• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Một sự phân biệt bị đánh mất: Dù với tuy và mặc dầu

vosong

New member
Xu
0
Một sự phân biệt bị đánh mất
(Dù với tuy và mặc dầu)


Một ngôn ngữ làm tròn công năng của nó là nhờ những sự phân biệt. Những sự phân biệt về hình thức - âm thanh, trật tự của các dấu hiệu, v.v. - không nhiều thì ít đều báo hiệu những sự phân biệt về nội dung, tức về nghĩa, và những ph­ơng tiện phân biệt về hình thức càng phong phú bao nhiêu thì những nội dung đ­ợc truyền đạt càng minh xác và tinh tế bấy nhiêu.

Vì vậy, khi những ng­ời thuộc thế hệ tr­ớc thấy trong tiếng mẹ đẻ có những sự phân biệt bị đánh mất đi, họ tất nhiên phải có phần lo lắng tự hỏi: không biết đây có phải là một b­ớc phát triển có tính quy luật của ngôn ngữ hay chỉ là kết quả của một sự khinh suất nào đó đã dần dần phổ biến để trở thành một thói quen chung đ­ợc mọi ng­ời dung thứ rồi rốt cục chấp nhận nh­ một chuẩn mực?

Trong bài này, chúng tôi muốn nói đến một hiện t­ợng rất phổ biến trong cách sử dụng tiếng Việt của các văn bản xuất hiện vào khoảng m­ơi năm nay trên báo chí, sách vở, kể cả văn bản khoa học và nghệ thuật: đó là lối sử dụng dù (dầu, dẫu, cho dù, dù cho, cho dầu, dầu cho, dẫu cho) thay cho tuy và mặc dầu.

Ngày nay, dù đ­ợc dùng phổ biến hơn hẳn tuy và mặc dầu ở những chỗ mà tr­ớc những năm 70, ng­ời cầm bút vẫn dùng hai từ sau với một ý nghĩa khác hẳn. Vậy sự khác nhau ấy ra sao?

So sánh cách dùng các từ nói trên với nhau trong các tác phẩm cổ điển của thế kỷ 18 nh­ Truyện Kiều, ta thấy rằng một mặt, dù đ­ợc dùng theo một nghĩa cũ không còn có trong cách dùng ngày nay: nghĩa của nếu (đánh dấu một câu phụ chỉ điều kiện) chẳng hạn nh­ trong câu:

Mai sau dù có bao giờ
Thắp lò h­ơng ấy so tơ phím này,
Trông ra ngọn cỏ cành cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Cách dùng theo nghĩa này cũng thấy còn lại trong ca dao tục ngữ cận đại và hiện đại:

Dù ai lấy đ­ợc chồng khôn,
Nh­ hũ vàng cốm anh chôn đầu gi­ờng.

Vào thời ấy, chữ nẻo ch­a biến âm thành chữ nếu và đ­ợc dùng thay cho dù nh­ bây giờ, và ta không đ­ợc rõ sự phân biệt giữa hai ý nghĩa dù và nếu nh­ hiện nay đ­ợc diễn đạt nh­ thế nào. Rất có thể là nó đ­ợc dùng để diễn đạt cả hai nghĩa, vì cả hai đều có chứa đựng ý nghĩa "điều kiện", tức ý nghĩa "giả định". Vậy, mặt khác, giữa dù của thời tr­ớc và nếu của ngày nay vẫn có một điểm chung khiến cho hai chữ đó khác hẳn với tuy và mặc dầu, tuy hiện nay giữa dù và nếu đã có một sự phân biệt rất rõ ràng.

Sự khác nhau này cũng phổ quát không kém gì sự khác nhau giữa dù và tuy. Chữ nếu dùng để đánh dấu tính điều kiện của một sự thể giả định: Nếu trời m­a có nghĩa là "trong tr­ờng hợp mà trời có thể m­a (là nói giả dụ nh­ thế)". Sự thể giả định này đ­a ra trong phát ngôn là để thông báo một điều gì khác (phần thuyết của câu, th­ờng đi sau chữ thì) sẽ trở thành hiện thực khi nào cái sự thể giả định ấy trở thành hiện thực. Còn Dù trời m­a hay Dù cho trời có m­a có nghĩa là "ngay cả trong tr­ờng hợp mà trời có m­a (là nói giả dụ thế)". Nh­ vậy, so với nếu, dù có thêm cái ý "ngay cả", cho biết là ng­ời nói tiền giả định rằng "trời m­a" là một hoàn cảnh th­ờng cản trở việc thực hiện điều sẽ đ­ợc nói ở phần thuyết. Ðó không phải là một sự khác nhau ở tính chất hay chiều rộng của khung đề, mà là ở chỗ có hay không có một cái tiền giả định có liên quan đến tác dụng của sự thể (giả định) đ­ợc trình bày trong khung đề đối với sự thể đ­ợc trình bày trong phần thuyết.

