Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Charles Maurras có nói ở đâu đó rằng: "Một điều hết sức quan trọng phải nhớ, ấy là trong thế giới hiện đại, dù muốn hay không, thì cũng cứ phải tính đến chứ không thể làm ngơ đối với một thứ như là tôn giáo, như một sự sùng kính, một sự cuồng tín đối với tiếng mẹ đẻ".
Sự cuồng tín đối với tiếng mẹ đẻ này khởi từ cuộc xung đột nổi tiếng chia rẽ nước Bỉ giữa người Flamand và người Wallon. Cũng còn thấy nó ở đáy sâu của phong trào ly khai đã và đang khuấy động miền Alsace (*) vừa giành lại được.
Một tác giả nổi tiếng, ông RENÉ GILLOUIN, đã viết cả một cuốn sách về những xung đột ngôn ngữ này, cuốn sách nhan đề Từ Alsace đến Flandre: tính thần bí ngôn ngữ học...
Quả thực, trong mối liên hệ của con người đối với tiếng mẹ đẻ của họ có một thứ tính chất thần bí và đó là một trong những thế lực đang tác động tới thế giới hiện đại.
Cuộc chiến tranh vừa qua (**) vừa bộc lộ những quyền lợi đặc thù của các dân tộc, vừa làm tăng thêm chủ nghĩa dân tộc của họ, lại đã củng cố thêm tính thần bí ngôn ngữ này.
Nước Nga đã đổi tên tất cả các thành phố và địa phương có âm nghe hơi ngoại lai và thay chúng bằng những tên gọi thuần slave. Nước Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã làm như vậy và còn làm cực đoan hơn trong một xứ mà các trường học đến nay phần lớn vẫn do người ngoại quốc nắm giữ: họ đã cấm tất cả các trường nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ của họ không được dùng một thứ tiếng nào khác ngoài tiếng Thổ để giảng dạy, nếu vi phạm sẽ bị đóng cửa trường ngay lập tức.
Chủ nghĩa dân tộc ngôn ngữ này, nó có tất cả đặc điểm và sức mạnh của một điều thần bí, cố tự biện minh bằng một học thuyết mới về bản chất của các ngôn ngữ và quan hệ của chúng với đời sống tinh thần.
Các ngôn ngữ không còn là những hệ thống ký hiệu nhân tạo dùng để diễn đạt các tư tưởng của chúng ta như ở thế kỷ XVIII mọi người tin như vậy. Chúng là sự phản chiếu sống động chiều sâu tâm hồn của một dân tộc.
Phạm Quỳnh - hiệu Thượng Chi, bút danh: Hoa Đường, Hồng Nhân - là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn (Việt Nam). Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu. Ông chủ trương chiến đấu bất bạo động nhưng không khoan nhượng cho chủ quyền độc lập, tự trị của Việt Nam, cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết Quân chủ lập hiến.
- Pháp du hành trình nhật ký (NXB Hội Nhà văn - H, 2004)
- Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922 - 1932 (NXB Tri thức, H,2007)
- Một tháng ở Nam Kỳ
- Mười ngày ở Huế
- Luận giải về văn học và triết học (Nxb. Văn hoá Thông tin và Trung tâm văn hoá - ngôn ngữ Đông Tây xuất bản, H, 2003)
- Hoa Đường tùy bút
>> Trang tác giả: Phạm Quỳnh
Theo GILLOUIN, ngôn ngữ thể hiện cách thức giao tiếp đặc biệt của một dân tộc với những nguồn mạch ẩn giấu của Tồn Tại, tới mức con người chỉ có thể suy nghĩ và nguyện cầu bằng một thứ tiếng duy nhất: thứ tiếng hắn đã hấp thụ được từ những ngày còn trẻ và ẩn sâu trong đó còn đập phập phồng toàn bộ tâm hồn của giống nòi. Nhịp điệu của ngôn ngữ, nhạc tính của ngôn ngữ, hòa sắc của nó, những lối diễn tả khí chất của một dân tộc cũng giống như ánh mắt nhìn biểu lộ tâm hồn của một con người. "Đối với một dân tộc, mất tiếng mẹ đẻ ngang với mất tâm hồn".
