Acsimet (287-212 trước công nguyên) là một nhà bác học cổ Hy-Lạp, sống ở Siracuytxơ thuộc Sisinlơ đã khám phá ra nguyên lý mang tên ông - nguyên lý Acsimet. Nội dung của nguyên lý này chính là phần kết luận về lực đẩy Acsimet mà các em đã biết trong bài học.
Có một truyền thuyết nói rằng Acsimet đã khám phá ra lực đẩy của chất lỏng lên một vật nhúng trong chất lỏng đó khi tìm cách giải quyết một nhiệm vụ được vua Hêrông II (250 trước công nguyên) giao cho.
Truyền thuyết như sau:
Vua Siracuytxơ là Hêrông II đã giao vàng cho một người thợ kim hoàn để đúc cho nhà vua một cái mũ miện. Người thợ đó đã làm cho nhà vua chiếc mũ miện có trọng lượng đúng bằng trọng lượng số vàng nhà vua đã giao cho y. Nhưng vua Hêrông nghi kẻ làm mũ đã ăn bớt vàng. Nhà vua yêu cầu Acsimet kiểm tra xem liệu có phải người thợ kim hoàn đã ăn cắp bớt vàng và thay vào đó một kim loại rẻ tiền khác không, như đồng hay bạc chẳng hạn. Cố nhiên không được đập bẹp hay nấu chảy chiếc vương miện quý giá kia để kiểm tra thành phần kim loại.
Làm thế nào để tìm ra điều bí ẩn trong chiếc mũ? Điều đó cứ day dứt tâm trí Acsimet, vì thời hạn trả lời nhà vua đã sắp đến.
Thế rồi một hôm, trong khi nằm tắm trong một bồn tắm đầy nước ông nhận xét thấy một lượng nước có thể tích bằng thể tích phần cơ thể ngập chìm trong bồn tắm tràn ra ngoài. Đồng thời ông cũng nhận thấy chân tay mình nâng lên thật là nhẹ nhàng như được đẩy lên vậy, khi chúng ngâm chìm trong nước.
Một ý nghĩ về lời giải cho “bài toán của nhà Vua” lóe ra. Ông nhảy vội khỏi bồn tắm và cứ thế vừa chạy vừa vui sướng kêu lên “Ơrêca !Ơrêca !” (tìm ra rồi ! tìm ra rồi !). tất nhiên trong cảnh ngộ nghĩnh ấy, hàng phố được một trận cười no bụng. Nhưng quả vậy, ông đã tìm được lời giải cho bài toán của vua Hêrông II đặt ra. Nó thật đơn giản. Nhìn hình dưới đây ta sẽ thấy Acsimet đã vạch ra được sự gian dối của người thợ kim hoàn của Vua Hêrông II như thế nào?
Rõ ràng từ hình vẽ của thí nghiệm ta suy đoán ra ngay rằng mũ không phải được làm từ vàng nguyên. Vì chiếc “mũ vàng” bị nước đẩy lên nhiều hơn so với lượng vàng nguyên đem làm mũ bị nước đẩy. Từ thí nghiệm đó ta cũng thấy thể tích mũ miện mà người thợ kim hoàn làm lớn hơn thể tích khối vàng nhà Vua giao cho y.
a/ Cân lần 1: Khối vàng đúng bằng lượng vàng vua giao để làm mũ nhúng chìm trong nước cân bằng với đĩa quả cân P.
b/ Cân lần 2: Chiéc mũ miện nhúng chìm trong nước không cân bằng với đĩa quả cân P.
Như vậy là khối lượng riêng của chất làm mũ nhỏ hơn khối lượng riêng của vàng nguyên. Mũ miện của vua đã không được làm từ vàng nguyên. Người thợ đã pha vào vàng một thứ kim loại “nhẹ” hơn vàng để rút bớt lượng vàng được vua giao cho.
Đây chỉ là một truyền thuyết. Điều chính là nhà bác học cổ Hy Lạp này đã cống hiến cho kho tàng khoa học của loài người những kiến thức quý giá và khoa học đã vạch mặt được sự gian dối.