Bây giờ ta thử xem trong tiếng Việt hiện đại, ít nhất là tr­ớc 1970, dù (dù cho, dầu cho, dẫu cho, v.v.) khác với tuy và mặc dầu (mặc dù) nh­ thế nào. Ta thử so sánh hai câu sau đây:

(1) a. Tuy/ Mặc dầu hôm qua trời m­a to, tôi vẫn đến.

b. Ngày mai dù có m­a to gió lớn thế nào tôi cũng sẽ đến.

Sự khác nhau quan yếu giữa hai bên là ở chỗ: Trong khi chuyện hôm qua m­a to là một hiện thực, thì chuyện ngày mai m­a to chỉ là một giả định. Ðây là một sự phân biệt mà loại hình học ngôn ngữ đã nhận thấy tính phổ quát từ khá lâu. Trong khi hành chức, ngôn ngữ không thể không phân biệt giữa việc trần thuật những sự việc có diễn ra thực (nhất là những sự việc mà ng­ời nói có chứng kiến, với những giả định, những dự kiến, những phỏng đoán, những suy diễn, vốn chỉ có trong trí óc con ng­ời chứ không hề có (hay ít nhất là ch­a hề có) trong thế giới hiện thực, dù những dự đoán ấy có chắc chắn đến đâu chăng nữa. Ngôn ngữ học cũng đã dần dần nhận ra mối quan hệ đ­ơng nhiên giữa "thì t­ơng lai" và cách diễn đạt tính không hiện thực: trong rất nhiều ngôn ngữ, cái mà ng­ời ta vẫn t­ởng là "thì t­ơng lai" thật ra là một hình thức diễn đạt ý nghĩa tình thái phi hiện thực, trong những ngôn ngữ có hình thái học có thể làm thành một thức (mood) riêng, thức giả định.

So sánh hai câu dẫn trên và những câu t­ơng tự, ta thấy sự phân biệt [ HIỆN THỰC] HAY HIỆN THỰC/GIẢ ÐỊNH giữa dù và tuy/mặc dầu lộ rõ ở chỗ hai từ sau không dùng cho những sự thể đ­ợc giả định hay dự kiến cho t­ơng lai. Những câu nh­:

(2) a.* Ngày mai, tuy/mặc dù trời m­a to, tôi cũng sẽ đến.

b.* Sau này, tuy không gặp nhau, tôi cũng sẽ nhớ đến anh.

đều không ổn, và khó lòng có thể gặp trong một văn bản cũ, nh­ trong tiểu thuyết của Tự lực Văn đoàn chẳng hạn. Và ngay cả những ng­ời ngày nay th­ờng dùng tuy và mặc dầu cho những câu nh­ thế cũng phải thừa nhận.

Ngoài ra, tuy và mặc dầu cũng không thể dùng trong những câu chứa đựng một phần đề đ­ợc đánh dấu là [ bất định/nghi vấn] hay một phần thuyết chứa đựng một tham tố [ bất định/nghi vấn]:

3. a.* Tuy/Mặc dầu có ai nói nh­ vậy anh cũng đừng tin

b.* Mặc dù/Tuy cần gì, anh cứ hỏi tôi.

c.* Tuy/Mặc dầu sao, nó cũng là em tôi.

d.* Mặc dầu/Tuy có đi đâu nó cũng nhớ về Hà Nội.

Trong những câu nh­ thế, tuy và mặc dầu đều phải đ­ợc thay bằng dù.

Cuối cùng, giữa dù và tuy/mặc dầu còn có một sự phân biệt rõ rệt về cú pháp nữa. Một khung đề mở đầu bằng dù bao giờ cũng có thể đ­ợc đánh dấu biên giới bằng thì, trong khi những câu trạng ngữ mở đầu bằng tuy và mặc dầu, vốn không phải là khung đề, không bao giờ đ­ợc đánh dấu nh­ vậy.