Học thuyết này hiển nhiên chứa đựng phần lớn chân lý. Nhưng như nhận xét của một nhà phê bình khi điểm cuốn sách của ông GILLOUIN không nên hiểu điều đó theo nghĩa tuyệt đối.
"Cùng một ngôn ngữ có thể phục vụ cho những nhóm cấu trúc tinh thần khá khác nhau. Giữa một người Alsace ở Strasbourg và một người quý tộc Phổ ở Koenisberg, sự khác biệt tâm hồn rất lớn, bất chấp đôi bên có tiếng nói chung. Cho rằng chúng ta chỉ có thể tự biểu đạt một cách sâu kín nhất trong một thứ tiếng phập phồng tâm hồn của tổ tiên chúng ta là điều hoàn toàn không được thực tế xác minh. Biết bao trẻ em Nga lưu vong sang Pháp và do hoàn cảnh học cùng trẻ em Pháp đã nói được tiếng nói của chúng ta đến mức không ai ngờ là cha mẹ chúng trước đây đã dùng một thứ tiếng khác hẳn. Thực ra, tôi không hoàn toàn tin theo nghĩa đen sự đồng nhất giữa ngôn ngữ của một tộc người và tâm hồn của nó. Bretagne là một chủng tộc Cắt và ngôn ngữ của nó quan hệ với tiếng Ro-man cũng chỉ như tiếng Pháp thôi. Tuy nhiên Chateaubriand và Renan, cả hai đều là người Bretagne, đã đưa lại cho tiếng nói gốc Luận của chúng ta một ma thuật thi ca không gì sánh nổi. Tâm hồn của một tộc người có thể lột xác chầm chậm qua nhiều thế kỷ và sự thay đổi tiếng nói có thể tự nó diễn ra một cách quyến rũ và thu hút, ấy là chưa nói gì đến những vấn đề lợi ích.
Ông GILLOUIN có thể đã quá tin rằng người ta không thể can thiệp vào các hiện tượng ngôn ngữ học. Trong các vấn đề ngôn ngữ cũng như trong mọi vấn đề khác, không có gì là tuyệt đối dứt khoát. Nhưng những sự biến đổi ngôn ngữ học thuộc về loại hiện tượng mà trong ngành địa chất người ta gọi là những biến cải chậm... Có thể tác động đến các sự kiện ngôn ngữ, nhưng phải nhớ rằng trong lĩnh vực này, mọi chuyện không phải tính bằng năm mà bằng nhiều thế kỷ. (Tạp chí Mercure de France, 11 - 1930). Những ý kiến dè dặt này là hoàn toàn đúng. Nhưng nếu vì dè dặt như thế mà hạn chế trong chừng mực nào đó tầm vóc của một lý thuyết muốn ngôn ngữ là một trong những yếu tố chủ yếu của dân tộc tính, chủ yếu và sâu kín đến mức nó thành như là tấm gương linh động phản chiếu tâm hồn sâu sắc của một dân tộc, thì khi đó, dè dặt không có nghĩa là bác bỏ.
Chắc chắn là các ngôn ngữ có biến đổi, cũng như tâm thức các dân tộc nói các thứ tiếng đó, hoặc là do tác động bên ngoài, hoặc là do sự tiến hóa nội tại của chúng. Thậm chí đôi khi, có những hoàn cảnh đặc biệt khiến một số cá nhân thuộc một tộc người này từ nhỏ đã bị chuyển sang sống với một tộc người khác và quên mất tiếng mẹ đẻ mà nói bằng thứ tiếng của xứ họ sống: đó là trường hợp các trẻ em Nga nêu trên. Cũng lại có trường hợp một bộ phận tinh hoa có thiên tư, học hành kỹ càng nên thông thạo một thứ tiếng ngoại quốc đến mức có thể dùng nó diễn tả được tư tưởng của mình với đủ mọi cung bậc, sắc thái.
