Nên có trường ‘đặc biệt’ cho nữ sinh đánh nhau

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Nên có trường ‘đặc biệt’ cho nữ sinh đánh nhau


Liên quan đến hiện tượng liên tiếp nữ sinh đánh nhau, quay clip đưa lên mạng internet, thời gian gần đây, nhiều chuyên gia giáo dục, xã hội học cho rằng, nữ sinh đang bị “nam hóa” và cần trường riêng cho những đối tượng này.

ImageHandler.ashx



Nữ sinh đánh hội đồng bạn tại Quảng Ninh. Ảnh chụp từ video. .

Nữ giới bị "nam hóa"


Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Như Mai, chuyên gia xã hội học, cho rằng, hiện nay, tỷ lệ học sinh, sinh viên phạm tội hình sự ngày càng tăng, trong đó có các nữ sinh.

Theo TS Mai, nhiều nữ sinh đang bị “nam hóa”, một phần do tác động của phim ảnh, game, mạng internet… Trên phim, người ta dễ dàng thấy những nhân vật nữ anh hùng. Bởi vậy, với nhiều bạn nữ, bây giờ, “tiêu chuẩn” không còn là “yểu điệu, thục nữ, đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên”, không cần học giỏi, chỉ cần xinh - điệu - ăn chơi, có “chất” thủ lĩnh của nhóm.

Cộng với sự “hỗ trợ” của công nghệ (ăn chơi thì điện thoại xịn), nhiều vụ nữ sinh đánh hội đồng, giải quyết mâu thuẫn bằng chân tay như nam sinh, xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng internet. Thậm chí, có những trường hợp nữ sinh còn dựng lên kịch bản đánh nhau rồi quay clip để khoe “đẳng cấp”.

Theo TS Mai, nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng bạo lực trong nữ sinh, nhưng chủ yếu là sự biến đổi những giá trị văn hóa và định hướng giá trị.

Nếu sự biến đổi giá trị và định hướng giá trị (các giá trị nhân văn, quan hệ xã hội truyền thống...) bị suy giảm, giá trị vật chất lên ngôi, chi phối các mối quan hệ xã hội, làm suy giảm niềm tin, biến đổi những chuẩn mực xã hội về giới..., sẽ ảnh hưởng tới vị thành niên, đặc biệt là vị thành niên nữ.

Trong khi đó, việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, ứng xử trong gia đình, ở trường học, nơi công cộng chưa được quan tâm đúng mức. Trên lớp học, đa phần các thầy cô chỉ truyền đạt, giảng dạy kiến thức, phần rèn đạo đức, định hướng kỹ năng, lối sống còn mang tính hình thức.
Một nguyên nhân nữa là do người lớn. Khi thấy nữ sinh đánh nhau, nhiều khi người lớn không can ngăn, trong đó có tâm lý “không phải việc của mình, tránh cho đỡ phức tạp”. Điều đó góp phần tạo điều kiện cho không ít nữ sinh “hoành hành” ngay nơi công cộng.

Điều trị

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Như Mai cho rằng, việc giải quyết vấn đề bạo lực học đường, trong đó có nữ sinh đánh nhau, phải kết hợp cả giải pháp vĩ mô và vi mô, lâu dài và trước mắt…
Theo đó, cần thường xuyên tuyên truyền bằng các tấm gương, điển hình phù hợp với cách nhìn của giới trẻ. Nhà trường cần chú trọng giáo dục đạo đức bằng hình thức thích hợp. Đặc biệt, nhà trường cần có cuộc cách mạng về giáo dục, trong đó phải tiến hành sớm việc giáo dục kỹ năng sống cho nữ sinh.

Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể phát hành sách về giáo dục kỹ năng sống, nhưng không coi như môn học mà khuyến khích các em dưới nhiều hình thức.

Phía gia đình cũng cần duy trì văn hóa dòng họ, tránh bất hòa, bạo lực... Gia đình ổn định là điều kiện quan trọng để các em trưởng thành và phát triển về trí đức. Sự kết hợp giữa xã hội, nhà trường và gia đình trong việc giáo dục trẻ em là rất cần thiết.

Nên có trường riêng cho nữ sinh cá biệt

* Thầy Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội):

Xem những clip nữ sinh đánh nhau, lột áo của bạn trên mạng mấy ngày gần đây, tôi thấy báo động vì số lượng ngày càng nhiều. Ngoài ra, không giống những lần trước, việc đánh nhau của nữ sinh vừa qua có tổ chức. Theo tôi, tình trạng này cần phải chấm dứt.

Hiện nay, giáo dục làm người còn có phần nhẹ nhàng, trong khi học thì nặng nề. Môn giáo dục công dân mang danh là dạy làm người nhưng thực chất là dạy những lí thuyết cao siêu chứ không phải điều thiết thực. Đó chỉ là những bài đọc khô khan, đọc đầu đề cũng đã chết khiếp rồi. Những bài học làm một con người hiền lành, đúng nghĩa thì chưa có.

Bên cạnh đó, vấn đề xử lí còn quá nhẹ. Đánh bạn dã man như vậy mà nhà trường chỉ đuổi học ba ngày hoặc hai tháng rồi được hưởng “án treo”.

Nếu không xử đúng và nặng, không thể ngăn chặn được các vụ việc dã man. Chúng ta xử “án treo”, hạ một bậc hạnh kiểm để cứu vớt, nương nhẹ với những học sinh phạm lỗi, theo tôi, lại không cứu vớt toàn thể các học sinh còn lại.

Tôi kiến nghị, nên mở một trường dành cho những học sinh “đặc biệt” này. Học sinh bị khuyết điểm có thể bị đuổi hai tháng thì cho vào trường này học nội trú, nộp tiền nhiều hơn, được học những môn chủ yếu buổi sáng và buổi chiều đi lao động, chủ nhật được về nhà. Nếu học sinh đó trong một hay hai tuần mà có biếu hiện tiến bộ, có chứng nhận của hiệu trưởng thì có thể ra khỏi trường.

Chỉ có cách kỉ luật nghiêm khắc, tiền học trong trường đặc biệt này nhiều hơn, mới có thể cứu vớt được những học sinh này.

Dạy nữ sinh cách kêu cứu khi bị tấn công


Thầy Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội):

Nhìn thấy những cảnh đánh nhau trên mạng tôi thấy thực sự buồn. Những việc này cứ lặp đi lặp lại và tồi tệ hơn. Con gái đánh nhau, lột áo của nhau thì đúng là đáng xấu hổ và không có liêm sỉ.

Theo tôi, vấn đề giáo dục chưa thực sự ngấm vào giới trẻ, giáo dục giới tính với nữ sinh chưa chín để các em nhận thức những trận đánh nhau này là đáng xấu hổ.

Tôi thấy các em bị đánh không tố cáo, không chạy mà cứ để bạn đánh, chứng tỏ các em chưa có khả năng ứng phó trong cuộc sống.

Các gia đình nên có ý thức giáo dục, không được chủ quan, nói một lần chưa đủ thì phải nói nhiều lần. Cần dạy cho các em khả năng xem xét và biết né tránh, kêu cứu khi bị tấn công.

Nhà trường cần phải tiếp tục dạy về kĩ năng sống, dạy cho học sinh những giá trị sống như yêu thương, tôn trọng nhau - những cái giá trị nhất thì chưa được ngấm vào mỗi học sinh.




Theo TPO.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top