uocmo_kchodoi

Moderator
Vào đêm 12/4 giờ Việt Nam, CEO Mark Zuckerberg của Facebook đã bước vào phiên điều trần thứ 2 trước Quốc hội Mỹ để trả lời các câu hỏi chất vấn của những hạ nghị sĩ về các vấn đề xoay quanh vụ bê bối Cambridge Anatalyca.
1790610.jpg

Trong phiên chất vấn, Hạ nghị sỹ Engel đã đặt câu hỏi rằng ai là người nắm quyền kiểm soát các ứng dụng? Ngoài ra, việc theo dõi trên các thiết bị khác nhau như thế nào?

Đáp lại câu hỏi này, Mark Zuckerberg từ chối đi vào chi tiết và chỉ trả lời rằng, Facebook theo dõi một số thông tin nhất định của người dùng nhằm mục đích bảo mật và quảng cáo.

Theo CEO của Facebook, “Ngay cả khi người dùng không vào mạng xã hội, chúng tôi vẫn theo dõi một số thông tin nhất định như việc truy cập vào bao nhiêu website. Đây là một phần trong số các biện pháp bảo mật".

Trong một câu hỏi khác, Mark Zuckerberg cũng thừa nhận Facebook đã thu thập dữ liệu của cả những người không đăng ký Facebook. Ông chủ của mạng xã hội này một lần nữa cho rằng đó là vấn đề liên quan đến bảo mật.

“Về mặt bảo mật, Facebook có những thông tin cụ thể về việc người dùng sử dụng Facebook như thế nào, ngay cả khi họ không đăng nhập vào Facebook. Điều này được thực hiện nhằm đảo bảo bạn sẽ không lợi dụng hệ thống", CEO của Facebook chia sẻ.

Xem thêm: Vụ bê bối Cambridge Anatalyca. https://vnkienthuc.com/toan-canh-vu...n-den-cambridge-analytica.t76995/#post-177193
 
Sửa lần cuối:
Khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, internet phủ sóng mọi nơi, mạng xã hội (MXH) theo đó hòa vào đời sống tinh thần, xã hội của con người. MXH trở thành một "mảnh đất màu mỡ" để khai thác thông tin từ mọi vùng miền, mọi tầng lớp, bên cạnh phục vụ cho mục đích giải trí, giao lưu bạn bè thì còn vô vàn những mục đích khác: quảng cáo, mua bán,... và hơn thế nữa có thể là liên quan đến các vấn đề về chính trị, tôn giáo.
fb_CPTV.jpg

Khi sử dụng mạng xã hội, ta luôn phải cung cấp thông tin cá nhân dù ít hay nhiều, và nhận được điều khoản rằng họ sẽ bảo mật thông tin cá nhân cho chúng ta. Lấy ví dụ một trang MXH phố biến là Facebook thì việc quản lý thông tin cá nhân đang ngày càng chặt chẽ hơn khi mà Facebook bắt buộc người dùng phải sử dụng tên thật. Nhưng liệu rằng những thông tin đó, số điện thoại, địa chỉ làm việc, địa chỉ nhà ở, ngày tháng năm sinh, họ tên... có được bảo mật tuyệt đối? Và không bị thu thập sử dụng vào mục đích gì? Một người dùng đã viết: “Thực ra nếu có chút kiến thức kinh tế, ai cũng phải hiểu Facebook là một doanh nghiệp. Họ phải kiếm tiền để trang trải chi phí, chứ họ đâu rảnh công đi tạo lập sân chơi miễn phí cho hàng tỉ người khắp thế giới. Facebook không chỉ kiếm tiền từ quảng cáo của các doanh nghiệp. Họ còn kiếm tiền từ việc bán thông tin của người sử dụng, các Facebooker”. Không chỉ việc bạn đăng kí vào một trang mạng, kể cả khi bạn chơi trò chơi, hay chỉ là tham gia một ứng dụng nhỏ cũng đủ để họ khai thác được thông tin của bạn. Mỗi khi bạn chơi các kiểu game đầy rẫy trên mạng như bạn thuộc loại người gì, bạn thích màu nào, kiếp trước bạn là ai, ai sẽ kết hôn với bạn... tức là người dùng đang cung cấp thông tin miễn phí về bản thân cho Facebook để họ kiếm tiền”.

Nhiều người trong các bình luận (comment) cho rằng đã qua rồi cái thời các thương hiệu lập fanpage trên Facebook để quảng cáo miễn phí cho mình. Bây giờ khi đăng (post) thông tin trên fanpage, nếu người dùng không trả tiền thì sẽ rất ít người nhìn thấy thông tin của người dùng.