Nhưng những trường hợp đặc biệt đó không chứng tỏ rằng ngôn ngữ cửa một dân tộc không phải là thứ thiết thân đối với dân tộc ấy rằng trong cấu trúc và tinh thần riêng của nó, trong phẩm chất và sự tinh tế của nó, trong nhịp điệu và hoà sắc của nó, nói chung không phải là nó không thông tiếp được. Với các cá nhân thuộc một chủng tộc khác. Có những ngoại lệ khẳng định quy tắc. Quy tắc đó là ta chỉ có thể suy nghĩ và cảm nhận thực sự bằng thứ tiếng đã được ru nôi từ nhỏ, thứ tiếng mà tổ tiên ta đã nói ngàn đời.
Tất nhiên, người ta có thể tác động đến các hiện tượng ngôn ngữ, thậm chí làm thay đổi sâu sắc một ngôn ngữ; nhưng như đã nói, đó là những sự biến đổi chậm theo kiểu trầm tích trong địa chất, phải tính hàng thế kỷ chứ không phải hàng năm. Không hề có thí dụ nào về một dân tộc gồm hàng triệu cá thể mà qua một ngày đã thay đổi tiếng nói của mình hay bỏ tiếng mẹ đẻ để nói một thứ tiếng ngoại nhập.
Những nhận xét này không phải vô ích khi chẳng hạn người ta đang dự kiến dùng thứ tiếng nào dạy cho học sinh tiểu học nước Nam. Hôm nay chúng tôi không có ý định trình bày vấn đề đó ở đây. Chúng tôi chỉ muốn cho thấy rằng trong trường hợp đặc biệt của xứ này, vấn đề ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng thế nào đối với sự tiến hóa tinh thần, luân lý và cả chính trị của một dân tộc .
Có một thực tế là đa phần thanh niên nước Nam kém tiếng nước mình. Đấy không phải lỗi của họ, bởi vì họ đã không có cơ hội được học nó một cách tử tế.
Bị buộc phải học tiếng Pháp từ sớm để có thể học tiếp lên, họ đã xem thường tiếng Nam mà nhiều người cứ nghĩ chỉ cần qua thực tế là tự nhiên biết. Kết quả là họ thường mù tịt hoàn toàn về thần thái tinh tế của nó, và ngoài những chuyện trò thông thường ra thì họ bất lực trong việc diễn tả bằng tiếng mẹ đẻ, một thứ tiếng không chỉ cho ta nhiều lựa chọn và thanh nhã, mà nó còn chính xác và đúng đắn.
Họ bối rối khi phải trình bày, giải thích, diễn tả những ý tưởng và tình cảm hơi thoát ra khỏi khuôn khổ đời thường, khi phải viết một bức thư với những lời lẽ lịch sự mà chỉ cần nắm vững tiếng mẹ đẻ một chút là đã có thể hiểu và dùng được một cách có ý thức.
Có lần tôi đã chứng kiến sự bối rối này ở những người chắc chắn là theo Tây học . Họ không thể nào nói được một câu chuyện khá thanh lịch bằng tiếng Nam. Họ khổ sở tìm từ, bối rối chọn câu tóm lại là họ thực sự lúng túng. Những người thông minh nhất thì tin rằng họ đã không có thời gian học thấu đáo tiếng mẹ đẻ, bây giờ họ bắt đầu học để lấy lại thời gian đã mất. Sô khác thì đổ tội sự lúng túng của họ cho sự nghèo nàn hay sự thiếu hụt đến tuyệt vọng của tiếng Nam, làm như tư tưởng, ý tưởng của họ tinh tuý và cao tót vời đến mức tiếng mẹ đẻ không đủ khả năng diễn tả được tương xứng.
