Một số đề văn và bài làm tham khảo về lí luận văn học

Bút Nghiên

ButNghien.com
Một số vấn đề lí luận văn học


(Đây là những tài liệu sưu tầm, mình post lên để các bạn cùng tham khảo)​


I. Những vấn đề chung của văn học

1. Văn học nhận thức, phản ánh đời sống con người


Cũng như hội họa, ca nhạc, điêu khắc… văn học là một môn nghệ thuật. Đối tượng của văn học là con người – con người trong học tập, lao động, chiến đấu, con người trong tình yêu và những mối quan hệ xã hội khác, con người trong không gian thời gian với thiên nhiên, vũ trụ. Nói văn học là nhân học, đúng thế. Văn học không chỉ phản ánh đời sống con người mà còn phải nhận thức con người và đời sống con người, nói lên những ước mơ, khát vọng, những tâm tư, tình cảm của con người trong chiều sâu tâm hồn với sự đa dạng, phong phú.

Chỉ đến lúc nào đó văn học mới là văn học đích thực khi văn học thể hiện được sự khám phá và sáng tạo, có những kiến giải hay và đẹp về con người và đời sống con người.

“Ramayana” có 24.000 câu thơ đôi, “Tam quốc diễn nghĩa” với hàng triệu chữ, bài thơ “Cây chuối” của Nguyễn Trãi, bài thơ tình của Xuân Diệu… đó là văn học.

2. Văn học là sự thể hiện tinh tế tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng, quan điểm và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn đối với con người và cuộc sống. Mỗi trang văn, mỗi bài thơ (đích thực) dù nói về gì, đề tài gì rộng lớn hay bé nhỏ đều thể hiện lòng yêu, sự ghét của tác giả, thể hiện một quan điểm nhân sinh hoặc lên án cái ác, hoặc ca ngợi tình yêu, đưa tới sự hướng thiện, cái cao cả, cái đẹp của thiên nhiên và con người. Văn học mang tính khuynh hướng rõ rệt.

“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần dân chịu được

(Nguyễn Trãi)

“Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm,
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân…

(Nguyệt Cầm – Xuân Diệu)

“Yêu biết mấy, những con người đi tới
Hai cánh tay như hai cánh bay lên
Ngực dám đón những phong ba dữ dội
Chân đạp bùn không sợ các loài sên”

(“Mùa thu tới” – Tố Hữu)

3. Văn học nhận thức và thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật

Văn thơ hàm chứa tư tưởng tình cảm. Nhưng văn chương không nói ý một cách khô khan. Vì sao mà có thơ nồi đồng, con cóc? Văn chương đích thực là hoa quí nên mới có hương sắc. Văn chương thấm vào lòng người, bất tử với thời gian, không có biên giới bởi lẽ văn học nhận thức và thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật.

Hình tượng nghệ thuật do nhiều yếu tố, chi tiết nghệ thuật hợp thành. Đọc tác phẩm văn học phải phát hiện ra và cảm nhận các chi tiết nghệ thuật, có thế mới khám phá được cái hay, cái đẹp của hình tượng nghệ thuật.

Vậy hình tượng nghệ thuật là gì?

- Trong thơ văn, hình tượng nghệ thuật có thể là một bông hoa, một vầng trăng, một nàng Kiều, một Trương Phi – cũng có thể là một nét của tâm trạng, tình cảm như “Tương tư” của Nguyễn Bính, v.v…

- Vậy, hình tượng là bức vẽ về con người, về cuộc đời, về thiên nhiên cụ thể được nhà văn sáng tạo nên qua liên tưởng, tưởng tượng để thể hiện tư tưởng, tình cảm và khái quát hiện thực một cách thẩm mĩ

- Có cảm nhận được hình tượng mới thấy được cái hay, cái ý vị của văn chương.

II. Văn học là nghệ thuật của ngôn từ

1. Ngôn từ là chất liệu xây dựng hình tượng của văn học


Hội họa dùng màu sắc, đường nét… âm nhạc diễn tả bằng âm thanh, tiết tấu… điêu khắc dùng chất liệu (kim loại, đá, gỗ...) tạo nên hình khối, đường nét v.v… Còn văn học phải diễn tả bằng ngôn từ. Mỗi tác phẩm văn học phải được gắn liền với một thứ ngôn ngữ và văn tự (gốc) nhất định. Ngôn ngữ, văn tự là công cụ của nhà văn. Nhà văn Nguyễn Tuân được ca ngợi là bậc thầy về ngôn ngữ. Văn của ông là tờ hoa, là trang văn. Hồ Chí Minh viết văn làm thơ bằng tiếng mẹ đẻ, bằng tiếng Pháp, bằng chữ Hán. Thật là kì tài.

2. Những đặc điểm của ngôn từ văn học

Nhà văn nhà thơ phải sử dụng ngôn từ và trau chuốt nó, tạo thành một thứ ngôn ngữ văn chương giàu có, sang trọng, đẹp đẽ. Ngôn ngữ văn học có những đặc điểm sau:

- Tính hệ thống

- Tính chính xác

- Tính truyền cảm

- Tính hình tượng

- Tính hàm súc, đa nghĩa

- Tính cá thể hoá


Trong đó, tính chính xác, tính truyền cảm, tính hình tượng là cực kỳ quan trọng. Nói rằng “Văn hoa dã chất chi đối”, “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” là như vậy. Kim Trọng khen Kiều khi nàng làm một bài thơ viết lên bức tranh Kim Trọng mới vẽ:

“Khen tài nhả ngọc phun châu,
Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này!”

Nhà văn sử dụng ngôn từ để xây dựng hình tượng văn học. Vì thế đọc sách hoặc phân tích thơ văn không được thoát li văn bản và ngôn từ

3. Tính chất “phi vật thể” của chất liệu ngôn từ và khả năng diễn tả đặc biệt phong phú của nghệ thuật ngôn từ.

- Xem tranh xem ti vi… đã thấy được cụ thể cảnh vật, sự việc biểu hiện. Đọc văn, ta phải tưởng tượng, liên tưởng, suy luận, cảm xúc với tất cả mọi giác quan và tâm hồn, mới hình dung được cảnh vật, sự việc. Điều đó nói lên rằng, ngôn từ mang tính chất “phi vật thể”. Con chứ đấy, câu thơ đấy nhưng không phải ai cũng hiểu và cảm như nhau.

- Ngôn từ có sức mạnh vạn năng, có thể diễn tả sự việc theo dòng chảy lịch sử qua hàng trăm năm, hàng vạn năm trên một không gian hữu hạn hoặc rộng lớn vô hạn.

- Ngôn từ còn có khả năng diễn tả những rung động biến thái của tâm hồn con người.

Thật là kỳ diệu khi Nguyễn Trãi viết:

“Ngư ca tam xướng yên hồ khoát,
Mục đích nhất thanh thiên nguyệt cao!”

(Ức Trai thi tập)

Nếu không hiểu được ngôn từ sao có thể cảm được cái hay của hai câu thơ trên?

III.Nhà văn và quá trình sáng tạo

1.Vai trò của nhà văn với đời sống văn học



Không có ong mật thì chẳng có mật ong. Và không có hoa thì ong cũng chẳng thể làm ra mật. Không có nhà văn thì không có tác phẩm, tất nhiên cũng không thể có đời sống văn học. Lại còn phải có hiện thực phong phú tạo nguồn sáng tạo cho nhà văn thì mới có thơ văn. Từ muốn mặn, phù sa, hương sắc cuộc đời… nhà văn sống hết mình với hiện thực phong phú ấy may ra mới có tác phẩm văn học.

Viết về mối quan hệ giữa nhà văn và đời sống hiện thực, Chế Lan Viên nói:

“Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi,
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy.
Cái xào xạc, hồn anh chính là xào xạc lá
Nó không là anh, nhưng nó là mùa…”

(“Sổ tay thơ – Đối thoại mới)

Nhà văn phải khám phá và sáng tạo, không theo đuổi người. Không tô hồng cũng không bôi đen hoặc sao chép hiện thực. Nhà văn cũng không được lặp lại mình. “Văn chương quý bất tùy nhân hậu” (Hoàng Đình Kiên đời Tống”.