Mới đây, báo chí đăng thông tin chính phủ Indonesia, Philippines, Úc đã tiến hành các bước điều tra mở rộng vào Facebook sau khi họ công bố vào ngày 4-4 rằng 87 triệu người dùng bị công ty phân tích số liệu Cambridge Analytica sử dụng thông tin tùy tiện. Bên cạnh hơn 70 triệu người Mỹ, có 1,18 triệu người Philippines, 1,1 triệu người Indonesia, hơn 420.000 người dùng Việt Nam.

Và với tâm lý người dùng, chơi để giải trí hoàn toàn không mất tiền thì lại chia sẻ cho nhiều người cùng chơi nưa, vậy nên khả năng lộ lọt thông tin sẽ còn nhiều hơn nữa.

Như vậy, người dùng MXH Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung cần phải cẩn thận khi cung cấp thông tin cá nhân công khai của mình lên mạng, và có những cảnh giác cao độ, biện pháp để phòng tránh bị đánh cắp thông tin. Không nên bấm vào các đường link lạ, không truy cập vào các trang nghi ngờ bị nhiễm virus...
 
Vụ việc rò rỉ dữ liệu người dùng được phanh phui hôm 17/3 với khoảng 50 triệu tài khoản bị lộ lọt đang tiếp tục nóng lên từng ngày. Đến thời điểm hiện tại ước tính đã có ít nhất 87 triệu người dùng Facebook bị thu thập dữ liệu.

Trong số đó, 10 quốc gia có số tài khoản Facebook bị thu thập dữ liệu nhiều nhất là Mỹ, Philippines, Indonesia, Anh, Mexico, Canada, Ấn Độ, Brazil, Việt Nam và Australia. Việt Nam có 427.446 tài khoản người dùng bị thu thập dữ liệu.

Giám đốc công nghệ của Facebook, Mike Schroepfer đã đăng tải một bài viết thừa nhận rằng con số này cao hơn nhiều so với những gì được biết đến từ trước tới nay.

Facebook cho biết họ cũng sẽ kết thúc tính năng cho phép người dùng tìm kiếm hồ sơ bằng cách sử dụng số điện thoại hoặc email cá nhân do các phần tử xấu có thể đã lạm dụng tính năng này và lấy được thông tin cá nhân từ các tài khoản.

Schroepfer đã viết: "Với quy mô và độ phức tạp của các hoạt động mà chúng tôi đã thấy, chúng tôi tin rằng đa số người dùng Facebook có thể đã có toàn bộ hồ sơ công khai bị nạo sạch dữ liệu bằng cách này. Vì thế, chúng tôi giờ đã vô hiệu hoá tính năng này."

Như vậy, số người dùng bị nạo sạch dữ liệu không rõ chính xác sẽ là bao nhiêu.

Cambridge analytica là gì?

Cambridge Analytica là một công ty tư nhân chuyên về khai thác dữ liệu, môi giới và phân tích dữ liệu với truyền thông chiến lược chuyên dụng cho quá trình bầu cử.

Vào tháng 6/2014, một nhà nghiên cứu tên là Aleksandr Kogan đã phát triển một ứng dụng trắc nghiệm về tính cách con người trên Facebook. Khoảng 270.000 người đã cài đặt ứng dụng của Kogan trên tài khoản Facebook của họ.

Kogan đã cung cấp cơ sở dữ liệu chứa thông tin của 50 triệu người dùng Facebook cho công ty xác lập hồ sơ cử tri là Cambridge Analytica. Cambridge Analytica sử dụng nó để tạo ra hồ sơ “đồ họa tâm lý” của các cử tri.

facebook-privacy.jpg

Vụ bê bối dữ liệu người dùng được Christopher Wylie, một cựu nhân viên của Cambridge Analytica, đã nghỉ việc tại đây từ năm 2014, phanh phui việc công ty này đã thu thập dữ liệu của ít nhất 50 triệu người dùng Facebook.

Theo Wylie, công ty đã khai thác lỗ hổng của Facebook để thu thập dữ liệu hàng triệu tài khoản, và xây dựng những mô hình cho phép khai thác tất cả những điều chúng tôi đã biết về người dùng và nhắm đúng tâm lý của họ. Đó là cơ sở để công ty duy trì hoạt động.

Dữ liệu được thu thập nhằm mục tiêu quảng cáo cho khách hàng của Cambridge Analytica, bao gồm cả chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald Trump.

Phản ứng của các Facebooker trên thế giới

Sau khi vụ bê bối dữ liệu người dùng Facebook vỡ lở, một làn sóng người dùng giận dữ và tẩy chay mạng xã hội lớn nhất hành tinh nổ ra.

Từ khoá #DeleteFacebook được chia sẻ rầm rộ trên Twitter và nhiều mạng xã hội khác. Từ khóa “Delete Facebook” (Xoá Facebook) được tìm kiếm kỷ lục theo Google Trends.

Ngay cả đồng sáng lập Brian Acton của WhatsApp, công ty mà Facebook bỏ 19 tỷ USD ra mua lại năm 2014, cũng kêu gọi bạn bè xóa Facebook.