Nói đúng ra, nếu tiếng nước chúng tôi thiếu vốn từ vựng khoa học và kỹ thuật do khi xưa cha ông chúng tôi chưa thấy cần thiết, thì mặt khác nó lại phong phú vô cùng các cách nói độc đáo, và xét về màu sắc, vẻ đẹp, sự hài hòa hay thậm chí tính thơ quyến rũ, thì nó không nhường bất cứ thứ tiếng nào. Tôi đã có lần ca ngợi tiếng nói dân gian của nước tôi, coi đó là một cái mỏ quý giá không vơi cạn những từ ngữ khéo léo, những cách nói lý thú. Cái mỏ đó nói chung còn khép lại trước những người đồng bào trẻ tuổi của chúng tôi được học ở trường Pháp ra, cũng y như xưa kia, muốn có được cái ngôn ngữ thanh nhã và trau chuốt của các nhà nho thì phải có sự hiểu biết nhất định về tiếng Hán, một thứ tiếng gần như tiếng Latin của chúng tôi.
Như vậy là những người Nam trẻ tuổi đã không suy nghĩ bằng tiếng Nam, bởi vì họ không nắm vững thứ tiếng đó. Vậy họ suy nghĩ bằng tiếng Pháp chăng? Cũng chẳng ăn thua gì, bởi vì để có thể diễn tả được các tư tưởng bằng một thứ tiếng vừa khó khăn vừa tinh tế rất khác với tiếng chúng tôi như tiếng Pháp, cần phải có nỗ lực tìm hiểu và thông thạo nó, điều này thì không phải trí thức nào cũng làm được. Chỉ tầng lớp tinh hoa mới có thể gắng sức hiểu được sâu sắc tiếng Pháp.
Dù sao chăng nữa, xét trong tổng thể, thì trừ những ngoại lệ ra, các thế hệ trẻ nước tôi hoàn toàn không biết một thứ tiếng nào, cả thứ tiếng mẹ đẻ của họ mà họ không có thời gian học, cả tiếng Pháp mà họ thường chỉ nắm được qua quýt. Vậy là họ không suy nghĩ được bằng thứ tiếng nào trong hai tiếng đó. Họ suy nghĩ bằng một thứ tiếng lai mà ta thường thấy khi họ trò chuyện với nhau. Chỉ cần nghe một số người trẻ nước tôi trò chuyện với nhau: đó là những câu dài dòng què quặt, tiếng Pháp biểu đạt kỳ quái chen với tiếng Việt, những danh xưng người Nam với rất nhiều những thứ bậc phong phú khác nhau bị thay bằng những moi, toi, vous lui, elle của tiếng Pháp.
Không tư duy bằng tiếng Pháp hoặc bằng tiếng Nam, vậy chúng tôi tư duy bằng "tiếng lai" - cho phép tôi dùng từ này mà không hề có dụng ý xấu nào đối với những người lai Âu - Á. Do không còn khuôn vào một kỷ luật vốn có đối với mọi ngôn ngữ đã được hình thành đầy đủ, tư duy của chúng tôi giãy giụa trong sự đại khái, mơ hồ, thiếu chính xác, rất dễ đưa đến hỗn loạn. Không có khả năng nắm bắt được nội dung thực của các từ ngữ hoặc các bản chất tư tưởng của chúng, nó tiếp nhận xô bồ tất cả các lý thuyết, tất cả các tu tưởng được ngụy trang khôn khéo dưới những ngôn từ rườm rà. Chúng ta thấy ngay rằng một tư duy phát triển ở ngoài mọi kỷ luật ngôn ngữ như vậy là đầy bất lợi và thậm chí là đầy nguy hiểm.
Vấn đề đặt ra thật quan trọng; nó đáng được nghiên cứu, suy nghĩ. Trong lúc này chúng tôi chỉ mới đánh động nó, chứ chưa rút ra từ đó tất cả mọi hệ quả.
Và để kết luận bài viết này, xin dẫn câu sau đây của GANDHI:
"Không có gì bất hạnh hơn là không hiểu biết đầy đủ một thứ tiếng nào, bắt đầu từ tiếng nước mình".
(**) Tức cuộc Đại chiến thế giới 1914-1918 (BT).
