Mình thật ko hiểu môn học địa lý để làm gì

Mình luôn tak mắc rằng môn địa lí này không có tác dụng gì cả mà suốt ngày bài tập với bản đồ, theo mình thì nếu giảm tải chương trình phổ thông thì nên cắt môn này đi. Các bạn giúp mình mấy ý kiến với....???


Bạn tham khảo

Trước tiên cần phải xác định, Địa lý là chuyên ngành vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, thực hiện chức năng nghiên cứu các hợp phần tự nhiên, các quy luật và hiện tượng tự nhiên diễn ra trên bề mặt trái đất, mối tương tác giữa xã hội loài người và môi trường tự nhiên... Chuyên ngành Địa lý học gồm hai nhóm ngành học chính là Địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế xã hội, trong đó:

Địa lý tự nhiên: là phân ngành của địa lý chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu hệ thống hóa các mô hình và quá trình diễn ra trong thủy quyển, sinh quyển, khí quyển và thạch quyển để tìm ra bản chất về sự sắp xếp tự nhiên của Trái Đất, khí hậu cũng như các kiểu mẫu hệ thực vật và động vật của nó. Địa lý tự nhiên sử dụng các kiến thức của địa chất học trong nghiên cứu về phong hóa và xói mòn.

Địa lý kinh tế: là một chuyên ngành vừa thuộc kinh tế ứng dụng vừa thuộc địa lý học nhân văn có nhiệm vụ nghiên cứu về địa điểm, phân bố và tổ chức không gian của các hoạt động kinh tế, áp dụng các phương pháp nghiên cứu của cả kinh tế học và địa lý học nhân văn.

Các nhà địa lý làm công tác nghiên cứu tổng thể các điều kiện tự nhiên của các vùng, miền trên bề mặt Trái Đất; mối tương tác giữa hoạt động sống của con người với điều kiện tự nhiên; đặc điểm văn hoá và đời sống của các dân tộc, các tổ chức dân cư trên các vùng, miền khác nhau.

Nhà địa lý tuỳ theo từng ngành chuyên sâu mà họ theo đuổi sẽ có điều kiện làm việc khác nhau. Công việc của các nhà địa lý thường được đi xa, tới nhiều vùng đất khác nhau, gọi là công tác thực địa. Nhưng cũng có một số ít nhà địa lý không phải di chuyển hay đi xa nhiều, đó là những người làm trong các trạm thuỷ văn, khí tượng, hải văn, trạm nghiên cứu xói mòn...

Nhà địa lý thường xuyên được làm việc với các loại máy chuyên dụng để nghiên cứu thực trạng và biến động của các thành phần tự nhiên, các máy đo đạc để đo vẽ bản đồ; cũng có khi đi sâu tìm hiểu, tiếp xúc với nhiều tầng lớp dân cư, nhiều dân tộc khác nhau trên các vùng, miền khác nhau như những nhà báo, nhà xã hội học thực thụ.

=> Môn nào cũng có cái hay của nó, và vận dung là do mỗi người học
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Có lẽ dễ hiểu như thế này:

- Địa lí là con mắt của nhà quân sự: ví dụ bản đồ ddeer bắn bom, bắn tên lửa...
- Địa lí tạo niềm tin yêu thương quê hương đất nước : Ví dụ về vị trí địa lí, biển đảo, chống xâm lược, nếu như Trung Quốc bảo biển đông thuộc Trung Quốc, Việt Nam không còn thứ gì làm chứng bác bỏ thì coi như xong.
- Địa lí giúp con người hiểu thiên nhiên,cải tạo thiên nhiên: Ví dụ ở Hà Nội mai trời - 10 độ c, nếu không xem dự báo rất có thể ta lại mặc áo phông đi bơi
- Địa lí cũng giúp làm ăn kinh tế, như năm qui luật thị trường, giá cả...vvv
- ...Nhiều nhiều thứ nữa
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
mink cũng thấy thế có đầy bài tập, tính toán đo đạc vẽ vời đau hết cả đầu, như tớ bik thì địa xếp cho ban c, vậy địa khác các môn sử, văn và toán lí hóa những điểm nào khi mà các môn đều đã có?
 
Tại sao em lại mặc áo cộc, áo dài tay, áo thể thao, áo đẹp, áo xấu...??