Theo một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos, hơn một nửa người Mỹ được hỏi đang mất niềm tin vào mạng xã hội lớn nhất hành tinh.

Mark zuckerberg nói gì?

Cha đẻ Facebook thừa nhận rằng Facebook đã mắc sai lầm và công ty của ông đã thất bại trong việc bảo vệ dữ liệu của khách hàng, đánh mất niềm tin của người dùng.

"Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ dữ liệu của các bạn và nếu chúng tôi không thể làm điều đó, chúng tôi không xứng đáng được phục vụ các bạn.", Zuckerberg viết trong một bài đăng trên trang Facebook cá nhân sau bê bối.

Trả lời phỏng vấn độc quyền của CNN (tối 21/3 - giờ Mỹ), Mark Zuckerberg đã chính thức nhận lỗi: "Đây là một sự vi phạm nghiêm trọng về lòng tin và tôi thực sự xin lỗi vì những gì đã xảy ra".

Mark Zuckerberg đã thuê quảng cáo nguyên trang trên các báo Anh để xin lỗi về bê bối liên quan tới an ninh của Facebook.

Trong bài viết khá dài trên trang Facebook cá nhân, Zuckerberg cũng đưa ra một số mốc thời gian về bê bối dữ liệu Cambridge Analytica và hứa sẽ sớm khắc phục sự cố.

quote-8.jpg


CEO Facebook cũng cho biết công ty sẽ điều tra tất cả các ứng dụng có "quyền truy cập vào số lượng lớn thông tin", đồng thời tiếp tục hạn chế việc các nhà phát triển truy cập vào dữ liệu của người dùng trong thời gian tới.

Một số chính sách cũng sẽ được phát triển giúp người dùng dễ dàng từ chối các nhà phát triển bên thứ ba thu thập thông tin cá nhân.

Tuy nhiên, Zuckerberg cho biết, để xử lý vấn đề bảo mật người dùng, Facebook phải cần đến vài năm nữa. “Tôi ước gì tôi có thể giải quyết tất cả những vấn đề này trong ba tháng hoặc sáu tháng, nhưng thực tế, cần cả một khoảng thời gian dài”, Mark Zuckerberg chia sẻ với trang Vox trong bài phỏng vấn mới đây.

Facebook có thể đã làm gì với chúng ta?

Ngoài tất cả các thông tin được yêu cầu khai báo khi sử dụng các dịch vụ của Facebook, công ty này có thể đã âm thầm lưu trữ nhiều thông tin cá nhân của người dùng.

Sau bê bối, nhiều người đã phát hiện ra rằng, vấn đề dữ liệu cá nhân không chỉ gói gọn trong scandal Cambridge Analytica.

Tất cả những thao tác "thích", "bình luận", "chia sẻ" hay những "tự khai" (khoe với bạn bè) rằng bạn đang ở đâu, đang làm gì..., kể cả các nội dung được bạn đưa lên, trả lời bạn bè trên Facebook cũng lưu lại chi tiết. Cộng thêm các dữ liệu mà bạn đã cung cấp khi đăng ký vào mạng trước đó như tên, ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ, đã học ở đâu, đang làm gì,... mà Facebook cố tình yêu cầu.

Không những thế, một số người dùng đã vô tình tìm thấy dữ liệu lịch sử cuộc gọi và tin nhắn thoại của họ suốt nhiều năm trong file dữ liệu Facebook khi tải về máy tính.

Nhiều người còn phát hiện, Facebook lén lưu trữ video riêng tư, dù rằng video đó chưa từng được đăng tải lên trang cá nhân.

Mới đây, Facebook cũng lên tiếng thừa nhận rằng họ đã quét nội dung các cuộc trò chuyện của người dùng trên ứng dụng Messenger để đảm bảo rằng nội dung đó đáp ứng được "các tiêu chuẩn cộng đồng". Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa Facebook đang "đọc trộm" các nội dung người dùng Messenger trao đổi với nhau.

Thiệt hại của Facebook lớn như nào?

Mất mát lớn nhất mà Facebook gánh chịu có lẽ như lời Mark Zuckerberg đó là lòng tin của người dùng.

Ngay khi scandal Cambridge Analytica được phanh phui, cổ phiếu Facebook liên tục lao dốc khiến thiệt hại vốn hoá của công ty này lên đến hàng trăm tỷ USD. Tài sản của CEO Mark Zuckerberg cũng vì thế mà tổn thất hàng chục tỷ USD.

Hàng loạt các công ty quảng cáo lớn trên thế giới tẩy chay mạng xã hội lớn nhất hành tinh. Những cái tên đình đám trong làng quảng cáo như ISBA, WPP, M&C Saatchi, Commerzbank, Mozilla, Sonos,... đều có những động thái rút lui hoặc xem xét việc có tiếp tục đặt quảng cáo trên Facebook hay không.

