Một số nội dung giảm tải trong đề thi tuyển sinh đại học môn lý năm 2012

xôi gà ^^!

New member
Xu
0
MỘT SỐ NỘI DUNG GIẢM TẢI TRONG KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012
Dao động cơ: Bài toán về con lắc đơn sẽ không sử dụng đến công thức tính vận tốc
Điện xoay chiều:
+ Bỏ đi phần kiến thức liên quan đến các cách mắc mạch ba pha hình sao và hình tam giác đồng nghĩa với việc loại bỏ những bài toán dùng công thức ...
+ Phần động cơ không đồng bộ chỉ cần nhớ duy nhất định nghĩa động cơ không đồng bộ ba và đặc điểm của động cơ (tốc độ góc của khung dây nhỏ hơn tốc độ góc của từ trường quay).
Mạch dao động điện từ: Bỏ đi phần thuyết điện từ của Max-oen, hai giả thuyết của max-oen thì chỉ nắm được giả thuyết về từ trường biến thiên.
Lượng tử ánh sáng: Chỉ yêu cầu học sinh nắm được định nghĩa Laze và các đặc điểm của laze (có 4 đặc điểm).
Từ vi mô đến vĩ mô: Bỏ hoàn toàn.

 
Cái này giáo viên nói từ trong năm học rồi, ko biết trường các bạn có nói ko, nhưng thông tin này các bạn có thể tin hoặc ko tin.
Nếu muốn xác mình thì hỏi thầy cô giáo:)
 
Mình xin trích dẫn đôi lời của thầy Vũ Khắc Ngọc về vấn đề giảm tải, tuy nó là nói về Hóa học, nhưng mình nghĩ nó cũng cần cho mấy bạn đang tranh cãi bên trên !

Trước tiên, thầy sẽ chia sẻ lại với các bạn nội dung chi tiết của văn bản hướng dẫn của Bộ GD - ĐT về chương trình giảm tải:


https://www.daingai.edu.vn/vanban/Hoa.doc

Sau nữa là ý kiến đánh giá của các thầy cô giáo về chương trình giảm tải này:

Bộ GD&ĐT “dở“ trong “chương trình giảm tải“
https://www.phapluatvn.vn/thoi-su/d...-GdampdT-trong-chuong-trinh-giam-tai-2059327/
khi thiết kế chương trình, người ta có tính đến tính toàn thể, mình không thể cắt đoạn này đoạn kia vì không khéo nó làm hỏng đoạn khác. Vì có những kiến thức tôi dạy đoạn sau phải có kiến thức đằng trước. Hơn nữa, trong giáo dục, nội dung không phải là những dấu cộng mà nó là sự liên kết. Tất cả đều có giá trị để tạo ra một hiệu quả tiếp thu của học sinh.

Trong chủ trương hướng dẫn, định hướng của Bộ có nói đến 5 vấn đề cần giảm tải. Một trong số đó là cắt những cái gì trùng lặp. Nhưng cắt những cái gì lặp lại nhiều lần chưa chắc đã đúng, bởi vì cái trùng lắp ấy đôi khi là thể hiện phương pháp giảng dạy. Cũng như khi người ta thiết kế chương trình, họ thiết kế theo phương pháp đồng tâm. Có nghĩa là năm nay tôi dạy nội dung này, nhưng tôi dạy đến đây thôi vì lứa tuổi trẻ ấy mới tiếp thu được đến đấy. Sang năm tôi lại quay lại nội dung đó, có thể lặp lại một chút nhưng nội dung được sâu hơn và rộng hơn”.

