Một triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2011

Hide Nguyễn

Du mục số
Sáng 2/6, hơn một triệu học sinh lớp 12 sẽ thi môn Văn, mở đầu cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Thí sinh sẽ bị đình chỉ và hủy kết quả nếu mang tài liệu vào phòng thi, trao đổi bài, giấy nháp...


Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm nay cả nước có hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó 900.000 thí sinh hệ THPT và hơn 100.000 thí sinh hệ giáo dục thường xuyên. Số cán bộ giáo viên được huy động tham gia coi thi hơn 100.000, số chấm thi gần 23.000. Bộ Giáo dục đã thành lập 64 đoàn thanh tra với nhiệm vụ kiểm tra chấm thi, phúc khảo tại các tỉnh thành và Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng.


Tại Hà Nội, số thí sinh đăng ký dự thi khoảng 80.000, trong đó gần 73.000 em thi theo chương trình THPT và khoảng 7.000 dự thi theo chương trình giáo dục thường xuyên. Trong quá trình diễn ra kỳ thi, Sở sẽ có các đoàn thanh tra đột xuất, mỗi đoàn 3-4 người kiểm tra tại các hội đồng thi.

Sở Giáo dục Hà Nội cho biết, trong ba ngày thi tốt nghiệp THPT, các ngành như giao thông, y tế, điện lực có nhiệm vụ phối hợp, tạo điều kiện để kỳ thi diễn ra an toàn, thuận lợi.

thi-sinh.jpg


Ngày mai hơn một triệu thí sinh sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Hoàng Thùy.

Tại TP HCM, kỳ thi năm nay có gần 70.000 thí sinh, trong đó hơn 58.000 học sinh phổ thông và hơn 11.000 em hệ giáo dục thường xuyên, được phân bổ trên 111 hội đồng thi. Có hơn 10.000 cán bộ coi thi, giám thị. Ngoài ra đội thanh tra gồm 323 người và 15 giảng viên của các trường đại học được Bộ GD&ĐT cử làm công tác giám sát tại hội đồng in sao đề thi và hội đồng coi thi.

Trưởng phòng Khảo thí Sở Giáo dục TP HCM cho biết, tại bến phà Bình Khánh, điểm nối liền thành phố với huyện đảo Cần Giờ sẽ được bố trí đội thanh niên xung phong đảm bảo cho việc chuyển giao đề, bài thi và học sinh kịp thời gian. Ngày 30/5, Sở Giáo dục đã cử 46 đoàn cán bộ tới 111 hội đồng thi của thành phố để kiểm tra lần cuối về điều kiện cơ sở vật chất, phòng ốc cho kỳ thi.

hinh1%5B1%5D.jpg


Thí sinh xem lại bài trước giờ thi tốt nghiệp 2010. Ảnh: Hải Duyên.

Đại diện một số Sở Giáo dục các tỉnh phía Nam cho biết, công tác chuẩn bị được thực hiện từ tháng 4 và sẵn sàng phục vụ cho kỳ thi. Tại Long An, năm nay có hơn 14.000 thí sinh dự thi, được chia thành 34 hội đồng. Ông Lê Quốc Thông, chuyên viên phòng khảo thí cho biết, tại một số huyện giáp biên giới, việc đi lại khó khăn hơn, nhưng các thí sinh sẽ được tập trung về khu vực thị trấn.

Về cấu trúc đề thi, Bộ Giáo dục cho biết, đề vẫn như các năm trước với kiến thức chủ yếu thuộc chương trình lớp 12. 50% câu hỏi đảm bảo học sinh có học lực trung bình làm được. Thí sinh sẽ bị đình chỉ và hủy kết quả thi nếu mang tài liệu vào phòng thi, trao đổi bài, giấy nháp... Thí sinh sẽ bị hủy kết quả thi và cấm thi từ 1 đến 2 năm, đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả vi phạm nếu khai man hồ sơ, nhờ người thi hộ.

Bộ cũng nhấn mạnh, trong phần thi tự chọn thí sinh chỉ được làm một trong hai câu, nếu làm cả hai coi như phạm quy và không được chấm điểm phần này.
Hoàng Thùy - Hải Duyên
VnEx
 
“Sốt sắng” nên nhiều phụ huynh lên chùa thắp hương cầu may, làm mâm xôi, con gà rồi tỉ mỉ hơn đến chuyện con phải ăn đỗ, không ăn lạc, mở cổng cho con.