2 Những nhân tố cần có đối với một nhà văn

Một vạn học sinh đỗ tú tài, sau 5, 6 năm học tập ở đại học có thể đào tạo thành những kĩ sư, bác sĩ… nhưng rất ít hoặc không thể đào tạo thành nhà văn. Có một hiện tượng kỳ lạ là trong xã hội ta ngày nay sao mà nhiều “nhà thơ” thế. Thật ra đó là những “thi sĩ – vè”, “thi sĩ – con cóc”,… Lênin từng nói: “Trong lĩnh vực nghệ thuật, không có chỗ đứng cho kẻ trung bình”. Vậy nhà văn cần những nhân tố gì?

– Phải có năng khiếu, có tài.

– Phải có cái tâm đẹp. (chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” – Kiều)

– Phải có vốn văn hóa rộng rãi (có học). Học vấn thấp hạn chế chẳng khác nào đất ít mầu mỡ, cây kém xanh tươi, hoa trái chẳng ra gì.

– Phải có vốn sống như con ong giữa rừng hoa. Phải sống hết mình.

– Phải có một lí tưởng thẩm mĩ cao đẹp: sống và viết vì chủ nghĩa nhân văn.

– Phải có tay nghề cao. Xuân Diệu gọi đó là “bếp núc làm thơ”.

– Ngoài ra còn có một điều kiện khách quan ấy là môi trường sáng tác. Nhà văn phải được sống trong tự do, dân chủ, phải có vật chất tạm đủ (cơm áo không đùa với khách thơ) …

– Với nhà văn, kiêng kị nhất là thói kiêu ngạo, xu nịnh bợ đỡ… Vì thế văn chương có ngôi thứ: kẻ làm thơ, nhà thơ, thi nhân, thi sĩ, thi hào, đại thi hào. Còn có loại “đẽo câu đục vần” được ngồi một chiếu riêng. Loại bồi bút thì bị độc giả khinh bỉ.

Trong tập “Văn 10” tập 2 có viết:

“Nhà văn phải có năng khiếu, có vốn văn hóa rộng rãi và có tư tưởng nghệ thuật độc đáo. Nói như thế là đúng nhưng chưa đủ.

3. Quá trình sáng tạo

Lao động nghệ thuật của nhà văn là một thứ lạo động đặc biệt. Phải có hứng, nếu không có hoặc chưa có cảm hứng thì chưa thể sáng tác. Mỗi nhà văn có một cách sáng tác riêng. Xuân Diệu làm thơ được “thiết kế” công phu chặt chẽ. Tố Hữu thì “câu thơ trước gọi câu thơ sau”. Hoàng Cầm làm thơ, có thể như có ai đọc chính tả cho chép lại. Ông sáng tác bài: “Lá Diêu Bông” vào quá nửa đêm mùa rét 1959. Khi cả nhà đang ngủ say, ông tỉnh giấc “chợt bên tai vẳng lên một giọng nữ rất nhỏ nhẹ mà rành rọt, đọc chậm rãi, có tiết điệu, nghe như từ thời nào, xa xưa vẳng đến, có lẽ từ tiền kiếp vọng về:

“Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng…”

(“Về Kinh Bắc”, trang 160 – 161)

Nhà thơ Chế Lan Viên qua đời còn để lại một núi “Phác thảo thơ – di bút”. Đọc hồi kí các nhà văn, nhà thơ danh tiếng, ta ngạc nhiên và vô cùng khâm phục về lao động sáng tạo của họ. Có câu thơ được viết hàng tháng.

Có bài thơ hình thành nhiều năm. Có cuốn tiểu thuyết được sáng tác trong 1/10, 1/5 thế kỷ.

Để có những “thiên cổ hùng văn”, “thiên cổ kì bút”, “Sách gối đầu giường cho thiên hạ” phải là những bậc thiên tài mới sáng tạo nên.

Yêu văn học ta càng yêu kính và biết ơn nhà văn, nhà thơ. Tác phẩm của họ đã làm tâm hồn ta thêm giàu có. Văn chương là cái đẹp muôn đời. Văn chương, văn hiến, văn hóa là niềm tự hào của mỗi quốc gia.

Nhà văn phải là người sống sâu với cuộc đời do đó hết sức nhạy cảm với vấn đề xã hội và những vấn đề ấy thôi thúc khiến nhà văn biến chúng thành cảm hứng. Tuy nhiên để có những tác phẩm lớn người viết cẩm phải có những tư tưởng, quan niệm và phải có năng khiếu nghệ thuật đó là sự tưởng tượng và những kĩ năng sáng tạo”.
 
IV. Một số đề bài nghị luận văn học

Đề 1:

Nhà văn phải là người sống sâu với cuộc đời do đó hết sức nhạy cảm với vấn đề xã hội và những vấn đề ấy thôi thúc khiến nhà văn biến chúng thành cảm hứng. Tuy nhiên để có những tác phẩm lớn người viết cẩm phải có những tư tưởng, quan niệm và phải có năng khiếu nghệ thuật đó là sự tưởng tượng và những kĩ năng sáng tạo”.Bình luận ý kiến trên.


Bài tham khảo


Ý kiến có thể nói đó là một bao quát chung về tất cả mọi hoạt động của nhà văn và họ phải thật sự là một con người với tất cả tình cảm, lí trí, sự tưởng tượng... cho nghề nghiệp của mình!

Chúng ta cần biết rằng “chủ thể sáng tạo” của một tác phẩm phải có thế giới quan và nhân sinh quan, cả hai bổ sung cho nhau, hòa quyện vào nhau để tạo nên cách nhìn. Đó là “đôi mắt tình thương”, là lòng nhân đạo của tác giả về cuộc sống và con người, nó là tư tưởng của tác phẩm: Một Nguyên Hồng nhân đạo đã để lại cho nhân vật Huệ Chi chết – một cái chết thanh thản và đầy đức tin nơi đấng Chúa...Và mỗi nhà văn họ đều nhìn nhân vật của mình một cách khác nhau. Nam Cao nhìn người nông dân có tính hệ thống riêng, ông trân trọng nhân vật của mình và vì vậy ông miêu tả họ với một giọng văn đồng cảm, thương mến: Lão Hạc trong cái đói khổ vẫn không nỡ giết chết con chó thân thương; Chí Phèo trong cái buổi sáng thức dậy không còn là con quỷ dữ của làng Vũ Đại, mà anh Chí giờ đây lại hiền hậu, chân chất với một ước mơ bình dị, của một người lương thiện ngày nào. Và Thị Nở sau khi thấy được tình yêu giữa mình và Chí Phèo, Thị không còn là một con người dở hơi nữa mà là một người phụ nữ với đủ bản năng làm vợ...Trong Đôi mắt Nam Cao đã nhìn người nông dân tuyên truyền đầy chất phác thật thà với bó tre trên vai đã đi ngăn quân thù, ông đã nhìn thấy cái nguyên cớ đẹp đẽ bên trong của anh nông dân...Nói tóm lại, các nhà văn đều có quan điểm riêng trong cái nhìn của mình và quán triệt quan điểm đó, họ nhìn nhân vật của mình với đầy đủ cái đẹp cái tốt, nhìn với đôi mắt tình thương và nhìn toàn vẹn nhân vật, tóm gọn mọi cái đẹp phía nhân vật chính diện của mình. Đối tượng của văn học là cuộc sống cho nên mỗi nhà văn dều có khả năng chiếm lĩnh một phạm vi đề tài chứ không phải là một nhà văn phải “lấy” tất cả mọi đề tài từ cuộc sống ngồn ngộn, bởi cuộc sống thì muôn màu, muôn vẻ, cả ngàn đề tài về con người đất nước, cuộc sống, tri thức, nông dân... Nếu một nhà văn tự “ôm” hết tất cả mọi đề tài ấy vào trong tác phẩm của mình thì văn chương lúc ấy sẽ sơ sài, sẽ xô bồ, sẽ mất đi cái chất văn chương mà lúc ấy chỉ còn là một bài phóng sự, một bài báo không hơn không kém! Có thể thấy rằng, Nam Cao quan tâm đến nông dân và trí thức và khi nói về nông dân ông hiểu rất sâu sắc vào vấn đề ấy nên ông đã thật sự tạo nên một tác phẩm văn chương độc đáo: Một Chí Phèo ra đời từ đề tài về người nông dân! Và Vũ Trọng Phụng lấy đề tài từ xã hội tư sản thành thị với mặt trái của nó cho nên một tuyệt tác “văn chương ra đời” – Số đỏ đã đưa ông lên một đỉnh cao của một nhà văn “trào phúng hiện thực”! Nếu Nam Cao đi sâu vào đề tài,khoét sâu vào đề tài thì ngược lại ở thiên tài họ Vũ là khả năng bao quát đề tài – là chiều rộng chứ không phải chiều sâu, là cái “rộng” của những mặt trái của xã hội thành thị lúc ấy. Cho nên ta thường thấy văn chương bi kịch thường sâu, thường đi vào tim của con người để rồi tìm thấy ở đấy một giọt nước mắt, một sự “bi” trong số phận của nhân vật, để rồi cảm thông, thương xót nhân vật; còn văn chương trào lộng thì thường lôi bản chất sự vật lên bề nổi để phê phán, để tìm ở đấy những tiếng cười chua chát và mỉa mai một xã hội thối nát, một nhân cách đê mạt...

