Mọi người vào giải thích giúp mình nhé

  • Thread starter Thread starter cafe113
  • Ngày gửi Ngày gửi

cafe113

New member
Xu
0
Một lò xo nằm ngang K=40N/m chiều dài tự nhiên 50cm đầu B cố đình đầu O gắn với vật có m=0.5KG

Vật dao động trên mặt phẳng nằm ngang với hệ số ma sát =0.1.Ban đầu vật ở vị trí lò xo có độ dài tự nhiên kéo vật ra khỏi vtcb 5cm và thả tự do chọn kâu đúng:
Đáp án là điểm dừng cuối cùng cách O xa nhất là 1.25cm nhưng mình hok hiểu mong mọi người giải thích giúp. Và có ai biết cách giải các bài có lực ma sat thi cho minh biết cách giải tổng quát
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
tớ nghĩ thía này bạn à:
ta có độ giảm biên độ trong 1/4 chu kì là:Fms/k=1,25cm(độ giảm biên độ là do ma sát)
biên độ ban đầu là 5cm..sau 1 chu kì(tức là 4.1/4 chu kì )thì dao động tắt hẳn
vậy điểm dừng cuối cùng cách O xa nhất là:
5-3.1,25=1.25cm.
ok
 
* Xét một con lắc lò xo dao động tắt dần, có biên độ ban đầu là A0. Biên độ của con lắc giảm đều sau từng chu kỳ.
* Gọi biên độ sau một nửa chu kỳ đầu tiên là A1.
* Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng ta co 1/2.k.(A1)^2-1/2.k(Ao)^2= -Fs(độ biến thiên năng lượng bàng công sinh ra bởi lực ma sát)

Trong đó F là lực cản tác dụng vào quả cầu con lắc khi con lắc dao động tắt dần và s là quãng đường mà vật đi được sau một nửa chu kỳ đầu tiên. Ta có s = A1 + A0.
* Khi đó 1/2.k.(A1)^2-1/2.k(Ao)^2= -F(A1+Ao)=>Ao-A1=2.F/k(*)
* Gọi A2 là biên độ sau một nửa chu kỳ tiếp theo (hay là biên độ ở cuối chu kỳ đầu tiên>

1/2.k.(A2)^2-1/2.k(A1)^2= -Fs= -F(A2+A1)=>A1-A2=2.F/k(**)
từ(*)&(**) ta được Ao-A2=4F/k
độ giảm biên độ của con lắc sau mỗi chu kì là Ao-A2=4F/k

* Độ giảm biên độ dao động của con lắc sau N chu kì là:Ao-A(2N)= N.4F/k
Nếu sau N chu kì mà vật dừng lại thì A2N = 0 hay số chu kì vật dao động được là: N = kAo/(4F)
* Do một chu kì vật đi qua VTCB hai lần nên số lần vật đi qua VTCB cho đến lúc dừng lại là: n = 2N = kAo/(2F)
* Khoảng thời gian từ lúc vật bắt đầu dao động cho đến lúc vật dừng lại là:t=N.T (Nếu coi dao động tắt dần có tính tuần hoàn với chu kỳ T).
* Quãng đường vật đi được cho đến khi dừng lại:

Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng: 1/2.k.Ao^2=Fs(năng lượng tiêu hao đến 0)
ý:
* Lực F thường gặp là lực ma sát hoặc lực cản của môi trường. Nếu F là lực ma sát thì:
* Khi con lắc dao động trên mặt phẳng ngang: F = μmg.
* Khi con lắc dao động trên mặt phẳng nghiêng góc α so với mặt phẳng ngang: F = μmgcosα.
* Khi vật bắt đầu dao động từ biên độ A0 thì tốc độ cực đại mà vật đạt được là khi vật đi qua vị trí mà hợp lực tác dụng vào vật bằng không lần thứ nhất.
ĐÓ LÀ KHUÔN MẪU CHO CÁC BÀI LIÊN QUAN ĐẾN DAO ĐỘNG TẮT DẦN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC ĐẠI LƯỢNG NHƯ :
-Sau bao nhiêu chu kì thì vật dừng lại hay quãng đường vật đi được cho đến lúc dừng lại là bao nhiêu...v...v....

Bạn chỉ việc áp dụng các công thức trên thì bài toán sẽ ra đáp sô nhớ vẽ hình minh họa để hiểu rõ
chắc mình không cần thay số nữa vì trên đã quá cụ thể rùi
SẮP THI RÙI chúc các bạn trên diễn đàn sắp thi đại học sẽ đạt kết quả cao nhất trong kì thi đại học sắp tới

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top