20110601155924_1.jpg


Thí sinh thắp hương cầu may trước kì thi ĐH-CĐ 2010 (Ảnh: Hoàng Giang)

Học khấn cả năm để cầu may cho con

Chị Nguyễn Thị Bảy có con học lớp 12 Trường THPT Nguyễn Viết Xuân, Vĩnh Phúc tâm sự: “Hồi cháu thi vào lớp 10 mình bận nên bà nội cháu đi chùa cúng cầu may cho cháu. Năm nay mùa vụ chưa tới, công việc rảnh mình đã lên kế hoạch cùng bà nội cháu đi lên chùa sắp ít cỗ nhờ các vị trên cao đoái hoài, giúp cháu vượt qua kì thi này”.

Chồng chị, anh Nghiêm Văn Châm tính sau khi đưa con đến nhập trường thi ngày 1/5, cả gia đình - gồm bà nội, anh chị và cậu con cùng lên chùa cầu may. Anh chia sẻ: “Có thờ có thiêng mà. Bốn người cùng cầu nguyện chắc các vị sẽ để tâm hơn (?!)”

Tương tự, sau khi tới làm thủ tục ngày 1/6, mẹ con em Thu Thảo, học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Chu Văn An (Hà Nội) cũng sẽ vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám thắp hương cầu may cho con. Phụ huynh của em T.Khánh, học sinh lớp 12 Trường THPT Trần Phú – Kim Liên (Hà Nội) sợ con lên chùa còn bị "tâm lí" hơn nên một mình chị sẽ tới đền Ngọc Sơn cầu giúp cho con.


20110601155924_2a.jpg


Kì công hơn, cô Phạm Thanh Thảo, phụ huynh của Nguyễn Hoài Nam, Trường THPT Đông Anh (Hà Nội) cho hay: “Thằng Nam nhà cô năm nay thi tốt nghiệp THPT lại thi cả hai trường Đại học nữa, nên cô tạo điều kiện cho nó ôn tập bài vở. Mà có một số môn thi trắc nghiệm, cũng phần nào phụ thuộc vào may rủi. Suốt ba tháng vừa qua, ngày rằm, mùng một nào cô cũng vào chùa làng dâng lễ cầu khấn may mắn cho cháu”.

Ngày trước, dù vẫn thắp hương, bày cỗ nhưng chẳng mấy khi chị Nguyễn Thị Minh (có con đang học lớp 12 Trường THPT Đội Cấn, Vĩnh Phúc) biết khấn cho đúng “bài” theo các cụ trong nhà. Nay con chuẩn bị bước vào kì thi tốt nghiệp THPT, chị cũng lọ mọ tìm mua sách, tập khấn.

20110601155924_2.jpg
Ảnh: Hoàng Giang

Gần một năm chăm đọc, học khấn cho con những dịp ngày rằm, mùng một giờ chị khá thành thạo việc này. Chị thổ lộ: “Vẫn biết quan trọng là cái tâm nhưng cứ đứng một chỗ mà không có bài vở thì cũng không hay. Dịp này mình cũng học luôn các bài khấn, vái dịp Tết, ngày giỗ khác luôn”.

Cả nhà đi thi

Cô Nguyễn Thị Yến, phụ huynh của em Lan Anh, học sinh lớp 12 Trường THPT Cổ Loa (Hà Nội) than thở: “Nhà có mình nó đi thi mà cả nhà phải đi thi theo. Cô tạo điều kiện hết mức cho nó an tâm học bài, cắt hết các khoản giúp đỡ việc vặt trong nhà cho mẹ”.

Lo lắng vì con học khuya nhiều, kêu đau đầu nhiều nên cô thường mua thuốc bổ não cho con uống. Thậm chí, tranh thủ thời gian cô còn lên mạng “săn tìm” các món bồi bổ cho con.

Cô Thảo, mẹ của Hoài Nam chia sẻ thêm một số “tuyệt chiêu”: “ Đến ngày thi cũng có chế độ đặc biệt cho cháu như: không ăn các loại như lạc vì sẽ lạc đề, không ăn trứng vịt lộn vì sẽ dễ bị điểm 0, không ăn cái loại mì vì nó sẽ làm thằng bé nóng ruột, rối tung bài vở lên.