Nhà văn phải là người sống sâu với cuộc đời “tức là nhà văn phải thấu hiểu cả mọi ngõ ngách của cuộc đời, phải tận hiểu mọi cái biến thái từ vật chất đến con người, từ đồ vật đến động vật, từ tâm lí đến tình cảm...Nói chung nhà văn phải thật sự “sống” cuộc sống mà tác phẩm cần viết, nhà văn phải hòa nhập vào “cuộc đời” của tác phẩm – mà cuộc sống đã ban phát. Nam Cao thường nắm bắt bản chất sự việc cho nên cốt truyện hiện thực không rắc rối nhưng tình huống trong đời sống nội tâm rất căng thẳng, bởi vì Nam Cao thường là “sống sâu” đi sâu vào cuộc sống của nông dân, thường khoét sâu vào những nỗi đau của những con người bần cùng của xã hội, cho nên văn chương của ông bắt người đọc phải suy ngẫm rất nhiều, rất nhiều...và cũng bởi vì sống sâu cho nên họ Vũ đã phát hiện ra sự tha hóa của bọn thượng lưu. Bọn chúng bịa ra một thằng Xuân tóc đỏ rồi đi tin nó và đã để cho nó ngồi lên, chà lên mặt của nhiều người. Khi đã sống sâu với cuộc sống thì đời nhà văn “hết sức nhạy cảm với vấn đề xã hội”, bởi vì xã hội là một quan hệ phong phú và đa dạng của người với người cho nên vấn đề xã hội nó có ý nghĩa phổ quát và văn chương bây giờ vượt lên giới hạn của nó. Nam Cao sống với cuộc sống của người nông đân cho nên ông rất “ nhạy” với sự cùng cực của người nông dân. Nam Cao đã cho chúng ta thấy không chỉ là một người nông dân trong nghĩa hẹp mà nó bao quát đủ cả mọi lớp người cùng cực trong xã hội. Có thể nói cái “phổ quát” là ở đấy! “Những vấn đề ấy thôi thúc khiến nhà văn biến chúng thành cảm hứng”, cái cảm hứng mà như Nam Cao mong muốn: “khơi những nguồn chưa ai khơi...” cái cảm hứng đó có thể là sự bất chợt cần nắm bắt ngay, chẳng hạn là một bài thơ về một bông hoa hải đường; cái cảm hứng đó cũng có thể là sự suy ngẫm trong suốt một đời người, chẳng hạn tác phẩm “Những người khốn khổ” của Victo Huygô phải viết ba mươi năm. Phaoxt-Gớt sáng tác dường như suốt một đời người và cũng như Nguyễn Đình Thi viết Đất nước một chủ đề bắt ông phải suy ngẫm trong mấy năm trời! Cái cảm hứng ấy hòa nhập cả hai mặt tình cảm và lí trí: Đó chính là hiện thực ngoài đời và hiện thực tâm trạng, cả hai hòa nhập, đan xen vào nhau để tạo nên cảm hứng đặc biệt cho nhà văn và gián tiếp cho cả tác phẩm văn chương ấy. Nhà văn thấy số phận của nhân vật giống như chính số phận của mình, thấy sự đau khổ của nhân vật và mình giống nhau, hoặc nhà văn thấy sự bứt rứt của nhân vật chính là nỗi đau dai dẳng ở mình thì lúc ấy chính là sự đồng điệu, lúc ấy tình cảm và lí trí của tác giả hòa nhập vào nhau và nó tạo thành một cảm hứng thực sự độc đáo, nó gây phấn khích cho nhà văn sáng tạo. Tuy nhiên để có những tác phẩm lớn, người viết cần phải có những tư tưởng, quan niệm. Những tư tưởng, quan niệm ấy nó như là một sự “tiên quyết” cho sự trường tồn của chính tác phẩm ấy. Cho nên, chúng ta thường thấy đôi lúc tư tưởng quan niệm được phát biểu một cách trực tiếp, “Chao ôi, nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than...” (Nam Cao) và đôi lúc tư tưởng quan niệm ấy được phát biểu một cách gián tiếp có thể thấy tác phẩm: “Ông già và biển cả” là một trường dụ. Sự chiến thắng nhưng ý nghĩa thực là một thất bại: - Con người có thể chinh phục được thế giới bên ngoài nhưng không vượt qua được chính mình: Thế giới bên trong có thể phong phú hơn, mạnh mẽ hơn, nắm bắt được bản ngã biết đâu con người lại hạnh phúc hơn!Nhưng tác phẩm ấy cũng chính để nói lên cái suy nghĩ của nhà văn với cuộc kiếm tìm vất vả và tư tưởng, chủ đề tác phẩm của mình. Cuộc kiếm tìm ấy bằng chính mồ hôi, nước mắt, bằng máu và cả lòng dũng cảm.

Và để có những tác phẩm lớn, người viết cần phải có năng khiếu nghệ thuật, đó là sự tưởng tượng và những kĩ năng sáng tạo. Cho nên để hiểu rằng không phải ai cũng ngẫu nhiên sẽ trở thành một nhà văn, mà nó đòi hỏi ở người muốn làm nhà văn có một năng khiếu riêng - năng khiếu nghệ thuật! Chuyện văn chương quả là không dễ, cũng như là một bọc trăm trứng của Âu Cơ - thì chỉ có một Nguyễn Du, Nguyễn Du là quả trứng “lép” ấy (Chế Lan Viên đã viết về Nguyễn Du : “Trong trăm trứng Âu Cơ anh là trứng lép. Anh nở ra thành một thi nhân”). Năng khiếu nghệ thuật đó chính là sự tưởng tượng và những kĩ năng sáng tạo của nhà văn. Vi hành là chuyện thật hay bịa? Chỉ có một bộ óc tưởng tượng thông minh sắc sảo mới có thể viết lên, vẽ lên một đôi trai gái trên chuyến tàu Pháp như vậy, họ nói chuyện với nhau về một người khác địa vị, khác màu da...Có thể nói Vi hành là một ví dụ hết sức độc đáo về sức tưởng tượng phong phú tuyệt đỉnh của Nguyễn ái Quốc và bên cạnh sự tưởng tượng ấy là sự sáng tạo cụ thể trong văn chương có thể nói đó là “kĩ năng sáng tạo” trong chuyện “bếp núc” của nhà văn, đó là sự khó nhọc của người viết, để có một sự độc đáo riêng, một phong cách riêng cho chính mình. Huy Cận đã phải rất cực nhọc, nhẫn nại trong việc chọn các hình ảnh cho câu thơ của mình:

Củi một cành khô lạc mấy dòng

Tác giả đã từng thử bút bằng các hình ảnh: “Cánh bèo trôi, cánh bèo đơn”,”chút bèo đơn “gót bèo xanh”,”gỗ lạc rừng xa”, “củi một cành xuôi” và cuối cùng đã chọn hình ảnh “củi một cành khô”.Đó là một hình ảnh rất độc đáo của một Huy Cận, cho người đọc một hình tượng mới lạ, sắc sảo, gợi nên một cuộc đời khô héo trôi nổi, dằn vặt trong lòng người đọc...

Nói tóm lại, làm một nhà văn không phải là một chuyện dễ dàng bởi vì ở họ không chỉ hội tụ sự khẳng định về nhân cách bản chất thẩm mĩ của cuộc sống, của con người mà họ còn phải nắm bắt được sự trọn vẹn phong phú, đa dạng của tâm hồn con người trước cuộc sống. Và vì thế, cho nên họ luôn phải sống sâu để cảm nhận được hết cả mọi sự “phong phú đa dạng” ấy. Bên cạnh đó họ phải là một con người “lớn” và rành rọt tất cả chuyện “bếp núc” của văn chương: Đó chính là cái năng khiếu nghệ thuật riêng của một nhà văn – bởi vì nó cũng chính là một nhân tố quyết định cho “hơi thở”, sức sống của một tác phẩm vĩ đại, của một nhà văn vĩ đại!.
 
