Một chuyện tình cảm động đầy nước mắt

  • Thread starter Thread starter vàng
  • Ngày gửi Ngày gửi

vàng

New member
Xu
0
Những hiểu lầm vô tình nối tiếp, đã làm vấp những bước chân của hạnh phúc. Khi số mệnh bắt ta trả giá, tất cả đã trở nên muộn màng. Đây là một câu chuyện có thực và đầy nước mắt.

1. Mẹ ở quê lên
Sau khi kết hôn hai năm, chồng tôi bàn với tôi đón mẹ lên ở chung để chăm sóc bà những năm tuổi già.
Chồng tôi mất cha từ ngày anh còn nhỏ, mẹ chồng tôi là chỗ dựa duy nhất, mẹ nuôi anh khôn lớn, cho anh học hết đại học.
“Khổ đau cay đắng” bốn chữ ấy vận đúng vào số phận mẹ chồng tôi! Tôi nhanh chóng gật đầu, liền đi thu dọn căn phòng có ban công hướng Nam, phòng có thể đón nắng, trồng chút hoa cỏ gì đó.
Chồng tôi đứng giữa căn phòng ngập tràn nắng, không nói câu nào, chỉ đột ngột bế bổng tôi lên quay khắp phòng, khi tôi giãy giụa cào cấu đòi xuống, anh nói: “Đi đón mẹ chúng ta thôi!”.
Chồng tôi vóc dáng cao lớn, tôi thích nép đầu vào ngực anh, cảm giác anh có thể tóm lấy cả thân hình mảnh mai bé nhỏ của tôi, nhét vào trong túi áo. Mỗi khi chúng tôi cãi cọ và không chịu làm lành, anh thường nhấc bổng tôi lên đầu quay tròn, cho đến lúc tôi sợ hãi van xin anh thả xuống. Nỗi sợ hãi hạnh phúc ấy làm tôi mê mẩn.
Những thói quen ở nhà quê của mẹ chồng tôi mãi không thể thay đổi. Tôi thích mua hoa tươi bày trong phòng khách, mẹ chồng tôi sau này không nhịn được bảo: “Bọn trẻ các con lãng phí quá, mua hoa làm chi? Nào có thể ăn được như cơm!”.
Tôi cười: “Mẹ, trong nhà có hoa nở rộ, tâm trạng mọi người cũng vui vẻ”.
Mẹ chồng tôi cúi đầu cằn nhằn, chồng tôi vội cười: “Mẹ, người thành phố quen thế rồi, dần dần mẹ sẽ quen thôi!”.
Mẹ chồng tôi không nói gì nữa, nhưng mỗi lần thấy tôi mang hoa về, bà vẫn không nhịn được hỏi mua hoa mất bao nhiêu tiền, tôi nói, thì bà chép miệng. Có lần thấy tôi xách túi lớn túi nhỏ đi mua sắm về, bà hỏi cái này bao nhiêu tiền cái kia giá bao nhiêu, tôi cứ kể thật, thì bà chép miệng càng to hơn. Chồng tôi véo mũi tôi nói: “Đồ ngốc, em đừng nói cho mẹ biết giá thật có phải đỡ hơn không?”.
Cuộc sống hạnh phúc đã lẳng lặng trôi những âm điệu không êm đềm.
Mẹ chồng tôi ghét nhất là thấy chồng tôi dậy nấu bữa sáng, với bà, làm đàn ông mà phải vào bếp nấu nướng cho vợ, làm gì có chuyện ngược đời đó?

Trên bàn ăn sáng, mặt mẹ chồng tôi thường u ám, tôi giả vờ không nhận thấy. Mẹ chồng tôi bèn khua bát đũa canh cách, đấy là cách phản đối không lời của bà.
Tôi là giáo viên dạy múa ở Cung thiếu niên, nhảy múa đã đủ mệt rồi, mỗi sáng ủ mình trong ổ chăn ấm áp, tôi không muốn phải hy sinh nốt sự hưởng thụ duy nhất ấy, vì thế tôi vờ câm điếc trước sự phản ứng của mẹ chồng. Còn mẹ chồng tôi thỉnh thoảng có giúp tôi làm việc nhà, thì chỉ làm tôi càng bận rộn thêm.
Ví như, bà gom tất thảy mọi túi nilông đựng đồ và đựng rác trong nhà lại, bảo chờ gom đủ rồi bán đồng nát một thể, vì thế trong nhà chỗ nào cũng toàn túi nilông dùng rồi; Bà tiếc rẻ không dùng nước rửa bát, để khỏi làm bà mất mặt, tôi đành phải lén lút rửa lại lần nữa. Có một buổi tối, mẹ chồng tôi bắt gặp tôi đang lén rửa lại bát, bà đóng cửa phòng đánh “sầm” một cái, nằm bên trong khóc ầm ĩ.
Chồng tôi khó xử, sau việc này, suốt đêm anh không nói với tôi câu nào, tôi nũng nịu, làm lành, anh cũng mặc kệ. Tôi giận dữ, hỏi anh: “Thế em rốt cục đã làm sai cái gì nào?”.
Anh trừng mắt nhìn tôi nói: “Em không chịu nhường mẹ đi một chút, ăn bát chưa sạch thì cũng có chết đâu?”.

Sau đó, cả một thời gian dài, mẹ chồng tôi không nói chuyện với tôi, không khí trong gia đình gượng gạo dần. Thời gian đó, chồng tôi cũng sống rất mệt mỏi, anh không biết nên làm vui lòng ai trước.
Mẹ chồng tôi không cho con trai nấu bữa sáng nữa, xung phong đảm nhận “trọng trách” này. Mẹ chồng tôi ngắm con trai ăn sáng vui vẻ, lại nhìn sang tôi, ánh mắt bà trách móc tôi làm không trọn trách nhiệm của người vợ. Để tránh bị khó xử, tôi đành ăn tạm gói sữa trên đường đi làm.
Lúc đi ngủ, chồng tôi hơi buồn trách, hỏi tôi: “Rodi, có phải em chê mẹ anh nấu cơm không sạch nên em không ăn ở nhà?”. Lật mình, anh quay lưng về phía tôi lạnh lùng, mặc kệ tôi nước mắt tủi thân lăn tràn trề.
Cuối cùng, chồng tôi thở dài: “Rodi, thôi em cứ coi như là vì anh, em ở nhà ăn sáng được không?”. Thế là tôi đành quay về ngồi ở bàn ăn ngần ngại mỗi sáng.

Sáng đó, tôi húp bát cháo do mẹ chồng nấu, đột nhiên lợm giọng, mọi thứ trong dạ dầy tống tháo hết ra ngoài, tôi cuống cuồng bịt chặt miệng không cho nó trào ra, nhưng không được, tôi vứt bát đũa (chú thích: người Trung Quốc ăn cháo bằng đũa, không dùng thìa như ở Việt Nam) nhảy bổ vào toa-lét, nôn ọe hết.
Khi tôi hổn hển thở được, bình tâm lại, thấy mẹ chồng tôi đang khóc lóc than thân trách phận bằng tiếng pha rặt giọng nhà quê, chồng tôi đứng ở cửa toa-lét giận dữ nhìn tôi, tôi há miệng không nói được nên lời, tôi đâu có cố ý.
Lần đầu tiên tôi và chồng tôi bắt đầu cãi nhau kịch liệt, ban đầu mẹ chồng tôi ngồi nhìn chúng tôi, rồi bà đứng dậy, thất thểu đi ra khỏi cửa. Chồng tôi hằn học nhìn tôi một cái rồi xuống nhà đuổi theo mẹ.

2. Những tháng ngày tăm tối

Suốt ba ngày, chồng tôi không về nhà, cũng không gọi điện. Tôi đang giận, tôi nghĩ từ ngày mẹ chồng tôi lên đây, tôi đã cực nhục đủ rồi, còn muốn gì tôi nữa? Nhưng kỳ lạ làm sao, tôi vẫn cứ buồn nôn, ăn gì cũng chẳng thấy ngon, thêm vào đó việc nhà rối ren, tâm trạng tôi cực kỳ tồi tệ. Sau đó, một đồng nghiệp bảo tôi: “Rodi, trông sắc mặt cậu xấu lắm, đi khám bác sĩ xem nào”.
Kết quả khám của bác sĩ là tôi đã có thai. Tôi hiểu ra sáng hôm đó vì sao tôi nôn ọe, trong cảm giác hạnh phúc có xen lẫn chút oán trách, chồng tôi và cả bà mẹ chồng đã từng sinh nở, vì sao họ không hề nghĩ đến lý do ấy? Ở cổng bệnh viện, tôi gặp chồng tôi.
Mới chỉ ba hôm không gặp mặt, chồng tôi đã trở nên hốc hác. Tôi đáng lẽ định quay người đi thẳng, nhưng trông anh rất đáng thương, tôi không nén được gọi anh lại. Chồng tôi nghe tiếng thì nhìn thấy tôi, nhưng làm như không quen biết, trong mắt anh chỉ còn sự căm thù, ánh nhìn ấy làm tôi bị thương.