Không chỉ vậy, cô còn mua các loại đỗ về nấu chè, nấu cháo cho Nam mấy hôm nay. Các món đó vừa mát, thi dễ đỗ vì có từ “đỗ” đi kèm. Không những thế, gia đình cô còn thịt gà, thổi xôi cúng trước 6h sáng ngày thi đầu tiên, cho em nó ăn lộc xong thì mới lên đường.

Còn nữa nhé! Khi ra đường phải nhìn trước ngó sau xem có ai không, ra đường gặp “gái” thì đen lắm”.

Chẳng cứ gì nhà cô Thảo, gia đình anh Châm đã “bố trí” người gác cổng, mở cổng vào các buổi sáng con đi thi với “khẩu hiệu” cụ thể “an toàn là trên hết”, “cẩn tắc vô áy náy”


  • VNN
 
Trời...Hjchjc...
K pk nói j nữa...chỉ pk chúc a chị thi nhiều may mắn...
Chúc cậu of kon thi tốt nha...như cậu nói...chỉ là thi tốt nghiệp thoy mà...^^
 
Sáng nay 2/6, kỳ thi tốt nghiệp THPT đồng loạt diễn ra tại 63 tỉnh thành với sự tham dự của hơn 900 nghìn HS THPT và gần 135 nghìn HS bổ túc THPT. Trong 3 ngày (2-4/6) thí sinh sẽ trải qua 6 môn thi trong đó có 3 môn thi trắc nghiệm.

tp-dau-tien_d6246.jpg


Thí sinh TPHCM vào phòng thi môn đầu tiên. (Ảnh: L. Phương - H. Nam)

Các môn thi đối với hệ THPT năm nay gồm có Văn, Vật lý, Địa Lý, Sinh học, Toán, Ngoại ngữ hoặc môn thay thế Ngoại ngữ là Lịch sử, trong đó 3 môn Vật lý, Sinh học, Ngoại ngữ thi bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. Đối với giáo dục thường xuyên sẽ thi 6 môn: Ngữ văn, Toán, Vật lí, Sinh học, Lịch sử, Địa lí. Trong đó, các môn: Vật lí, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm.


6_bbe4e.jpg


Với sự chuẩn bị chu đáo, kì thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ diễn ra an toàn và nghiêm túc. (Ảnh: L. Phương - H. Nam)

Theo thống kê của Ban chỉ đạo thì phổ thông năm nay toàn quốc tổ chức thành 1.292 cụm trường với 2.432 hội đồng coi thi và 44.449 phòng thi. Tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 1.053.081, tăng 2.814 thí sinh so với cùng kỳ 2010; trong đó, có 918.282 thí sinh giáo dục THPT, tăng 5.755 thí sinh so với năm 2010, có 134.799 thí sinh giáo dục thường xuyên, giảm 3.041 thí sinh so với năm 2010; số thí sinh tự do đăng ký dự thi ở giáo dục THPT là 27.652 chiếm 3,01% tổng số thí sinh đăng ký dự thi, ở giáo dục thường xuyên là 42.126 chiếm 31,25% tổng số thí sinh đăng ký dự thi.


Sáng sớm nay, tại TPHCM, học sinh ở những khu vực ngoại thành như Nhà Bè, Củ Chi, Cần Giờ… phải vượt những chặng đường xa để đến trường thi. Cụm Cần Giờ chỉ thành lập 1 hội đồng thi (HĐT) tại trường THPT Bình Khánh cho học sinh của 3 trường THPT An Nghĩa, THPT Bình Khánh, THPT Cần Thạnh.

Tạo điều kiện tốt nhất cho con mình có được tấm bằng tốt nghiệp của 12 năm học tập, nhiều phụ huynh tạm gác chuyện mưu sinh hàng ngày, đưa con đến trường thi sớm 1-2 ngày để các sĩ tử dưỡng sức cho kỳ thi trọng đại.

Với mong muốn giảm bớt những khó khăn cho học sinh vùng xa, Sở GD-ĐT TPHCM chỉ đạo các trường THPT có thí sinh dự thi thành lập đoàn có giáo viên đi theo. Riêng những thí sinh ở xa sẽ được ăn, nghỉ miễn phí tại ký túc xá của trường THPT Bình Khánh.