Đề 2:

Lê Quý Đôn cho rằng “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta” còn Ngô Thì Nhậm thì nhấn mạnh : “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Từ ý kiến trên, hãy nêu vai trò quan trọng của tình cảm trong thơ.

Bài tham khảo


Sáng tạo nghệ thuật quả là một công trình đầy khó khăn, phức tạp, không phải ai múôn cũng làm được. Một nhà văn, muốn sáng tác một tác phẩm ahy , tồn tại mãi với thời gian, thì ngoài sự hiểu biết rộng rãi, tài năng bẩm sinh, còn phải có một tấm lòng quảng đại, bao dung, phải biết trải qua đau khổ, cay đắng trong cuộc đời thì mới thấu hiểu được những nỗi đau của người khác, phải có cảm xúc thật sự tự đáy lòng mình, thì mới sáng tác được. Và nhà thơ cũng vậy. “Thơ là tiếng nói của trái tim”, một ki đã nói đến “trái tim” tức là đề cập đến tình cảm. Muốn sáng tác tiếp được bài thơ, Lê Quý Đôn cho rằng: “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta” và Ngô Thì Nhậm cũng đã nhấn mạnh : “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Vậy chúng ta thử tìm hiểu xem sao?

Thường thì khi nói đến thơ là người ta múôn nhấn mạnh đến vai trò tình cảm của thơ. Nó là một trong những yếu tố cơ bản trong quá trình sáng tacs thơ. Bởi lẽ thơ là sự giao cảm tâm hồn giữa con người với nhau, cho nên không phải ngẫu nhiên mà Lê Quý Đôn cho rằng : “thơ phát khởi từ trong lòng người ta”.

Con người làm thơ để làm gì? Thường htì khi người ta làm thơ khi có nhu cầu bộc lộ tình cảm, muốn bày tỏ tình cảm tâm tư, tình cảm của mình để người khác có thể thông cảm và hiểu đựơc phần nào của mình. Thơ là thể loại trữ tình , cho nên khi sáng tác , nhà nghệ sĩ phỉa có những rung động thật sự trước cuộc sống, trước cái đẹp. Nhà hoạ sĩ múôn tạo một bức trang hoàn hảo, không phải trong một phút, một giây, một khoảnh khắc mà có thể làm được, có khie cả mấy tháng ngồi vẽ hoài mà cũng vẫn không làm được. Có khi chỉ cần một chút gì đó làm rung động thì cảm hứng vọt trào và tất nhiên sẽ tạo ra một bức tranh thật đẹp.

Nếu không có rung động, không có cảm xúc thì sẽ không thể nào tạo nên một bài thơ, mà có được thì thơ chỉ có xác, không có hồn. Chính vì thế mà Ngô Thì Nhậm đã nói “ Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Bãn hãy để tự “nàng thơ” tìm đến mình, chứ đừng có đi van cầu, gõ cửa “nàng” sẽ không tiếp đâu.

Khi đọc một bat thơ ,trước mắt bạn không chỉ hiện ra khung cảnh thiên nhiên, cuộc sống với những buồn vui lẫn lộn mà qua đó bạn sẽ tấhy được đôi điều về tâm sự của tác giả. Đó chính là những tâm sự , suy nghĩ, những nỗi niềm của chính tác giả. Bài thơ bao gồm nhiều yếu tố tạo thành, có những chất liệu được khai thác trực tiếp từ hiện thực cuộc sống, có những suy nghĩ được nâng lên thành triết lí, có phần cảm xúc và có tình cảm. Tuy nhiên, tình cảm - chủ thể trữ tình, vẫn là vấn đề cốt lõi trong thơ. Nếu không có tình cảm, tình thương đồng loại thì Nguyễn Du đâu thể nào thốt ra được những lời thơ giàu cảm xúc nhân đạo như :

Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài làm chi
Những là oan khổ lưu ly
Chờ cho hết kiếp còn gì là thân

Nếu không có tình yêu đối với non sông đất nước, thì Chế Lan Viên đâu có được những câu thơ rạo rực khi viết về Tổ Quốc:

Ôi Tổ quốc,ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

Cũng như Bác Hồ kính yêu của chúng ta, nếu không có sự đồng cảm mãnh liệt và tâm hồn quảng đại, thì đâu thể nào nghe đựơc âm thanh của đứa bé trong nhà lao đang khóc , vì :

Cha trốn không đi lính nước nhà
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đến ở nhà pha

Và nếu có sự đồng cảm ấy thì chắc chắn Bác không thể nào thấy được cái cảnh mà tưởng chừng như không ai để ý trong chốn lao tù:

Anh đứng trong cửa sắt
Em đứng ngoài cửa sắt
Gần nhau trong tấc gang
Mà biển trời cách mặt
Miệng nói chẳng nên lời

Họ gần nhau như lại không thể nào tâm sự, nói chuyện cùng nhau, và thật cảm động thay trước tấm chân tình của Bác khi Bác chợt nhận ra, họ tâm sự bằng mắt:

Nói lên bằng khoé mắt
Chưa nói, lệ tuôn đầy
Tình cảnh thật đáng thương

Nói đến thơ là nói lên sự đồng cảm của nhà thơ đối với cái đẹp, với con người trong cuộc sống quanh mình. Mà hễ nói đến sự đồng cảm là nói đến gốc thiện cảu tình cảm, hiểu theo cách khác; đó chính là tấm lòng nhân dân là cái “tâm” của nhà thơ. Vì sao mà thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minh... cứ sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi với thời gian? Phải chăng các bậc tiền nhân ấy là những người có tài sáng tác thơ hay? Có lẽ điều đó chỉ đúng một phần. Lê Quý Đôn cho rằng : “Thơ phát khởi từ trong lòng ta”. Nếu lòng ta trơ lạnh thì làm sao có thơ hay? Điều đó giải thích vì sao Nguyễn Du nói :

Thiện căn ở lại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

Nhà thơ, trước hết phải có cái tâm, phải có một tấm lòng đôn hậu, biết quý trọng, thông cảm, san sẻ những nỗi đau của người khác. Không có chữ Tâm thì cái tài kia cũng trở nên vô dụng. Mở rộng vấn đè, ta thấy mỗi nhà văn, nhà thơ một khi đã cầm bút thì phải có trách nhiệm, trách nhiệm với xã hội, với người tiếp xúc với tác phẩm của mình.

Nhìn chung trong sáng tác thơ, các tác giả đều chú trọng đề cập đến cái gốc tình cảm, phỉa có “cái gốc tình cảm của thơ” thì thơ mới đi vào lòng người được. Tố Hữu đã có lần nhấn mạnh “ Thơ là nhịp điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu, thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí...”Rõ ràng quan niệm về thơ của Lê Quý Đôn và Ngô Thì Nhậm cho đến nay vẫn mang một ý nghĩa nhất định với công việc sáng tác thơ văn.
 
Đề 3:

Bình luận câu nói của Hồ Chí Minh : “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Bài tham khảo

Hồ Chí Minh là một nhà chính trị, yêu nước vĩ đại nhưng đồng thời Người là nhà văn lớn. Bác Hồ lại chính là người hơn ai hết hiểu được vai trò của văn chương đối với xã hội, lịch sử. Người luôn luôn ý thức sử dụng văn chương như một vũ khí tư tưởng sắc bén. Vì vậytỏng dịp nói chuyện với các nghệ sĩ ( 1951) một lần nữa Người khẳng định : “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Lời khuyên nhủ của Bác Hồ vào thời điểm này có thể đựơc xem như một chân lí. Trước tiên, chúng ta thấy đựoc tầm quan trọng, tính chất quyết liệnt của văn chương là một mặt trận như bao mặt trận khác tuy rằng không có tiếng súng, kẻ thù không trực tiếp nhưng mà tính chất phức tạp của mặt trận này đã được lịch sử chứng minh.

Mỗi nhà văn dù là thiên tài, dù chỉ một người viết lách bình thường thôi đều thuộc một giai cấp nhất định. Và những tác phẩm của họ đều được gửi gắm trăn trở, suy nghĩ, khát vọng những tâm tư tình cảm cũng đồng thời chính là thể hiện tư tưởng tình cảm với giai cấp của mình gắn bó.