Nguồn: Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922 - 1932
Sự cuồng tín đối với tiếng mẹ đẻ này khởi từ cuộc xung đột nổi tiếng chia rẽ nước Bỉ giữa người Flamand và người Wallon. Cũng còn thấy nó ở đáy sâu của phong trào ly khai đã và đang khuấy động miền Alsace (*) vừa giành lại được.
Một tác giả nổi tiếng, ông RENÉ GILLOUIN, đã viết cả một cuốn sách về những xung đột ngôn ngữ này, cuốn sách nhan đề Từ Alsace đến Flandre: tính thần bí ngôn ngữ học...
Quả thực, trong mối liên hệ của con người đối với tiếng mẹ đẻ của họ có một thứ tính chất thần bí và đó là một trong những thế lực đang tác động tới thế giới hiện đại.
Cuộc chiến tranh vừa qua (**) vừa bộc lộ những quyền lợi đặc thù của các dân tộc, vừa làm tăng thêm chủ nghĩa dân tộc của họ, lại đã củng cố thêm tính thần bí ngôn ngữ này.
Nước Nga đã đổi tên tất cả các thành phố và địa phương có âm nghe hơi ngoại lai và thay chúng bằng những tên gọi thuần slave. Nước Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã làm như vậy và còn làm cực đoan hơn trong một xứ mà các trường học đến nay phần lớn vẫn do người ngoại quốc nắm giữ: họ đã cấm tất cả các trường nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ của họ không được dùng một thứ tiếng nào khác ngoài tiếng Thổ để giảng dạy, nếu vi phạm sẽ bị đóng cửa trường ngay lập tức.
Chủ nghĩa dân tộc ngôn ngữ này, nó có tất cả đặc điểm và sức mạnh của một điều thần bí, cố tự biện minh bằng một học thuyết mới về bản chất của các ngôn ngữ và quan hệ của chúng với đời sống tinh thần.
Các ngôn ngữ không còn là những hệ thống ký hiệu nhân tạo dùng để diễn đạt các tư tưởng của chúng ta như ở thế kỷ XVIII mọi người tin như vậy. Chúng là sự phản chiếu sống động chiều sâu tâm hồn của một dân tộc.
Phạm Quỳnh - hiệu Thượng Chi, bút danh: Hoa Đường, Hồng Nhân - là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn (Việt Nam). Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu. Ông chủ trương chiến đấu bất bạo động nhưng không khoan nhượng cho chủ quyền độc lập, tự trị của Việt Nam, cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết Quân chủ lập hiến.
Các tác phẩm chính:
- Thượng Chi văn tập (5 tập) (Bộ Quốc gia giáo dục, Sài Gòn, 1962)- Pháp du hành trình nhật ký (NXB Hội Nhà văn - H, 2004)
- Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922 - 1932 (NXB Tri thức, H,2007)
- Một tháng ở Nam Kỳ
- Mười ngày ở Huế
- Luận giải về văn học và triết học (Nxb. Văn hoá Thông tin và Trung tâm văn hoá - ngôn ngữ Đông Tây xuất bản, H, 2003)
- Hoa Đường tùy bút
>> Trang tác giả: Phạm Quỳnh
Theo GILLOUIN, ngôn ngữ thể hiện cách thức giao tiếp đặc biệt của một dân tộc với những nguồn mạch ẩn giấu của Tồn Tại, tới mức con người chỉ có thể suy nghĩ và nguyện cầu bằng một thứ tiếng duy nhất: thứ tiếng hắn đã hấp thụ được từ những ngày còn trẻ và ẩn sâu trong đó còn đập phập phồng toàn bộ tâm hồn của giống nòi. Nhịp điệu của ngôn ngữ, nhạc tính của ngôn ngữ, hòa sắc của nó, những lối diễn tả khí chất của một dân tộc cũng giống như ánh mắt nhìn biểu lộ tâm hồn của một con người. "Đối với một dân tộc, mất tiếng mẹ đẻ ngang với mất tâm hồn".
Học thuyết này hiển nhiên chứa đựng phần lớn chân lý. Nhưng như nhận xét của một nhà phê bình khi điểm cuốn sách của ông GILLOUIN không nên hiểu điều đó theo nghĩa tuyệt đối.