Tôi tự nói với mình, không được nhìn anh ấy, không được nhìn anh ấy, tôi đưa tay vẫy một chiếc taxi chạy qua. Lúc đó tôi mong muốn làm sao được kêu lên với chồng tôi một tiếng: “Anh ơi, em sắp sinh cho anh một đứa con rồi!” và được anh bế bổng lên, quay tròn hạnh phúc, những cái tôi mơ ước không xảy ra, trên chiếc taxi, nước mắt tôi chầm chậm rơi xuống.
Vì sao một vụ cãi nhau đã làm tình yêu trở nên tồi tệ như thế này? Sau khi về nhà, tôi nằm trên giường nhớ chồng, nhớ đến sự căm thù trong mắt anh. Tôi ôm một góc chăn nằm khóc. Đêm đó, trong nhà có tiếng mở ngăn kéo. Bật đèn lên, tôi nhìn thấy gương mặt đầy nước mắt của chồng tôi. Anh ấy đang lấy tiền.
Tôi lạnh lùng nhìn anh, không nói gì. Anh coi như không có tôi, cầm tiền và sổ tiết kiệm rồi đi. Có lẽ anh đã quyết định rời bỏ tôi thật sự. Thật là một người đàn ông khôn ngoan, tình và tiền rạch ròi thế. Tôi cười nhạt vài cái, nước mắt lại “ồn ào” lăn xuống.

Ngày hôm sau, tôi không đi làm. Tôi dọn lại toàn bộ suy nghĩ của mình, đi tìm chồng nói chuyện một lần cho rõ. Đến công ty của chồng, thư ký hơi lạ lùng nhìn tôi, bảo: “Mẹ của tổng giám đốc Trần bị tai nạn giao thông, đang trong viện”.
Tôi há hốc mồm trợn mắt, chạy bổ tới bệnh viện, khi tìm được chồng tôi, mẹ chồng tôi đã mất rồi. Chồng tôi không nhìn tôi, mặt anh rắn lại.
Tôi nhìn gương mặt gầy gò trắng bệch xanh tái lại của mẹ chồng, nước mắt tôi tuôn xuống ào ạt, trời ơi! Sao lại ra thế này? Cho đến tận lúc chôn cất bà, chồng tôi cũng không hề nói với tôi một câu, thậm chí mỗi ánh mắt đều mang một nỗi thù hận sâu sắc.
Về vụ tai nạn xe, tôi phải hỏi người khác mới biết đại khái là, mẹ chồng tôi bỏ nhà đi mơ hồ ra phía bến xe, bà muốn về quê, chồng tôi càng theo bà càng đi nhanh, khi qua đường, một chiếc xe buýt đã đâm thẳng vào bà…
Cuối cùng tôi đã hiểu sự căm ghét của chồng, nếu buổi sáng hôm đó tôi không nôn, nếu chúng tôi không cãi nhau, nếu như… trong tim anh ấy, tôi chính là người gián tiếp gây ra cái chết của mẹ anh.
Chồng tôi im lặng dọn đồ vào ở phòng mẹ, mỗi tối anh về nhà nồng nặc hơi rượu. Và tôi bị lòng tự trọng đáng thương lẫn sự ân hận dồn nén tới không thể thở được, muốn giải thích cho anh, muốn nói với anh rằng chúng ta sắp có con rồi, nhưng nhìn vào đôi mắt lạnh lùng của anh, tôi lại nuốt hết đi những lời định nói. Thà anh đánh tôi một trận hoặc chửi bới tôi một trận còn hơn, cho dù tất cả đã xảy ra không phải do tôi cố ý.

Ngày lại ngày cứ thế trôi đi trùng lặp, chồng tôi về nhà ngày càng muộn. Tôi cố chấp, coi anh còn hơn kẻ lạ. Tôi là cái thòng lọng thắt trong trái tim chồng tôi.
Một lần, tôi đi qua một tiệm ăn châu Âu, xuyên qua lớp cửa kính trong suốt kéo dài từ trần nhà xuống sát mặt đất, tôi nhìn thấy chồng tôi ngồi đối diện một cô gái trẻ, anh nhè nhẹ vuốt tóc cô gái, tôi đã hiểu ra tất cả.
Ban đầu tôi sững sờ, rồi tôi bước vào tiệm ăn, đứng trước mặt chồng, nhìn anh trân trối, mắt khô cạn. Tôi chẳng còn muốn nói gì, cũng không thể nào nói gì. Cô gái nhìn tôi, nhìn chồng tôi, đứng lên định bỏ đi, chồng tôi đưa tay ấn cô ngồi xuống, và, anh cũng trân trối nhìn tôi, không hề thua kém.
Tôi chỉ còn nghe thấy tiếng trái tim tôi đang đập thoi thóp, đập thoi thóp từng nhịp một từng nhịp một cho tới tận ranh giới tái xanh của cái chết. Kẻ thua cuộc là tôi, nếu tôi cứ đứng thế này mãi, tôi và đứa bé trong bụng tôi sẽ cùng ngã.
Đêm đó, chồng tôi không về nhà, anh dùng cách đó để nói cho tôi biết: Cùng với cái chết của mẹ chồng tôi, tình yêu của chúng tôi cũng đã chết rồi.
Chồng tôi không quay về nữa. Có hôm, tôi đi làm về, thấy tủ quần áo bị động vào, chồng tôi quay về lấy vài thứ đồ của anh. Tôi không muốn gọi điện cho chồng tôi, ngay cả ý nghĩ ban đầu là giải thích mọi chuyện cho anh, giờ cũng đã biến mất hoàn toàn.
Tôi một mình sống, một mình đi bệnh viện khám thai, mỗi lần thấy những người chồng thận trọng dìu vợ đi viện khám thai, trái tim tôi như vỡ tan ra. Đồng nghiệp lấp lửng xui tôi nạo thai đi cho xong, nhưng tôi kiên quyết nói không, tôi điên cuồng muốn được đẻ đứa con này ra, coi như một cách bù đắp cho cái chết của mẹ chồng tôi.

Khi tôi đi làm về, chồng tôi đang ngồi trong phòng khách, khói thuốc mù mịt khắp phòng, trên bàn nước đặt một tờ giấy. Không cần liếc qua, tôi đã biết tờ giấy viết gì.
Trong hai tháng chồng tôi không về nhà, tôi đã dần dần học được cách bình tĩnh. Tôi nhìn anh, gỡ mũ xuống, bảo: “Anh chờ chút, tôi ký!”. Chồng tôi cứ nhìn tôi, ánh mắt anh bối rối, như tôi.
Tôi vừa cởi cúc áo khoác vừa tự dặn mình: “Không khóc, không khóc…”. Mắt rất đau, nhưng tôi không cho phép nước mắt được lăn ra. Treo xong áo khoác, cái nhìn của chồng tôi gắn chặt vào cái bụng đã nổi lên của tôi. Tôi mỉm cười, đi tới, kéo tờ giấy lại, không hề nhìn, ký lên đó cái tên tôi, đẩy lại phía anh.
“Rodi, em có thai à?”.
Từ sau khi mẹ chồng gặp tai nạn, đây là câu đầu tiên anh nói với tôi. Tôi không cầm được nước mắt nữa, lệ “tới tấp” tràn xuống má.
Tôi đáp: “Vâng, nhưng không sao đâu, anh có thể đi được rồi!”. Chồng tôi không đi, trong bóng tối, chúng tôi nhìn nhau. Chồng tôi nằm ôm lấy người tôi, nước mắt thấm ướt chăn. Nhưng trong tim tôi, rất nhiều thứ đã mất về nơi quá xa xôi, xa tới mức dù tôi có chạy đuổi theo cũng không thể với lại.
Không biết chồng tôi đã nói “Anh xin lỗi em!” với tôi bao nhiêu lần rồi, tôi cũng đã từng tưởng rằng tôi sẽ tha thứ, nhưng tôi không tài nào làm được, trong tiệm ăn châu Âu hôm đó, trước mặt người con gái trẻ ấy, ánh mắt lạnh lẽo chồng tôi nhìn tôi, cả đời này, tôi không thể nào quên nổi. Chúng tôi đã cùng rạch lên tim nhau những vết đớn đau. Phía tôi, là vô ý; còn anh, là cố tình.