Trong một diễn biến mới nhất, CEO Facebook sẽ ra điều trần trước Ủy ban Năng lượng và Thương mại Mỹ vào 10h sáng 11/4 (giờ Mỹ) tới đây.

Uỷ ban Thương mại Liên bang (FTC) xác nhận rằng họ đang điều tra Facebook về vấn đề bảo mật quyền riêng tư sau bê bối công ty này. Nếu FTC kết luận Facebook sai phạm, công ty này có thể bị phạt tới lên tới hàng nghìn tỷ USD.
 
Anh rất quan tâm đến ý sau:

Trong phiên điều trần hôm thứ Ba, Thượng nghị sĩ Jon Tester đã nói với Zuckerberg: "Anh đã nói rất nhiều lần trong buổi điều trần này rằng tôi sở hữu dữ liệu ... Điều đó nghe có vẻ hay, nhưng thực tế anh đang kiếm được 40 tỷ USD một năm, trong khi tôi chẳng kiếm được đồng nào. Có vẻ như anh sở hữu dữ liệu chứ không phải tôi".

Có thể đã đến lúc cần làm rõ ai là người sở hữu dữ liệu của bạn và dữ liệu đó có giá trị bao nhiêu.
-------------------

Điều này nó có thể mở ra một ngành công nghiệp mới với vô vàn các starup.
 
Facebook cho biết chi phí cho “chương trình an ninh toàn diện” của Mark Zuckerberg là cách giải quyết “những mối đe dọa đối với sự an toàn của ông phát sinh trực tiếp do vị trí của ông là người sáng lập, chủ tịch và giám đốc điều hành của công ty”. Những yêu cầu về các biện pháp an ninh là hết sức cần thiết để bảo đảm lợi ích của công ty do tầm quan trọng của ông Zuckerberg đối với Facebook.

Cụ thể, về phía đại diện Facebook tiết lộ đã chi hơn 7,3 triệu USD (~166 tỷ đồng) cho an ninh của CEO Zuckerberg vào năm 2017, tăng 50% so với năm 2016. Tổng cộng, công ty đã chi khoảng 20 triệu USD (~455 tỷ đồng) cho an ninh và đi lại bằng máy bay riêng của Zuckerberg kể từ năm 2015.

Chi phí cho máy bay riêng của Zuckerberg bao gồm phí đi lại, nhiên liệu, phi hành đoàn và chi phí ăn uống. Theo báo cáo, Facebook cũng chi trả cho nhân viên bảo vệ và hệ thống an ninh tại tư gia của Zuckerberg ở California. Lãnh đạo 33 tuổi được Facebook cung cấp các vệ sĩ theo kèm khi ông di chuyển ngoài trụ sở công ty.

toan-van-phien-dieu-tran-truoc-quoc-hoi-my-cua-mark-zuckerberg-4.jpg


Mark Zuckerberg trong phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ ngày 11/4.

Việc các công ty chi trả những khoản phí kiểu này cho các CEO cao cấp không phải là chuyện hiếm. Apple gần đây đã yêu cầu Giám đốc Tim Cook đi lại bằng máy bay riêng trong “tất cả các chuyến công tác và du lịch cá nhân”. Công ty cũng chi khoảng 317.000 USD (~7,2 tỷ đồng) cho an ninh và đi lại của Cook vào năm ngoái.

Không chỉ Mark Zuckerberg, Facebook cũng chi trả các chi phí an ninh cho Sheryl Sandberg, giám đốc điều hành (COO) của công ty đồng thời là một tác giả và diễn giả nổi tiếng. Theo báo cáo, công ty đã trả 2,7 triệu USD (~61,5 tỷ đồng) chi phí an ninh cá nhân cho Sandberg ngoài 22,5 triệu USD (~512 tỷ đồng) tiền lương, thưởng và thưởng bằng cổ phiếu cho nữ lãnh đạo này vào năm 2017.

Hiện nay, Facebook đang đối mặt làn sóng chỉ trích mạnh mẽ về vai trò của công ty trong việc lan truyền thông tin sai lệch và tuyên truyền chính trị trực tuyến. Tuần trước, Zuckerberg đã trải qua 10 giờ điều trần trước ủy ban của Quốc hội Mỹ về bê bối rò rỉ dữ liệu người dùng. Như vậy với tình hình này, sự đảm bao an ninh cho Zuckerberg lại càng là vấn đề cần được cẩn trọng hơn.
 
Thượng nghị sỹ Feinstein đặt câu hỏi về việc Đại diện cho Facebook tham dự phiên điều trần ngày 11/4/2018 để giải đáp những câu hỏi xoay quanh vụ rò rỉ dữ liệu người dùng có Mark Zuckerberg và Joel Kaplan - Chủ tịch chính sách Facebook. Mark Zuckerberg đã phải đứng trước nhiều câu hỏi của các thượng nghị sỹ Mỹ nhưng lại thể hiện một màn trả lời tương đối tẻ nhạt.

