam
  • Ngày gửi Ngày gửi
H

HuyNam

Guest
Nêu mục tiêu, động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa?

- Mục tiêu cuối cùng của cách mạng xã hội chủ nghĩa đã được những nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học khẳng định là giải phóng giai cấp bị áp bức, bóc lột, các dân tộc bị nô dịch, đồng thời giải phóng xã hội ra khỏi sự trì tuệ để tiếp tục phát triển trên con đường tiến bộ, văn minh.

Mỗi giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa có những mục tiêu riêng cụ thể, như:

+ Ở giai đoạn thứ nhất, mục tiêu của cách mạng là giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
+Ở giai đoạn thứ hai, mục tiêu của cách mạng là “ xóa bỏ chế độ ngừơi bóc lột người… nhằm đưa lại đời sống ấm no cho toàn dân” ( C.Mác và PhĂngghen: toàn tập, Nxb. CTQG,H.2002,T.4,TR.628.).

- Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng tất cả những ngừơi lao động và do chính những người lao động thực hiện dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đảng của giai cấp công nhân.

Cụ thể:

+ Giai cấp công nhân là động lực chủ yếu và là lực lượng lãnh đạo cách mạng. Đây là yếu tố hàng đầu đảm bảo cho cách mạng thắng lợi.

+ Giai cấp nông nhân là động lực cơ bản của cách mạng. Sự tham gia của nông dân có ý nghĩa khẳng định và tăng cường vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, tạo sức mạnh to lớn cho cách mạng, làm suy yếu lực lượng phản cách mạng.

Ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển, giai cấp công nhân chiếm tỷ lệ cao trong xã hội thì nông dân là lực lượng hết sức to lớn của cách mạng.

+ Trí thức là một bộ phận tiêu biểu cho trí tuệ đất nước, có khả năng tiếp cận với những thành tựu khoa học mới nhất của thời đại. Do vậy, trí thức cũng có vai trò hết sức to lớn và là một lực lượng quan trọng của cách mạng.

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “ Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và tri thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội”- Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ IX,Nxb.CTQG, H.2001, tr.86.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top