3. Hận cũ hóa giải, nhưng quá khứ không bao giờ trở lại!
Trừ những lúc ấm áp khi nghĩ đến đứa bé trong bụng, còn với chồng, trái tim tôi lạnh giá như băng, không ăn bất cứ thứ gì anh mua, không cần ở anh bất cứ món quà gì, không nói chuyện với anh.
Bắt đầu từ lúc ký vào tờ giấy kia, hôn nhân cũng như tình yêu đã biến mất khỏi đời tôi. Có hôm chồng tôi thử quay về phòng ngủ, anh vào, tôi ra phòng khách, anh chỉ còn cách quay về ngủ ở phòng mẹ.
Trong đêm thâu, đôi khi từ phòng anh vẳng tới tiếng rên khe khẽ, tôi im lặng mặc kệ. Đây là trò anh thường bày ra, ngày xưa chỉ cần tôi giận anh, anh sẽ giả vờ đau đầu, tôi sẽ lo lắng chạy đến, ngoan ngoãn đầu hàng chồng, quan tâm xem anh bị làm sao, anh sẽ vươn một tay ra tóm lấy tôi cười ha hả. Anh đã quên rồi, tôi lo lắng là bởi tôi yêu anh, còn bây giờ, giữa chúng tôi còn lại gì đâu?
Chồng tôi dùng những tiếng rên ngắt quãng để đón ngày đứa bé chào đời. Dường như ngày nào anh cũng mua gì đó cho con, các đồ dùng của trẻ sơ sinh, đồ dùng của trẻ em, ngay cả sách thiếu nhi, từng bọc từng bọc, sắp chất đầy gian phòng anh.
Tôi biết chồng tôi dùng cách đó để cảm động tôi, nhưng tôi không còn cảm thấy gì nữa. Anh đành giam mình trong phòng, gõ máy tính “lạch cà lạch cạch”, có lẽ anh đang yêu đương trên mạng, nhưng việc đó đối với tôi không có ý nghĩa gì.

Đêm cuối mùa xuân, cơn đau bụng dữ dội khiến tôi gào lên, chồng tôi nhảy bổ sang, như thể anh chưa hề thay quần áo đi ngủ, vì đang chờ đón giây phút này tới. Anh cõng tôi chạy xuống nhà, bắt xe, suốt dọc đường nắm chặt bàn tay tôi, liên tục lau mồ hôi trên trán tôi.
Đến bệnh viện, anh lại cõng tôi chạy vào phòng phụ sản. Nằm trên cái lưng gầy guộc và ấm áp, một ý nghĩ hiện ra trong đầu tôi: “Cả cuộc đời này, còn ai có thể yêu tôi như anh nữa không?”.
Anh đẩy cửa phòng phụ sản, nhìn theo tôi đi vào, tôi cố nén cơn đau nhìn lại anh một cái nhìn ấm áp. Từ phòng đẻ ra, chồng tôi nhìn tôi và đứa bé, anh cười mắt rưng rưng. Tôi vuốt bàn tay anh. Chồng tôi nhìn tôi, mỉm cười, rồi, anh chậm rãi và mệt mỏi ngã dụi xuống. Tôi gào tên anh… Chồng tôi mỉm cười, nhưng không thể mở được đôi mắt mệt mỏi…
Tôi đã tưởng có những giọt nước mắt tôi không thể nào chảy vì chồng nữa, nhưng sự thực lại khác, chưa bao giờ có nỗi đau đớn mạnh mẽ thế xé nát thân thể tôi.

Bác sĩ nói, phát hiện chồng tôi ung thư gan đã vào giai đoạn cuối cùng, anh gắng gượng cho đến giờ kể cũng đã là kỳ tích. Tôi hỏi bác sĩ phát hiện ung thư khi nào? Bác sĩ nói năm tháng trước, rồi an ủi tôi: “Phải chuẩn bị hậu sự đi!”.
Tôi mặc kệ sự can ngăn của y tá, về nhà, vào phòng chồng tôi bật máy tính, tim tôi phút chốc bị bóp nghẹt. Bệnh ung thư gan của chồng tôi đã phát hiện từ năm tháng trước, những tiếng rên rỉ của anh là thật, vậy mà tôi nghĩ đó là…
Có hai trăm nghìn chữ trong máy tính, là lời dặn dò chồng tôi gửi lại cho con chúng tôi: “Con ạ, vì con, bố đã kiên trì, phải chờ được đến lúc nhìn thấy con bố mới được gục ngã, đó là khao khát lớn nhất của bố… Bố biết, cả cuộc đời con sẽ có rất nhiều niềm vui hoặc gặp nhiều thử thách, giá như bố được đi cùng con suốt cả chặng đường con trưởng thành, thì vui sướng biết bao, nhưng bố không thể.

Bố viết lại trên máy tính, viết những vấn đề mà con có thể sẽ gặp phải trong đời, bao giờ con gặp phải những khó khăn đó, con có thể tham khảo ý kiến của bố…
"Con ơi, viết xong hơn 200 nghìn chữ, bố cảm thấy như đã đi cùng con cả một đoạn đời con lớn. Thật đấy, bố rất mừng. Con phải yêu mẹ con, mẹ rất khổ, mẹ là người yêu con nhất, cũng là người bố yêu nhất…”.
Từ khi đứa trẻ đi học mẫu giáo, rồi học Tiểu học, Trung học, lên Đại học, cho đến lúc tìm việc, yêu đương, anh đều viết hết.
Chồng tôi cũng viết cho tôi một bức thư:
“Em yêu dấu, cưới em làm vợ là hạnh phúc lớn nhất đời anh, tha thứ cho những gì anh làm tổn thương em, tha thứ cho việc anh giấu em bệnh tình, vì anh muốn em giữ gìn sức khoẻ và tâm lý chờ đón đứa con ra đời…
Em yêu dấu, nếu em đang khóc, tức là em đã tha thứ cho anh rồi, anh sẽ cười, cảm ơn em đã luôn yêu anh… Những quà tặng này, anh sợ anh không có cơ hội tự tay tặng cho con nữa, em giúp anh mỗi năm tặng con vài món quà, trên các gói quà anh đều đã ghi sẵn ngày sẽ tặng quà rồi…”.

Quay lại bệnh viện, chồng tôi vẫn đang hôn mê. Tôi bế con tới, đặt nó bên anh, tôi nói: “Anh mở mắt cười một cái nào, em muốn con mình ghi nhớ khoảnh khắc ấm áp nằm trong lòng bố…”.
Chồng tôi khó khăn mở mắt, khẽ mỉm cười. Thằng bé vẫn nằm trong lòng bố, ngọ nguậy đôi tay hồng hào bé tí xíu. Tôi ấn nút chụp máy ảnh “lách tách”, để mặc nước mắt chảy dọc má…

ST
 
Khi gả về nhà anh, chị mười sáu, anh lên năm tuổi. Anh là con độc đinh, cha mẹ quý hơn vàng, chỉ tiếc anh quá nhiều bệnh tật.

1. Cảnh nghèo
Ông nội ở ngoài buôn bán nhỏ, gom được tí tiền. Bà nội tin Phật, một lòng thành kính, một lần bà nội xin được một quẻ xăm giữa miếu ngút khói hương, nói phải cưới một cô vợ hơn tuổi cho thằng cháu đích tôn thì nó mới qua được vận hạn.

Bà nội đương nhiên tin vào lời Phật dạy chúng sinh nơi khói hương vòng quanh chuông chùa ngân nga, bởi thế ông bà nội bàn tính, đưa lễ hậu, kháo tin quanh vùng tìm mối nhân duyên cho anh.

Nhà chị năm miệng ăn, trông vào mấy sào ruộng bạc màu, chỉ đủ miếng cháo, mùa đông, cha chị vì muốn kiếm thêm ít đồng ra đồng vào, theo người ta lên núi đập đá, tiền chưa kiếm được, nhưng bị đá vỡ dập lưng, tiêu hết cả gia sản, bán sạch cả lương thực, bệnh không khỏi.