"Cùng một ngôn ngữ có thể phục vụ cho những nhóm cấu trúc tinh thần khá khác nhau. Giữa một người Alsace ở Strasbourg và một người quý tộc Phổ ở Koenisberg, sự khác biệt tâm hồn rất lớn, bất chấp đôi bên có tiếng nói chung. Cho rằng chúng ta chỉ có thể tự biểu đạt một cách sâu kín nhất trong một thứ tiếng phập phồng tâm hồn của tổ tiên chúng ta là điều hoàn toàn không được thực tế xác minh. Biết bao trẻ em Nga lưu vong sang Pháp và do hoàn cảnh học cùng trẻ em Pháp đã nói được tiếng nói của chúng ta đến mức không ai ngờ là cha mẹ chúng trước đây đã dùng một thứ tiếng khác hẳn. Thực ra, tôi không hoàn toàn tin theo nghĩa đen sự đồng nhất giữa ngôn ngữ của một tộc người và tâm hồn của nó. Bretagne là một chủng tộc Cắt và ngôn ngữ của nó quan hệ với tiếng Ro-man cũng chỉ như tiếng Pháp thôi. Tuy nhiên Chateaubriand và Renan, cả hai đều là người Bretagne, đã đưa lại cho tiếng nói gốc Luận của chúng ta một ma thuật thi ca không gì sánh nổi. Tâm hồn của một tộc người có thể lột xác chầm chậm qua nhiều thế kỷ và sự thay đổi tiếng nói có thể tự nó diễn ra một cách quyến rũ và thu hút, ấy là chưa nói gì đến những vấn đề lợi ích.
Ông GILLOUIN có thể đã quá tin rằng người ta không thể can thiệp vào các hiện tượng ngôn ngữ học. Trong các vấn đề ngôn ngữ cũng như trong mọi vấn đề khác, không có gì là tuyệt đối dứt khoát. Nhưng những sự biến đổi ngôn ngữ học thuộc về loại hiện tượng mà trong ngành địa chất người ta gọi là những biến cải chậm... Có thể tác động đến các sự kiện ngôn ngữ, nhưng phải nhớ rằng trong lĩnh vực này, mọi chuyện không phải tính bằng năm mà bằng nhiều thế kỷ. (Tạp chí Mercure de France, 11 - 1930). Những ý kiến dè dặt này là hoàn toàn đúng. Nhưng nếu vì dè dặt như thế mà hạn chế trong chừng mực nào đó tầm vóc của một lý thuyết muốn ngôn ngữ là một trong những yếu tố chủ yếu của dân tộc tính, chủ yếu và sâu kín đến mức nó thành như là tấm gương linh động phản chiếu tâm hồn sâu sắc của một dân tộc, thì khi đó, dè dặt không có nghĩa là bác bỏ.
Chắc chắn là các ngôn ngữ có biến đổi, cũng như tâm thức các dân tộc nói các thứ tiếng đó, hoặc là do tác động bên ngoài, hoặc là do sự tiến hóa nội tại của chúng. Thậm chí đôi khi, có những hoàn cảnh đặc biệt khiến một số cá nhân thuộc một tộc người này từ nhỏ đã bị chuyển sang sống với một tộc người khác và quên mất tiếng mẹ đẻ mà nói bằng thứ tiếng của xứ họ sống: đó là trường hợp các trẻ em Nga nêu trên. Cũng lại có trường hợp một bộ phận tinh hoa có thiên tư, học hành kỹ càng nên thông thạo một thứ tiếng ngoại quốc đến mức có thể dùng nó diễn tả được tư tưởng của mình với đủ mọi cung bậc, sắc thái.
