Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Gần đây, có tín hiệu cho thấy một số cơ sở kinh doanh bằng cấp của Mỹ vào VN để tuyển sinh. Đã có ít nhất 21 cơ sở kinh doanh bằng cấp dỏm (tiếng Anh gọi là “diploma mill” - hãng sản xuất bằng cấp) đang có mặt ở Việt Nam tích cực tuyển sinh.
Ảnh chụp màn hình website ĐHQG Hà Nội sáng 30/7.Ảnh: VNN.
Theo bài báo được đăng ngày 10/4/2007 này thì: "... mỗi khoá học diễn ra trong 16 tháng, tại Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHQGHN. Suốt khoá học, học viên phải học 11 môn và làm khoá luận tốt nghiệp cuối khoá. Chương trình do các giảng viên quốc tế và trong nước cùng phối hợp giảng dạy. Kết thúc khoá học, các học viên được phía Trường Đại học Quản trị Kinh doanh - Đại học Irvine (Hoa Kỳ) cấp bằng.
Có 43/45 học viên tham gia khoá học đã được trao bằng tốt nghiệp đợt này. Các học viên đều đang giữ những chức vụ cao trong nhiều tập đoàn, tổng công ty hoặc các công ty lớn tại Việt Nam.
Tính tới nay, chương trình đã tuyển sinh được 4 khoá với gần 160 học viên theo học".
Các cơ sở kinh doanh này xuất hiện dưới danh xưng “university” (đại học), nên dễ gây hiểu lầm cho những người chưa quen với hệ thống đại học Mỹ. Các cơ sở kinh doanh này thấy được nỗi khát khao có bằng nước ngoài của người Việt, và lợi dụng tình trạng thiếu thông tin để kiếm chác.
Đối với họ, việc in ra một tờ giấy làm học vị thạc sĩ, thậm chí tiến sĩ là điều quá dễ dàng vì họ chỉ quan tâm đến đồng tiền.
Chẳng những thế, một vài cơ sở kinh doanh bằng cấp còn liên kết với đại học VN để đào tạo sau đại học.
Qua Tuổi Trẻ gần đây, chúng ta biết rằng một phó bí thư tỉnh ủy đã được cơ sở kinh doanh có tên là Irvine University cấp bằng thạc sĩ quản trị danh dự.
Tôi đã kiểm tra và biết Irvine University nằm trong danh sách cơ sở kinh doanh bằng cấp, và không được giới chức giáo dục Mỹ công nhận là trường đại học.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là Irvine University đã liên kết với Đại học Quốc gia Hà Nội đào tạo thạc sĩ!
Bản tin của Đại học Quốc gia Hà Nội: “43 học viên được trao bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh quốc tế” còn tuyên bố đây là “một trong những chương trình liên kết đào tạo có uy tín tại Việt Nam”!
Thật khó tưởng tượng nổi một cơ sở kinh doanh bằng cấp dỏm liên kết với một đại học hàng đầu và mang danh nghĩa quốc gia để đào tạo thạc sĩ!
Chiều 27-7, GS.TS Vũ Minh Giang, phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết: “Chương trình liên kết đào tạo giữa Khoa quản trị kinh doanh ĐH Quốc gia Hà Nội và Trường ĐH Irvine đã được thực hiện theo nguyên tắc phía đối tác nước ngoài chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình đào tạo và cấp bằng. Nhưng chương trình đã chấm dứt hoạt động từ năm 2008”.
Theo ông Giang, từ năm 2008 ĐH Quốc gia Hà Nội có chủ trương chỉ thực hiện liên kết đào tạo đối với các đối tác là các cơ sở đào tạo của nước ngoài phải nằm trong top 200 (theo bảng xếp hạng của Webometrics). ĐH Quốc gia Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị thành viên rà soát các chương trình và đối tác liên kết đào tạo. Những đối tác nào không đủ điều kiện, trong đó có Trường ĐH Irvine, đã được ĐH Quốc gia Hà Nội yêu cầu chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo.
Thông tin từ Khoa quản trị kinh doanh cho biết trong thời gian liên kết giữa khoa và Trường ĐH Irvine, hai bên đã thực hiện 10 khóa đào tạo thạc sĩ với khoảng 300 học viên. Tuy nhiên, đại diện Khoa quản trị kinh doanh cho hay chưa thống kê được chính xác bao nhiêu học viên đã được nhận bằng thạc sĩ.