Hằng ngày cha chị chỉ có thể nằm trên giường, muốn chết mà chẳng chết cho. Hai đứa em trai còn chưa đủ tuổi lớn. Nỗi khổ sở của gia đình, nỗi ai oán của mẹ, làm những năm thời con gái của chị mang một gánh nặng tâm tư.

Vì thế bà mối đến, réo rắt: "Gả cô nhà đi, tiền thì để dưỡng bệnh cho cha, còn đỡ đần được tiền tiêu trong nhà".

Mẹ chị lắc đầu, nào có ai muốn đẩy đứa con gái thơ dại của mình vào lò lửa? Nhưng chị xin: "Mẹ, cho con đi nhé, chỗ tiền ấy có lẽ chữa khỏi cho cha!".

Tiếng kèn đón dâu thổi váng đầu ngõ trước ngôi nhà nhỏ của chị. Bố chị nằm trên giường tự đấm ngực mình; Con gái phải đem đổi tuổi thanh xuân, chấp nhận lấy một người chả xứng với mình chỉ vì cứu tôi và cứu gia đình này thôi ư!

Mẹ chị chảy nước mắt, tự tay mình cài lên tóc con gái cây trâm gài. Chị mặc áo đỏ đi giày thêu cúi lạy cha mẹ , tự buông tấm khăn đỏ che đầu mình, nước mắt lúc đó mới chảy ra, trộn phấn má hồng.

Từ đó, số phận cuộc đời chị và hôn nhân giao cả về tay một đứa con nít vô tri.

2. Cười xót xa
Bà mẹ chồng trẻ tuổi không phải là người khắt khe khó tính, bố chồng ở xa cũng chẳng cần chị tam khấu cửu bái, lạy chào dạ vâng. Anh vâng lời mẹ gọi chị là chị gái.

Hằng ngày, chị ngoài việc giúp mẹ chồng chăm ruộng rau và làm xong việc nhà, thì cắt thuốc cho chồng, sắc thuốc, may áo cho chồng, giặt giũ, cho chồng chơi, cho chồng ngủ, có lúc, anh ho suốt đêm, sốt cao, chị thức cả đêm chườm khăn hạ sốt, cho anh uống nước, uống thuốc.

Trong tim chị, chị coi anh như một đứa em trai.

Hàng xóm láng giềng gặp chị, chị thường cúi đầu lặng lẽ, không nói, vội vã đi qua. Không biết là ứng với quẻ xăm của Phật, hay nhờ chính sức mình mà anh vượt qua được bệnh tật, dưới sự chăm chút của chị, anh lần lượt chiến thắng mọi cơn bệnh tật lớn nhỏ: Ho gà, viêm màng não, lở loét v.v...

Dần dà, những tình cảm anh dành cho chị vượt quá tình cảm dành cho mẹ mình. Giữa những kẽ hở lúc bận rộn, hoặc khi anh đã ngủ say, chị thường khóc nước mắt nóng rồi thờ thẫn tự hỏi mình: "Đây là hôn nhân của mình ư, đây là chồng của mình ư?".

Đến tuổi đi học, chị may cho anh một chiếc túi xách, dắt tay anh đến lớp. Những đứa trẻ trong và ngoài thôn thường vây lấy chị hát to: "Cô con dâu, cô con dâu, làm cái gì? Tắt đèn, thổi nến, lên giường..."

Chị không biết trong lòng mình là nỗi đau hay nỗi buồn, cúi gằm xuống, mặt đỏ lên rồi trắng bệch, trắng rồi đỏ. Một buổi tối, anh nằm trong chăn nói:

"Chị ơi, em yêu chị!".

Chị lại là vợ. Vợ lại là chị. Chị nhìn gương mặt ngây thơ non nớt của anh, im lặng. Lần đầu tiên chị cười đau khổ.

3. An ủi nhỏ nhoi
Cha anh ở ngoài buôn bán nhiễm phải thói cờ bạc, chỉ vài ngày mà thua sạch bách bao gia sản tích cóp khổ sở lâu nay.

Sau khi bố mẹ chồng chửi bới cãi vã ầm trời, bố chồng chị dứt áo bỏ nhà ra đi, từ đó không ai gặp lại ông nữa, nghe người ta nói khi đó ông bị lính bắt đi làm phu. Lúc đó trên người mẹ chồng chị còn vài thứ trang sức, cầm đi đổi lấy vài đồng tiền.

Mẹ chồng và chị bàn nhau mua lấy ba mẫu đất. Không thể mượn người làm nữa rồi, mẹ chồng con dâu xoay ra xắn ống quần lên lội ruộng, ngày còn ở nhà chị từ nhỏ đã giúp cha mẹ làm ruộng, khổ sở gì chị cũng đã nếm trải qua. Chỉ khổ cho bà mẹ chồng chị xưa nay chưa từng phải trồng lúa bao giờ.

Một nhà vốn giàu có bỗng chốc hóa bần cùng, đàn ông bỏ đi không tăm tích, bà mẹ chồng vừa đau vừa hận, lại thêm việc làm ruộng nặng nhọc, làm bà kiệt quệ, ốm rồi không dậy nổi. Trước lúc lâm chung, bà kéo tay chị, gần như van vỉ nói:

"Nó hãy còn nhỏ dại, xin cô chăm sóc nó, nếu cô muốn ra đi, xin hãy đợi lúc nó trưởng thành".

Chị nắm chặt tay anh. Từ đó, số mệnh của anh lại bị chị dắt đi.

Chị là người phụ nữ trọng tình nghĩa, chưa từng hứa gì, nhưng chị vẫn cùng anh như cũ. Từ đó về sau, ngay cả chính chị cũng không nhận ra mình rốt cuộc là vợ, là chị hay là mẹ của anh?

Chị quần quật không ngày không đêm, làm việc để anh tiếp tục đi học. Cuộc sống của họ trôi qua khổ nhọc nhưng bình lặng giữa tình chị em sâu nặng, tình yêu bao la như tình mẫu tử bền chặt.

Khi anh tốt nghiệp trung học thi đỗ vào một trường Đại học Sư phạm, chị thay anh thu xếp hành lý, lại một lần nữa đưa anh tới trường.

Chị nhìn cậu con trai trẻ măng vừa qua tuổi dậy thì, do chính tay mình nuôi lớn từ nhỏ đến giờ, chị chỉ dặn anh hãy cố mà học hành, ngoài ra chị không nói thêm điều gì nữa.

Nhưng anh vẫn nói: "Chị, chờ tôi quay về nhé!".

Tim chị đập nhẹ một nhịp, nhưng mặt vẫn bình thường, có điều khóe miệng ẩn một nụ cười hân hoan rất nhẹ mà người khác khó nhìn thấy. Khóe cười ấy không phải vì câu nói của anh, mà vì những gì chị bỏ ra, đã được đáp đền lần đầu.

4. Kiếp này
Chị vẫn làm ruộng như trước, nhịn ăn nhịn mặc dành tiền gửi đi.

Hai năm đầu, nghỉ hè và nghỉ Tết anh đều về quê giúp chị làm việc. Nhưng năm thứ ba đại học, anh viết thư về nói: Chị đừng gửi tiền nữa. Và kỳ nghỉ tôi cũng không về nữa đâu. Tôi muốn ra ngoài kiếm việc làm thêm, đỡ gánh nặng cho chị.

Lúc đó chị đã 29 tuổi.

Ở quê, người như chị đã là mẹ của mấy đứa con. Người trong làng đều bảo, chị nuôi anh lớn khôn, lại còn cho anh thoát li đi học, thế coi như là đã quá tốt với anh rồi, chị già hơn anh mười một tuổi, thôi đừng chờ chồng nữa.

Bây giờ anh đã đi xa, ở ngoài thế giới bao nhiêu xanh đỏ tím vàng, biết chồng mình có về nữa hay là không về nữa!

Chị cũng không biết trong lòng mình là đang thủ tiết, giữ đạo phu thê: Dù sao thì mười mấy năm trước chị cũng là một cô dâu gả cưới đàng hoàng về nhà anh; hay là mình đang vì câu nói trước ngày anh lên đường đi xa: "Chị, chờ tôi quay về nhé!"; hay là chị đang lo âu như người mẹ không yên tâm về đứa con nhỏ của mình đang ở xa; chị cứ chờ.