Còn về ý kiến của riêng thầy, thầy xin chia sẻ với các em mấy điểm sau:

2, Giảm tải chương trình của Bộ chỉ dành cho chương trình Chuẩn mà hoàn toàn không có nội dung nào giảm tải dành cho chương trình Nâng cao. Trong khi đó, mục tiêu ngay từ đầu của Khóa học là trang bị cho các em một cách đầy đủ nhất tất cả những Kiến thức, Kỹ năng, Phương pháp và Kinh nghiệm cần thiết để giải quyết được trọn vẹn đề thi dù là chương trình Chuẩn hay chương trình Nâng cao. Các em nên nhớ rằng: càng có nhiều lựa chọn trong tay thì khả năng thành công càng cao. Hơn nữa, nội dung 2 phần riêng của đề thi Đại học chỉ khác nhau về "nội dung kiến thức" chứ hoàn toàn không khác nhau về "mức độ khó". Nói cách khác, đề thi của phần Nâng cao chưa chắc đã khó hơn phần Chuẩn như tên gọi của nó! Khi đi thi, cứ phần nào dễ và mình làm được nhiều câu hơn thì chọn. Vậy thôi.

3, Kiến thức Hóa học là một hệ thống có tính xâu chuỗi, logic rất chặt chẽ với nhau. Để học tốt được một nội dung kiến thức này, nhất thiết phải nắm vững được những kiến thức cơ sở, nền tảng trước đó của nó. Đó cũng là nguyên tắc mà thầy đã dùng để xây dựng trình tự khóa học.

Thực tế, các nội dung giảm tải của Bộ, về mặt cơ học thì có vẻ là nhiều nhưng trên thực tế thì phần lớn sự giảm tải đó là do có trùng lặp, không có nghĩa là kiến thức đó sẽ bị cắt bỏ hoàn toàn và không xuất hiện trong đề thi.

Thầy lấy ví dụ:

- trong chương trình giảm tải có bỏ bài "Xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp", tuy nhiên, nếu các em để ý thì đề thi vẫn có thể hỏi tới các vấn đề liên quan như:

+ Xà phòng không giặt rửa được trong nước cứng còn chất tẩy rửa thì có. (người ra đề có thể "cãi" là: phần này thuộc về bài "nước cứng")
+ Tơ tằm, len, ... và các poliamit nói chung không thích hợp để giặt trong xà phòng (có tính kiềm) ( người ra đề có thể "cãi" là: phần này thuộc về bài "Vật liệu polime")

- trong chương trình giảm tải có bỏ bài "Nhận biết các hợp chất vô cơ" và "Nhận biết các chất khí" nhưng do tất cả các chất đó đều đã nêu ở các bài học trước, do đó, cắt giảm không có nghĩa là trong đề thi sẽ không có câu "nhận biết".

- Trong đề thi có nói bỏ bài "Đồng và hợp chất" nhưng liệu có mấy người ra đề thi ĐH "dám" ra một đề thi mà hoàn toàn không có hợp chất nào của Đồng. (điện phân, kim loại tác dụng với muối, nhiệt phân nitrat, Cu tác dụng với H+ và NO3-, ....)

............... còn rất nhiều ví dụ khác tương tự như thế!

4, Dạy học cũng là 1 nghệ thuật mà người thầy giáo chính là nghệ sĩ!

Trong quá trình giảng dạy, tùy vào từng thời điểm thích hợp, từng nội dung phù hợp mà "người nghệ sĩ" ấy có thể bổ sung thêm những kiến thức - kể cả là bên lề - để "nêm nếm thêm gia vị" vào trong bài giảng của mình, khiến nó "ngon" hơn, học sinh thấy dễ hiểu, hay và khắc sâu được kiến thức hơn.

Trong Toán học, mặc dù định lý Mê-nê-na-uýt, Xê-va, .... bất đẳng thức Bunhiacopsky .... định lý đảo về dấu tam thức bậc hai, .... định lý Viet cho hàm số bậc 3, ... đã được giảm tải từ lâu nhưng nhiều thầy cô giáo vẫn phải "mượn" những kiến thức này để minh họa cho bài giảng của mình.