Nhưng những trường hợp đặc biệt đó không chứng tỏ rằng ngôn ngữ cửa một dân tộc không phải là thứ thiết thân đối với dân tộc ấy rằng trong cấu trúc và tinh thần riêng của nó, trong phẩm chất và sự tinh tế của nó, trong nhịp điệu và hoà sắc của nó, nói chung không phải là nó không thông tiếp được. Với các cá nhân thuộc một chủng tộc khác. Có những ngoại lệ khẳng định quy tắc. Quy tắc đó là ta chỉ có thể suy nghĩ và cảm nhận thực sự bằng thứ tiếng đã được ru nôi từ nhỏ, thứ tiếng mà tổ tiên ta đã nói ngàn đời.
Tất nhiên, người ta có thể tác động đến các hiện tượng ngôn ngữ, thậm chí làm thay đổi sâu sắc một ngôn ngữ; nhưng như đã nói, đó là những sự biến đổi chậm theo kiểu trầm tích trong địa chất, phải tính hàng thế kỷ chứ không phải hàng năm. Không hề có thí dụ nào về một dân tộc gồm hàng triệu cá thể mà qua một ngày đã thay đổi tiếng nói của mình hay bỏ tiếng mẹ đẻ để nói một thứ tiếng ngoại nhập.
Những nhận xét này không phải vô ích khi chẳng hạn người ta đang dự kiến dùng thứ tiếng nào dạy cho học sinh tiểu học nước Nam. Hôm nay chúng tôi không có ý định trình bày vấn đề đó ở đây. Chúng tôi chỉ muốn cho thấy rằng trong trường hợp đặc biệt của xứ này, vấn đề ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng thế nào đối với sự tiến hóa tinh thần, luân lý và cả chính trị của một dân tộc .
Có một thực tế là đa phần thanh niên nước Nam kém tiếng nước mình. Đấy không phải lỗi của họ, bởi vì họ đã không có cơ hội được học nó một cách tử tế.
Bị buộc phải học tiếng Pháp từ sớm để có thể học tiếp lên, họ đã xem thường tiếng Nam mà nhiều người cứ nghĩ chỉ cần qua thực tế là tự nhiên biết. Kết quả là họ thường mù tịt hoàn toàn về thần thái tinh tế của nó, và ngoài những chuyện trò thông thường ra thì họ bất lực trong việc diễn tả bằng tiếng mẹ đẻ, một thứ tiếng không chỉ cho ta nhiều lựa chọn và thanh nhã, mà nó còn chính xác và đúng đắn.
Họ bối rối khi phải trình bày, giải thích, diễn tả những ý tưởng và tình cảm hơi thoát ra khỏi khuôn khổ đời thường, khi phải viết một bức thư với những lời lẽ lịch sự mà chỉ cần nắm vững tiếng mẹ đẻ một chút là đã có thể hiểu và dùng được một cách có ý thức.
Có lần tôi đã chứng kiến sự bối rối này ở những người chắc chắn là theo Tây học . Họ không thể nào nói được một câu chuyện khá thanh lịch bằng tiếng Nam. Họ khổ sở tìm từ, bối rối chọn câu tóm lại là họ thực sự lúng túng. Những người thông minh nhất thì tin rằng họ đã không có thời gian học thấu đáo tiếng mẹ đẻ, bây giờ họ bắt đầu học để lấy lại thời gian đã mất. Sô khác thì đổ tội sự lúng túng của họ cho sự nghèo nàn hay sự thiếu hụt đến tuyệt vọng của tiếng Nam, làm như tư tưởng, ý tưởng của họ tinh tuý và cao tót vời đến mức tiếng mẹ đẻ không đủ khả năng diễn tả được tương xứng.
Nói đúng ra, nếu tiếng nước chúng tôi thiếu vốn từ vựng khoa học và kỹ thuật do khi xưa cha ông chúng tôi chưa thấy cần thiết, thì mặt khác nó lại phong phú vô cùng các cách nói độc đáo, và xét về màu sắc, vẻ đẹp, sự hài hòa hay thậm chí tính thơ quyến rũ, thì nó không nhường bất cứ thứ tiếng nào. Tôi đã có lần ca ngợi tiếng nói dân gian của nước tôi, coi đó là một cái mỏ quý giá không vơi cạn những từ ngữ khéo léo, những cách nói lý thú. Cái mỏ đó nói chung còn khép lại trước những người đồng bào trẻ tuổi của chúng tôi được học ở trường Pháp ra, cũng y như xưa kia, muốn có được cái ngôn ngữ thanh nhã và trau chuốt của các nhà nho thì phải có sự hiểu biết nhất định về tiếng Hán, một thứ tiếng gần như tiếng Latin của chúng tôi.