Buổi điều trần chính thức bắt đầu từ lúc 2h35 chiều giờ ET (Mỹ). Trong phần tuyên bố khai mạc, các thượng nghị sỹ Mỹ đã trình bày khái quát về quy mô hoạt động của Facebook và những diễn biến của vụ bê bối Cambridge Anatalyca, lý do có phiên điều trần ngày hôm nay. Trong đó có nhắc đến các hoạt động kinh doanh quảng cáo và việc thu thập dữ liệu của Facebook.

Phát biểu trước Quốc hội Mỹ, Mark Zuckerberg cho biết ông là người đã phát triển Facebook từ những ngày đầu, cũng là Chủ tịch, người đứng đầu Facebook và vì thế ông sẽ chịu trách nhiệm về những gì đã và đang diễn ra.

Hỏi: Liệu Facebook có nhận thức được các nguy cơ từ Cambridge Anatalyca và các nhà phát triển hoặc công ty dữ liệu khác hay không?
Đáp: Ông chu Facebook cho biết Mạng xã hội này đang kiểm toán để tìm ra các đối tác xấu tiềm ẩn mà họ nghĩ rằng đã xâm phạm một cách trái phép dữ liệu người dùng.

Hỏi: Liệu Facebook có đang xem xét đến mô hình kinh doanh mà người dùng trả tiền để không phải đối mặt với tình trạng quảng cáo? - Thượng nghị sỹ Bill Nelson đặt câu hỏi.
Đáp: Có tùy chọn để người dùng tránh được các quảng cáo hướng đối tượng dựa trên dữ liệu cá nhân của họ. Điều đó đồng nghĩa với việc vẫn có quảng cáo trên Facebook. Có điều, chúng sẽ không được cá nhân hóa theo người dùng. Mặc dù người dùng không thích xem quảng cáo, nhưng họ còn khó chịu hơn với những quảng cáo không liên quan. Facebook không đề nghị người dùng trả tiền để sử dụng bản không nhận quảng cáo.

Hỏi: Facebook đang làm gì để tránh tình trạng người Nga lợi dụng việc quảng cáo làm thay đổi kết quả bầu cử Mỹ? - Câu hỏi của Thượng nghị sỹ Feinstein.
Đáp: Một trong những điều hối tiếc của tôi là không nhận biết đủ nhanh về hoạt động quảng cáo của Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Tôi chỉ nhận được thông tin khi mà cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã diễn ra.

Hỏi: Tại sao Facebook không cấm việc hoạt động của Cambridge Anatalyca vào năm 2015 khi phát hiện ra công ty này vi phạm chính sách và thu thập thông tin người dùng trái phép? - Thượng nghị sỹ Feinstein đặt câu hỏi.
Đáp: Cambridge Anatalyca đã không sử dụng Facebook vào năm 2015. Họ không phải là một nhà quảng cáo, họ cũng không có fanpage. Do đó, chúng tôi không có gì để mà cấm họ.

Hỏi: Facebook mong đợi gì khi cung cấp sản phẩm mạng xã hội một cách dài hơi và hoàn toàn miễn phí?
Đáp:Điều này là để Facebook có thể thu tiền từ việc chạy quảng cáo.

Vị CEO của Facebook cho rằng các mạng xã hội nên đơn giản hóa cách mà người dùng có thể tiếp cận với các công ty đang thu thập dữ liệu từ họ. Facebook cũng có kế hoạch tuân thủ đạo luật GDPR (Genaral Data Protecion Regulation) của EU trong việc bảo vệ dữ liệu người dùng. Ông cũng nói về việc cho phép người dùng kiểm soát nội dung thông tin mà họ đã đăng tải.

Khi được hỏi GDPR có nên được áp dụng tại Mỹ, CEO của Facebook cho rằng mọi người trên thế giới đều xứng đáng được bảo vệ quyền riêng tư. Và vì thế, Facebook dự kiến thực hiện chính sách như của GDPR cho tất cả mọi người dùng, Mark cho biết.

Trước câu hỏi về việc Facebook có đang làm việc với luật sư đặc biệt Robert Mueller hay không, Mark Zuckerberg thừa nhận có điều đó nhưng khẳng định không phải mình. Mark Zuckerberg cũng chia sẻ rằng ông không biết liệu Facebook có bị truy tố hay không. Thế nhưng ông biết chắc chắn rằng, Facebook đang làm việc với các luật sư như vậy.

toan-van-phien-dieu-tran-truoc-quoc-hoi-my-cua-mark-zuckerberg-1.jpg


Lindsey Graham là vị thượng nghị sỹ đầu tiên to tiếng với Facebook. Ông đặt ra câu hỏi rằng ai là đối thủ chính của Facebook, và rằng liệu người dùng có thể sử dụng công cụ nào khác ngoài mạng xã hội này?Thượng nghị sỹ Graham cũng đưa ra câu hỏi liệu Facebook có đang độc quyền hay không? Đáp lại điều này, vị CEO của Facebook trả lời rằng ông không cảm thấy như vậy.