Một tác phẩm văn học có thể phục vụ tốt cho một giai cấp xã hội này nhưng nó lại phục vụ ngược lại ở giai cấp kia. Vì thế, mỗi nhà vănchính là người đại diện cho một giai cấp. Goocki đã nói “Nhà văn là tai, là mắt, bộ máy cảm quan cảu một giai cấp. Nhà văn có thể không có ý thức về điều đó. Song bao giờ cũng là một bộ phận của giai cấp”.Vấn đề giai cấp được khẳng định rõ ràng và dứt khoát. Mỗi nhà văn phải tự phấn đấu vươn lên cính mình và vươn lên trong giai cấp mà mình đang đấu tranh.

Trong luận điểm của mình, Bác đặc biệt chú ý đến vai trò của người nghệ sĩ. Học cũng hoạt động trên “mặt trận văn hoá” với tư cách và nhiệm vụ của người chiến sĩ. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh trong suốt ba mươi năm qua những nhà văn lớn dường như là chiến sĩ. Ở nghĩa đen ta thấy chiến tranh ác liệt đã thôi thúc họ phải cầm súng bảo vệ đất nước, có người bị thương, bị tàn phế và có cả người đã hi sinh. Và bên cạnh ta phải thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng, định hướng văn học phục vụ chính trị, phục vụ giai cấp, phục vụ dân tộc. Cho nê, với vai trò là nghệ sĩ càng không thể làm nơg. Từ đó những khám phá, những sáng tạo các hình tượng nghệ thuật độc đáo , có chiều sâu để cổ vũ người đọc trong lao động, chiến đấu và xây dựng tổ quốc XHCN ra đời. Không phải ngẫu nhiên mà cảm hứng lãng mạn và sử thi quán xuyến cảm hứng văn học suốt ba mươi năm qua, không phải ngẫu nhiên mà các tác phẩm luôn lấy cảm hứng công dân chi phối toàn bộ. Tất cả xuất phát từ quyền lợi giai cấp công dân và quyền lợi cả dân tộc.

“Nhà thơ cũng phải biết xung phong”. Câu thơ của Bác vào thời điểm này đúng sự thật. Nhà thơ không thể thụ động trước cuộc chiến đấu, không thể tối rúc vào “vỏ rùa” cứng cáp của mình mà nhà thơ “phải biết xung phong”, phải biết trách nhiệm, lương tâm của mình. Nhà thơ không thể là nhà đại ngôn, hoa ngữ mà nhà thơ phải biết hành động.Vấn đề là không phải chỉ ngồi bàn tròn phiếm đàm, nên làm thế này thế nọ mà vấn đề chính là văn nghệ sĩ phỉa tham gia vào sự nghiệp cách mạng cảu dân tộc và có mặt ở mũi nhọn của nhiều trận tuyến chiến tranh. Cảnh đầu rơi máu chảy của dân tộc không cho phép người nghệ sĩ ngồi luận bàn chuyện thế gian. Không tự nguyện đứng trong “mặt trận văn hoá”, không “hát cho đồng bào tôi nghe” thì những nghệ sĩ ấy vô lương tâm vô trách nhiệm.

Từ ông hoàng thơ mới bế tắc ở giai đoạn sau, Xuân Diệu nói “tôi cùng xương, cùng thịt với nhân dân, cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu”. Từ một lối riêng, Xuân Diệu đến với cuộc đời chung, những tác phẩm của Xuân Diệu đã nói lên những ý hướng ngoại đó: “Riêng chung”, “Cầm tay”, “Tôi giàu đôi mắt”. Và Chế Lan Viên cũng có ý m ở rộng lòng đón gió thời đại:

Bài thơ anh làm một nửa mà thôi
Còn một nửa do mùa thu làm lấy.

Chứ không phải như đôi mắt của Hoàng, đôi mắt thiển cận nhìn nhân dân và cuộc kháng chiến mà nhân dân đang tiến àhnh là việc của ai, là những trò lố đáng cười...

Lời nói của Bác đã nói lên lập trường kháng chiến. Cuộc chiến đấu đã vào thời điểm sinh tử. Cho nên “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” không chỉ dành cho người biết cầm súng mà phải ở tận tư chất của nhà văn. Câu nói này kêu gọi, thúc giục họ dừng ngòi bút để phá bom đạn, cường quyền. Chứ mà cứ lần chần, lừ chừ là mình lỡ có cơ hội phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, là có tội với quê hương, với Tổ quốc.

Quả thật , Bác không thể nói gì khác hơn và nhiều hơn vào thời điểm này. Đất nước lâm nguy thì mọi người tham gia kháng chiến, văn nghệ sĩ cũng tham gia theo lời kêu gọi kháng chiến của Bác “Toàn dân, toàn trí, tự lực cánh sinh, trường kì kháng chiến”...Từ đó cho thấy lời nhắn nhủ văn nghệ sĩ ở thời điểm bấy giờ là một chân lí chính xác.Và theo như Mác đã nói “ Vũ khí của sự phê phán không thể thay thế sự phê phán bằng vũ khí”, ta càng khẳng định mối quan hệ giữa văn chương nghệ thuật và bạo lực cách mạng của nhân dân. Nói cách khác là những tác phẩm văn học không thể lật đổ và làm nên cuộc cách mạng long trời lở đất của nhân dân. Nhưng nắm lấy văn chương là nắm lấy vũ khí và chiến trường văn chương nghệ thuật cũng là một mặt trận. Nó không phải là thứ vũ khí thật sự mà nó chính là công cụ chuẩn bị đắc lực cho cuộc phê phán bằng vũ khí vì nó xuất phát đúng lúc, bắn trúng đích trúng nơi. Nam Cao cũng đã từng phát giác thấy rằng trong thời điểm dầu sôi lửa bỏng thời điểm tiếng kêu la phát ra từ những kiếp lầm than thì không thể, không được phép ngồi ca ngợi, mơ tưởng những người đàn bà đẹp trên xích đu hay mơ màng chuyện quá xa hiện thực.

Chân lí này phần nào có tính phổ quát. Ta cũng thấy những tác phẩm phản phong của văn học dân gian đã tố cáo, đả kích bêu riếu giai cấp thống trị, làm cho những con chim trong lồng “Bay thẳng cánh muôn trùng Tiêu Hán. Phá ngàn mây làm bạn với kim ô”. Các loại truyện cười, truyện cổ tích có nội dung đấu tranh xã hội cao. Và những câu tục ngữ, ca dao chính là công cụ đấu tranh của người nghèo bị áp bức, bóc lột:

Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa.

Để đánh đuổi thù trong giặc ngoài là quan trọng cực kì, Cho nên không phải ngẫu nhiên ở Việt Nam phần lớn những nhà chính trị là những nhà văn lớn. Họ kêu gọi, tập hợp nhân dân đi theo tiếng nói đầy sức thuyết phục của mình.

Hịch tướng sĩ lôi cuốn người nghe bằng trái tim sôi sục yêu nước của Trần Quốc Tuấn, và những áng văn hào hùng, sảng khoái, Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi , lời kêu gọi tha thiết của Phan Bội Châu là những chứng minh hùng hồn.

Dòng văn học cách mạng 1930-1945 đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều điều : Buồn thương, đau đớn êm đềm... nhưng không ai không nhớ lời kêu gọi thảm thiết của Phan Bội Châu:

Dậy ! Dậy !...
... Đúc gan sắt để dời non lấp bể
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ.

Để có cuộc tổng diễn tập đầu tiên tiến tới Cách mạng tháng TÁm có biết bao bài ca, bài thơ cách mạng ra đời. Và những nhà văn chiến sĩ không thể phê phán bằng vũ khí, khi vào tù họ lại tiếp tục phê phán vũ khí văn chương. Có lẽ Đảng ta mạnh , phát triển và làm nê những trang sử hào hùng là nhờ những chiến sĩ tự xác định:

Nếu mai đây có chết một thân tôi
Hai mươi tuổi tim đang dạt dào máu
(Tố Hữu)

Đến khi Cách mạng thành công rồi bước vào giai đoạn chống Pháp, trong đời sống văn nghệ cũng đã hình thành nhiều lớp nhà văn - chiến sĩ , những nhà văn hăng hái tham gia vào sự nghiệp cách mạng, dùng ngòi bút phục vụ cách mạng một cách tận tuỵ, hết mình. Những nhà văn không những cho máu mà còn biết hiến hết máu cho mảnh đất quê hương, cho rừng núi, non sông Việt Nam. Họ - có thể là những học sinh trẻ tuổi xếp bút nghiên, từ giã học đường – đi theo tiếng gọi kháng chiến.

