NaF - Thuốc chữa sâu răng.

ong noi loc

New member
Xu
26
4514.jpeg

Tác dụng

Thành phần NaF trong gel sau khi tiếp súc với nước bọt giải phóng ra ion Fluor có tác dụng:
- Fluor ngấm vào men răng và biến hydroxy apatit của men răng thành Fluoapatit, giúp men răng giảm tính hòa tan với acide, làm giảm sâu răng.
- Fluor có tác dụng ức chế enzyme của vi khuẩn: Ngăn chặn hình thành mảng bám răng do không hình thành được polysarcharide tổng hợp như Dextra, Levance rất cần cho mảng bám.
- Fluor có tác dụng ức chế vi khuẩn gây sâu răng nhất là Streptococcus mutans.
- Fluor làm tăng nhanh tốc độ tái khoáng hóa của men răng, dẫn tới giảm sâu răng. Nhờ sự có mặt của các ion Fluor tự do có khả năng di chuyển vào các vùng bị hủy khoáng, sự di chuyển của nó kéo theo sự di chuyển của các ion Canxi, Photpho..vào các vùng hủy khoáng và tái khoáng hóa các vùng này.
- Fluor làm giảm ê buốt răng thông qua: Fluor làm tăng tái khoáng hóa men răng và làm bịt kín ống ngà, dẫn tới giảm ê buốt răng. Fluor có tác dụng giảm sinh acide, làm giảm yếu tố kích thích lên răng.
Dùng trong các trường hợp:
1. Phòng và kiểm soát sâu răng cho người có nguy cơ sâu răng cao:
- Mang khí cụ chỉnh nha
- Mang hàm giả tháo lắp hoặc cố định
- Lưu lượng nước bọt không đủ hoặc giảm tiết nước bọt do (dùng thuốc, xạ trị, bệnh toàn thân, người già..).
- Răng có rãnh trũng sâu, có dấu hiệu mới chớm sâu, có từ 1- 3 xoang sâu, miếng trám răng sâu ≥ 3 năm .
- Lộ chân răng do (bệnh nha chu, phục hình, người già..).
- Răng khấp khểnh, lệch lạc khó khăn cho vệ sinh và làm sạch.
- Thường xuyên ăn vặt (trên 3 lần / ngày giữa các bữa ăn chính).
- Mảng bám nhiều thấy được trên răng, số lượng vi khuẩn MS và LB trung bình hoặc cao.
- Cố định răng và hàm sau chấn thương, phẫu thuật vùng hàm mặt.
- Người già, người khuyết tật, bệnh nhân sau tai biến không tự vệ sinh răng miệng được.
- Người tiểu đường, hở van tâm vị, bệnh trào ngược dịch vị dạ dày, làm việc trong môi trường tiếp xúc thường xuyên với acide hoặc hàm lượng Clo cao.
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
- vận động viên bơi lội
2. Răng nhậy cảm, ê buốt:
- Mòn mặt nhai, mòn cổ răng, hở cổ và chân răng do bệnh nha chu hoặc tuổi tác.
- Sau lấy cao răng, hàn răng và cổ răng, mài cùi răng giả.
- Sau tẩy trắng răng.
- Thiểu sản men răng, men có nhiều đường rạn nứt.
3. Răng có độ cứng kém:
- Người có răng vỡ, rạn nứt hoặc gẫy không do chấn thương.
- Có nhiều răng bị mòn.
Liều lượng và cách dùng
- Cách dùng: Áp gel lên răng bằng bàn chải hoặc khay (AMFLUOR TRAY). Giữ cho gel tiếp xúc với bề mặt men răng trong 2-4 phút.
- Liều dùng:
+ Lượng gel được lấy cho mỗi lần chải răng tương đương với lượng kem chải răng hàng ngày (0,5-0,7g), với trẻ em lượng gel lấy ít hơn (tương đương với hạt đậu). Lượng gel cho mỗi lần áp khay được lấy là 2ml hoặc cách mép trên của khay 2mm.
+ Áp khay mang gel hoặc chải răng với gel một tới hai lần mỗi ngày trong thời gian 2-4 phút. Mỗi đợt dùng 5-7 ngày. Mỗi năm dùng 2-4 đợt.
Lưu ý khi dùng thuốc

  1. 1. Hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ trước khi dùng trong các trường hợp:
- Những người có tiền sử dị ứng với kem chải răng có Fluor.
- Đang điều trị răng miệng bằng các biện pháp có sử dụng fluor.

  1. 2. Trước khi dùng thuốc, chú ý:
- Dùng đúng theo liều chỉ định.
- Trẻ em dùng thuốc theo hướng dẫn của người lớn.
- Không dùng thuốc bị đổi mầu
- Chỉ dùng thuốc này để chải răng

  1. 3. Trong và sau khi dùng thuốc.:
- Không được nuốt khi chải răng hoặc áp khay mang thuốc.
- Không ăn nhai ít nhất 30 phút sau khi chải hoặc áp gel.
- Nếu thuốc gây xung huyết miệng, ngứa, sưng hoặc các triệu chứng khác, ngưng dùng và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.


  1. [*=right]trích google.






 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top