Theo Trương Lan Hương - Thư Viện Vật Lý
Có một truyền thuyết nói rằng Acsimet đã khám phá ra lực đẩy của chất lỏng lên một vật nhúng trong chất lỏng đó khi tìm cách giải quyết một nhiệm vụ được vua Hêrông II (250 trước công nguyên) giao cho.
Truyền thuyết như sau:
Vua Siracuytxơ là Hêrông II đã giao vàng cho một người thợ kim hoàn để đúc cho nhà vua một cái mũ miện. Người thợ đó đã làm cho nhà vua chiếc mũ miện có trọng lượng đúng bằng trọng lượng số vàng nhà vua đã giao cho y. Nhưng vua Hêrông nghi kẻ làm mũ đã ăn bớt vàng. Nhà vua yêu cầu Acsimet kiểm tra xem liệu có phải người thợ kim hoàn đã ăn cắp bớt vàng và thay vào đó một kim loại rẻ tiền khác không, như đồng hay bạc chẳng hạn. Cố nhiên không được đập bẹp hay nấu chảy chiếc vương miện quý giá kia để kiểm tra thành phần kim loại.
Làm thế nào để tìm ra điều bí ẩn trong chiếc mũ? Điều đó cứ day dứt tâm trí Acsimet, vì thời hạn trả lời nhà vua đã sắp đến.
Thế rồi một hôm, trong khi nằm tắm trong một bồn tắm đầy nước ông nhận xét thấy một lượng nước có thể tích bằng thể tích phần cơ thể ngập chìm trong bồn tắm tràn ra ngoài. Đồng thời ông cũng nhận thấy chân tay mình nâng lên thật là nhẹ nhàng như được đẩy lên vậy, khi chúng ngâm chìm trong nước.
Một ý nghĩ về lời giải cho “bài toán của nhà Vua” lóe ra. Ông nhảy vội khỏi bồn tắm và cứ thế vừa chạy vừa vui sướng kêu lên “Ơrêca !Ơrêca !” (tìm ra rồi ! tìm ra rồi !). tất nhiên trong cảnh ngộ nghĩnh ấy, hàng phố được một trận cười no bụng. Nhưng quả vậy, ông đã tìm được lời giải cho bài toán của vua Hêrông II đặt ra. Nó thật đơn giản. Nhìn hình dưới đây ta sẽ thấy Acsimet đã vạch ra được sự gian dối của người thợ kim hoàn của Vua Hêrông II như thế nào?
Rõ ràng từ hình vẽ của thí nghiệm ta suy đoán ra ngay rằng mũ không phải được làm từ vàng nguyên. Vì chiếc “mũ vàng” bị nước đẩy lên nhiều hơn so với lượng vàng nguyên đem làm mũ bị nước đẩy. Từ thí nghiệm đó ta cũng thấy thể tích mũ miện mà người thợ kim hoàn làm lớn hơn thể tích khối vàng nhà Vua giao cho y.
a/ Cân lần 1: Khối vàng đúng bằng lượng vàng vua giao để làm mũ nhúng chìm trong nước cân bằng với đĩa quả cân P.
b/ Cân lần 2: Chiéc mũ miện nhúng chìm trong nước không cân bằng với đĩa quả cân P.
Như vậy là khối lượng riêng của chất làm mũ nhỏ hơn khối lượng riêng của vàng nguyên. Mũ miện của vua đã không được làm từ vàng nguyên. Người thợ đã pha vào vàng một thứ kim loại “nhẹ” hơn vàng để rút bớt lượng vàng được vua giao cho.
Đây chỉ là một truyền thuyết. Điều chính là nhà bác học cổ Hy Lạp này đã cống hiến cho kho tàng khoa học của loài người những kiến thức quý giá và khoa học đã vạch mặt được sự gian dối.
Theo Trương Lan Hương - Thư Viện Vật Lý