Khi được Lindsey Graham hỏi về việc liệu người dùng có đọc hết các quy định của Facebook, các quy tắc xử lý dữ liệu mà mạng xã hội này thu thập được, Mark Zuckerberg cho rằng một cách hiển nhiên, chẳng ai có thể đọc được hết chúng cả.

Tiếp theo, Thượng nghị sỹ Abu Klobuchar đặt câu hỏi về quy tắc thông báo tới người dùng trong vòng 72 giờ sau khi sự cố rò rỉ dữ liệu xảy ra.

“Nếu ông đang hỏi sao Facebook không thông báo cho người dùng Cambridge Anatalyca, câu trả lời là chúng tôi không coi đó như một sự vi phạm. Không ai tấn công Facebook hoặc đánh cắp dữ liệu từ máy chủ của công ty. Các dữ liệu lộ ra nhờ cách xử lý của những người đã thu thập nên chúng”, Mark Zuckerberg chia sẻ.

Đây cũng là lý do Mark đồng ý với quan điểm cần thông báo tới mọi người trong trường hợp có vi phạm, tuy nhiên mạng xã hội này lại không phát đi cảnh báo này đối với Cambridge Anatalyca. Mark Zuckerberg cũng cho biết ông nhận tất cả trách nhiệm về nội dung trên Facebook.

Thượng nghị sỹ Ted Cruz đã đặt câu hỏi rằng liệu Facebook có phải là một diễn đàn công khai trung lập hay không? Đáp lại điều này, CEO của Facebook cho rằng mạng xã hội của ông là nền tảng cho mọi ý tưởng.

Tiếp sau giờ nghỉ, Mark Zuckerberg đã chỉnh sửa lại lời nói của mình một chút khi trước đó từng cho rằng Cambridge Anatalyca không hiện diện trên Facebook vào năm 2015. Trên thực tế, các hoạt động quảng cáo của Cambridge Anatalyca diễn ra từ cuối năm 2015, Mark chia sẻ. “Về mặt lý thuyết, chúng tôi đã có thể cấm họ. Chúng tôi đã phạm phải một sai lầm khi không làm như vậy”, ông nói.

Khi được hỏi về việc Facebook có nên can thiệp vào những gì mọi người đăng tải hay không, Mark cho rằng công ty của ông không nên can thiệp vào những thông tin không rõ ràng, ngoại trừ những hành vi tung ảnh khỏa thân, tự hại và các hoạt động khủng bố… Mark Zuckerberg khẳng định điều này là lập trường của Facebook trong suốt một thời gian dài.

Băn khoăn về một vấn đề nóng khác, Thượng nghị sỹ Brian Schatz đã hỏi rằng liệu những tin nhắn trên WhatApps của ông có được dùng để hiển thị các quảng cáo ông thường thấy? Trả lời vấn đề này, Mark Zuckerberg cho biết các tin nhắn trên WhatApps đều được mã hóa một cách đầy đủ. Điều này cũng có nghĩa rằng Facebook không thể đọc chúng.

Thượng nghị sỹ Chris Coons đặt câu hỏi rằng tại sao Facebook đặt nặng vấn đề kết nối những nội dung không phù hợp cho người dùng thay vì bảo vệ họ. Mark Zuckerberg cho biết Facebook cần phải làm tốt hơn nữa về mặt nội dung. Mạng xã hội này đang thuê nhiều người hơn để thực hiện điều đó.

Thượng nghị sỹ Ben Sasse đặt vấn đề về việc Mark nghĩ gì với cương vị của một người cha, khi lũ trẻ đang ngày càng nghiện mạng xã hội. Đáp lại vấn đề này, Mark nói rằng ông muốn xây dựng Facebook thành nơi cung cấp các dịch vụ có ích cho xã hội. Facebook là nơi để người ta có thể giao tiếp với nhiều người hơn, thay vì cuộn mình vào trong một cuộc sống thụ động, ông chủ mạng xã hội này cho biết.

Với mặt câu hỏi khác, Thượng nghị sỹ Mazie Hirono đặt vấn đề liệu Cục thi hành Luật Hải quan và Di trú Mỹ (ICE) có thể sử dụng các dữ liệu mạng xã hội nhằm đánh giá người nhâp cư hay không? Ông cho rằng những dữ liệu này có thể giúp cơ quan quản lý xác định xem một người có xu hướng phạm tội hay sẽ có những đóng góp cho xã hội.

