Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Múa Ngoắt Ngoe của xứ Mường
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="dream_high" data-source="post: 103120" data-attributes="member: 99768"><p style="text-align: center"><strong>Múa Ngoắt Ngoe của xứ Mường</strong></p><p></p><p> (LV) - Trước dòng chảy của cuộc sống hiện đại, cộng đồng người Mường ở huyện Yên Lập (Phú Thọ) vẫn miệt mài với những công việc thủ công truyền thống như dệt vải, đan lát, ươm tơ...Thế nhưng, đằng sau cái bộn bề lo toan ấy, đồng bào vẫn có lời ru giang và điệu múa Ngoắt Ngoe trầm bổng mà thấm đượm sắc màu huyền thoại.</p><p></p><p> </p><p> <p style="text-align: center"><img src="https://langvietonline.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=95607" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p> <p style="text-align: center"></p><p></p><p> Trai gái Mường đang múa ngoắt ngoe. </p><p></p><p>Từ một tích truyện huyền thoại</p><p> </p><p> Thật may cho chúng tôi, khi lên huyện Yên Lập công tác lại được vào thăm nhà ông Nguyễn Đình Thưởng, dân tộc Mường, một trong những “đệ nhất” dẫn lời ru giang và dạy múa Ngoắt Ngoe của khu 2, xã Ngọc Đồng. Ông Thưởng năm nay đã bước vào tuổi 55, nhưng cái ngữ điệu ở giọng nói của ông vẫn trẻ trung, cuốn hút người nghe qua những câu chuyện có từ thời...“Đẻ đất, đẻ nước”.</p><p> </p><p> Ông Thưởng kể: Điệu múa Ngoắt Ngoe bắt nguồn từ một huyền thoại truyền miệng trong dân gian. Vào cái đêm trăng sáng thuở xa xưa, người Mường chúng tôi phát hiện ra đứa bé gái đang nằm thiêm thiếp trên đống lá rừng. Thế rồi, già bế vội đứa bé về nhà nuôi và gọi là nàng Ngoắt Ngoe. Hằng ngày trên môi cô bé luôn hiện hữu nụ cười tươi rói. Nụ cười ấy đã đem lại cho dân làng những mùa màng bội thu, không bị thiên tai, bão lũ hoành hành. Nhưng bỗng vào một đêm sáng trăng vằng vặc, nàng Ngoắt Ngoe sau khi đứng dậy cùng dân làng múa hát rồi xin phép bố mẹ nuôi trở về trời. Trước khi đi nàng dặn, sau này nếu muốn gặp nàng thì cứ vào ngày rằm Trung thu hàng năm, bà con hãy sắm sửa lễ vật gồm 1 bộ váy áo, gương, lược, vòng xuyến cùng với lời ru giang của một người khéo ăn, khéo nói là nàng sẽ về hoá thân vào hình tượng để cùng vui múa với dân bản. Đồng thời, khi nàng trở về sẽ trả lời tất cả các câu hỏi của mọi người bằng cách gật đầu. Sự tài giỏi và ngoan đạo của nàng Ngoắt Ngoe huyền thoại đã làm cho dân tộc chúng tôi sáng tác ra nhiều câu hát ru giang, nhiều điệu múa nồng say...</p><p> </p><p> Đến ước vọng của con cháu muôn đời</p><p> </p><p> Cho đến nay, người Mường cũng chưa biết chính xác lời ru giang và điệu múa Ngoắt Ngoe có từ bao giờ. Nhưng, ngoài câu chuyện huyền thoại về nàng Ngoắt Ngoe thì có một điều chắc chắn là những làn điệu này đã được hình thành và phát triển từ trong lao động sản xuất, nhằm làm vơi đi nỗi vất vả nhọc nhằn, gắn kết cộng đồng thôn bản. Lời ru và điệu múa luôn song hành với những buồn vui, trăn trở và ước mơ, khát vọng của bà con dân tộc Mường nơi đây.