Như vậy là những người Nam trẻ tuổi đã không suy nghĩ bằng tiếng Nam, bởi vì họ không nắm vững thứ tiếng đó. Vậy họ suy nghĩ bằng tiếng Pháp chăng? Cũng chẳng ăn thua gì, bởi vì để có thể diễn tả được các tư tưởng bằng một thứ tiếng vừa khó khăn vừa tinh tế rất khác với tiếng chúng tôi như tiếng Pháp, cần phải có nỗ lực tìm hiểu và thông thạo nó, điều này thì không phải trí thức nào cũng làm được. Chỉ tầng lớp tinh hoa mới có thể gắng sức hiểu được sâu sắc tiếng Pháp.
Dù sao chăng nữa, xét trong tổng thể, thì trừ những ngoại lệ ra, các thế hệ trẻ nước tôi hoàn toàn không biết một thứ tiếng nào, cả thứ tiếng mẹ đẻ của họ mà họ không có thời gian học, cả tiếng Pháp mà họ thường chỉ nắm được qua quýt. Vậy là họ không suy nghĩ được bằng thứ tiếng nào trong hai tiếng đó. Họ suy nghĩ bằng một thứ tiếng lai mà ta thường thấy khi họ trò chuyện với nhau. Chỉ cần nghe một số người trẻ nước tôi trò chuyện với nhau: đó là những câu dài dòng què quặt, tiếng Pháp biểu đạt kỳ quái chen với tiếng Việt, những danh xưng người Nam với rất nhiều những thứ bậc phong phú khác nhau bị thay bằng những moi, toi, vous lui, elle của tiếng Pháp.
Không tư duy bằng tiếng Pháp hoặc bằng tiếng Nam, vậy chúng tôi tư duy bằng "tiếng lai" - cho phép tôi dùng từ này mà không hề có dụng ý xấu nào đối với những người lai Âu - Á. Do không còn khuôn vào một kỷ luật vốn có đối với mọi ngôn ngữ đã được hình thành đầy đủ, tư duy của chúng tôi giãy giụa trong sự đại khái, mơ hồ, thiếu chính xác, rất dễ đưa đến hỗn loạn. Không có khả năng nắm bắt được nội dung thực của các từ ngữ hoặc các bản chất tư tưởng của chúng, nó tiếp nhận xô bồ tất cả các lý thuyết, tất cả các tu tưởng được ngụy trang khôn khéo dưới những ngôn từ rườm rà. Chúng ta thấy ngay rằng một tư duy phát triển ở ngoài mọi kỷ luật ngôn ngữ như vậy là đầy bất lợi và thậm chí là đầy nguy hiểm.
Vấn đề đặt ra thật quan trọng; nó đáng được nghiên cứu, suy nghĩ. Trong lúc này chúng tôi chỉ mới đánh động nó, chứ chưa rút ra từ đó tất cả mọi hệ quả.
Và để kết luận bài viết này, xin dẫn câu sau đây của GANDHI:
"Không có gì bất hạnh hơn là không hiểu biết đầy đủ một thứ tiếng nào, bắt đầu từ tiếng nước mình".
(1930)
(* ) Tức vùng Alssace và Lorraine, ở miền Bắc nước Pháp, trước Chiến tranh thế giới thứ nhất bị sáp nhập vào Đức, sau chiến tranh được trả lại cho Pháp. Tại vùng này cư dân "Pháp" chủ yếu nói tiếng Đức, đã dẫn tới phong trào đòi tách ra để về với Đức (BT).(**) Tức cuộc Đại chiến thế giới 1914-1918 (BT).
Nguồn: Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922 - 1932