Mark Zuckerberg cho biết Facebook không chủ động làm điều đó. Facebook chỉ hỗ trợ việc thực thi pháp luật đối với dữ liệu người dùng khi mạng xã hội này nhận được yêu cầu.

toan-van-phien-dieu-tran-truoc-quoc-hoi-my-cua-mark-zuckerberg-2.jpg


Thiếu tá Dean Heller đã hỏi rằng liệu Mark có cảm thấy mình là nạn nhân của Cambridge Anatalyca hay không. Người đứng đầu Facebook đã nói không. Tuy nhiên, với 87 triệu người dùng bị lộ dữ liệu, ông đồng tình với việc họ là nạn nhân của vụ bê bối.

Theo Mark Zuckerberg: “Facebook không muốn bán thông tin người dùng cho các nhà phát triển như Cambridge Anatalyca. Mặc dù vậy, chúng tôi có trách nhiệm phải có những hành động sớm hơn để ngăn chặn điều đó”.

“Liệu Facebook có sử dụng micro trên điện thoại di động để nghe lén người dùng và sau đó hiển thị quảng cáo dựa trên nội dung đó hay không?”, một thượng nghị sỹ đặt câu hỏi. Ông chủ của Facebook đã phủ nhận ngay lập tức. Theo Mark, đây là câu hỏi mà anh thường xuyên nhận được kể từ năm 2016.

Khi đến lượt đặt câu hỏi, Thượng nghị sỹ Kamala Harris đã chất vấn về việc liệu có một sự bàn bạc nào đó, nơi mà những người đứng đầu Facebook quyết định không thông báo cho người dùng sau sự cố Cambridge Anatalyca? Đáp lại điều này, Mark Zuckerberg cho biết ông không hề nhận thức được có một cuộc trò chuyện nào tương tự như vậy.

Kết thúc phần chất vấn của mình, nữ nghị sỹ Kamala Harris đồng tình rằng ở thời điểm 2015, không một ai trong ban lãnh đạo Facebook cố tình tác động tới quyết định không thông báo cho người dùng về sự cố.

“Liệu có sự thay đổi đáng kể nào từ phía người dùng kể từ sau khi vụ bê bối Cambridge Anatalyca diễn ra không”, một nghị sỹ đặt câu hỏi. Ông chủ Facebook cho biết hoàn toàn không có bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào.

Với câu hỏi về việc Facebook sẽ có hành động gì với Cambridge Anatalyca, Mark Zuckerberg cho biết mạng xã hội này sẽ có những hành động pháp lý nếu việc kiểm toán là không đủ.

Sau phiên điều trần này, Ông chủ Facebook phải tiếp tục ra làm chứng trong một buổi điều trần khác trước Ủy ban Thương mại Mỹ vào ngày 12/4/2018.

Nguồn: Vietnamnet
 
Và cuối cùng, mô hình của FACEBOOK và những thành quả của nó trên mạng lưới người dùng.

------

Nếu được phụ trách một cỗ máy in tiền Facebook, bạn có muốn thay đổi mô hình kinh doanh này.
photo1524335387250-15243353872521996905285.jpg



Đến giờ thì có lẽ mọi người đã hiểu mô hình kinh doanh của Facebook cần dữ liệu người dùng như thế nào. Facebook thu hút các nhà quảng cáo tiếp cận những phân khúc khách hàng mục tiêu từ cơ sở dữ liệu người dùng khổng lồ. Chẳng ai biết nhiều về người tiêu dùng bằng Facebook.

Trong phiên điều trần với Quốc hội Mỹ, một số nghị sĩ đã hỏi Zuckerberg liệu anh có xem xét việc thay đổi mô hình kinh doanh của Facebook không. Tuy nhiên, Zuckerberg đều lảng tránh từ chối trả lời.

photo-1-15243353441491997723122.jpg

Ảnh: Bloomberg

Bỏ qua sự trì hoãn của ông chủ Facebook, chúng ta có thể đưa ra câu trả lời: Không. Có hai lý do chính đáng cho điều này.

Đầu tiên, Facebook đã xây dựng được mô hình kinh doanh tốt nhất thế giới, đạt mức tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận cao mà không công ty công nghệ cao nào sánh được. Dù cho là Google, Amazon, Apple hay Netflix. Thành công về tài chính đáng kinh ngạc của Facebook được ghi nhớ với công thức 50/50/50/500: Trong vùng số tròn, doanh thu hàng năm 50 tỷ USD, tăng trưởng 50% mỗi năm vói tỷ suất doanh thu hoạt động 50%, tạo ra một thị phần gần 500 tỷ USD.

photo-2-1524335344154671069096.jpg

Tăng trưởng doanh thu-lợi nhuận của các công ty công nghệ cao năm 2017

Mô hình kinh doanh của Facebook cũng khiến nhiều công ty phải mơ ước:

- Không cần chi phí mua hàng (Người dùng cá nhân và doanh nghiệp cung cấp nội dung miễn phí)

- Không cần chi phí tiếp thị (Mạng lưới lan truyền và thông tin truyền miệng của người dùng thúc đẩy tăng trưởng)

- Không cần chi phí bán hàng (Hầu hết các quảng cáo đều được mua thông qua nền tảng đặt quảng cáo tự động)

Nếu được phụ trách một cỗ máy in tiền như này, bạn có muốn thay đổi mô hình kinh doanh của nó không?

