Một vài câu hỏi vật lý vui

crazy_monkey

New member
Xu
0
1 .Một nhà vật lý đã tuyên bố như sau liệu ông ta có đúng hay không ? "Hai đội kéo co thì đội nào đạp vào mặt đất với lực lớn hơn thì đội đó sẽ thắng".
2. Đã bạn nào thấy hiện tượng cầu vồng ngược chưa, nếu rồi thì giải thích hộ với!
3. Theo công thức của Anh xtanh thì 1 kg có thể sinh ra năg lượng rất lớn bằng vận tốc ánh sáng bình phương. Giải thích tại sao?
4.
Bình thường mọi người hay lấy sữa bằng cách đục 2 lỗ trên miệng lọ sữa. Hôm nay khi úp nghiêng lọ sữa lên cốc thủy tinh và quan sát dòng sữa đặc chảy thì mình thấy đoạn dưới cùng của dòng sữa quay tròn trên mặt sữa trong cốc. Câu hỏi đặt ra là: tại sao dòng sữa quay tròn? và có thể xác định chiều quay của dòng sữa như chiều quay của xoáy nước hay không?
5.
xem chương trình đi tìm liệt sĩ, trên phim tài liệu có đoạn người dẫn đường nói chuyện với các liệt sĩ bằng cách đặt quả trứng trên đầu một chiếc đũa. Nếu đúng mộ cần tìm thì quả trứng sẽ nằm yên trên đầu đũa. Một lúc sau nó đứng trên đầu đũa thật. Có ai giải thích được chuyện này ko?
6.
Tại sao vào một ngày rất bình thường, gió nhè nhẹ, nắng lên cao, đi trên đường với tốc độ rất chi là bình thường nhưng khi đi qua những khu có các tòa nhà cao tầng thì có cảm giác có gió rất mạnh, có cảm giác như nó muốn tốc hết cả lên, chắc chắn là không phải đúng lúc đó có cơn gió mạnh ập tới vì đã để ý rất nhiều lần, thế là thế nào nhỉ ???
7.
Có cách nào đun sôi nước bằng giấy ko?
8.
Giải thích các giai đoạn của quá trình nhảy xa, chạy đà, dậm nhảy, đưa tay về sau và co người lại khi tiếp đất
9. Nguyên lí hoạt động của máy bắn tốc độ
10. Khi rót nước vào phích vì sao dùng tai có thể biết được nước đã đầy hay chưa?
11. Vì sao ống khói có dạng dưới to trên nhỏ?
 
1 .Một nhà vật lý đã tuyên bố như sau liệu ông ta có đúng hay không ? "Hai đội kéo co thì đội nào đạp vào mặt đất với lực lớn hơn thì đội đó sẽ thắng".


Sai rồi, còn tuỳ vào góc mà chân họ tác dụng vào đất nữa.

2. Đã bạn nào thấy hiện tượng cầu vồng ngược chưa, nếu rồi thì giải thích hộ với!
55157968-maichirainbow.jpg


Về mặt vật lí thì đây không phải là cầu vồng, cũng không phải do tác giả của bức hình đã sử dụng kĩ xảo điện ảnh. Đây là một hiện tượng đặc biệt, và nguyên nhân của nó không hề có liên quan đến mưa, mà là kết quả của hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua một loại tinh thể lỏng.

Andrew G. Saffas, một nghệ sĩ kiêm nhiếp ảnh gia chuyên về các hiện tượng tương hợp, đã quan sát thấy loại “cầu vồng” này vào 3h51 phút một buổi chiều đẹp trời. Sáng ngày hôm đó có một trận mưa, điều này khiến ông cho rằng đây là một dị bản của ánh cầu vồng quen thuộc - hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa.

Kì thực hình ảnh mà Saffas trông thấy là một hiện tượng quang học có tên chuyên môn là Cung circumzenithal. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự tán sắc của ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua một loại tinh thể lỏng mà mắt thường không nhìn thấy được trong một điều kiện khí hậu nhất định. Theo nghiên cứu thì loại tinh thể gây ra hiện tượng này không lớn hơn một hạt cát, có sáu mặt và chỉ xuất hiện ở độ cao từ 5 đến 8 km trong điều kiện thời tiết có sương mù và nhiều mây.

vào buổi chiều muộn của ngày này, khi ánh mặt trời buông xuống, bầu trời vẫn mang một màu xanh tươi sáng. Khi đó, ánh mặt trời có thể chiếu xéo qua những tinh thể lỏng. Chính hiện tượng này tạo ra sự tán sắc của các tia nắng và tạo ra những hình ảnh tương tự như người ta vẫn thấy ở các cầu vồng thông thường.