Mỗi môn học ra đời đều có ý nghĩa có nó. Đó là kho tàng kiến thức của nhân loại, của dân tộc mà không có em sẽ...chẳng phải là con người. Cũng như cái áo, kiến thức em có thể lựa chọn, tuy nhiên, có những kiến thức em không được phép lựa chọn, đó là kiến thức cơ bản. Tại sao không được lựa chọn ? Bởi vì đến 18 tuổi là kết thúc tuổi để học kiến thức cơ bản, bắt đầu chuyển sang kiến thức chuyên sâu, hoặc là làm việc.

Nếu em muốn lựa chọn là sau năm 18 tuổi kia, ít nhất là thế. Và, sau 18 tuổi ấy, thứ em học sẽ chẳng phải là một bộ phim tình lãng mạn của Hàn Quốc, mà cũng chẳng phải một bộ phim hành động rất cuốn hút Mỹ... Thứ em học là thứ để em làm việc nhẹ nhàng hơn, có đầu óc - chất xám hơn.

Cái chất xám ấy có nền tảng từ các môn cơ bản, đặc biệt là môn chuyên sâu, hay con gọi là chuyên môn của em đấy. Việc học chuyên môn nó cũng lắm mồ hôi và nước mắt lắm đấy. Cuộc sống chẳng có gì là dễ dàng cả, CÁI GÌ CŨNG CÓ CÁI GIÁ CỦA NÓ CẢ.

Em nghĩ sao khi bây giờ khi em không biết đường đi lối lại ? Địa lí đấy.
Em không biết thời tiết diễn biến ra sao, ảnh hưởng khu vực nào ? Bão đang đến đâu ? Địa lí đấy ( và nhiều ngành liên quan nữa).

Em đừng có đùa. Thế hệ các em đã lười lại còn hay đòi hỏi.

Người Nhật họ được đào tạo, và ý thức tự giác, hi sinh hơn các em gấp trăm vạn lần đấy. Các em đang bị du ngủ, chây lười quá mức rồi.


Những ý nghĩa, hiện tượng đó các em không nhận biết được hay sao ? Còn mê muội đến thế sao ?
 
Tại sao em lại mặc áo cộc, áo dài tay, áo thể thao, áo đẹp, áo xấu...??

Mỗi môn học ra đời đều có ý nghĩa có nó. Đó là kho tàng kiến thức của nhân loại, của dân tộc mà không có em sẽ...chẳng phải là con người. Cũng như cái áo, kiến thức em có thể lựa chọn, tuy nhiên, có những kiến thức em không được phép lựa chọn, đó là kiến thức cơ bản. Tại sao không được lựa chọn ? Bởi vì đến 18 tuổi là kết thúc tuổi để học kiến thức cơ bản, bắt đầu chuyển sang kiến thức chuyên sâu, hoặc là làm việc.

Nếu em muốn lựa chọn là sau năm 18 tuổi kia, ít nhất là thế. Và, sau 18 tuổi ấy, thứ em học sẽ chẳng phải là một bộ phim tình lãng mạn của Hàn Quốc, mà cũng chẳng phải một bộ phim hành động rất cuốn hút Mỹ... Thứ em học là thứ để em làm việc nhẹ nhàng hơn, có đầu óc - chất xám hơn.

Cái chất xám ấy có nền tảng từ các môn cơ bản, đặc biệt là môn chuyên sâu, hay con gọi là chuyên môn của em đấy. Việc học chuyên môn nó cũng lắm mồ hôi và nước mắt lắm đấy. Cuộc sống chẳng có gì là dễ dàng cả, CÁI GÌ CŨNG CÓ CÁI GIÁ CỦA NÓ CẢ.

Em nghĩ sao khi bây giờ khi em không biết đường đi lối lại ? Địa lí đấy.
Em không biết thời tiết diễn biến ra sao, ảnh hưởng khu vực nào ? Bão đang đến đâu ? Địa lí đấy ( và nhiều ngành liên quan nữa).

Em đừng có đùa. Thế hệ các em đã lười lại còn hay đòi hỏi.

Người Nhật họ được đào tạo, và ý thức tự giác, hi sinh hơn các em gấp trăm vạn lần đấy. Các em đang bị du ngủ, chây lười quá mức rồi.


