Đó là nội dung được các chuyên gia về giới, chuyên gia giáo dục đưa ra trao đổi trong “Hội thảo góp ý dự thảo báo cáo rà soát sách giáo khoa tiểu học dưới góc độ giới” diễn ra sáng 19-12.
Dự thảo báo cáo rà soát sách giáo khoa (SGK) tiểu học dưới góc độ giới là tổng hợp những kết quả nghiên cứu phân tích sách giáo khoa tiểu học dưới quan điểm giới do Bộ GD-ĐT tiến hành năm 2009 với sự giúp đỡ của Văn phòng UNESCO Hà Nội và Văn phòng quốc tế về giáo dục của UNESCO, nằm trong khuôn khổ hợp tác của UNESCO trong chương trình hợp tác chung của Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới.
Sau khi tiến hành phân tích một số bộ sách giáo khoa tiểu học: Sách Tiếng Việt (từ lớp 1 đến lớp 5); sách Toán (1-5); sách Tự nhiên và Xã hội (1-3); sách Khoa học (4-5); sách Lịch sử và Địa lý (4-5); sách Đạo đức (1-5). Trong những sách giáo khoa này, việc xác định những định kiến về giới chủ yếu dựa vào các phần khác nhau của SGK như tác giả, các đề mục, hình ảnh minh họa và thiết kế đồ họa. Kết quả nghiên cứu cho thấy có những hiện tượng trong những sách giáo khoa trên có thể gây ra những định kiến về giới.
Ví dụ: về tác giả sách giáo khoa, tỷ lệ phần trăm nam/nữ của tác giả SGK môn Toán các lớp là: Lớp 1: 75/25; lớp 2: 100/0; lớp 3: 87,5/12,5; lớp 4: 90,91/9,09; lớp 5: 91,67/8,33. Như vậy, số lượng tác giả SGK môn Toán (tiểu học) đa số là nam giới.
Đối với môn Tự nhiên và Xã hội (lớp 1 – 3), Khoa học, Lịch sử và Địa lý (lớp 4 -5), phụ nữ và các em gái thường đi đôi với những hoạt động truyền thống, còn các em trai thường có những hành vi xấu và liều lĩnh.
Các hình ảnh cũng thường thể hiện các em trai và em gái chơi và học tập độc lập với nhau; Các tiêu đề/thành phần bài học về gia đình, trong đó, nam giới làm công việc như phi công, bộ đội, bác sĩ, trong khi phụ nữ chủ yếu chỉ làm việc nhà…
Liệu tất cả những hiện tượng nêu trên mà nhóm nghiên cứu đưa ra có ảnh hưởng đến định kiến về giới, có thể gây ra những nhận thức lệch lạc về bình đẳng giới cho các em học sinh và làm thế nào để lồng ghép yếu tố bình đẳng giới trong SGK?
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho rằng SGK là phương tiện truyền tải nội dung tri thức nhân loại, nội dung SGK đã bảo đảm được tính khoa học, tuy nhiên, các nhà biên soạn khi biên soạn chưa chú ý đến việc lồng ghép yếu tố bình đẳng giới nên cũng có những nội dung còn thể hiện định kiến giới trong sách giáo khoa.
Việc nghiên cứu, rà soát SGK dưới góc độ giới nhằm xóa bỏ định kiến giới là vấn đề cấp bách mà từ trước đến nay chúng ta chưa làm và cũng chưa có điều kiện để làm. Chính vì vậy, kết quả của nhóm nghiên cứu có ý nghĩa lớn trong việc đưa luật bình đẳng giới vào giáo dục trong nhà trường, thực hiện lồng ghép giáo dục bình đẳng giới có hiệu quả. Kết quả này cũng sẽ là tư liệu để nghiên cứu, xây dựng chương trình SGK phổ thông mới năm 2015…
Theo Q.MINH (báo Thanh Tra)
Dự thảo báo cáo rà soát sách giáo khoa (SGK) tiểu học dưới góc độ giới là tổng hợp những kết quả nghiên cứu phân tích sách giáo khoa tiểu học dưới quan điểm giới do Bộ GD-ĐT tiến hành năm 2009 với sự giúp đỡ của Văn phòng UNESCO Hà Nội và Văn phòng quốc tế về giáo dục của UNESCO, nằm trong khuôn khổ hợp tác của UNESCO trong chương trình hợp tác chung của Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới.
Sau khi tiến hành phân tích một số bộ sách giáo khoa tiểu học: Sách Tiếng Việt (từ lớp 1 đến lớp 5); sách Toán (1-5); sách Tự nhiên và Xã hội (1-3); sách Khoa học (4-5); sách Lịch sử và Địa lý (4-5); sách Đạo đức (1-5). Trong những sách giáo khoa này, việc xác định những định kiến về giới chủ yếu dựa vào các phần khác nhau của SGK như tác giả, các đề mục, hình ảnh minh họa và thiết kế đồ họa. Kết quả nghiên cứu cho thấy có những hiện tượng trong những sách giáo khoa trên có thể gây ra những định kiến về giới.
Ví dụ: về tác giả sách giáo khoa, tỷ lệ phần trăm nam/nữ của tác giả SGK môn Toán các lớp là: Lớp 1: 75/25; lớp 2: 100/0; lớp 3: 87,5/12,5; lớp 4: 90,91/9,09; lớp 5: 91,67/8,33. Như vậy, số lượng tác giả SGK môn Toán (tiểu học) đa số là nam giới.
Đối với môn Tự nhiên và Xã hội (lớp 1 – 3), Khoa học, Lịch sử và Địa lý (lớp 4 -5), phụ nữ và các em gái thường đi đôi với những hoạt động truyền thống, còn các em trai thường có những hành vi xấu và liều lĩnh.
Các hình ảnh cũng thường thể hiện các em trai và em gái chơi và học tập độc lập với nhau; Các tiêu đề/thành phần bài học về gia đình, trong đó, nam giới làm công việc như phi công, bộ đội, bác sĩ, trong khi phụ nữ chủ yếu chỉ làm việc nhà…
Liệu tất cả những hiện tượng nêu trên mà nhóm nghiên cứu đưa ra có ảnh hưởng đến định kiến về giới, có thể gây ra những nhận thức lệch lạc về bình đẳng giới cho các em học sinh và làm thế nào để lồng ghép yếu tố bình đẳng giới trong SGK?
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho rằng SGK là phương tiện truyền tải nội dung tri thức nhân loại, nội dung SGK đã bảo đảm được tính khoa học, tuy nhiên, các nhà biên soạn khi biên soạn chưa chú ý đến việc lồng ghép yếu tố bình đẳng giới nên cũng có những nội dung còn thể hiện định kiến giới trong sách giáo khoa.
Việc nghiên cứu, rà soát SGK dưới góc độ giới nhằm xóa bỏ định kiến giới là vấn đề cấp bách mà từ trước đến nay chúng ta chưa làm và cũng chưa có điều kiện để làm. Chính vì vậy, kết quả của nhóm nghiên cứu có ý nghĩa lớn trong việc đưa luật bình đẳng giới vào giáo dục trong nhà trường, thực hiện lồng ghép giáo dục bình đẳng giới có hiệu quả. Kết quả này cũng sẽ là tư liệu để nghiên cứu, xây dựng chương trình SGK phổ thông mới năm 2015…
Theo Q.MINH (báo Thanh Tra)