Ảnh chụp màn hình website ĐHQG Hà Nội sáng 30/7.Ảnh: VNN.
Theo bài báo được đăng ngày 10/4/2007 này thì: "... mỗi khoá học diễn ra trong 16 tháng, tại Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHQGHN. Suốt khoá học, học viên phải học 11 môn và làm khoá luận tốt nghiệp cuối khoá. Chương trình do các giảng viên quốc tế và trong nước cùng phối hợp giảng dạy. Kết thúc khoá học, các học viên được phía Trường Đại học Quản trị Kinh doanh - Đại học Irvine (Hoa Kỳ) cấp bằng.
Có 43/45 học viên tham gia khoá học đã được trao bằng tốt nghiệp đợt này. Các học viên đều đang giữ những chức vụ cao trong nhiều tập đoàn, tổng công ty hoặc các công ty lớn tại Việt Nam.
Tính tới nay, chương trình đã tuyển sinh được 4 khoá với gần 160 học viên theo học".
Các cơ sở kinh doanh này xuất hiện dưới danh xưng “university” (đại học), nên dễ gây hiểu lầm cho những người chưa quen với hệ thống đại học Mỹ. Các cơ sở kinh doanh này thấy được nỗi khát khao có bằng nước ngoài của người Việt, và lợi dụng tình trạng thiếu thông tin để kiếm chác.
Đối với họ, việc in ra một tờ giấy làm học vị thạc sĩ, thậm chí tiến sĩ là điều quá dễ dàng vì họ chỉ quan tâm đến đồng tiền.
Chẳng những thế, một vài cơ sở kinh doanh bằng cấp còn liên kết với đại học VN để đào tạo sau đại học.
Qua Tuổi Trẻ gần đây, chúng ta biết rằng một phó bí thư tỉnh ủy đã được cơ sở kinh doanh có tên là Irvine University cấp bằng thạc sĩ quản trị danh dự.
Tôi đã kiểm tra và biết Irvine University nằm trong danh sách cơ sở kinh doanh bằng cấp, và không được giới chức giáo dục Mỹ công nhận là trường đại học.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là Irvine University đã liên kết với Đại học Quốc gia Hà Nội đào tạo thạc sĩ!
Bản tin của Đại học Quốc gia Hà Nội: “43 học viên được trao bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh quốc tế” còn tuyên bố đây là “một trong những chương trình liên kết đào tạo có uy tín tại Việt Nam”!
Thật khó tưởng tượng nổi một cơ sở kinh doanh bằng cấp dỏm liên kết với một đại học hàng đầu và mang danh nghĩa quốc gia để đào tạo thạc sĩ!
Liên kết với ĐH Irvine chấm dứt từ năm 2008
Chiều 27-7, GS.TS Vũ Minh Giang, phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết: “Chương trình liên kết đào tạo giữa Khoa quản trị kinh doanh ĐH Quốc gia Hà Nội và Trường ĐH Irvine đã được thực hiện theo nguyên tắc phía đối tác nước ngoài chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình đào tạo và cấp bằng. Nhưng chương trình đã chấm dứt hoạt động từ năm 2008”.
Theo ông Giang, từ năm 2008 ĐH Quốc gia Hà Nội có chủ trương chỉ thực hiện liên kết đào tạo đối với các đối tác là các cơ sở đào tạo của nước ngoài phải nằm trong top 200 (theo bảng xếp hạng của Webometrics). ĐH Quốc gia Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị thành viên rà soát các chương trình và đối tác liên kết đào tạo. Những đối tác nào không đủ điều kiện, trong đó có Trường ĐH Irvine, đã được ĐH Quốc gia Hà Nội yêu cầu chấm dứt hoạt động liên kết đào tạo.
Thông tin từ Khoa quản trị kinh doanh cho biết trong thời gian liên kết giữa khoa và Trường ĐH Irvine, hai bên đã thực hiện 10 khóa đào tạo thạc sĩ với khoảng 300 học viên. Tuy nhiên, đại diện Khoa quản trị kinh doanh cho hay chưa thống kê được chính xác bao nhiêu học viên đã được nhận bằng thạc sĩ.
- Theo Báo Tuổi trẻ