Cũng giống như câu chuyện khi dạy Hóa, thầy vẫn thường giải thích cho các em nghe: vì sao nước biển lại mặn? vì sao trong tro bếp lại có nhiều K2CO3? tổ hợp "khí - điện - đạm" là gì? tại sao lại có chuyện "sữa nhiễm melamin"? ..... tất cả những câu chuyện tưởng-như-bên-lề đó lại có tác dụng rất lớn trong việc giúp các em ghi nhớ các kiến thức có liên quan.

Hoặc khi học về Crom, thầy có giải thích cho các bạn vì sao Crom có cấu trúc lập phương tâm khối (Kém đặc khít, liên kết kim loại yếu - giống kim loại kiềm) nhưng lại rất cứng, rất khó nóng chảy (do các electron ở phân lớp 3d có thể tạo liên kết cộng hóa trị bền vững với nhau tương tự như trong tinh thể kim cương) - kiến thức đó vốn nằm ngoài chương trình nhưng thầy đưa vào không những giúp các em nhớ hơn về Crom, mà còn có thể liên hệ tới: các loại tinh thể? các dạng thù hình? ......

Hoặc cách thầy tổng hợp cho các bạn tính chất chung của các nhóm nguyên tố:

+ Nhóm VIB có Cr, Mo, W đều là những kim loại cứng nhất và khó nóng chảy nhất

+ Nhóm IB có Cu, Ag, Au đều là những kim loại mềm, dễ dát mỏng, dễ kéo dài, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất

+ Sn và Pb cùng C và Si đều thuộc nhóm IVA

+ Sự biến thiên về tính tan của Hiđroxit và Sunfat của kim loại nhóm IIA từ Be - Mg - Ca - Sr - Ba

......................

cách tổng hợp đó hoàn toàn không có trong SGK nhưng lại có tác dụng lớn trong việc giúp các em ghi nhớ kiến thức có liên quan, liên hệ với kiến thức về bảng tuần hoàn, .....

Ngay cả nội dung về Keo dán - nghe có vẻ khó và không liến quan, tuy nhiên, nó giúp chúng ta hiểu hơn về những loại
keo thực tế vẫn gặp trong cuộc sống và còn vô tình gợi nhớ cho chúng ta những ý niệm về Ure, caosu, Polivinyl ancol, ....

...............

Cuối cùng, điều thầy muốn nhấn mạnh với các em một lần nữa là: chỉ còn 1 tháng, 1 tháng không phải là thời gian thích hợp để băn khoăn rằng mình đã học thừa cái gì và cần cho ra khỏi đầu cái gì. 1 tháng đó rất quý đối với cả thầy và cả các em. Làm ơn đừng làm lãng phí nó!

Các bạn thử so sánh đề thi thử của thầy với các đề thi thử của những nơi khác, thậm chí là với chính đề thi thử của hocmai, của Bộ xem sao??? Các bạn thử so sánh với các đề thi thử - nơi mà các bạn có vẻ tin tưởng hơn như ĐH Sư phạm hay Chuyên KHTN, ... xem sao??? Liệu có bao nhiêu đề dám "cắt giảm" bài tập về Cu, bài tập nhận biết, ....??? Các bạn thử lên mạng search thử xem đến thời điểm này đã có Cấu trúc đề thi ĐH môn Hóa 2012 nào dám "cắt giảm" nội dung "Hóa học và các vấn đề kinh tế xã hội" chưa????? __________________
 
Hihi, đặc thù của 2 môn học là khác nhau, môn vật lí ko mang tính logic như hóa, căn bản lớp 12 có rất nhiều chương học, mỗi vấn đề lại được sử dụng một kĩ năng, kiến thức riêng ko hề liên quan đến nhau. Vì thế khác với môn hóa học, môn vật lí cần biết được những nội dung giảm tải tránh lãng phí time vào những phần ko thi.
Còn gần 1 tháng nữa, chúc các bạn thành công!
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top