Trên đây là tình hình trong tiếng Việt hiện đại kể cho tới những năm 70 của thế kỷ. Còn hiện nay thì không còn nh­ thế nữa. Cùng với ­u thế ngày càng lấn át của những lối viết bất thành cú, với những câu lẫn lộn chủ đề với khung đề (nh­: Trong tình hình này đòi hỏi khắc phục ngay các tồn tại), lẫn lộn trạng ngữ với câu (nh­: Với những cố gắng v­ợt bậc nh­ng họ vẫn không giải quyết đ­ợc dứt điểm), lẫn lộn giữa trạng ngữ với chủ đề (nh­: Bằng những hình t­ợng sắc nét của tác giả đã cho thấy...) (*), cách hành văn của một số ng­ời viết gần đây đã đánh mất những sự phân biệt quan trọng cho phép tiếng Việt truyền đạt những sắc thái tinh tế của t­ duy, nh­ sự phân biệt giữa xác định và bất định, giữa danh ngữ có sở chỉ và danh ngữ không có sở chỉ, giữa tiêu điểm và chủ đề, và cả những sự phân biệt cơ bản nh­ giữa hiện thực và phi hiện thực.

Ngày nay ta thấy có rất nhiều ng­ời dùng dù vừa nh­ một tác tử điều kiện, vừa nh­ một tác tử "nhân nh­ợng" (= tuy), chẳng hạn:

4. a. Dù nói tiếng Anh rất khá, anh ta chỉ có bằng A.
b. Dù ch­a quen anh, tôi đã đọc truyện ngắn của anh từ lâu.
c. Dù anh đã khuyên tôi nhiều lần, nh­ng tôi vẫn ch­a thông.
d. Dù nó rất giỏi môn lý, thì giám khảo cũng đánh tr­ợt nó.
e. Dân bản xứ vẫn còn lo sợ dù tình hình đã lắng dịu hẳn.

Có thể nói rằng trong tất cả các câu này, ng­ời viết đều có ý muốn nói tuy hay mặc dầu, nh­ng cái tập quán dùng đúng những từ cần dùng để diễn đạt cái ý này đã mất đi rồi. Trong tất cả các câu trên không có lấy một lý do nhỏ nào để cho rằng cái mệnh đề bắt đầu bằng dù có tính chất giả định. Việc dùng dù tỏ ra đặc biệt phi lý trong những câu nh­ (4)b, và (4)c, trong đó ng­ời nói (tôi) và ng­ời nghe (anh) tất nhiên phải biết chắc chắn rằng mệnh đề đi sau dù là đúng sự thật, chứ tuyệt nhiên không có tính giả định. Trong (4)a và (4)d, dù không thể dung hòa với rất, vốn không thể dùng trong những câu phi hiện thực nh­ * Tôi muốn tìm mua một cái xe rất tốt (chỉ có thể nói một cái xe thật tốt).

Nh­ chúng tôi đã nói ở phần đầu bài này, đây có thể là một sự chuyển biến có tính quy luật khách quan, do yêu cầu phát triển tự nhiên của tiếng Việt mà có. Ngay những kiểu câu nh­ Với những hành động ấy cho thấy họ thiếu trách nhiệm cũng phải xét kỹ xem có phải là phạm lỗi không. Ta cứ nhìn sang tiếng Pháp mà xem: tiếng Pháp trở thành một ngôn ngữ nh­ ngày nay chính là do những lỗi ngữ pháp và từ vựng mà ng­ời bản xứ vì không nói đúng đ­ợc tiếng La-tinh, phạm phải mà ra. Nh­ng chúng tôi trộm nghĩ đó là tr­ờng hợp khác: những lỗi làm cho tiếng Việt mất đi những ph­ơng tiện diễn đạt hữu hiệu và tinh tế nh­ vậy khó lòng có thể coi là một hiện t­ợng tiến bộ.

CAO XUÂN HẠO
 
Z

Zung

Guest
Bạn viết bài phân tích về ngôn ngữ nhưng lại sai chính tả nhiều quá! Không biết do font chữ hiển thị hay sao mà lỗi chính tả dày đặc.
 

Phong Cầm

Yêu!
Thành viên BQT
Bạn viết bài phân tích về ngôn ngữ nhưng lại sai chính tả nhiều quá! Không biết do font chữ hiển thị hay sao mà lỗi chính tả dày đặc.
mình nghĩ do font chữ ngày trước , bài này đăng cách đây hơn 10 năm rồi. Qua mấy lần web cài đặt lại có chữ bị sai lệch đi, vì sự sai giống hệt nhau ở những chữ giống nhau.
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top