</p><p> </p><p> Ông Đinh Văn Hội, Bí thư Chi bộ khu 2 cho biết: Lời ru giang và điệu múa Ngoắt Ngoe thường được bà con thể hiện vào những đêm trăng rằm. Nhạc cụ được sử dụng là nhị, đàn, chiêng, trống... Người múa Ngoắt Ngoe luôn làm động tác khoa rộng tay, chân bước nhẹ nhàng, người đảo phóng khoáng, khuôn mặt lúc nào cũng phải thể hiện được niềm vui, niềm phấn khích. Động tác đặc biệt nhất của điệu múa này chính là lúc họ quay thành một vòng tròn lả lướt đầy vẻ hạnh phúc. Mỗi buổi biểu diễn chỉ tầm 30 phút, nhưng bà con phải chuẩn bị rất lâu và khá nhiều các đạo cụ như: 1 cây thang 9 bậc, một cổng trời với rừng mía ngọt để đón nàng Ngoắt Ngoe xuống chơi...”.</p><p> </p><p> Chị Vũ Thị Xuân Hạnh, cán bộ Phòng Văn hoá huyện Yên Lập giải thích thêm: “Lời ru giang và điệu múa Ngoắt Ngoe còn khơi gợi những cảm xúc về tình yêu đôi lứa, yêu làng bản, yêu con nước, mảnh rừng... Chính vì thế, huyện quyết định đem lời ru giang và điệu múa Ngoắt Ngoe đến biểu diễn tại trại văn hoá ở Lễ hội Đền Hùng để quảng bá trước du khách thập phương.</p><p> </p><p> Trải qua quá trình hình thành và phát triển, lời ru giang cùng điệu múa Ngoắt Ngoe vẫn được những thế hệ người Mường ở Yên Lập bảo tồn, gọt dũa, chắt lọc. Lời ru thường êm dịu theo những điệu múa uyển chuyển và hoà vào tiếng cồng, tiếng chiêng, ngân vang từ mường này sang mường khác theo ánh trăng rằm vằng vặc...</p><p> </p><p style="text-align: right">N.M.T (Nguồn Baodantoc)</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="dream_high, post: 103120, member: 99768"] [CENTER][B]Múa Ngoắt Ngoe của xứ Mường[/B][/CENTER] (LV) - Trước dòng chảy của cuộc sống hiện đại, cộng đồng người Mường ở huyện Yên Lập (Phú Thọ) vẫn miệt mài với những công việc thủ công truyền thống như dệt vải, đan lát, ươm tơ...Thế nhưng, đằng sau cái bộn bề lo toan ấy, đồng bào vẫn có lời ru giang và điệu múa Ngoắt Ngoe trầm bổng mà thấm đượm sắc màu huyền thoại. [CENTER][IMG]https://langvietonline.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=95607[/IMG] [/CENTER] Trai gái Mường đang múa ngoắt ngoe. Từ một tích truyện huyền thoại Thật may cho chúng tôi, khi lên huyện Yên Lập công tác lại được vào thăm nhà ông Nguyễn Đình Thưởng, dân tộc Mường, một trong những “đệ nhất” dẫn lời ru giang và dạy múa Ngoắt Ngoe của khu 2, xã Ngọc Đồng. Ông Thưởng năm nay đã bước vào tuổi 55, nhưng cái ngữ điệu ở giọng nói của ông vẫn trẻ trung, cuốn hút người nghe qua những câu chuyện có từ thời...