Củ Chi có 4 HĐT tại trường THPT Củ Chi, Trung Phú, Quang Trung và Tân Thông Hội. Nhiều học sinh từ xã Thái Mỹ phải thi tận hội đồng thi THPT Trung Phú phải vượt hơn 23km. Để giám bớt khó khăn cho thí sinh dự thi, trường THPT Quang Trung và các trường tại Củ Chi có hỗ trợ xe buýt đưa đón những thí sinh dự thi xa để giảm bớt những sự cố trên đường đi. Học sinh được tập trung tại trường từ 5 giờ sáng, điểm danh và được đưa đến hội đồng thi đúng giờ.

Học sinh ở nội thành có ưu thế nhà gần điểm thi hơn nhưng cũng không chủ quan. Tại HĐT Lý Tự Trọng (Q. Gò Vấp) và THPT Gia Định (Q. Bình Thạnh), đại đa số thí sinh có mặt từ sớm, 5 giờ 30 phút đã có em đến nơi. Nhiều khuôn mặt thí sinh không giấu nét căng thẳng của ngày thi đầu. Mãi đến 6h30, khi các trường phổ biến quy chế thi, các em vẫn tranh thủ xem lại bài vở.

Chú Trần Văn Thanh, nhà ở Q. Phú Nhuận thức dậy từ 5 giờ sáng và quyết định nghỉ nghỉ làm 3 ngày để đưa con đi thi. Theo chú, bên cạnh việc bồi bổ thể chất thì sự cổ vũ tinh thần cho con quan trọng không kém. Thành tích học tập của con chú thuộc hàng top của trường tư thục Trần Hưng Đạo nhưng chú cũng hồi hộp như chính mình đi thi.

thitotnghiep2620111_d1729.jpg


Thí sinh này vội vàng chạy đến sau khi HĐT Lý Tự Trọng, TPHCM đã phổ biến xong quy chế. (Ảnh: L. Phương - H. Nam)

Thí sinh Nguyễn Thị Kim Hoàn, học sinh trường Phan Đăng Lưu, tươi cười cho biết mặc dù chuẩn bị khá ổn nhưng học vô lúc nào thì tranh thủ lúc đó: "Lúc đầu em cũng hơi lo, nhiều đề cương ôn tập em cứ lo học không kịp. Môn văn chưa phải là nỗi lo lắng lớn nhất của em, em sợ nhất là Anh văn. Bình thường em học ở lớp ở mức trung bình nhưng chắc kỳ thi này em sẽ vượt qua được. còn điểm cao thì chắc khó".

Tương tự, thí sinh Nguyễn Văn Hùng, học sinh trường Thanh Đa cũng rất lo lắng với môn Anh văn, còn môn Văn thì yên tâm phần nào.

2-Kiem-tra-de-thi_7c661.jpg


Thí sinh TPHCM kiểm tra niêm phong đề thi. (Ảnh: L. Phương - H. Nam)

Trong buổi thi đầu tiên với môn Văn thời gian là 150 phút, nhiều thí sinh tại Hà Nội không giấu được sự hồi hộp, lo lắng do học chuyên về ban A.

Em Đinh Phạm Việt Hoàng - học sinh Trường THPT Quang Trung, Hà Đông cho biết: “Môn văn không phải là thế mạnh của em, nên em khá lo lắng. Nhưng em đã có một số chuẩn bị nhất định hi vọng sự chuẩn bị của mình đầy đủ”.

Còn học sinh Mai Trâm, Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ cho hay: “Em có đôi chút hồi hộp tại vì đây là bước ngoặt đầu tiên chuẩn bị cho kỳ thi đại học của em. Tuy nhiên thì 3 năm rèn luyện ở Nguyễn Huệ thì em cũng tự tin có kiến thức của mình để tham gia kỳ thi này.


22_f59c4.bmp


Thí sinh Hà Nội tại cụm thi Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ - Hà Đông. (Ảnh: Hồng Hạnh)

Tại Hà Nội, số lượng thí sinh dự thi tốt nghiệp đông nhất nước với 78.867 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 72.988 thí sinh đăng ký dự thi với 3.360 phòng thi và gần 8.500 giám thị tham gia coi thi chưa kể hơn 500 người là chủ tịch, phó chủ tịch và thư ký tại các HĐCT. Ngoài ra còn có gần 1.700 nhân viên, bảo vệ, công an… làm nhiệm vụ tại các HĐCT trên địa bàn TP.