Những ý nghĩa, hiện tượng đó các em không nhận biết được hay sao ? Còn mê muội đến thế sao ?



bạn này,cộc tay dài xấu thì liên quan gì ?
Vậy nha
nếu môn địa quan trọng vậy sao không học mổi môn địa thôi?
 
em nghĩ là nếu bỏ được thì đã bỏ từ lâu,có lẽ nên cắt bớt lí thuyết thì tốt hơn...hihi đó là em nghĩ vậy thôi mọi người đừng chém em
 
Xem ra vẫn chưa có câu thỏa đáng. Nếu như môn địa lí có nhiều lợi ích vạy sao không thể gọi là các môn chính như toán và văn chẳng hạn?
 
bạn này,cộc tay dài xấu thì liên quan gì ?
Vậy nha
nếu môn địa quan trọng vậy sao không học mổi môn địa thôi?

Theo nhận định của tôi thì môn địa mang tính tổng quát cho mọi lĩnh vực trên thế giới (Kinh tế - Xã hội - Quân sự - Khoa học-...), nhưng để có thể hiểu cụ thể từng lĩnh vực thì không chỉ là học mỗi môn địa lí mà còn phải học thêm các môn liên quan đến chuyên ngành đó, rồi từ các ngành đó lại chia thành nhiều ngành khác. Ví dụ như: Toán - Lí - Hóa ---> Khoa học---> Vật lí hạt nhân, Địa chất,... . Thế là một thắc mắc đã xong!

Còn theo thắc mắc này thì:

Xem ra vẫn chưa có câu thỏa đáng. Nếu như môn địa lí có nhiều lợi ích vạy sao không thể gọi là các môn chính như toán và văn chẳng hạn? .

Dù rằng nó có lợi nhưng nó vẫn chưa thực sự được chấp nhận là vì: Căn bản nó chỉ giúp chúng ta hiểu khái quát về một lĩnh vực, nhưng không thể đem chúng ta tới chiều sâu, đỉnh cao của một lĩnh vực cụ thể, nhưng nó lại là cơ sở để hình thành nên các lĩnh vực khác. Muốn nâng cao được trình độ thì phải bắt đầu từ CĂN BẢN, cũng như muốn giỏi một/nhiều lĩnh vực cụ thể thì cần nắm vững cái cơ bản - Địa lí.

Nếu bạn nghĩ rằng những người giỏi các lĩnh vực cụ thể không giỏi về địa lí thì đó là sai lầm. Vì dù họ ít/không học kiến thức địa lí trong sách vở, nhưng kiến thức thực tiễn (Nhờ sự ra đời, sự trải nghiệm,...) thì chắc gì các mọt sách đã bằng họ

Tôi đồng ý với ý kiến của bạn ThangLongVN, đó là sống theo cách của người Nhật Bản (Chịu khó - Kỉ luật - Tiến bộ), làm trước nói sau.

Tôi cũng chẳng học giỏi lắm, cũng như những người bình thường, nhưng ít nhất tôi cũng hiểu được giá trị của từng môn học. Đành rằng nó đều có hai mặt, nếu biết tận dụng thì nó chỉ có lợi, không có hại.

P/s: Tôi thật sự được học hỏi nhờ sự góp ý của các thành viên trong diễn đàn.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Theo nhận định của tôi thì môn địa mang tính tổng quát cho mọi lĩnh vực trên thế giới (Kinh tế - Xã hội - Quân sự - Khoa học-...), nhưng để có thể hiểu cụ thể từng lĩnh vực thì không chỉ là học mỗi môn địa lí mà còn phải học thêm các môn liên quan đến chuyên ngành đó, rồi từ các ngành đó lại chia thành nhiều ngành khác. Ví dụ như: Toán - Lí - Hóa ---> Khoa học---> Vật lí hạt nhân, Địa chất,... . Thế là một thắc mắc đã xong!

Còn theo thắc mắc này thì:



Dù rằng nó có lợi nhưng nó vẫn chưa thực sự được chấp nhận là vì: Căn bản nó chỉ giúp chúng ta hiểu khái quát về một lĩnh vực, nhưng không thể đem chúng ta tới chiều sâu, đỉnh cao của một lĩnh vực cụ thể, nhưng nó lại là cơ sở để hình thành nên các lĩnh vực khác. Muốn nâng cao được trình độ thì phải bắt đầu từ CĂN BẢN, cũng như muốn giỏi một/nhiều lĩnh vực cụ thể thì cần nắm vững cái cơ bản - Địa lí.

Nếu bạn nghĩ rằng những người giỏi các lĩnh vực cụ thể không giỏi về địa lí thì đó là sai lầm. Vì dù họ ít/không học kiến thức địa lí trong sách vở, nhưng kiến thức thực tiễn (Nhờ sự ra đời, sự trải nghiệm,...) thì chắc gì các mọt sách đã bằng họ

Tôi đồng ý với ý kiến của bạn ThangLongVN, đó là sống theo cách của người Nhật Bản (Chịu khó - Kỉ luật - Tiến bộ), làm trước nói sau.