“Đẻ đất, đẻ nước”. Ông Thưởng kể: Điệu múa Ngoắt Ngoe bắt nguồn từ một huyền thoại truyền miệng trong dân gian. Vào cái đêm trăng sáng thuở xa xưa, người Mường chúng tôi phát hiện ra đứa bé gái đang nằm thiêm thiếp trên đống lá rừng. Thế rồi, già bế vội đứa bé về nhà nuôi và gọi là nàng Ngoắt Ngoe. Hằng ngày trên môi cô bé luôn hiện hữu nụ cười tươi rói. Nụ cười ấy đã đem lại cho dân làng những mùa màng bội thu, không bị thiên tai, bão lũ hoành hành. Nhưng bỗng vào một đêm sáng trăng vằng vặc, nàng Ngoắt Ngoe sau khi đứng dậy cùng dân làng múa hát rồi xin phép bố mẹ nuôi trở về trời. Trước khi đi nàng dặn, sau này nếu muốn gặp nàng thì cứ vào ngày rằm Trung thu hàng năm, bà con hãy sắm sửa lễ vật gồm 1 bộ váy áo, gương, lược, vòng xuyến cùng với lời ru giang của một người khéo ăn, khéo nói là nàng sẽ về hoá thân vào hình tượng để cùng vui múa với dân bản. Đồng thời, khi nàng trở về sẽ trả lời tất cả các câu hỏi của mọi người bằng cách gật đầu. Sự tài giỏi và ngoan đạo của nàng Ngoắt Ngoe huyền thoại đã làm cho dân tộc chúng tôi sáng tác ra nhiều câu hát ru giang, nhiều điệu múa nồng say... Đến ước vọng của con cháu muôn đời Cho đến nay, người Mường cũng chưa biết chính xác lời ru giang và điệu múa Ngoắt Ngoe có từ bao giờ. Nhưng, ngoài câu chuyện huyền thoại về nàng Ngoắt Ngoe thì có một điều chắc chắn là những làn điệu này đã được hình thành và phát triển từ trong lao động sản xuất, nhằm làm vơi đi nỗi vất vả nhọc nhằn, gắn kết cộng đồng thôn bản. Lời ru và điệu múa luôn song hành với những buồn vui, trăn trở và ước mơ, khát vọng của bà con dân tộc Mường nơi đây. Ông Đinh Văn Hội, Bí thư Chi bộ khu 2 cho biết: Lời ru giang và điệu múa Ngoắt Ngoe thường được bà con thể hiện vào những đêm trăng rằm. Nhạc cụ được sử dụng là nhị, đàn, chiêng, trống... Người múa Ngoắt Ngoe luôn làm động tác khoa rộng tay, chân bước nhẹ nhàng, người đảo phóng khoáng, khuôn mặt lúc nào cũng phải thể hiện được niềm vui, niềm phấn khích. Động tác đặc biệt nhất của điệu múa này chính là lúc họ quay thành một vòng tròn lả lướt đầy vẻ hạnh phúc. Mỗi buổi biểu diễn chỉ tầm 30 phút, nhưng bà con phải chuẩn bị rất lâu và khá nhiều các đạo cụ như: 1 cây thang 9 bậc, một cổng trời với rừng mía ngọt để đón nàng Ngoắt Ngoe xuống chơi...”. Chị Vũ Thị Xuân Hạnh, cán bộ Phòng Văn hoá huyện Yên Lập giải thích thêm: “Lời ru giang và điệu múa Ngoắt Ngoe còn khơi gợi những cảm xúc về tình yêu đôi lứa, yêu làng bản, yêu con nước, mảnh rừng... Chính vì thế, huyện quyết định đem lời ru giang và điệu múa Ngoắt Ngoe đến biểu diễn tại trại văn hoá ở Lễ hội Đền Hùng để quảng bá trước du khách thập phương. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, lời ru giang cùng điệu múa Ngoắt Ngoe vẫn được những thế hệ người Mường ở Yên Lập bảo tồn, gọt dũa, chắt lọc. Lời ru thường êm dịu theo những điệu múa uyển chuyển và hoà vào tiếng cồng, tiếng chiêng, ngân vang từ mường này sang mường khác theo ánh trăng rằm vằng vặc... [RIGHT]N.M.T (Nguồn Baodantoc)[/RIGHT] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Múa Ngoắt Ngoe của xứ Mường
Top