Phần lớn những văn nghệ sĩ tự nguyện lột xác mình cất cái tôi cũ của mình để đến với nhân dân. Dù phải sống cực khổ, ăn uống tạm bạc có khi thật sự thiếu thốn nhưng họ vẫn bám trụ với Việt Bắc, đấu tranh hết mình ở Việt Bắc chứ không bỏ hàng ngũ, bỏ đồng đội ra đi.

Biết bao người đã gắn bó cuộc kháng chiến và cũng không ít người vì kháng chiến đã ngã xuống. Nam Cao đã hi sinh trên đường về quê hương trong vùng địch hậu. Nguyễn Thi với những trang văn ngồn ngộn, hình ảnh cuộc chiến đấu của dải đất Nam Bộ đã bỏ mình ở góc phố Sài Gòn trên đường Minh Phụng, khi chết tay còn nắm chặt khẩu AK....và những người khác nữa bỏ quên đời ở Tây Bắc, Việt Bắc, ở khắp các chiến trường lớn nhỏ. Không còn nghi ngờ gì nữa, ta khẳng định chính họ đã sinh ra để phục vụ ai và sống vì ai. Rồi Lê Anh Xuân đã ngã xuống như những chiến sĩ trên đường bay Tân Sơn Nhất và để lại “Dáng đứng Việt Nam” bất khuất anh hùng...Họ đã ra đi mãi mãi và để lại những trang văn in dấu mộ thời. Cái nhiệt tình công dân tạo nên cảm hứng sáng tạo và sự hin sinh của những nhà văn chiến sĩ là rất to lớn, vô giá. Họ là thế đấy ! Chiến đấu với bệnh tật, với cái chết đang kề cận mà Nguyễn Minh Châu vẫn phục vụ Tổ Quốc, nhân dân, viết Phiên Chợ Giát ở quê hương. Nguyên Hồng ẩn mình nơi rừng sâu Yên Thế viết về anh hùng Hoàng Hoa Thám...Rồi hàng loạt những nhà văn tiền chiến đã tham gia cách mạng , từ chối những phòng văn sang trọng ở Hà Thành như Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Chế Lan Viên, Nguyên Hồng, Xuân Diệu... đã vác ba lô theo bước chân anh vệ quốc. Cũng chính vì thế hôm nay ta đọc lại Trận phố Ràng ( Trần Đăng), Tây Tiến (Quang Dũng)...chúng ta thấy văn học nghệ thuật quả là tham gia vào mặt trận theo cách riêng của mình.

Quan điểm “Văn học nghệ thuật cũng là một mặt trận” , vẫn rõ ý nghĩa lâu dài khi chúng ta xác định trách nhiệm và tính “chiến đấu” của người nghệ sĩ. Bác muốn khẳng định rõ cho tất cả tầm quan trọng và tính quyết liệt của địa hạt này. Và Bác cũng khuyên nhủ những hoạ sĩ, cũng như những văn nghệ sĩ, những người tham gia lĩnh vực này phải có đôi mắt cách mạng, tinh thần cách mạng sắc bén và đúng nghĩa.
 
Đề 4:

Chức năng chủ yếu của văn học. Nội dung của từng chức năng đó là gì?

Bài tham khảo


Có rất nhiều tiêu chí phân biệt sự khác nhau giữa văn học và các môn khoa học khác. Nhưng có lẽ M. Gorki đã từng nói rất đúng đặc thù của bộ môn “ Văn học và nhân học”.

Là khoa học khám phá thế giới tâm hồn, tính cách con người, văn học có chức năng riêng, biểu hiện trên ba mặt chính : nhận thức – tôn giáo - thẩm mỹ.

Văn học có chức năng khám phá những quy luật khách quan của đời sống xã hội và đời sống tâm hồn của con người. Nó có khả năng đáp ứng nhu cầu của con người muốn hiểu biết về thế giới xung quanh và chính bản thân mình.Không phải ngẫu nhiên đã có người cho rằng “ Văn học là cuốn sách giáo khoa của đời sống”. Chính cuốn sách ấy đã thể hiện một cách tinh tế và sắc sảo từng đổi thay, từng bước vận động của xã hội. Nó tự như “chiếc chìa khoá vàng mở ra muôn cánh cửa bí ẩn, đưa con người tới ngưỡng cửa mới của sự hiểu biết thế giới xung quanh”.

Qua mỗi tác phẩm văn học nghệ thuật chân chính ta có thể thấy cuộc sống dường như đang phập phồng trong từng con chữ. Đọc Chí Phèo của Nam Cao, Tắt đền của Ngô Tất Tố, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan...chúng ta đều hiểu khá đầy đủ về cuộc sống khổ cực của người dân Việt Nam trong những năm tháng đen tối trước Cách mạng tháng Tám...Tiếng trống , tiếng từ rúc trong nhưng ngày nộp sưu thuế, tiếng thét uất nghẹ của kẻ không – được – làm - người, một lưỡi dao vung lên, một vũng máu tươi, một cuộc đời đi vào ngõ cụt...tất cả giúp chúng ta nhận thức sâu sắc bi kịch về số phận con người trong xã hội cũ. Qua những tác phẩm như Hòn đất của Anh Đức, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi..chúng ta hiểu biếtt hêm nhiều về cuộc chiến dấu gian khổ, hi sinh và rất anh hùng cảu nhân dân trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc... Và ngay cả khi đọc Chiến tranh và hoà bình của Lép Tônxtôi, ta có thể hình dung ngay được toàn bộ đời sống nước Nga thế kỉ XIX, những con người Nga, tính cách Nga kiên cường nhân hậu...Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, nó phức tạp như chính bản thân nó vậy, nhiều khi những vấn đề buộc ta tìm tòi suy nghĩ, lại không hiện rã mà tiềm ẩn, chứa đựng trong muôn vàn sự vịêc khác. Tiếp xúc với thế giới những tác phẩm văn học lớn, chúng ta tiếp cận gần hơn với cuộc sống, hiểu rõ hơn, thấu đáo kĩ càng hơn cuộc sống con người và cả chính bản thân mình. Ta bắt đầu nắm bắt đuợc chân lí của cuộc sống, hiểu và khám phá ra những quy luật của cuộc sống. Hãy lắng nghe tiếng giã gạo:

Gạo đem và giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông bay
Sống ở trên đời, người cũng vậy.
Gian nan rèn luyện mới thành công
(Hồ Chí Minh)

Tiếng giã gạo là âm thanh đời thường, thế nhưng qua thơ Bác là cả một chân lí sống, một quan điểm nhân sinh : “Gian nan rèn luyện mới thành công”.

Từ nhận thức về đời sống xã hội, con người được văn học giúp đỡ, đã cho ta nhận thức được tâm hồn của chính mình, để từ đó có thái độ dẫn đến việc làm, thích hợp với cuộc sống xung quanh. Đọc câu thơ của Hồ Xuân Hương “Ví đây đổi phận làm trai được” ta thấy rõ hơn khát vọng sống mãnh liệt của người phụ nữ dưới thời phong kiến, muốn sống tự do, muốn làm nên sự nghiệp như các đấng mày râu nhưng thường xuyên bị các thê slực thống trị đầy đoạ, vùi dập... Từ đó, trên cơ sở so sánh với xã hội hôm nay, ta sẽ cảm nhận sâu sắc với cuộc đời chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ và biết trân trọng xã hội mới tạo ra cho con người quyền sống chính đán. Do đó chức năng nhận thức của văn học nhằm mục đích giúp con người khám phá ra chính bản thân mình.

Bên cạnh chức năng nhận thức là chức năng giáo dục. Qua mỗi tác phẩm văn học, cuộc sống không chỉ phản ánh đơn thuần là bản thân nó mà đằng sau mỗi sự việc, hiện tượng cụ thể là những cái lớn hơn, những vấn đề đặt ra cho chúng ta buộc chúng ta phải suy nghĩ, phải tìm tòi.