Chị cứ giữ sự yên tĩnh và ít lời như mấy chục năm nay đã từng.

Cuối cùng cũng đã đến lúc anh tốt nghiệp. Anh quay về. Anh đã là một người đàn ông trưởng thành có phong cách và khí chất, dáng dấp một người đàn ông nho nhã hiểu biết.

Còn chị, dãi nắng dầm sương, gương mặt nhọc nhằn lao khổ đã sớm bay hết những nét đẹp thời trẻ, là một người đàn bà nhà quê đích thực.

Trong lòng chị chỉ còn coi anh là một đứa em trai thân yêu. Chị không dám ngờ anh đã nói với chị: "Chị, tôi đã trưởng thành, giờ chúng ta có thể thành thân!".

Chị nhìn anh, như đang nằm mơ, chị sợ mình đang nghe nhầm. Anh cũng là một người đàn ông trọng tình trọng nghĩa như chị?

Chị cười, tự đáy lòng dâng lên miệng cười rạng rỡ, cũng để rơi xuống những giọt nước mắt đẹp đẽ nhất đời người.

5. Xin lỗi
Anh ở lại thị trấn dạy học, chị ở nhà làm ruộng. Họ có với nhau một con trai một con gái.

Sau này, anh đến khu mỏ dầu dạy học, lên chức hiệu trưởng một trường Trung học nhờ vào bằng cấp và kinh nghiệm dạy học của mình. Vì hộ khẩu, con cái vẫn để ở nhà cho chị nuôi nấng. Sau khi nhập được hộ khẩu, anh về quê đưa vợ con lên trường.

Các giáo viên trong trường đến giúp hiệu trưởng dọn nhà. Có một giáo viên bộc tuệch chạy ra nói:

"Hiệu trưởng, sao anh đón mẹ và em trai lên ở mà không đón cả chị nhà và các cháu luôn?".

Một sự im lặng bao trùm, mọi người đều ngoái đầu nhìn chị. Lúc ấy, mặt chị sượng trân trân, không biết nên nói gì, chị cười méo mó, nhìn anh biết lỗi. Anh ngoái đầu nhìn chị, nói với tất cả mọi người với giọng chắc nịch:

"Chị các chú đây. Có cô ấy mới có tôi ngày hôm nay, thậm chí cả tính mạng tôi".

Chị nghe anh nói, mắt chị dâng lên toàn là nước mắt.

6. Năm tháng như bài ca, tình yêu như ngọn lửa
Bây giờ chị đã bảy mươi hai, vì làm việc nặng nhọc quá nhiều, sức khoẻ kém, bệnh phong thấp làm chị đi tập tễnh. Anh sáu mươi mốt, đã về hưu từ lâu.

Hai năm nay họ dọn về khu nhà này ở, nếu hôm nào trời không mưa gió, hoặc ngày quá lạnh, đều có thể gặp bóng dáng họ ở khu sân chơi, bồn hoa; chị nắm gậy chống, anh đỡ một bên, đi chậm chạp từng bước một về phía trước, như đang dìu một đứa trẻ tập đi, chăm sóc như thế, ân cần như thế.

Những người biết chuyện của họ đều nhìn theo, cảm động bởi mối tình sâu nặng và bền chặt của anh và chị, mang nghĩa đủ tình đầy đi dọc một kiếp người. Anh nói:

"Cô ấy mang cho tôi sinh mệnh, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành nửa cuối đời tôi chăm sóc cô ấy".

Anh dắt tay chị, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười, đẹp như nét mây chiều êm ái nơi chân trời mùa hạ.

ST
 
Tôi biết tên anh trước khi biết đến anh. Lúc ấy tôi cứ nghĩ anh chắc phải trên 35 tuổi, có một bộ mặt buồn buồn và lời nói lúc nào cũng cẩn trọng. Sự thực lại không hoàn toàn như vậy.
Sau khi tốt nghiệp Học viện mỹ thuật, tôi được phân về bộ phận layout trong một tờ tạp chí. Anh ngồi ngay trước mặt tôi. Tôi thực sự không dám tin người nổi tiếng như anh lại còn trẻ đến như vậy.
Anh là một người khá sôi nổi, còn tôi thì thực sự không hề hay biết gì về hoàn cảnh của anh lúc ấy.
Mỗi tháng, sau khi bản thảo cho xưởng in, tôi và anh lại chẳng có việc gì để làm cả. Những lúc rảnh rỗi ở toà soạn, không có việc gì làm tôi lại lấy trà Bích La Xuân ra cùng anh uống trà và nói chuyện gẫu. Hình như anh chẳng hứng thú gì thì phải, mỗi lúc ngồi uống trà lại lấy thuốc ra hút hết điếu này đến điếu khác. Một lần anh tâm sự với tôi là anh rất thích tuyết, đợi đến khi nào tuyết rơi anh sẽ hẹn tôi đi đắp một người tuyết thật to. Tôi đã ghi nhớ câu nói đó của anh, thế nhưng từ giờ đến mùa đông còn xa lắm, tôi bèn vẽ một người tuyết thật đáng yêu rồi khắc lên mặt của cái dây đeo chìa khoá định bụng sẽ tặng nó cho anh vào ngày nói dối. Anh đương nhiên là không biết việc làm này của tôi.

Hồi ấy anh hút rất nhiều loại thuốc khác nhau, cả phòng lúc nào cũng ngập trong khói thuốc, tôi thì quen bị anh “hun” như thế rồi nên chẳng cảm thấy gì, trái lại có những cô biên tập thi thoảng đến phòng tôi xem bản in thử thì thế nào cũng phải mắng anh mấy câu là đồ nghiện ngập rồi mới đi. Anh rất tốt tính, bị các cô ấy mắng anh chỉ cười, chưa bao giờ tỏ ý giận dỗi.
Làm việc cùng phòng với anh trong một thời gian dài, lâu dần tôi đã quen hàng ngày được nhìn thấy anh. Ở toà soạn, tôi là một cô gái khá hoạt bát và dễ hoà nhập, ngày nào cũng ra ra vào vào, hùng hùng hổ hổ. Do quan hệ công việc, tôi và anh thường đi đâu cũng đi cùng nhau nên hay bị các đồng nghiệp bên phòng biên tập trêu chọc gán ghép anh với tôi là một đôi. Ai cũng biết chỉ là trêu nên cũng chẳng ai để ý gì.

Thường các sinh viên tốt nghiệp Học viện mỹ thuật ra ai cũng tự cho mình là tài giỏi hơn người, tôi cũng không ngoại lệ. Tôi luôn cho rằng mình còn bận lo công việc, sự nghiệp, không nghĩ đến chuyện tình yêu. Mãi cho đến ngày 1/4 năm ấy.
Hôm ấy anh không đi làm. Một mình tôi buồn thiu, ngơ ngẩn, đột nhiên tôi cảm thấy trống vắng lạ lùng, một cảm giác trước nay chưa từng có. Cái móc treo chìa khoá có gắn người tuyết vẫn nằm trên mặt bàn, tôi cứ ngắm mãi cái móc chìa khoá ấy. Cuối cùng, không chịu được nữa, tôi tới nhà anh.
Anh bị ốm. Toàn thân anh nóng ran, sốt mê man. Tôi vội đi tìm hàng xóm của anh để cùng đưa anh tới bệnh viện.
Qua lời người hàng xóm tôi mới biết anh một thân một mình đến nơi đây, ở đây anh không hề có người bà con thân thích nào để nhờ cậy.
Những điều ấy anh chưa bao giờ nói với tôi. Ở bên giường bệnh của anh, nhìn khuôn mặt nhợt nhạt của anh, bản năng đã thúc đẩy tôi cầm lấy tay anh. Đây là lần đầu tiên tôi nắm tay anh, tay anh to gấp đôi tay tôi, to và thô ráp. Tôi nhẹ nhàng vuốt ve bàn tay anh như chỉ sợ làm anh đau. Lúc ấy, nước mắt tôi rơi lã chã trên mu bàn tay anh.
Hôm ấy, lúc tôi ra về trời đã tối lắm rồi. Anh vẫn đang mê man. Trước khi về, tôi đặt cái dây đeo chìa khoá có gắn người tuyết ấy ở bên cạnh gối của anh.