Tuy nhiên, cung bậc của loại cầu vồng này có thứ tự xuất hiện hoàn toàn ngược lại với màu sắc của cầu vồng bình thường. Các màu sắc cầu vồng thường nằm theo thứ tự đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Còn ở hiện tượng quang học này, màu đỏ hiện ra ở cuối và hai màu chàm và tím xuất hiện đầu tiên. Theo nghiên cứu của nhà vật lí học Joe Jordan, hiện tượng này sẽ kết thúc khi các tinh thể lỏng không còn tồn tại.

(Trả lời vậy thôi chứ chưa thấy cầu vồng ngược bao giờ cả :|)


3. Theo công thức của Anh xtanh thì 1 kg có thể sinh ra năg lượng rất lớn bằng vận tốc ánh sáng bình phương. Giải thích tại sao?

Khi chúng ta nhận được năng lượng từ than bằng cách đốt nó trong lò,chúng ta đã "sửa sang" các nguyên tử C & O,sắp xếp lại các e vành ngoài của chúng để được các tổ hợp bền vững hơn.Khi chúng ta nhận được năng lượng từ urani bằng cách đốt cháy nó trong lò phản ứng hạt nhân,chúng ta cũng đã "sửa sang"hạt nhân của nó,sắp xếp lại các nuclôn của nó thành các tổ hợp bền vững hơn.
Các e được giữ trong nguyên tử bằng lực điện từ Culong và chỉ cần ít electron-vôn là bứt được một trong số chúng ra.Trái lại,các nuclon được giữ trong hạt nhân bởi lực hạt nhân mạnh và phải cần một ít triệu electron-vôn mới bứt được một trong số chúng ra.Thừa số ít triệu này được phản ánh trong sự kiện là,chúng ta có thể nhận được năng lượng từ 1 Kg urani lớn gấp bấy nhiêu lần năng lượng lấy được từ 1Kg than.
Trong sự đốt cháy cả nguyên tử lẫn hạt nhân,sự tỏa năng lượng bao giờ cũng kèm theo sự giảm khối lượng nghỉ theo hệ thức Einstein:
eq.latex
.Sự khác nhau duy nhất giữa sự đốt cháy urani và sự đốt cháy than là ở chỗ,trong trường hợp thứ nhất phần khối lượng khả dụng được biến thành năng lượng lớn hơn nhiều(chỉ với thừa số một ít triệu).
Cần xác định rõ giữa năng lượng và tốc độ cung cấp năng lượng(công suất).Cụ thể,trong trường hợp hạt nhân,chúng ta sẽ "đốt cháy"1Kg urani một cách chậm chạp trong lò phản ứng hay bùng nổ trong một quả bom?...
Ví dụ: xét năng lượng nhận được từ 1Kg chất bằng các tác động khác nhau.Thay vì cho trực tiếp giá trị năng lượng,chúng ta sẽ đo bằng cách chỉ ra năng lượng nhận được có thể thắp sáng một bóng đèn 100W trong bao lâu:
(Dạng vật chất) (Quá trình) (Thời gian)
-Nước (Thác nước cao 50m) 5s
-Than (Đốt cháy) 8h
-UO2 được làm giàu(3%) (phân hạch trong lò phản ứng) 690 năm
-U(đồng vị 235) (phân hạch hoàn toàn) 3.10^4 năm
-Khí đơteri nóng (Tổng hợp hoàn toàn) 3.10^4 năm
-Vật chât và phản vật chất Hủy hoàn toàn 3.10^7 năm
Chỉ có 3 dòng đầu là thực sự thực hiện được,các dòng sau là lý thuyết.Dòng cuối cùng là cái đích tối hậu.

4. Bình thường mọi người hay lấy sữa bằng cách đục 2 lỗ trên miệng lọ sữa. Hôm nay khi úp nghiêng lọ sữa lên cốc thủy tinh và quan sát dòng sữa đặc chảy thì mình thấy đoạn dưới cùng của dòng sữa quay tròn trên mặt sữa trong cốc. Câu hỏi đặt ra là: tại sao dòng sữa quay tròn? và có thể xác định chiều quay của dòng sữa như chiều quay của xoáy nước hay không?

Do sữa Ông Thọ có tính đặc sánh cộng với việc khoảng cánh từ miệng cốc đến mặt sữa là ngắn (nên vận tốc dòng sữa tại mặt sữa là nhỏ) nên khi dòng sữa chạm mặt sữa thì nò chưa chìm xuốn ngay mà vẫn bị nổi vồng lên một chút làm phần sữa tiếp theo rơi xuống bị trượt lệch sang một bên. Nhưng do dòng sữa cố định nên phần dưới bị xoay tròn quanh điểm rơi.


 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top