Nếu văn học từ thời xa xưa được sáng tác chỉ vì mục đích giải trí hoặc làm những bài kinh cầu tế lễ...thì ngày nay nó vượt xa cái giới hạn đó để trở thành người bạn, người thầy cùng đồng hanh với chúng ta. Đọc những câu ca dao, những tác phẩm văn học ca ngợi non sông đất nước, ta bỗng thấy yêu hơn những cánh đồng,những dòng sông, những đêm trắng : “Hoa cau rụng trắng ngoài thềm:...ta bỗng thấy yêu hơn tiếng à ơi cảu mẹ, tiếng võng kẽo kẹt mỗi trưa hè...

Đọc những áng hùng văn của Lí Thường Kiệt, Nguyễn Trãi...ta rất đỗi tự hào về dân tộc ta, tự hào về truyền thống anh hùng của đất nước ta... để từ đó quyết tâm bảo vệ và phát huy truyền thống đó.

Đọc truyện Kiều của Nguyễn Du, nhận thấy sự bất công xã hội, ta cảm thấy sâu sắc với thân phận người phụ nữ và căm giận cho những tội các của giai cấp thống trị phong kiến trong thời buổi mạt vận đó.

Chính truyền thống “tôn sư trọng đạo”. truyền thống anh hùng của dân tộc thông qua văn học, đã tác động mạnh đến con người, làm cho con người biết yêu thương quý trọng cái tốt, cái đẹp, căm ghét cái ác cái xấu. Tóm lại, nói văn học có chức năng giáo dục thông qua nhận thức là nói đến việc giáo dục đạo đức con người.

Tuy nhiên nếu một số tác phẩm văn học có thể lay chuyển mạnh mẽ tâm hồn người đọc và giúp con người sống tốt hơn, thì trái lại cũng có một số tác phẩm làm cho con người trở nên yếu đúôi và bất lực, có nghĩa là khi đó văn học mang tác dụng tiêu cực cho con người. Tác dụng tiêu cực thể hiện rõ nhất ở những tác phẩm chỉ thiên về tình cảm ủy mị hoặc kích động bạo lực, kích động bản năng truyền thống, tạo cho con người những nhận thức lệch lạc về cuộc sống. Vì thế, đến với văn học, ta vần phải quan tâm đến tác dụng của những tác phẩm văn học chân chính và ngăn ngừa những tác hại của sách báo độc hại, nhảm nhí. Có như vậy mới phát huy được chức năng giáo dục tích cực của văn học.

Nhưng sẽ thiếu sót nếu chúng ta không đề cập đến chức năng thẩm mĩ của văn học. Ý nghĩa nhận thức - giáo dục của văn học chỉ có khả năng phát huy tác dụng tích cực và đầy đủ khi nó tạo được ở người ta tình cảm – thẩm mĩ, tức là gây xúc động về cái đẹp chính là ở khả năng gợi cảm về cái đẹp của cuộc sống và con người. Chế Lan Viên đã từng cảm rất sâu sắc về vẻ đẹp của Tổ quốc, vẻ đẹp của truyền thống ngàn xưa.

Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
Chưa đâu! Ngay cả trong những ngày đẹp nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết kiều đất nước hóa thành văn

Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sông Bạch Đằng...

Nhưng, muốn gợi cảm, gây xúc động cho con người về cái đẹp của cuộc sống thì tác phẩm văn học bên cạnh việc xây dựng lại cái Đẹp còn phải tái hiện chân thực cuộc sống, Đọc một tác phẩm thể hiện hời hợt đời sống xã hội và tâm hồn, ta cảm thấy như thể mình bị xúc phạm, bị lừa dối. Khi gấp một quyển sách nào đó mà ta vẫn muốn trở lại với nhân vật, trở lại với những vấn đề tư tưởng mà nó quân tâm, khi đó văn học đã đạt đến cái “ đích thực” của nó. Ta hãy đọc Chí Phèo của Nam Cao, biết rằng đây là nhân vật hư cấu, một nhân vật không có thật ở ngoài đời, nhưng hình ảnh Chí Phèo ngất ngưởng bước đi trong tác phẩm có sức sống mãnh liệt, nó luôn ám ảnh ta và gây cho ta sự xúc động mãnh liệt. Vì sao vậy? Qua Chí Phèo, ta thấy được số phận bi kịch của người dân dưới xã hội cũ. Nhân vật Chí Phèo là hư cấu, nhưng cuộc đời Chí Phèo là cuộc đời thực trong xã hội. Đó là nơi tập trung mọi nỗi đau khổ trên đời khi con người bị tước đoạt quyền làm người, bị tách khỏi các quan hệ xã hội. Chính vì vậy mà Chí Phèo cứ tồn tại và luôn gây những xúc động mãnh liệt.

Hay khi đọc xong Sông Đông êm đềm của Sôlôkhốp cũng vậy, cái miền đất sông Đông xa xôi ấy như là rất thân quen với chúng ta, tạo cho ta sự xúc động mãnh liệt về số phận con người trong chiến tranh. Rất tự nhiên chúng ta nẩy sinh tình cảm ấy, bởi tác phẩm Sôlôkhốp cũng là bức tranh sinh động, chân thực và đẹp đẽ về cuộc sống và con người. Hơn thế nữa, qua cuộc đời của các nhân vật, ta thấy được cuộc đời, số phận của những con người Nga trong chiến tranh. Quả thật “cái đẹp chính là cuộc sống” (Sécnưisépxki) “chỉ có cái Đẹp là cứu văn thế giới này” (Đốt-xtôi-ep-xki).

Như vậy, việc tái hiện chân thực cuộc sống trong tác phẩm văn học thông qua những điều có thực trong cuộc sống và đặc biệt thông qua tính sinh động của những hình tượng văn học đã tạo tác phẩm đạt giá trị cao về thẩm mĩ, làm rung động người đọc và hướng họ đến cái Đẹp chân chính.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, chức năng thẩm mĩ của văn học còn phụ thuộc vào trình độ tiếp nhận văn học. Một tác phẩm có thể tác động mạnh đến tâm hồn người này nhưng lại ít tác động đến người khác. Nguyên nhân này có thể do tình cảm, cảm xúc của mỗi người khác nhau. Hơn thế nữa, có thể do trình độ tiếp thu, lập trường tư tưởng, quan niệm nhân sinh, sự trải nghiệm cuộc sống của người đọc vốn đa dạng chi phối...

Thế nên phải có một cái nhìn duy vật biện chứng và có quan điểm lịch sử, cũng như phải có khả năng nhạy cảm với cái đẹp đúng đắn, mới phát huy được chức năng thẩm mĩ của văn học.

Nhìn chung, ba chức năng nhận thức – giáo dục – thẩm mĩ trong thực tế luôn hòa lẫn vào nhau và thông qua nhau mà phát huy tác dụng: nhận thức phải có tác dụng giáo dục; nhận thức và giáo dục phải thông qua đặc trưng thẩm mĩ, đồng thời một tác phẩm có giá trị thẩm mĩ bao giờ cũng chứa đựng những tri thức sâu sắc và sức mạnh giáo dục lớn lao
 
Đề 5:

Bạn hiểu biết như thế nào về nội dung khái niệm tính nhân dân trong văn học? Liên hệ thực tế văn học.

Bài tham khảo


Tính nhân dân trong văn học thể hiện mối liên hệ giữa văn học và nhân dân.Nhân dân bao giờ cũng là những tầng lớp quần chúng lao động đông đảo nhất của dân tộc. Chính họ làm nên lịch sử, sáng tạo ra mọi giá trị vật chất tinh thần cho xã hội. Họ là lực lượng lớn lao trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nói đến nhân dân là nói đến những lực lượng xã hội đông đảo trong quần chúng lao động và những thành phần xã hội khác mang xu thế tiến bộ của một thời đại.

Tính nhân dân là phẩm chất văn học, một mặt nói lên ý thức và sự gắn bó của nhà văn với nhân dân và mặt khác phản tư tưởng, tình cảm, quyền lợi của nhân dân trong tác phẩm văn học.

Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định vai trò lớn của nhân dân trong lịch sử, là động lực góp phần quyết định sự phát triển của lịch sử các dân tộc, do đso nghệ thuật phải gắn bó với nhân dân. Lênin đã từng chỉ rõ “Nghệ thuật là của nhân dân. Nó phải được họ hiểu và ưa thích. Nó phải thống nhất tư tưởng, tình cảm và ý chí của quần chúng và nâng họ lên một trình độ cao hơn”.