Hôm sau, tan ca là tôi vội đi mua vài món thực phẩm bổ dưỡng đến bệnh viện thăm anh. Đứng ngoài cửa sổ, thấy có một cô gái tóc dài ngồi ngay bên cạnh giường của anh. Lúc đó anh đã tỉnh, đang nói chuyện gì đó với cô gái kia. Tôi nhìn những thứ mình đã mua và chợt thấy sự xuất hiện của mình là thừa trong lúc này. Thực sự tôi không đủ dũng cảm để bước vào.
Anh trở lại đi làm rất nhanh. Anh dường như đã khỏi hẳn. Tôi vẫn cười cười nói nói với anh như ngày trước, còn hỏi anh sao lại mất tích lâu thế. Anh nói là đi sưu tầm mấy bài dân ca mà không hề nói với tôi là anh đã bị ốm. Anh càng không thể biết chính tôi đã đưa anh đến bệnh viện và đã ở bên chăm sóc anh suốt cả đêm hôm ấy.
Sau ngày hôm ấy, cô gái tóc dài kia hay ra vào toà soạn chúng tôi hoặc chỉ đợi anh ở dưới cổng. Cô gái ấy trông thật thanh tú, đôi mắt rất to và đen; đôi mắt ấy khi nhìn ai có thể khiến đối phương bị hút hồn vào đó. Tôi nghĩ, có lẽ đây là mẫu người mà anh thích, còn tôi chắc thuộc tuyp phụ nữ dị thường trong mắt anh. Tôi để tóc ngắn, nói thì nhanh như đi đánh trận. Ai cũng nghĩ người cởi mở như tôi thì chẳng có lý do gì để buồn cả. Không ai trong toà soạn biết là tôi đã có tình cảm với anh.
Sau khi cô gái tóc dài kia xuất hiện, chẳng còn ai gán ghép tôi với anh nữa, họ quay sang hỏi anh khi nào thì cho mọi người uống rượu mừng. Anh vừa cười vừa nói: sắp rồi, sắp rồi. Nói rồi quay sang hỏi tôi: “thế em khi nào thì tặng quà cưới cho anh thế”. Tôi thật hối hận vì đã không thi vào ngành nghệ thuật, nếu không thì làm diễn viên chắc cũng có tiền đồ lắm. Tôi giả vờ hệt như thật, lại còn có thể cười được nữa, tôi không quên trêu chọc anh một câu: Em tặng quà anh thì đừng quên gửi lại em tiền lì xì nhé!
Sau đó, khi chỉ có tôi và anh ở trong phòng tôi vẫn pha trà Bích La Xuân cho anh. Tôi pha trà cho anh. Từng lá trà bị dội nước sôi liền nở ra, xoay tròn một cái rồi chìm xuống nơi đáy cốc. Nước trà trong veo nhưng lại có vị hơi chát khi uống. Ngẩng đầu lên nhìn anh, tôi thấy anh đang xoay xoay trong tay cái dây chìa khoá, chỉ thoáng nhìn tôi cũng nhận ra đó là dây chìa khoá của tôi.


Thấy tôi nhìn anh, anh liền đẩy chiếc dây thìa khoá ấy về phía tôi và nói: “Đây là chiếc dây thìa khoá mà anh thích nhất, trên đó có một người tuyết rất đáng yêu. Em xem đi”. Tôi đỡ lấy xem, quả đúng là dây đeo chìa khoá tôi để bên gối anh hôm ấy. Tôi đưa trả lại anh, không nói gì. Anh không để ý đến vẻ mặt tôi lúc ấy, vẫn tiếp tục nói: “Cô ấy đã dành rất nhiều tình cảm ở đó. Có lẽ nên chọn người yêu mình hơn là chọn người mình yêu sẽ nhẹ nhõm hơn chăng!” Nói rồi anh cũng không giải thích gì thêm mà chuyển chủ đề.
Cuối cùng thì tôi không thể cứ giả vờ mãi như thế được nữa. Tôi sợ, đối mặt với anh tôi sẽ khóc lóc chẳng thốt nên lời. Không ai biết nguyên nhân thực sự khiến tôi rời toà soạn là gì, tôi chỉ nói là tôi vốn sinh ra đã không chịu an phận, không thể làm mãi ở một chỗ được. Tôi chuyển sang làm quảng cáo ở một đài truyền hình với công việc hậu trường. Cũng có lúc người dẫn chương trình của chuyên mục nào đó xin nghỉ tôi cũng làm thay. Ngày tháng cứ như thế trôi qua, thấm thoắt đã lại một năm.
Khi trên các đường phố bắt đầu rực rỡ các sắc hoa tươi thì cũng là lúc toàn thành phố toát lên một màu xanh tươi mới. Nhiều lúc không có chương trình tôi thường hay nhoài mình trên thành cửa sổ nhìn xuống bên dưới, nhìn những cánh hoa sặc sỡ trong lòng không khỏi đau buồn. Cũng có lúc trải qua những cuộc tình ngắn ngủi, cũng có những người con trai thích tôi nhưng chưa một ai tặng hoa cho tôi cả. Trong mắt họ, những người con gái như tôi không cần gì đến hoa cả bởi vì tôi lúc nào cũng hiếu thắng, tôi chẳng dịu dàng, mềm yếu khiến người khác thương hại như những người con gái khác... lẽ nào làm con gái chỉ là như thế thôi sao.

Hôm ấy, đã gần tan ca rồi anh chợt gọi điện cho tôi. Nhận được điện thoại của anh với tôi là ngoài mong đợi. Anh nói qua điện thoại: “Ngốc à, anh yêu em, em biết không!”. Nghe đến đây tim tôi như nhảy ra khỏi lồng ngực, nhưng chợt nghĩ ra hôm nay là 1/4 nên tôi đùa lại anh: “anh hâm quá, mời em uống rượu mừng hả?” Đầu dây bên kia có tiếng anh cười: Cá tháng 4 vui vẻ em nhé!
Không lâu sau anh cưới vợ. Hôm cưới anh tôi cũng đi. Tôi đã uống rượu, chỉ uống một chút đã thấy say rồi vì thế tôi xin phép về sớm. Bước ra khỏi đám cưới, những cơn gió buổi đêm từ đâu thổi vào mặt khiến tôi tỉnh táo hơn, mặt tôi nhòe nước mắt.
Tôi không liên lạc với anh từ sau khi anh lấy vợ. Sợ làm phiền đến cuộc sống của anh, tôi lại thay đổi công việc. Tôi làm thiết kế quảng cáo cho một công ty liên doanh. Tôi không cho ai biết địa chỉ và cũng không liên hệ với bạn bè cũ, tôi định bụng sẽ biến mất khỏi ký ức của mọi người.
1 tháng, 2 tháng rồi chẳng mấy chốc đã hơn nửa năm. thấm thoắt trời đã sang đông. Hôm ấy, sau khi tan ca tôi đi qua một con phố lớn. Tôi chợt nhìn thấy bức tranh tuyên truyền cho buổi triển lãm tranh của anh được bày trong một gian tri ển lãm mới mở chưa lâu. Ma đưa lối quỷ dẫn đường thế nào tôi lại bước vào đó.
Nửa năm không gặp, anh lại định mở một cuộc triển lãm tranh. Tôi xem từng bức tranh anh vẽ, ở mỗi bức tranh tôi đều nhận thấy có cái gì đó mình có thể cảm nhận được nhưng lại không thể nói nên lời. Lúc đi đến góc cuối hành lang, tôi sững lại. Trước mặt tôi là anh, đúng là anh. Đúng lúc tôi còn chưa kịp ngụy trang cho mình thì tôi lại gặp anh. Đây là lần gặp nhau duy nhất mà cả hai chúng tôi đều im lặng.