Nhưng nếu Facebook cung cấp một dịch vụ giá trị cho hơn 2 tỷ người dùng thì tại sao công ty lại không thể thay thế mô hình tính phí người dùng? Tuy vậy, nhiệm vụ của Facebook được xác định là "giúp mọi người xây dựng một công đồng lớn mạnh và đưa thế giới đến gần nhau hơn". Với nhiệm vụ này thì Zuckerberg cho rằng chỉ có thể hoàn thành nếu cung cấp dịch vụ miễn phí.

Mark Zuckerberg cũng đã khuếch đại chủ đề này trong cuộc khẩu chiến gần đây của anh với Tim Cook. Bởi vì CEO Apple đã công khai trừng phạt Facebook trong việc bán quyền truy cập vào kho dữ liệu người dùng. Zuckerberg đã gọi những bình luận của Tim Cook là "cực kỳ khôn khéo và không phù hợp với sự thật". Mark cũng nói:

"Thực tế là nếu bạn muốn xây dựng một dịch vụ muốn kết nối tất cả mọi người trên thế giới thì sẽ có nhiều người không có khả năng chi trả. Do đó, giống như nhiều phương tiện truyền thông, việc có một mô hình hỗ trợ quảng cáo là cách duy nhất để dịch vụ tiếp cận mọi người. Tuy nhiên, nếu bạn muốn xây dựng môt dịch vụ không chỉ phục vụ cho người giàu có thì bạn cần có được thứ mà mọi người có thể mua được."

Lý do thực sự thứ hai khiến Facebook sẽ tiếp tục mô hình kinh doanh hiện tại: Các nhà quảng cáo sẵn sàng chi tiền cho Facebook để xâm chiếm quyền riêng tư của người tiêu dùng nhiều hơn rất nhiều so với số tiền người dùng sẵn sàng trả để bảo vệ quyền riêng tư của mình.

Chúng ta có thể xem xét một số thông tin. Vào năm 2017, doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU) tại khu vực Bắc Mỹ của Facebook là 84,41 USD. Để thay thế nguồn thu này bằng một dịch vụ không quảng cáo, Facebook sẽ phải tính phí mỗi người dùng ít nhất một khoản tiền tương đương với ARPU hiện tại. Có bao nhiêu thành viên của cộng đồng Facebook sẽ sẵn sàng trả số tiền này để nhận đặc quyền không nhìn thấy quảng cáo hay bị lộ thông tin trên Internet? Tôi nghĩ con số này không nhiều.

Trong một cuộc khảo sát người dùng Facebook ở Mỹ gần đây cho thấy, chưa đến 10% người dùng sẵn sàng trả tiền bằng mức ARPU hiện tại cho một dịch vụ không có quảng cáo. Như vậy, nếu Facebook tính phí người dùng tương đương ARPU, cộng đồng sẽ sụt giảm đáng kể. Kết quả là 10% người dùng sẽ phải trả phí gấp 10 lần ARPU hiện tại để bù đắp cho 90% người dùng từ bỏ nền tảng này. Liệu có ai chịu trả phí đến 1,000 USD cho một cộng đồng chẳng có bao nhiêu người dùng vì nó không có quảng cáo. Đúng như lời bình luận của ông chủ Facebook: "Điều đó nghe có vẻ vô lý với tôi!". Đó cũng là lý do thuyết phục để Facebook giữ nguyên mô hình kinh doanh hiện tại của mình.

Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về cam kết của Facebook với mô hình kinh doanh được quảng cáo hỗ trợ, hãy kiểm tra lời hứa của Facebook trên trang đăng ký cho người dùng mới: "Hoàn toàn miễn phí và sẽ luôn là vậy".

photo-3-15243353441581941192661.jpg

Trang đăng ký cho người dùng mới của Facebook

Nếu mô hình kinh doanh này của Facebook có lợi cho công ty và các cổ đông, vậy còn người dùng chúng ta thì sao? Những rủi ro xã hội trên Facebook cũng như các mạng xã hội khác vẫn rất lớn mà chúng ta chưa thể giảm thiểu hết rủi ro. Tôi sẽ cùng bạn khám phá những khía cạnh rắc rối nhất trong thế giới Facebook trong các bài viết tiếp theo.

Mai Lâm

Theo Nhịp Sống Kinh Tế/Forbes
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top