Tôi cũng chẳng học giỏi lắm, cũng như những người bình thường, nhưng ít nhất tôi cũng hiểu được giá trị của từng môn học. Đành rằng nó đều có hai mặt, nếu biết tận dụng thì nó chỉ có lợi, không có hại.

P/s: Tôi thật sự được học hỏi nhờ sự góp ý của các thành viên trong diễn đàn.

Nếu môn địa thiết thục vậy tại sao học sinh như chúng ta lại học kiểu chống đối là chính, có khi nào dành thời gin học nó đâu? hiện tượng này là sao?
 
Theo ngu ý của anh:
Chúng ta học chống đối vì:
- Chúng ta chưa thấy cái lợi từ việc học môn địa
- Do thầy cô bắt học là chủ yếu
- Học toàn lý thuyết học vẹt và nhàm chán
 
Nếu biết: Không có kết quả - Mà sao vẫn cứ yêu -- (^^)

Nếu biết: Trước sau gì cũng chết - Sao không chết luôn đi -- (^^)

Nếu biết: Học có nhiều cái thừa - Sao không cam đảm mà bỏ học luôn đi - Nói với ba mẹ là con chán học, ghét học, muốn bỏ học ...

Haizz: Ở đây mà chém gió cái chuyện học để làm gì, học để thế nào, ... vì sao phải học .. chỉ tổ tốn thời gian, tốn công sức.

Câu hỏi này có lẽ hãy hỏi ngay ba mẹ của bạn - Những người đã sinh thành ra bạn xem ý kiến của ba mẹ bạn thế nào. Nếu như không có tác dụng thì người ta không phải đầu tư chất xám để viết SGK, không phải các cuộc họp để cải cách chương trình, cập nhật ..

Thôi. dừng lại tại đây, mình vừa bị mất 1 phút vì cái thứ chẳng đâu vào đâu cả.
 
Một chủ đề rất hay, bạn Trang Love thân!

Môn địa lý bắt đầu từ lớp 4 - theo tôi nhớ là như thế - và kết thúc ở lớp 12. Nếu bạn nào hứng thú thì lên ĐH học tiếp.

Cuối năm lớp 3, tôi nghe các anh chị lớp trên bảo là "lớp 4 môn tự nhiên xã hội sẽ phân ra làm 3 môn là Khoa học, Địa lý, Lịch sử". Nghe thấy thế tôi vui lắm, nhất là môn Địa lý, vì có nhiều tranh, ảnh ... nhìn thích cả mắt

Nhưng mọi thứ đã xảy ra không như tôi nghĩ. Thầy đọc trò chép và khi kiểm tra ta chép lại những gì thầy đọc ....

Mặc dù vậy, nhưng tôi không thể phủ nhận những điều hay trong môn học này. Tôi biết cách xác định vị trí vật thể, nhận xét số liệu, cách trình bày biểu đồ cho người khác hiểu ... Cái đó rất cần thiết, bạn đồng ý với tôi chứ?

Tuy nhiên, vì khối lượng môn học quá nhiều, địa lý nào phải "đại gia"? toán lý hóa văn anh mới là "ông lớn" chiếm hết thời gian của bạn, thế nên học đối phó là chuyện quá bình thường. Vì bạn còn phải thi đại học với 3 môn chính, tôi hiểu điều đó!

Chúc bạn học tốt! Đừng ức chế địa lý nữa nhé! Môn học đó rất hay, chỉ có điều là nhiều kiến thức + bài tập quá thôi.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tôi lại thấy môn địa lí là môn học rất hay đấy chứ! Bạn này chắc có lẽ học yếu môn địa lí nên quay ra nói như vậy thôi. Thế giới rất rộng lớn, ngoài vùng đất mà ta đang sinh sống trên thế giới còn rất nhiều vùng đất và đất nước khác mà ta cần phải biết. Nếu bạn nói tôi chỉ cần biết nơi tôi đang sống, không cần biết những nới khác thì xin chịu thua. Môn địa lí ngoài việc giúp chúng ta tìm hiểu thế giới xung quanh còn giúp ta tìm hiểu nhiều điều thú vị khác.
 