Bước ra khỏi phòng tranh cũng là lúc tuyết bắt đầu rơi.
Anh hỏi tôi có còn nhớ anh đã từng nói là sẽ hẹn tôi đi đắp người tuyết. Đêm ấy tôi thực sự đã quên hết tất cả, quên rằng anh là người đã có gia đình. Chúng tôi cứ đi theo con phố ấy về phía trước, không biết lúc ấy đã muộn thế nào, xe cộ đi trên đường cũng thưa thớt lắm rồi. Đến một đoạn tường thành, tôi đứng lại tựa vào tường. Anh đứng trước mặt tôi, nhìn tôi, bất giác không chịu được nữa anh ôm tôi vào lòng. Tôi run rẩy trong lòng anh, vẫn chưa thấy ấm hơn, tôi có cảm giác đó là cái lạnh thấu xương, anh càng ôm chặt tôi hơn.
Anh nói: Tại sao em lại cho anh biết là em yêu anh quá muộn như thế này?
“Vậy còn anh, sao anh không nói gì với em” - Tôi hỏi lại
Một lúc sau anh mới nói rằng: Anh biết em là cô gái cao ngạo. Anh sợ bị em từ chối, vì thế anh đã chọn ngày cá tháng 4 để bày tỏ với em, có như thế anh mới có lối thoát”.
Tuyết vẫn không ngừng rơi. Anh hôn tôi, hôn điên cuồng lên khắp mặt tôi, đột nhiên có vật gì rơi xuống. Tôi cúi xuống nhặt nó lên và phát hiện đó là cái móc chìa khoá có gắn người tuyết.
Nhìn cái dây đeo chìa khoá, anh bỏ tôi ra và nói: “Vợ anh đã rất tốt với anh. Hai năm trước nếu không có cô ấy đưa anh tới bệnh viện thì có lẽ anh đã không còn tồn tại nữa. Trước đây, cô ấy chỉ là người mẫu cho anh vẽ, anh không hề rung động trước cô ấy, chỉ có lần bị bệnh đó, lúc tỉnh lại thấy cô ấy ở bên cạnh chăm sóc trong lòng anh chợt có một cảm giác ấm áp chưa từng có, lúc đó ở thành phố chỉ có mình cô ấy là còn nhớ tới anh. Sau khi khỏi bệnh anh luôn giữ cái dây đeo chìa khoá có hình người tuyết mà cô ấy đặt bên gối của anh. Anh hiểu rằng, chỉ một dây đeo chìa khoá này thôi cũng đủ để anh chăm sóc cô ấy cả đời rồi!”.
Nước mắt tôi tuôn rơi trong đêm tối. Tôi nhẹ nhàng cài lại chiếc dây đeo chìa khoá lên thắt lưng của anh và không nói gì. Tôi chỉ mỉm cười với anh trong nước mắt…
Từ đó tôi không bao giờ còn gặp lại anh nữa, anh cũng duy nhất một lần gửi thư cho tôi nói là anh đã có baby, trong thư anh còn gửi kèm cho tôi bức ảnh chụp cả gia đình. Con của anh bé bỏng nằm gọn trong lòng người phụ nữ của anh; tôi chợt phát hiện con của anh rất giống với người tuyết trong chiếc dây đeo chìa khoá.


ST
 
Câu chuyện cho những ai đã thành vợ chồng

Chồng chị là một kỹ sư giỏi, chị yêu anh vì sự vững chãi, chín chắn của anh, chị yêu cái cảm giác ấm áp mà chị có mỗi khi chị tựa đầu vào vai anh. Và sau 3 năm tìm hiểu, anh chị đã đi đến hôn nhân.


Nhưng đến hôm nay, sau hai năm là vợ chồng, chị bỗng thấy mệt mỏi với những cảm giác mà chị phải trải qua khi chung sống với anh.

Những lý do khiến chị yêu anh trước đây, bỗng biến thành những lý do tạo nên sự đổi thay trong chị. Chị là một phụ nữ nhạy cảm, và rất dễ bị thương tổn trong tình yêu, chị luôn khao khát những khoảnh khắc lãng mạn, giống như là bé gái nhỏ thèm khát kẹo ngọt. Nhưng anh lại trái ngược với chị, anh không có sự nhạy cảm, và hoàn toàn không quan tâm đến những khoảnh khắc lãng mạn trong cuộc sống vợ chồng, điều này đã làm cho chị càng chán nản hơn.

Và chuyện gì đến phải đến, một hôm chị quyết định cho anh biết rằng chị muốn ly dị, rằng chị không thể chung sống với anh thêm một giờ phút nào nữa. Rất bất ngờ khi nghe chị yêu cầu như thế, anh chỉ biết hỏi “Tại sao”?. “Em cảm thấy mệt mỏi, không có lý do nào cho mọi thứ trên thế gian này!” - chị trả lời. Anh không nói gì thêm nữa, nhưng suốt đêm đó, anh không ngủ, và chìm sâu vào những ưu tư, khắc khoải với ánh sáng lập lòe của điếu thuốc gắn trên môi. Sự im lặng của anh càng làm cho cảm giác thất vọng trong chị tăng lên, đấy là một người đàn ông không thể biểu lộ gì ngay cả lúc gặp tình huống khó khăn như lúc này, còn gì nữa để mà chị hy vọng ở anh?

Cuối cùng rồi anh cũng lên tiếng, anh hỏi chị: “Anh có thể làm gì để thay đổi ý định của em?”. Ai đó đã nói đúng: “Rất khó khăn để thay đổi tính cánh của một con người”, và chị nghĩ rằng chị không thể nào thay đổi cách sống của anh. Nhìn sâu vào mắt anh, chị chậm rãi trả lời: “Đây chính là câu hỏi, nếu câu trả lời của anh có thể thuyết phục em, em sẽ thay đổi ý định. Nếu em nói, em muốn bông hoa ở phía bên kia vách núi, và cả hai chúng ta đều biết rằng khi anh cố hái bông hoa đó cho em thì anh sẽ chết, anh có vẫn cố làm cho em hài lòng chứ?”. Anh ngần ngừ đáp: “Ngày mai anh sẽ trả lời câu hỏi của em…”. Những hy vọng của chị hoàn toàn bị chìm xuống khi nghe câu trả lời của anh.

Sáng hôm sau, chị tỉnh giấc và nhận ra anh đã đi rồi. Chị nhìn thấy một mảnh giấy với dòng chữ ngoệch ngoạc của anh, được dằn dưới ly nước, trên chiếc bàn ăn gần cửa…. và chị bắt đầu đọc.

“Em yêu,
Anh sẽ không thể nào hái bông hoa đó cho em, nhưng hãy cho anh giải thích những lý do mà anh không thể”.

Ngay những dòng đầu đã làm tan nát trái tim chị, chị tiếp tục đọc.

“…Khi em sử dụng máy vi tính, anh luôn sắp xếp phần mềm cho em dễ sử dụng, và khi em kêu lên trước màn hình khi có sự cố, anh luôn chuẩn bị những ngón tay để có thể giúp em phục hồi lại những chương trình.

Em thường bỏ quên chìa khóa cửa, nên anh luôn chuẩn bị đôi chân để sẵn sàng chạy về mở cửa cho em.

Em rất thích đi du lịch, nhưng lại thường hay bị lạc đường trong những thành phố xa lạ, nên anh phải chuẩn bị đôi mắt của mình để chỉ đường về cho em.

Em thường đau bụng trong mỗi lần gần đến tháng, nên anh luôn chuẩn bị lòng bàn tay mình để sẵn sàng xoa bụng cho em để em dịu cơn đau.

Khi thấy em luôn thích ở nhà, anh lo rằng em sẽ có thể bị mắc bệnh tự kỷ, vì thế anh phải luôn pha trò và chuẩn bị những câu chuyện vui để em quên đi nỗi buồn chán.

Khi em luôn chăm chú vào màn hình vi tính, anh sợ như vậy sẽ có hại cho đôi mắt của em, nên anh phải để dành đôi mắt của mình để khi chúng ta già, anh sẽ có thể giúp cắt móng tay, và nhổ những sợi tóc bạc cho em. Anh có thể nắm bàn tay em đi tản bộ trên bãi biển, để em thưởng thức cảnh mặt trời mọc và bãi cát xinh đẹp… và anh sẽ cho em biết rằng màu sắc của những bông hoa cũng rực rỡ như gương mặt tươi tắn của em…

Vì vậy, em yêu, trừ phi em chắc chắn rằng có ai đó yêu em hơn anh đã yêu em… nên bây giờ anh không thể hái bông hoa đó cho em, và chết….”

Nước mắt của chị không ngừng rơi trên trang giấy, làm nhạt nhòa những dòng chữ của anh… Chị đọc tiếp: “…Bây giờ, nếu em cảm thấy hài lòng thì hãy mở cửa ra, vì anh đang đứng đó với bánh mì và sữa tươi cho buổi sáng của em, những món ăn mà em thích…”.