Để bảo đảm an toàn và thông tin xuyên suốt, năm nay Hà Nội bố trí một bộ máy tính có kết nối Internet nhưng chỉ được mở khi bắt đầu thi nhằm báo cáo tất cả diễn biến về Sở nhanh nhất. Trong quá trình mở máy sẽ được giám sát trực tiếp của công an và thanh tra làm việc tại Hội đồng thi này.

Ông Nguyễn Sỹ Khiêm - chủ tịch Hội đồng thi trường THPT Nguyễn Huệ cho biết: “Chúng tôi được các ngành có liên quan, chính quyền địa phương, bên ngành công an, quân sự cũng đã triển khai chu đáu, các đồng chí an ninh cũng đã cùng chúng tôi ngay từ ngày hôm qua đến lập kế hoạch, bàn phương án bảo vệ an ninh trật tự, không những ở vòng trong, mà ở cả vòng ngoài”.


33_eaaf0.bmp


Thí sinh Hà Nội chuẩn bị bước vào phòng thi. (Ảnh: Hồng Hạnh)

Cùng với thí sinh trên cả nước, sáng nay hơn 11.000 thí sinh tỉnh Quảng Trị tại 31 hội đồng thi được tổ chức thành 13 cụm thi và 3 hội đồng độc lập (Cồn Tiên, Cửa Tùng, Nam Hải Lăng) bắt đầu làm các thủ tục và tiến hành thi môn tốt nghiệp THPT với môn thi đầu tiên.

Có mặt tại một số hội đồng thi trên địa bàn huyện Hướng Hóa, PV Dân trí ghi nhận từ 6 giờ sáng, hơn 1.000 thí sinh của 4 Hội đồng thi số 1, 2, 3 và hội đồng thi Lao Bảo đã có mặt tại các địa điểm thi. Mặc dù thời tiết từ chiều đến tối qua qua trên địa bàn 2 huyện có mưa to nhưng vào sáng nay trời trở lại êm dịu đã tạo điều kiện cho các thí sinh đi lại. Đặc biệt, là hơn 300 thí sinh đồng bào các dân tộc thiểu số: PaKô, Vân Kiều thuộc các cụm thi trên, từ những bản, xã vùng xa đã có mặt từ chiều qua tại thị trấn Khe Sanh, Lao Bảo để chuẩn bị cho một kì thi tốt nghiệp THPT đạt hiệu quả cao.

Sau khi nghe Chủ tịch Hội đồng thi công bố các quyết định của Sở GD-ĐT về việc thành lập Hội đồng thi, Đoàn Thanh tra kì thi…và phổ biến quy chế thi, thí sinh chứng kiến bao niêm phong đề thi, các thí sinh bắt đầu làm thủ tục phòng thi và chuẩn bị cho môn thi đầu tiên vào 7 giờ 30 phút.

Các công tác đảm bảo an toàn tại các Hội đồng thi trên đã được triển khai hiệu quả đảm bảo một kì thi tốt nghiệp THPT thành công.


quang-tri_4dd62.JPG


Thí sinh chứng kiến bao niêm phong đề thi tại Hội đồng thi số 1 (thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). (Ảnh: Ô Châu)

Cùng với cả nước, sáng 2/6, trên 15.000 thí sinh tại Khánh Hòa bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2011. Năm nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có 15.095 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, 12.701 TS hệ GD THPT, 2.394 TS hệ GDTX. Toàn tỉnh Khánh Hòa thành lập 16 cụm thi, trong đó 9 cụm thi hệ GD phổ thông, 3 cụm thi hệ GDTX và 4 cụm thi hệ GD phổ thông với GDTX. Toàn tỉnh có 36 hội đồng coi thi, 639 phòng thi.

Tại TP Nha Trang, trong sáng nay, thời tiết khá mát mẻ tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh làm bài. Chưa đến 6 giờ, chúng tôi nhận thấy nhiều thí sinh cùng bậc phụ huynh đã có mặt tại hội đồng thi Lê Quý Đôn, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tự Trọng.