Mình thì thấy môn nào cũng quan trọng hết, mỗi môn nó có một đặc thù và ưu khuyết riêng nhưng mục đích cuối cùng vẫn là tạo cho người học có một lượng kiến thức cơ bản về lĩnh vực mà môn học đó mang lai, tuy nhiên tốt xấu là do con người mà thôi, những ai phát huy triệt để thì ok và dĩ nhiên ngược lại là chưa tốt, mình cũng không giỏi hay giang gì nhưng với mình thì môn nào cũng vậy, chỉ sợ bản thân không đủ sức để tìm tòi và học hỏi thôi :tongue-new:
 
Bản thân môn địa không có lỗi, mà lỗi nằm ở con người. Người viết sách giáo khoa thì không khoa học, lan man, dàn trải, vừa thừa vừa thiếu (thừa lý thuyết suông nhưng lại thiếu đi tính thực tiễn) không cô đọng, làm cho lượng kiến thức tăng lên, làm gánh nặng cho cả giáo viên và học sinh. Từ đó, dẫn tới giáo viên thì chỉ dạy để chạy cho kịp chương trình, do đó không thể mở rộng, liên hệ thực tế để cho học sinh thấy được sự thiết thực của môn học trong cuộc sống, làm cho địa lý trở thành môn học khô khan. Học sinh thì bị nhồi nhét kiến thức, học vẹt, học chỉ vì điểm số chứ không phải vì hứng thú.

Địa lý là một môn học tổng hợp (vừa có cả toán, lý, hóa, sinh, văn, sử,...ở trong đó) nên nó vừa khó lại vừa dễ. Khó vì nó quá rộng và yêu cầu tính logic cao. Nhưng nó lại dễ đối với ai biết liên hệ địa lý với thực tế, luôn đặt ra cho mình những câu hỏi "Tại sao?"

Bản chất của địa lý là một môn tự nhiên chứ không phải xã hội. Địa lý tự nhiên là một trong những ngành khoa học ra đời sớm nhất, với mục đích ban đầu chỉ là để xác định vị trí và dò tìm phương hướng. Nhưng xã hội ngày càng phát triển, nên tính xã hội của địa lý ngày càng tăng lên, với mục đích là nhận biết, khai thác môi trường xung quanh để phục vụ cho chính con người.

Có bạn hỏi tại sao địa lý quan trọng mà học sinh lại chỉ học đối phó? Không dành nhiều thời gian cho nó? Nguyên nhân thì có nhiều lắm, nhưng điều cơ bản chính là vì người ta đã xem địa lý chỉ đơn thuần là môn xã hội mà thôi. Học sinh khi đăng kí chọn trường đại học sau này thường sẽ chọn những ngành có cơ hội việc làm cao. Nhưng địa lý lại bị xếp vào khối C - khối xã hội (mà ai cũng biết, khối này thì cơ hội việc làm rất thấp). Do đó, phần lớn học sinh (những bạn không thi khối C) chỉ xem môn địa là môn phụ. Và đã là môn phụ thì chỉ cần có điểm cho qua, dành nhiều thời gian cho nó làm gì?

Ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của địa lý có lẽ các bạn trên đã nói quá rõ rồi. Ở đây, Gis chỉ muốn nhấn mạnh "Tại sao lại phải học địa lý trong trường phổ thông?" Vì những tri thức địa lý là kiến thức cơ bản của rất nhiều chuyên ngành sau này như: khí tượng, địa sinh học, địa hóc học, địa tin học, tài nguyên môi trường, địa chất, quản lý đất đai, các lĩnh vực của kinh tế, lịch sử, chính trị, du lịch, xã hội học....chỉ chừng đó thôi cũng đủ để thấy địa lý quan trọng như thế nào!
 
Thật nguy hiểm nếu bạn không biết xem bản đồ. Vì dù, có dùng Google Map hay các bản đồ định vị thì bạn vẫn cần kỹ năng địa lí.

Địa lí là môn học tồn tại từ xa xưa, không kém gì văn học. Và chính nhờ địa lí mà thế giới được khám phá rộng lớn như ngày nay.

Còn đơn giản, thật tội nghiệp nếu bạn không nhớ đường về quê ^^
 
với mình thì môn địa thế nào cx đc nhưng mình ghét nhất học địa mà giáo viên quăng cho cái đề cương để rồi tự làm tự sửa làm cho mình thấy phiền nhất khi mà giờ có rất nhiều thứ cần phải học rồi mà giờ lại lòi thêm việc phải tự làm tự sửa đề cương địa thì mình nói thật làm mình hận luôn cái môn này lẫn giáo viên
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top