Giải thưởng Nobel văn học 2021 được trao cho bác Abdulrazak Gurnah với phần lớn tác phẩm về tị nạn. Về vấn đề này, cũng có nhiều tác giả viết về nó. Những năm gần đây, vấn đề tị nạn dường như đang được thế giới quan tâm nhiều hơn. Có thể các bạn sẽ nghe tới cây bút Nguyễn Thanh Việt anh chàng gốc Việt với giải thưởng Pulitzer năm 2016. Bên cạnh đó có nhiều tác giả khác cùng viết về nó.
Dưới đây, xin giới thiệu tới bạn đọc một vài đầu sách tham khảo.
(Sưu tầm)
1. Người tị nạn:
Cuốn sách được viết bởi Nguyễn Thanh Việt (bút danh Viet Thanh Nguyen) – nhà văn người Mỹ gốc Việt đầu tiên đoạt giải Pulitzer và nhiều giải thưởng khác của các Hiệp hội văn học Mỹ cho sự nghiệp sáng tác của mình.Tác phẩm Người tị nạn (The Refugees) là tác phẩm đầu tiên của ông được dịch và xuất bản tại Việt Nam và để “tăng những người tị nạn, ở bất cứ đâu”. Tập truyện ngắn này gây ấn tượng mạnh bởi sự hư cấu mà chân thực của nó như đánh giá của New York Times Book: “Những câu chuyện về người tị nan Việt Nam như ma thuật bất biến…Một tập truyện siêu phàm…Giọng văn khiêm tốn, chi tiết và phong cách tự sự thẳng thừng hoàn toàn thích hợp với những cuộc đời thường dân âm thầm được mô tả trong truyện…Vặn nhỏ âm lượng, chúng ta áp tai vào, lắng nghe những người tị nạn nói để thấu hiểu họ”. Mở đầu cuốn sách là những day dứt về một quá khứ đầy ám ảnh “Tôi viết sách này cho những hồn ma vốn là nhóm duy nhất ở với thời gian bởi vì họ ở ngoài thời gian” (Roberto Bolafio, Antwerp) “Những thứ ám ảnh bạn không phải là những ký ức của bạn Không phải những điều bạn đã viết ra Mà là những điều bạn đã quên, bạn phải quên Những điều bạn phải tiếp tục quên suốt cả đời mình” (James Fenton, A German Requiem)
2. Kẻ ly hương:
Quyển sách gồm 1 bài dẫn nhập của Nguyễn Thanh Việt và 17 bài tiểu luận của 17 tác giả vốn xuất thân là người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có 2 tác giả gốc Việt – Thi Bui và Vu Tran. Các bài tiểu luận viết về trải nghiệm của chính họ như những nạn dân, về những cuộc đời bị thay đổi hay hủy hoại bởi các xung đột địa chính trị; từ đó, phần nào phác thảo nên chân dung của những kẻ ly hương.
“Trong cuốn sách gồm 17 bài viết từ các tác giả từng bị buộc phải rời bỏ quê hương này, Viet Thanh Nguyen, nhà văn đoạt giải Pulitzer và cũng là một người Việt tị nạn trên đất Mỹ, đã mang đến cho những người phương Tây bình thường một cái nhìn thấu suốt, đầy thương cảm vào sâu trong những mảnh đời xa xứ đang sinh sống ngay trên mảnh đất của họ... Cuốn sách đã thành công trong việc minh chứng rằng ở khía cạnh nào đó, cộng đồng ly hương này giống với các quốc gia khác, cũng có những thần thoại lập quốc riêng biệt, nhưng tất cả người dân đều mang trong mình những tấn bi kịch, những chiến thắng hay nỗi đau – và mỗi người đều có một câu chuyện riêng để kể lại.” -The Economist
Trở thành một người tị nạn là biết chắc chắn rằng quá khứ không chỉ được đánh dấu bởi quãng thời gian đã trôi qua, mà còn bởi sự mất mát - mất mát những người thân yêu, quê cha đất tổ, bản sắc, bản ngã. - Viet Thanh Nguyen
3. Người cha im lặng:
Người Cha Im Lặng là quyển tự truyện phác họa lại hành trình đặc biệt của một gia đình người Việt sinh sống ở Pháp, sau khi người cha mất đi giọng nói vì một cơn tai biến mạch máu não.
Chuyến hành trình này không chỉ giúp những người con lần tìm lại quá khứ của người cha, tìm về nguồn cội cũng như khám phá ra những bí mật “động trời” của gia đình, mà còn hòa giải được những xung đột rất đời thường, những bất đồng ngôn ngữ và văn hóa giữa các thế hệ trong cùng một gia đình người Việt xa xứ.