Chị lao đến cửa và mở tung nó ra, trông thấy anh với gương mặt lo lắng, chị nắm chặt tay anh, cùng với ổ bánh mì và chai sữa, bây giờ chị biết chắc rằng không có ai yêu chị như anh đã yêu chị, và chị quyết định quên đi bông hoa ở bên kia vách núi…

Khi được sống trong sự đầy đủ, dư thừa của tình yêu, thì cái cảm giác sôi nổi trong tình yêu thường bị khô héo đi, và người ta không còn có thể nhận thức được đâu là tình yêu chân thật và đâu là tình yêu giả dối, giữa cảm giác bình yên và buồn chán đó.

ST
 
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.

Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà.

Phật dừng lại, hỏi nhện: "Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Được không?"

Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: "Thế gian cái gì quý giá nhất?"

Nhện suy ngẫm, rồi đáp: "Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!". Phật gật đầu, đi khỏi.

Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, Phật tính của nhện đã mạnh hơn.

Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: "Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?"

Nhện nói: "Con cảm thấy trong nhân gian quý nhất vẫn là "không có được" và "đã mất đi" ạ!"

Phật bảo: "Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi."

Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích. Ngày này nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.

Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: "Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?"

Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: "Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không có được và cái đã mất đi."

Phật nói: "Tốt, nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người nhé!"

Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.

Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa. Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng biết, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng.

Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.

Châu Nhi nói với Cam Lộc: "Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, của con nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?"

Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: "Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?". Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó.

Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế.

Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.

Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: "Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi." Nói đoạn rút gươm tự sát.

Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: "Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi.

Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?"

Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: "Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"

Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm...

Câu chuyện đến đây là hết, bạn có hiểu câu cuối cùng mà nàng Châu Nhi nói không?

"Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"

Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người.

Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có "duyên" là đủ.

Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng.

Tình yêu như sợi dây, hai người cùng kéo hai đầu, chỉ cần một người kéo căng hoặc bỏ lơi, tình yêu ấy sẽ căng thẳng hoặc chùng xuống.

Vậy khi bạn đi kiếm người ở đầu kia dây, hãy cân nhắc. Hoặc bạn có quá nhiều sợi dây tình cảm, hoặc bạn cứ liên tục tìm cái mới, hoặc khi dây đã đứt, bạn không còn can đảm hay lòng tin, tình yêu để đi tìm một tình yêu mới nữa.

Bất kể thế nào, khi sợi dây đó đứt, bạn chỉ mất đi một người không yêu bạn, nhưng người đó đã mất đi một người yêu họ.

Mất một người không biết trân quý bạn, có gì phải buồn rầu?

Bởi bạn còn cơ hội, một lần nữa, gặp người biết rằng bạn quý giá.

Có muốn nghe tôi kể câu chuyện ấy lần nữa không, ngày xưa, trước miếu Quan Âm....


ST
 
Hãy trân trọng những gì bạn đang có, đừng làm cho người yêu bạn bị tổn thương!

1.jpg
1.jpg


Vợ là cái đuôi nhỏ, bất kỳ tôi đi đâu vợ cũng hỏi cặn kẽ. Tôi càm ràm, vợ lại lấy đó làm vui. Nhưng cái đuôi nhỏ của tôi đã vĩnh viễn ra đi trong một đêm mưa gió bão bùng…

Lòng tôi đau xé như có ngàn vết kim châm, tôi không thể nào tha thứ được cho bản thân mình.

Sau khi kết hôn, vợ bán nhẫn mua cho tôi một cái điện thoại di động, đêm hôm đó, hai vợ chồng nằm trên giường nghe thử cho bằng hết các kiểu chuông trong điện thoại. Cả hai đều cảm thấy cuộc sống như những tiếng chuông, trong vắt vui tai, đầy ăm ắp hy họng.

Kể từ sau ngày hôm ấy, tôi thường xuyên nhận được điện thoại của vợ: khi thì “Ông xã, tan ca nhớ mua ít rau đem về nhé”, lúc lại “ Ông xã, em nhớ anh, em yêu anh”, hoặc “Ông xã, tối này hai vợ chồng mình về nhà mẹ ăn cơm nha anh.”

Tôi cảm thấy vô cùng ấm áp. Có một lần, tôi quên đem theo cục xạc pin, xui xẻo sao ngày hôm đó sếp lại bắt đi tiếp khách mãi đến nửa đêm mới về đến nhà, vừa đẩy cửa bước vào, đã thấy vợ khóc sưng cả mắt.

Thì ra, kể từ lúc tôi tan ca, cứ mỗi 15 phút là vợ lại gọi điện thoại cho tôi, cứ sợ tôi xảy ra chuyện, sau đó là cứ cách 10 phút gọi một lần, khi tôi đẩy cửa bước vào, vợ cũng vừa bỏ ống nghe xuống.

Đúng là chuyện bé xé ra to “Anh có phải là con nít đâu, xảy ra chuyện gì được chứ?”. Vợ tôi lại linh cảm rằng tôi không bắt điện thoại có nghĩa là không về nữa, tôi ôm đầu vợ, cười nói: “Ngốc ạ!”

Nhưng cũng kể từ đó, tôi không bao giờ dám quên xạc pin nữa.

Sau đó, tôi được thăng chức, có tiền, đổi ít nhất cũng vài cái điện thoại. Bỗng một hôm tôi chợt nhớ ra mình còn nợ vợ một chiếc nhẫn cưới thế là tức tốc lôi vợ đi mua. Nhưng vợ lại do dự, nói: “Nhẫn bạch kim đeo trên tay cũng chẳng có tác dụng gì, anh mua cho em một cái điện thoại được không, em có thể liên lạc thường xuyên với anh?” Thế là tôi mua cho vợ một cái điện thoại.

Hôm ấy, hai vợ chồng kẻ trong phòng ngủ, người nơi phòng khách nhắn tin qua lại vui không kể xiết.

Một đêm nọ, tôi và một người bạn đồng nghiệp đến nhà một người bạn đánh bài, đang cao hứng thì nhận được điện thoại của vợ: “Anh đang ở đâu? Sao vẫn chưa về nhà?”

“Anh đang đánh bài ở nhà đồng nghiệp”

“Khi nào anh về?’

“Tí nữa”

Thua rồi thắng, thắng rồi lại thua, vợ gọi điện hết lần này đến lần khác.

Trời đổ mưa lớn, điện thoại lại reng: “Thật ra thì anh đang ở đâu? Đang làm gì, về nhanh đi anh!”

“Đã nói rồi mà, anh đang chơi ở nhà đồng nghiệp, trời mưa lớn thế này sao mà về được!”

“Anh cho em biết anh đang ở đâu đi, em đến đón anh”

“Thôi khỏi đi”

Tất cả những người bạn cùng đánh bài hôm đó đều cười nhạo rằng: “Bị vợ quản giáo chặt quá”, điên tiết, tôi tắt luôn điện thoại.

Trời tạnh mưa, tôi cũng vừa thua sạch túi, thằng bạn lấy xe đưa tôi về nhà, nhưng về đến nhà thì cửa khóa chặt, vợ không có nhà. Điện thoại reng, tôi nghe tiếng mẹ vợ khóc ở đầu dây bên kia: “Nửa đêm nó đội mưa mang dù chạy xe máy đi kiếm con, đi hết nhà người bạn này đến nhà người bạn khác, bị đụng xe, không tỉnh lại được nữa rồi”.

Tôi mở điện thoại ra, chỉ nhận được một tin nhắn thoại: “Anh quên rồi sao? Hôm nay là kỷ niệm ngày cưới của hai đứa mình! Em đi tìm anh đây, anh đừng đi lung tung nhé, em đem theo dù!”

Vợ tôi trên đường đi tìm tôi và không bao giờ tỉnh lại nữa, nước mắt tôi dàn dụa, nhìn trân trối vào hộp thư thoại, tôi cảm nhận được rằng đêm ấy tôi đã thua cả một thế giới.

Vợ tôi mất đã 3 tháng rồi, nhưng tôi vẫn chưa tỉnh cơn ác mộng, không muốn làm việc, cả ngày đắm mình trong tuyệt vọng, và ý nghĩ đi theo cô ấy cứ lởn vởn mãi trong đầu

Khi viết lên những dòng này, tôi chỉ muốn nói với mọi người rằng hãy học cách trân trọng những gì mình đang có, đừng làm cho người yêu bạn tổn thương dù là một chút! Đừng đợi đến lúc mất đi rồi mới thấy đau không còn thiết sống như nhân vật trong câu chuyện này!

ST
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top