Chị Nguyễn Minh Nguyệt, có con dự thi tại hội đồng thi Lý Tự Trọng chia sẻ: “Nhà tôi cách địa điểm thi gần 6km nên 5 giờ 30 là mẹ con đi rồi. Đi sớm, đến sớm chút vẫn hơn, cho yên tâm”.


kh-phu-huyn_41555.jpg



Chưa đến 6 giờ, nhiều phụ huynh tại TP Nha Trang đã đưa con em đến địa điểm thi. (Ảnh: Nguyễn Thành Chung)

Trong khi nhiều em tâm sự với phụ huynh và lắng nghe những lời động viên thì cũng có nhiều thí sinh đến sớm tranh thủ ôn lại bài. Em Nguyễn Ngọc Trân, thí sinh dự thi tại hội đồng thi Lê Quý Đôn cho biết: “Để tạo tâm lý thoải mái và giữ sức khỏe nên tối qua em chỉ học đến 10 giờ rồi đi ngủ, sáng em dậy sớm từ lúc 4 giờ ôn lại bài rồi đến trường thi. Em nắm kiến thức cũng khá nhuyễn rồi, chỉ tranh thủ đọc lại cho tự tin trước khi vào phòng thi”.

6 giờ 30, lễ khai mạc kỳ thi tốt nghiệp THPT bắt đầu. Đa số các em học sinh đều không giấu được sự hồi hộp, lo lắng. Để trấn an, các thầy cô giáo đã động viên các em nên tự tin, bình tĩnh để đạt được kết quả tốt nhất. Ngay sau lễ khai mạc, các thí sinh đã về phòng thi và 7 giờ 30 bước vào môn thi đầu tiên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2011 là môn Văn, thời gian làm bài 150 phút.

Theo ghi nhận của PV Dân trí, sáng nay 2/6, không khí thi Tốt nghiệp THPT ở Cần Thơ khá nhộn nhịp khi tại các điểm thi, từ rất sớm các thí sinh đã đến để chờ khai mạc và bước vào phòng thi. PV có mặt tại điểm thi Trường THPT Châu Văn Liêm, ghi nhận 6h30 sáng điểm thi này bắt đầu khai mạc. Chủ tịch Hội đồng thi công bố những quyết định cần thiết và yêu cầu thí sinh được và không được làm gì trong quá trình thi.


ct-tim-ten_4c1b2.jpg


Thí sinh Cần Thơ tìm tên trong danh sách ở các phòng. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Em Mai Hồng Hiên (Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm) chia sẻ: “Tối qua em không ngủ được vì cứ lo lắng miết. Không biết đề thi sẽ ra thế nào, có khó cho tụi em không”. Tâm trạng trước khi bước vào thi của em Hiên cũng là tâm trạng chung của nhiều em thí sinh ở Cần Thơ.

Dù cận kề với buổi thi đầu tiên nhưng nhiều em vẫn còn tranh thủ xem lại bài ngay trước phòng thi. Em Trần Thanh Hiền (trường THPT Châu Văn Liêm) nói: “Những lúc đóng tập lại là em cứ thấy quên bài, vì vậy mở được đến lúc nào thì yên tâm lúc ấy”.


ct-tam-trang_d44ad.jpg


Mỗi người một tâm trạng với kỳ thi quyết định 12 năm đèn sách. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Ccó mặt dự khai mạc tại Hội đồng thi THPT Châu Văn Liêm, ông Trần Trọng Khiếm - Giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ, chia sẻ với PV Dân trí: “Cho đến giờ phút này, mọi công tác cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT ở Cần Thơ đã sẵn sàng, bây giờ chỉ còn lo là lo các em làm bài thế nào thôi”. Ông Khiếm cho biết thêm, đối với các điểm thi ở vùng sâu vùng xa, Sở đã chỉ đạo các trường phối hợp cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh, đoàn thể địa phương tổ chức phương tiện đưa đón thí sinh chu đáo; có thể hỗ trợ ăn sáng cho các em và tổ chức cho các em nghỉ lại trường sau các buổi thi".

Ông Khiếm mong các thí sinh cần thực hiện tốt các quy chế thi để không phải vi phạm thiệt cho bản thân. Thí sinh cần bình tĩnh, tự tin, không nên chủ quan bất kỳ môn thi nào. Ông cũng đề nghị phụ huynh tạo mọi điều kiện tốt nhất, đừng để các em bị chi phối trong 3 ngày thi này.

Tại Đà Nẵng, sáng nay, 2/6, gần 13.000 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT bước vào môn thi đầu tiên. Trước giờ vào phòng thi môn đầu tiên, các thí sinh tỏ ra khá thoải mái.

Ghi nhận tại Hội đồng thi THPT Phan Châu Trinh, điểm trường thi của thí sinh 4 trường THPT Phan Châu Trinh, Trần Phú, Diên Hồng, Nguyễn Hiền, từ 6h sáng, thí sinh đã bắt đầu đổ về điểm trường thi. Trong tay vẫn cầm khư khư tài liệu ôn thi nhưng hầu hết thí sinh đều tỏ ra khá thoải mái.

dn-den-som_4ecb7.JPG


Thí sinh Đà Nẵng đến điểm trường thi từ rất sớm và tỏ ra khá thoải mái trước giờ thi môn văn. (Ảnh: Khánh Hiền)

Vô tư trò chuyện với các bạn trước giờ làm bài thi, thí sinh Trần Thái Bảo, học sinh trường THPT Phan Châu Trinh cho biết: “Môn Văn không phải là môn “tủ” của em vì em tập trung học thi đại học các môn khối A nhiều hơn, nên em cũng lo trước giờ thi môn này.

Nhưng môn văn cần tâm lý thoải mái trước giờ thi nên em không dám cầm tập coi lại bài như các bạn, sợ chữ nọ lại xọ chữ kia. Trước ngày thi, em học theo hướng dẫn của các bạn chuyên Văn trong nhóm bạn, học kỹ các ý chính để triển khai bài làm cho các đề thi môn văn.”

Thoải mái trước giờ vào phòng thi, nhưng khi nghe các cán bộ coi thi đọc tên gọi vào phòng, dặn dò trước giờ làm bài, các thí sinh không tránh khỏi một chút hồi hộp.

Bên ngoài các điểm trường thi, các tuyến đường xung quanh điểm trường thi, ngay từ sáng sớm đã được lực lượng cảnh sát giáo thông, công an làm nhiệm vụ giữ trật tự, an toàn giao thông.


dn-cang-thang_b157f.JPG


Một chút căng thẳng thường thấy trong mùa thi. (Ảnh: Khánh Hiền)

Trước đó, chiều 1/6, UBND TP Đà Nẵng đã có công văn chỉ đạo đến Công an TP, Sở Giao thông vận tải, Sở GD-ĐT, UBND các quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, chỉ đạo tạm dừng lưu thông xe ben vào giờ cao điểm trong các ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT. Cụ thể, từ 6h-7h30 và từ 13h-14h30 các ngày 2, 3, 4/6, tạm ngừng lưu thông xe bên trên các tuyến ĐT 602, đoạn từ giao lộ với đường Nguyễn Lương Bằng đến điểm trường thi THPT Phạm Phú Thứ; đường Cách Mạng Tháng 8 và Quốc lộ 14B, đoạn từ cầu Tuyên Sơn đến điểm trường thi THPT Ông Ích Khiêm.

Tại Thanh Hóa, hơn 51 ngàn thí sinh bước vào môn thi đầu tiên trong tiết trời âm u và râm mát rất thích hợp cho các thí sinh làm bài thi. Tại Hội đồng thi trường THPT Đào Duy Từ, trước giờ phát đề thi vẫn còn một số thí sinh đi muộn. Không có hiện tượng phụ huynh tập trung trước địa điểm thi.


9_551c6.jpg


Thí sinh đến muộn vội vàng vào phòng thi. (Ảnh: Duy Tuyên)

Tại Hội đồng thi THPT Cẩm Thủy 1, huyện Cẩm Thủy, không có thí sinh nào đến muộn so với giờ làm bài. Nhiều thí sinh ở xa đã đến ở trọ gần trường trong những ngày thi để thuận tiện cho việc đi thi.

Đợt thi này Thanh Hóa có 51.984 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đến thời điểm trước buổi thi chưa có bất kỳ sự cố nào xảy ra.

Tuy nhiên, trước ngày thi một số học sinh đã tung tin đồn thất thiệt về chuyện lộ đề thi môn Văn và môn Địa Lý. Thông tin này đã được Sở GD-ĐT xác nhận chỉ là tin đồn thất thiệt của một số học sinh.