4. Mùa thu hoạch xương
Haiti và Cộng hòa Dominicana, hai quốc gia láng giềng trên cùng một hòn đảo vùng Ca-ri-bê, năm 1937, Amabelle sống cuộc đời bình lặng của một cô hâu gái người Haiti cho cô chủ Valencia, một gia đình Dominicana thuợng luu. Cuộc sống thường nhật của cô và chàng trai đồng hương Sebastien hẳn sẽ tiếp tục trôi qua trên những ngọn đồi giữa những cánh đồng mía nếu độc tài Trujillo không bắt đầu cuộc thảm sát “Cây mùi tây” nhắm vào người Haiti ở Dominicana. Bị đẩy vào một cuộc vuợt biên đầy nguy hiểm, Amabelle buộc phải đối mặt với việc lựa chọn giữa mất mát và sống còn, giữa những bóng đen trong quá khứ và tương lai. Quan trọng hơn, liệu cô có đủ dũng cảm để tiếp tục sống như một trong “những người trở về từ cõi chết” trên chính quê hương của mình?
“Nhưng tôi muốn mọi người biết rằng tôi hiểu. Tôi nhìn thấy tất cả những thứ đó. Chỉ có điều tôi đã tưởng rằng chúng sẽ không nhìn thấy tôi. Tôi những tưởng rằng chúng sẽ không tìm ra tôi. Chỉ đến khi Mimi và Sebastien bị bắt đi thì tôi mới nhận ra rằng dòng sông máu đã chảy tới trước cửa nhà mình, rằng nó vẫn luôn ầm ào chảy ngay trong nhà của tất cả chúng tôi.”
5. Bàn tay cứu mạng
Trong cuộc chạy trốn bọn giết người hòng truy sát những nhân chứng tội nghiệp của một ngôi làng Nigeria (châu Phi) hiền lành bị san phẳng chỉ vì một nguyên do là nó nằm trên một mỏ dầu, hai chị em Ong Nhỏ – Lòng Tốt đã trốn đến một bãi biển ở Đông Nam Nigeria. Ở đó, hai chị em đã gặp hai vợ chồng nhà báo Anh đi nghỉ mát hòng hàn gắn cuộc hôn nhân đã nguội lạnh của họ.
Chưa kịp bày tỏ hết mối hiểm nguy đang rình rập hai chị em, bọn giết người đã đuổi đến, và tên cầm đầu đã ra một điều kiện bất ngờ: nếu người đàn ông da trắng kia chịu chặt một ngón tay thì Ong Nhỏ và Lòng Tốt sẽ được tha mạng.
Quá bất ngờ với điều kiện lạ lùng đó, lại không tin vào lời đảm bảo của tên cầm đầu đám sát nhân, người chồng đã từ chối…
Và kể từ sau phút giây định mệnh khủng khiếp đó, cuộc đời của Ong Nhỏ và hai vợ chồng nhà báo người Anh đã không còn như trước…
Những đầu sách trên đây là những gợi ý mà bạn đọc có thể tham khảo và tìm đến. Bạn hãy đọc nó và chia sẻ suy nghĩ ở dưới đây cùng mình nhé !
Dưới đây, xin giới thiệu tới bạn đọc một vài đầu sách tham khảo.
(Sưu tầm)
1. Người tị nạn:
Cuốn sách được viết bởi Nguyễn Thanh Việt (bút danh Viet Thanh Nguyen) – nhà văn người Mỹ gốc Việt đầu tiên đoạt giải Pulitzer và nhiều giải thưởng khác của các Hiệp hội văn học Mỹ cho sự nghiệp sáng tác của mình.Tác phẩm Người tị nạn (The Refugees) là tác phẩm đầu tiên của ông được dịch và xuất bản tại Việt Nam và để “tăng những người tị nạn, ở bất cứ đâu”. Tập truyện ngắn này gây ấn tượng mạnh bởi sự hư cấu mà chân thực của nó như đánh giá của New York Times Book: “Những câu chuyện về người tị nan Việt Nam như ma thuật bất biến…Một tập truyện siêu phàm…Giọng văn khiêm tốn, chi tiết và phong cách tự sự thẳng thừng hoàn toàn thích hợp với những cuộc đời thường dân âm thầm được mô tả trong truyện…Vặn nhỏ âm lượng, chúng ta áp tai vào, lắng nghe những người tị nạn nói để thấu hiểu họ”. Mở đầu cuốn sách là những day dứt về một quá khứ đầy ám ảnh “Tôi viết sách này cho những hồn ma vốn là nhóm duy nhất ở với thời gian bởi vì họ ở ngoài thời gian” (Roberto Bolafio, Antwerp) “Những thứ ám ảnh bạn không phải là những ký ức của bạn Không phải những điều bạn đã viết ra Mà là những điều bạn đã quên, bạn phải quên Những điều bạn phải tiếp tục quên suốt cả đời mình” (James Fenton, A German Requiem)
2. Kẻ ly hương:
Quyển sách gồm 1 bài dẫn nhập của Nguyễn Thanh Việt và 17 bài tiểu luận của 17 tác giả vốn xuất thân là người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có 2 tác giả gốc Việt – Thi Bui và Vu Tran. Các bài tiểu luận viết về trải nghiệm của chính họ như những nạn dân, về những cuộc đời bị thay đổi hay hủy hoại bởi các xung đột địa chính trị; từ đó, phần nào phác thảo nên chân dung của những kẻ ly hương.