Như thế Lênin nhấn mạnh đến hai yêu cầu quan trọng của văn học. Văn học phải gắn bó và biết tiếp nhận những giá trị lớn lao trong nhân dân và góp phần nâng cao trình độ quần chúng. Tính nhân dân trong một tác phẩm văn học được biểu hiện dqua nhiều yếu tố.

Trước hết tác phẩm phải đề cập đến những vấn đề tha thiết của nhân dân, những vấn đề co bản của mọi thời đại mà nhân dân là người trực tiếp tham dự vào những cuộc đấu tranh xã hội đó. Chẳng hạn như chiến tranh và hoà bình,quyền sống, quyền tự do, đạo lí truyền thống dân tộc, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác....Những tác phẩm văn học có giá trị từ xưa đến nay đều phản ánh những vấn đề lớn có ý nghĩa thời đại. Tất nhiên điều ấy nó có ý nghĩa vô cùng với số phận của nhân dân, Tổ quốc. Lịch sử Việt Nam bốn nghìn năm chưa hề ngơi tắt ngọn đèn lửa chiến tranh, vì thế dòng văn học Việt Nam phần lớn là những áng thơ văn yêu nước. Số phận dân tộc lâm nguy, thì nó đe doạ số phận mỗi con người dân...Cho nên, dù là sáng tác bằng chữ Hán nhưng bài thơ Thần của Lí Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi... đều mang đậm tính nâhn dân. Lời thơ đanh thép hào sảng của Lí Thường Kiệt, cái trăn trở dằn vặtt , căm giận kẻ thù của Trần Quốc Tuấn “Ta thường tới bữa quên ăn...” và niềm tự hào dân tộc khi Nguyễn Trãi cất cao giọng đọc Bình Ngô đại cáo “Như nước Đại Việt ta từ trước “ của Nguyễn Trãi...Ai nói rằng nó không mang trong lòng nó những khao khát, ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc? Ai nói rằng đó là tâm sự riêng của một cá nhân. Dù không nói đến dân, chỉ nói đến “vua Nam” chỉ nhắc đến triều đại “từ Triệu, Đinh, Lí, Trần gây nên độc lập” nhưng các tác phẩm văn học cổ điển của chúng ta thấm sâu tính nhân dân. Chả trách mà trong cuốn hồi kí mới đây,cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc –na-ma-ra đã cho rằng một trong những nguyên nhân thất bại của Mĩ ở Việt Nam là do không hiểu về lịch sử nhân dân Việt Nam. “Ngày ra đi chốn biên cương, gió bấc lùa về lòng anh lạnh buốt. Nòng súng thép dán câu thơ, ý thơ tuyệt hay là thơ Lí Thường Kiệt. Lòng người Việt nam nào đadau thích gì bom đạn”....Lời bài hát t huở nào đã nói hộ lòng dân một thời.

Tư tưởng thần dân của Nguyễn Trãi đã trở thành nguồn máu nóng chảy trong huyết mạch các tác phẩm của ông tạo nên tính nhân dân đậm đà và đầy niềm tự hào xúc động.

Và... “Tố như ơi lệ chảy quanh thân Kiều”. Tiếng khóc vĩ đại của Nguyễn Du , lòng nhân đạo vĩ đại của ông đã làm bao thế hệ người Việt Nam rơi lệ. Truyện Kiều huyền diệu có lẽ trước hết là tiếng nói đòi quyền sống, quyền tự do, hạnh phúc, quyền đựơc bảo vệ nhân phẩm tốt đẹp của con người...Nguyễn Du đã đứng trên lập trường nhân dân, đứng giẫm chân trong nỗi đau của nhân dân mà bênh vực cho những giá trị đạo đức nhân dân cũng như phẫn nộ với những thế lực mà nhân dân căm ghét. Có nhiều người đã bắt bẻ rằng Nguyễn Du vốn không phải là người lao động , nàng Kiều cũng thế và do đó mà truyện Kiều đâu có tính nhân đi trong chốn đoạn trường như cả dân tộc, nhân dân ta từng một thời “ma đưa lối quỷ đưa đường” sờ sẫm trong một xã hội ngạt thở...

Một tác phẩm văn học có tính nhân dân phải nói lên được tư tưởng tiến bộ nhất của nhân dân trong từng thời kì lịch sử, cách đánh giá của nhân dân với các hiện tượng xã hội. Tư tưởng yêu nước trọng dân của Nguyễn Trãi là tư tưỏng tiến bộ nhất thời kì lịch sử này.

Nguyễn Đình Chiểu qua những áng văn tế của mình, đặc biệt là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã ca ngợi nhân dân yêu nước chống giặc ngoại xâm. Họ chỉ có : “Một manh áo vải”, “một ngọn tầm vông” nhưng vẫn hăng hái công đồn như vũ bão.

“Chi nhọc quan quản trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không, nào sợ thằng Tây bắt đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”.

Đây là bức tranh quần chúng nổi dậy, như thác đổ, không dễ có trong văn học thời trung đại. Tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu trong các sáng tác này cũng chính là đỉnh cao của tư tưởng yêu nước tiến bộ của giai đoạn lịch sử đau thương nhưng anh dũng này.

Một số tác phẩm không trực tiếp viết về nhân dân nhưng dù viết về những đề tài khác nhau mà bộc lộ cách nhìn và đánh giá của nhân dân thì cũng mang tính nhân dân. Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc là những khúc ngâm rất gần gũi với tâm tình của nhân dân mặc dù nhân vật trong các sáng tác không trực tiếp là người lao động.

Một tác phẩm có tính nhân dân phải có giá trị về mặt thẩm mĩ cao để cung cấp món ăn tinh thần cho quần chúng vốn nhu cầu thẩm mĩ hết sức phong phú, đa dạng. Nhân dân đòi hỏi văn học phản ánh được cái muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên, cuộc đời, phải đề cập tới những niềm vui, nỗi buồn của con người. Nhân dân khong chấp nhận những tác phẩm giả tạo, hời hợt và vô dụng. Điều này giải thích tại sao đã hai trăm năm đại thi hào Nguyễn Du mất nhưng “thuở vui buồn Kiều sống giữa lòng dân”. Và đến nay “tiếng thươgn như tiếng mẹ ru những ngày” của Tố Như vẫn làm say lòng người.

Hình thức của tác phẩm phải bình dị, gần gũi với người đọc, tránh lối viết cầu kì, xa lạ. Có như thế, nhưng thông điệp tư tưởng, tình cảm của nhà văn mới đến trái tim quần chúng bằng con đường ngắn nhất. Các nhà văn, nhà thơ phải biết tiếp thu, nhuần nhĩ trong tác phẩm của m ình. Mặt khác, nhà văn phải góp phần không ngừng nâng cao trình độ thưởng thức văn học của quần chúng.

Có nhiều người ham hố trở về với nhân đân để học lời ăn tiếng nói của nhân dân. Tuy nhiên, có lúc cực đoan sẽ dẫn tới hậu quả đáng tiếc. Ông hoàng Thơ mới Xuân Diệu có những kinh nghiệm học tập rất đáng quý nhưng khi tự nguyện “ cùng xương thịt với nhân dân của tôi, cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu’’ với quần chúng Xuân Diệu cũng có những bài, những câu thơ quá dễ dãi và mờ nhạt. Thủ tướng Phạm Văn đồng trước đây khi nói về hai câu thơ Kiều trong như ánh sáng: “Long lanh đáy nước in trời, Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng” thì thán phục vô cùng. Ông cho rằng, đó là ngôn ngữ của nhân dân rất trong sáng và đã qua bàn tay của một người thợ, người nghệ sĩ thiên tài mài giũa. để viết về lòng căm thù giặc của người nghệ sĩ – nhân dân, Nguyễn Đình Chiểu đã dùng lời ăn tiếng nói hàng ngày của họ. Tưởng như khó có thể diễn đạt hay hơn nếu không dùng cái so sánh bình dị này.

Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ

Nhân dân vốn là Mẹ của Hồn thơ, hào hiệp cho ta những vầng trăng nghệ thuật. Không nên và không thể dùng ngôn ngữ của nhân dân mà lại không mài giũa sáng tạo.

Có lẽ để thay cho lời kết luận ta hãy đọc lời của nhà phê bình văn học Nga bê –ê – lin- xki : “ Nhân dân với nghệ thuật đúng là dầu với lửa, dầu xuôi ngọn lửa thành ánh sáng hoặc hơn nữa như đất với cây cối, đát cấp thức ăn cho cây cối”....

(Sưu tầm)​
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top