• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Một số câu hỏi trắc nghiệm về cơ chế di truyền và biến dị

winniethepooh

New member
Xu
0
bạn nào trả lời và giải thik hộ mình với

1. Gen trội B và gen lặn b cùng dài 5100 amstrong, nhưng B có 1200 Adenin, còn b có 1350 Adenin. Số lượng từng loại nu trong giao tử bất thường dc tạo ra từ cơ thể Bb khi có đột biến lệch bội ở giảm phân I là
a. Giao tử Bb có A=T=2550, G=X=450
b. Giao tử Bb có A=T=450, G=X=2550
c. Giao tử Bb có A=T=2400, G=X=600
d. Giao tử bb có A=T=2700, G=X=300

2. Dung dịch có 80%Adenin, còn lại là Uraxin. Với đủ các điều kiện để tạo thành bộ 3 ribonucleotitl, thì trong dd này có bộ ba mã lizin chiếm tỉ lệ:
a. 16 % ---------b. 51.2%---------- c. 24% ------------d. 38.4%

3. Trong dung dịch chứa 10% Adenin, 20% Timin và 40% Xitozin với đủ các điều kiện để tạo thành ADN thì bộ ba XAT phải ít hơn:
a. 0.08% --------b. 0.8% ------------c. 8% -------------d. 80%

4. Cơ thể có kiểu gen Bb khi phát sinh giao tử mà có 1 số cặp NST mang các gen này ko phân li ở GP I (GPII vẫn bình thường) thì có thể tạo ra các loại giao tử là:
a/ BB & bb --------------------------- b/ B, b và Bb, O
c/ B, b, BB, bb, O --------------------d/ B, b và BB, Bb, bb, O

5. Cơ thể có kiểu gen Bb khi phát sinh giao tử mà có 1 số cặp NST mang các gen này ko phân li ở GP II (GPI vẫn bình thường) thì có thể tạo ra các loại giao tử là:
a. BB & bb -----------------------------b. B, b và Bb, O
c. B, b, BB, bb, O ---------------------d. B, b và BB, Bb, bb, O

Các bạn giúp với!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! Thanks nhìu!!!
 
1. Gen trội B và gen lặn b cùng dài 5100 amstrong, nhưng B có 1200 Adenin, còn b có 1350 Adenin. Số lượng từng loại nu trong giao tử bất thường dc tạo ra từ cơ thể Bb khi có đột biến lệch bội ở giảm phân I là
a. Giao tử Bb có A=T=2550, G=X=450
b. Giao tử Bb có A=T=450, G=X=2550
c. Giao tử Bb có A=T=2400, G=X=600
d. Giao tử bb có A=T=2700, G=X=300

5100 Armstrong -> N=3000
A[SUB]B[/SUB]=T[SUB]B[/SUB]=1200, G[SUB]B[/SUB]=X[SUB]B[/SUB]=300
A[SUB]b[/SUB]=T[SUB]b[/SUB]=1350, G[SUB]b[/SUB]=X[SUB]b[/SUB]=150
A[SUB]Bb[/SUB]= T[SUB]Bb[/SUB]1200+1350=2550, G[SUB]Bb[/SUB]=X[SUB]Bb[/SUB]=300+150=450

2. Dung dịch có 80%Adenin, còn lại là Uraxin. Với đủ các điều kiện để tạo thành bộ 3 ribonucleotitl, thì trong dd này có bộ ba mã lizin chiếm tỉ lệ:
a. 16 % ---------b. 51.2%---------- c. 24% ------------d. 38.4%

Lys= AAA hoặc AAG, do không có G nên chỉ có AAA = 0,8[SUP]3[/SUP]=0,512=51,2%

3. Trong dung dịch chứa 10% Adenin, 20% Timin và 40% Xitozin với đủ các điều kiện để tạo thành ADN thì bộ ba XAT phải ít hơn:
a. 0.08% --------b. 0.8% ------------c. 8% -------------d. 80%

Không lẽ là nhỏ hơn 10%.20%.40% = 0,8% (?)

4. Cơ thể có kiểu gen Bb khi phát sinh giao tử mà có 1 số cặp NST mang các gen này ko phân li ở GP I (GPII vẫn bình thường) thì có thể tạo ra các loại giao tử là:
a/ BB & bb --------------------------- b/ B, b và Bb, O
c/ B, b, BB, bb, O --------------------d/ B, b và BB, Bb, bb, O

Bb ---nhân đôi-->BBbb--GP1 ko bình thường-->BBbb và O --GP2-->2Bb và 2O
Bb ---nhân đôi-->BBbb--GP1 bình thường-->BB và bb --GP2--> 2B và 2b
Vậy đáp án B đúng

5. Cơ thể có kiểu gen Bb khi phát sinh giao tử mà có 1 số cặp NST mang các gen này ko phân li ở GP II (GPI vẫn bình thường) thì có thể tạo ra các loại giao tử là:
a. BB & bb -----------------------------b. B, b và Bb, O
c. B, b, BB, bb, O ---------------------d. B, b và BB, Bb, bb, O

Bb ---nhân đôi-->BBbb--GP1-->BB và bb --GP2 ko bình thường--> BB,O, 2b hoặc 2B,bb,O hoặc BB,bb,2O
Bb ---nhân đôi-->BBbb--GP1 -->BB và bb --GP2 bình thường--> 2B và 2b
Vậy đáp án C đúng

Xong
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top