“Trong cuốn sách gồm 17 bài viết từ các tác giả từng bị buộc phải rời bỏ quê hương này, Viet Thanh Nguyen, nhà văn đoạt giải Pulitzer và cũng là một người Việt tị nạn trên đất Mỹ, đã mang đến cho những người phương Tây bình thường một cái nhìn thấu suốt, đầy thương cảm vào sâu trong những mảnh đời xa xứ đang sinh sống ngay trên mảnh đất của họ... Cuốn sách đã thành công trong việc minh chứng rằng ở khía cạnh nào đó, cộng đồng ly hương này giống với các quốc gia khác, cũng có những thần thoại lập quốc riêng biệt, nhưng tất cả người dân đều mang trong mình những tấn bi kịch, những chiến thắng hay nỗi đau – và mỗi người đều có một câu chuyện riêng để kể lại.” -The Economist
Trở thành một người tị nạn là biết chắc chắn rằng quá khứ không chỉ được đánh dấu bởi quãng thời gian đã trôi qua, mà còn bởi sự mất mát - mất mát những người thân yêu, quê cha đất tổ, bản sắc, bản ngã. - Viet Thanh Nguyen
Người Cha Im Lặng là quyển tự truyện phác họa lại hành trình đặc biệt của một gia đình người Việt sinh sống ở Pháp, sau khi người cha mất đi giọng nói vì một cơn tai biến mạch máu não.
Chuyến hành trình này không chỉ giúp những người con lần tìm lại quá khứ của người cha, tìm về nguồn cội cũng như khám phá ra những bí mật “động trời” của gia đình, mà còn hòa giải được những xung đột rất đời thường, những bất đồng ngôn ngữ và văn hóa giữa các thế hệ trong cùng một gia đình người Việt xa xứ.
Haiti và Cộng hòa Dominicana, hai quốc gia láng giềng trên cùng một hòn đảo vùng Ca-ri-bê, năm 1937, Amabelle sống cuộc đời bình lặng của một cô hâu gái người Haiti cho cô chủ Valencia, một gia đình Dominicana thuợng luu. Cuộc sống thường nhật của cô và chàng trai đồng hương Sebastien hẳn sẽ tiếp tục trôi qua trên những ngọn đồi giữa những cánh đồng mía nếu độc tài Trujillo không bắt đầu cuộc thảm sát “Cây mùi tây” nhắm vào người Haiti ở Dominicana. Bị đẩy vào một cuộc vuợt biên đầy nguy hiểm, Amabelle buộc phải đối mặt với việc lựa chọn giữa mất mát và sống còn, giữa những bóng đen trong quá khứ và tương lai. Quan trọng hơn, liệu cô có đủ dũng cảm để tiếp tục sống như một trong “những người trở về từ cõi chết” trên chính quê hương của mình?
“Nhưng tôi muốn mọi người biết rằng tôi hiểu. Tôi nhìn thấy tất cả những thứ đó. Chỉ có điều tôi đã tưởng rằng chúng sẽ không nhìn thấy tôi. Tôi những tưởng rằng chúng sẽ không tìm ra tôi. Chỉ đến khi Mimi và Sebastien bị bắt đi thì tôi mới nhận ra rằng dòng sông máu đã chảy tới trước cửa nhà mình, rằng nó vẫn luôn ầm ào chảy ngay trong nhà của tất cả chúng tôi.”
Trong cuộc chạy trốn bọn giết người hòng truy sát những nhân chứng tội nghiệp của một ngôi làng Nigeria (châu Phi) hiền lành bị san phẳng chỉ vì một nguyên do là nó nằm trên một mỏ dầu, hai chị em Ong Nhỏ – Lòng Tốt đã trốn đến một bãi biển ở Đông Nam Nigeria. Ở đó, hai chị em đã gặp hai vợ chồng nhà báo Anh đi nghỉ mát hòng hàn gắn cuộc hôn nhân đã nguội lạnh của họ.
Chưa kịp bày tỏ hết mối hiểm nguy đang rình rập hai chị em, bọn giết người đã đuổi đến, và tên cầm đầu đã ra một điều kiện bất ngờ: nếu người đàn ông da trắng kia chịu chặt một ngón tay thì Ong Nhỏ và Lòng Tốt sẽ được tha mạng.
Quá bất ngờ với điều kiện lạ lùng đó, lại không tin vào lời đảm bảo của tên cầm đầu đám sát nhân, người chồng đã từ chối…
Và kể từ sau phút giây định mệnh khủng khiếp đó, cuộc đời của Ong Nhỏ và hai vợ chồng nhà báo người Anh đã không còn như trước…
Sửa lần cuối: