Một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng người cầm bút

Vui Học Văn

Cộng tác viên
Vừa qua, Sở giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long tổ chức kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, trong đó có môn Ngữ văn. Đáng chú ý, câu nghị luận văn học yêu cầu thí sinh trình bày về quan niệm của Puskin: "Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút".

Bai van hay - vanhoctre.jpg

Mở bài: Thí sinh dẫn câu nói "Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút".

Giải thích: Sức sống của tác phẩm văn học đó là sự tồn tại của tác phẩm văn học trong trí nhớ, niềm say mê của người đọc vượt ra khỏi giới hạn không gian, thời gian. Còn tiếng lòng của người cầm bút nghĩa là tình cảm, nỗi niềm của tác giả gửi gắm qua đứa con tinh thần của mình.

Như thế, câu nói của Puskin đề cao ý nghĩa cảm xúc, tình cảm của người cầm bút khi sáng tác. Đó là nhân tố hàng đầu, quyết định sự sống còn của tác phẩm văn chương.

Bàn luận: Tác phẩm văn học là nơi nghệ sĩ bày tỏ tình cảm, kí thác suy tư, trăn trở, gửi gắm những khát vọng, ước mơ. Do đó, sáng tác là sự thể hiện ra, bộc lộ ra cảm xúc, suy nghĩ bằng ngôn ngữ độc đáo.

Không chỉ bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ bản thân, mục đích chủ yếu của người viết còn là tìm kiếm sự đồng điệu, thấu hiểu của người đọc giúp cảm xúc chân thực, ý nghĩ sâu sắc, trăn trở hướng về con người nói chung. Từ đó, dễ khơi gợi rung cảm, bởi nghệ sĩ còn nói hộ tiếng nói của người đọc, luôn đứng về phía lẽ phải, công lí, đấu tranh vì những gì tốt đẹp nhất dành cho con người.

Không chỉ đứng về phía con người, bênh vực cho những quyền lợi chính đáng của con người, để tồn tại, văn học còn phải khơi gợi, hướng con người đến những giá trị sống đẹp đẽ, nhân văn: niềm tin vào tương lai, tình yêu thương, chia sẻ…

Tuy nhiên, để mang lại sức sống cho đứa con tinh thần của mình, ngoài chân cảm, người cầm bút còn cần phải phát huy sức mạnh của những yếu tố hình thức nghệ thuật: chọn lọc từ ngữ, hình ảnh, sắp xếp câu chữ, phối hợp nhạc điệu từ dấu thanh, xây dựng kết cấu…

Không phải mọi tiếng lòng người cầm bút gửi qua tác phẩm đều được người đọc đồng cảm, thấu hiểu vì vậy nhà văn chấp nhận sự "cô đơn" khi đứa con tinh thần xuất hiện trước công chúng. Nhà văn cần giúp đời sống thêm phong phú nhờ những đối thoại giữa tác giả - độc giả; độc giả - độc giả.

Đánh giá: Tác phẩm có sức sống lâu bền thường là kết tinh của tâm huyết, chân cảm và tài hoa. Đây là điều mà nhà văn cần khắc cốt ghi tâm và tôi luyện không ngừng nghỉ khi muốn làm nghề chân chính.

Đồng cảm với cảm xúc, đồng cảm tích cực với tư tưởng người viết là điều mỗi độc giả nên làm để góp phần khẳng định giá trị bất biến và sự cần thiết của văn học đối với cuộc đời nói chung.

suu tam
 
Ngày xưa người cầm bút rất ít do đòi hỏi "chất xám" đáng kể. Nhưng ngày nay, dân trí tăng cao, điều kiện viết, yêu cầu viết rất lớn mà người viết vừa rất nhiều mà cũng rất đa dạng. Tinh thần viết lành mạnh, vì người đọc thượng vàng hạ cám.

Nếu người viết hiện đại/sáng tạo nội dung số có tiếng lòng chung với người đọc thì vô cùng tốt.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top