Anh Nguyễn Văn Tuấn, một phụ huynh đưa có đi thi tại Hội đồng thi THPT Đào Duy Từ, TP Thanh Hóa cho biết: “Bây giờ thi tốt nghiệp đâu phải như ngày trước nữa mà nghĩ đến chuyện ném bài thi. Tôi thấy công tác tổ chức thi rất nghiêm ngặt. Phải làm như thế mới đánh giá đúng thực lực của học sinh”.

Ông Lê Hồng Quân, chuyên viên Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết, đến thời điểm này, mọi việc diễn ra an toàn tốt đẹp, chỉ trong những trường hợp đặc biệt thì các Hội đồng thi mới báo về. Đến thời điểm này, tình hình thời tiết và an toàn giao thông không có vấn đề gì. Đến 9h sáng, tất cả các Hội đồng thi phải báo cáo ban đầu trong buổi thi đầu tiên về Sở.


Tại Nghệ An, sáng nay trên 45.129 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT năm học 2010-2011. Hầu hết các thí sinh có mặt sớm hơn dự định và đều đến đúng giờ giấc.


12_5bdf9.JPG


Ngay từ sáng sớm phụ huynh, học sinh đã có mặt đông đủ. (Ảnh: Nguyễn Duy)

Tại Trường THPT Hà Huy Tập, các em học sinh cùng phụ huynh phấn khởi nở những nụ cười tươi rói như hứa hẹn cho một ngày thi thành công. Em Nguyễn Quỳnh Trang cho biết: “Em đã ôn tập kỹ tất cả các môn bây giờ cũng thoải mái làm bài hơn. Hy vọng môn thi đầu tiên em sẽ làm tốt. Em thấy thời tiết năm nay khá thuận lợi, không nắng nóng như năm trước nên chúng em cũng đỡ lo hơn...”.

Tại buổi khai mạc chủ tịch Hội đồng coi thi đã quán triệt tất cả các em học sinh phải nghiêm túc thức hiện đúng quy chế của ngành giáo dục, quán triệt các em không được mang tài liệu vào thi... đều được các em nhất trí cao.


9_e8dcd.JPG


Các phụ huynh Nghệ An chờ con em làm bài thi. (Ảnh: Nguyễn Duy)

Sau khi dự lễ khai mạc tại Trường THPT Hà Huy Tập, PV Dân trí tiếp tục vượt qua hơn 30km lên với Trường THTP Nam Đàn 1. Tại đây, thầy Đặng Xuân Quang - Chủ tịch Hội đồng coi thi cho biết: “Hội đồng thi Nam Đàn 1 có 24 phòng với 567 thí sinh dự thi của toàn huyện. Do đặc điểm địa hình có sông Lam cách trở nên hội đồng coi thi đã chuẩn bị mọi thứ đầy đủ và tốt đẹp. Với 55 cán bộ coi thi từ huyện miền núi Anh Sơn làm nhiệm vụ tại đây tôi đã quán triệt ngay từ đầu và đầy đủ. Tại lễ khai mạc tôi cũng nhắc nhở các em cần phải thực hiện đúng quy chế thi cử, và đặc biệt là trong thời gian diễn ra thi các em không được đi chậm giờ, với những thí sinh mắc lỗi không đáng có chúng tôi cũng đã quán triệt xong...”.


2_c9b29.JPG


Lực lượng công an được canh giữ tại điểm thi THPT Thái Lão, Hưng Nguyên, Nghệ An. (Ảnh: Nguyễn Duy)

Cùng với cả nước, Nghệ An có 41.079 học sinh THPT và 4.050 học sinh BT THPT đăng ký dự thi, trong đó có 44.355 học sinh thi lần đầu và 774 học sinh tự do. Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra tại 29 cụm thi (4 cụm thi có 2 trường và 25 cụm thi có từ 3 đến 7 trường), 86 hội đồng thi với 1.900 phòng thi; huy động khoảng 5.600 cán bộ, giám thị coi thi, 230 thanh tra, 600 người làm công tác y tế, phục vụ, 1.000 công an, bảo vệ kỳ thi. Sở GD-ĐT thành lập 4 đoàn thanh tra lưu động kiểm tra các hội đồng thi ở 20 huyện, thành, thị.


Dantri

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top