Ma quỷ, linh hồn con người ... có tồn tại hay không ?

  • Thread starter Thread starter T-Rex
  • Ngày gửi Ngày gửi

T-Rex

New member
Xu
0
MA QUỶ, LINH HỒN CON NGƯỜI... CÓ TỒN TẠI KHÔNG?

Linh hồn là khái niệm của tôn giáo dùng để chỉ lực lượng phi vật chất tồn tại vĩnh viễn, độc lập với thể xác và ở thế giới bên kia. Trong triết học duy tâm, khái niệm LH được đồng nhất với một yếu tố nào đó của ý niệm. Theo Platôn (Platôn), muốn có tri thức chân thật, phải có sự hồi tưởng của LH nhớ lại thế giới ý niệm; LH đã quan sát thế giới ý niệm trước khi trú ngụ ở thân thể (thân thể chết đi, LH thì bất diệt). Còn nhị nguyên luận coi LH là cái khởi đầu và cùng tồn tại với thể xác. Đêcac R. (R. Descartes) cho rằng có hai bản nguyên đối lập nhau cùng tồn tại: 1) Nhục thể tức là vật chất mà thuộc tính là quảng tính. 2) LH tức là tinh thần mà thuộc tính là tư duy. Đôi khi khái niệm LH được dùng đồng nghĩa với khái niệm tâm lí (tâm hồn). Chủ nghĩa duy vật siêu hình coi LH là cái thứ hai phụ thuộc vào thể xác nhưng lại quy LH hay hoạt động tâm lí vào những quá trình cơ giới sơ đẳng hoặc những quá trình lí - hoá. Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm LH chính là ý thức. Vật chất là cái có trước, độc lập với ý thức. Ý thức là sản phẩm của bộ óc con người và là sự phản ánh thế giới vật chất. Ý thức phụ thuộc vào vật chất, nhưng đồng thời cũng có vai trò tích cực trở lại đối với vật chất

Ma là một khái niệm trừu tượng, một phần phi vật chất của một người đã chết (hay hiếm hơn là một động vật đã chết). Theo quan niệm của một số tôn giáo và nền văn hóa, con người gồm thể xác (mang tính chất vật chất) và linh hồn (mang tính chất phi vật chất). Khi thể xác chết, linh hồn xuất khỏi thể xác. Nếu linh hồn đó không có cơ hội đầu thai hoặc nơi trú ngụ chung với các linh hồn khác mà tương tác với cõi thực có con người sẽ gọi là "ma", "hồn ma", "quỷ"; nhưng nếu các phần phi vật chất đó tương tác với cõi thực của con người theo tình cảm, theo trách nhiệm được giao của các tôn giáo thì lại gọi là "hồn", "linh hồn", "thánh", "thần", "thiên sứ". Phật giáo gọi linh hồn người mới mất là hương linh.


Thực tế thì khi nói đến ma người ta chỉ nghĩ đến những vật thể phi hình dáng, khó làm hại người. Nhưng khi nói đến "quỷ", thì đó là một khái niệm đáng sợ. Trong chuyện kể dân gian các nước thường lưu truyền những câu chuyện về quỷ từng giết và ăn thịt người rất hãi hùng dễ sợ. Ma quỷ có thể nhập vào người sống.


Không có cơ sở xác quyết là có ma một cách chắc chắn và khoa học cho đến nay. Nhưng tùy vào từng người, lứa tuổi, tôn giáo, chủng tộc mà họ tin là có ma hay không. Nói chung phụ nữ, trẻ em, người già, vùng nông thôn thì thường dễ tin là có ma hơn các đối tượng khác.


Ma thường được miêu tả là một dạng người (mặc dù cũng hiếm khi đề cập tới ma động vật), nhưng miêu tả thông thường là "trắng bạc", "cái bóng lờ mờ", "nửa trong suốt", hay "tựa như sương mù", "đống đen thùi lùi". Ma không có cơ thể sống như con người. Xã hội của ma theo nhiều người là "âm phủ" còn chỗ ở của ma là cái mộ (sống cái nhà thác cái mồ) vì vậy họ xây dựng nhà mồ rất đẹp có nhiều nghĩa địa khang trang như một thành phố [1] nhưng ma cũng có thể vương vất ở những nơi tăm tối, vắng vẻ nơi có liên quan đến họ khi còn sống. Theo quan điểm một số người thì chỉ có người có "duyên" với linh hồn đó mới có thể nhìn thấy linh hồn hoặc chỉ những người có khả năng đặc biệt còn gọi là các nhà ngoại cảm là có thể thấy và tương tác với linh hồn hoặc ma. Nhiều người cho rằng ma có khả năng biết tất cả nhưng gì người sống nghĩ, có khả năng biết được các việc đã, đang và sắp xảy ra như kết quả xổ số (số đề) hoặc có khả năng tác động lên thể xác, lời nói của người sống như hiện tượng lên đồng, tác động lên cảm quan người sống như dắt người sống đi lạc vào bụi, xúi người sống ăn đất mà tưởng ăn bánh hoặc ma có thể tác động lên vật chất như tạo ra tiếng động, rung cây, xô lệch bàn ghế ...


Trong dân gian Trung Quốc, ma không có bóng và không được phản chiếu lên gương. Ngoài ra, đa số ma còn sợ ánh sáng Mặt Trời và các thần thánh. Do đó người ta thường dùng các loại bùa và dấu hiệu như bát quái, thánh giá, máu chó, tỏi, củ hành, cây dâu, cây đồng đình... để trừ ma. Tuy nhiên theo lời kể của một số người cho rằng họ đã từng thấy ma, các vật đó không tác dụng gì mà họ cũng chẳng giải thích được tại sao ma lại không biết sợ.


Tuy nhiên cũng có người cho rằng ma có thể là do các sóng hạ âm gây ra, gió biển mạnh thổi nhanh dọc theo các hành lang và tháp canh của những lâu đài và biệt thự cổ tạo ra các sóng hạ âm được cho là nguyên nhân gây ra hiện tượng thường thấy ma ở các nơi này


Theo một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng : linh hồn hay lí trí là có thật và nó tồn tại độc lập với cơ thể và hiện giờ một số trường hợp cho thấy rằng lí trí hok nằm ở não bộ, vì một số người đã chết có thể thấy dc mình bị phân ra như thế nào, thấy dc một số sự việc trong wá khứ lúc mình còn rất bé hok thể nào nhớ được ( theo như một người chết dc 3 ngày đã sống lại trong lúc đem xác ra chuẩn bị mổ kể lại) nhưng hiện giờ người ta vẫn chưa trả lời dc một câu hỏi là : vậy lí trí nằm ở đâu ?!


Một số thí nghiệm khác lại cho thấy khi người ta tắt thở thì cơ thể đều mất đi cùng một khối lượng rất nhỏ như nhau .

Những việc như thế này cho chúng ta thấy rõ rằng những vần đề liên wan tới linh hốn, lí trí là hoàn toàn có thật, không nên coi thường.


Nguồn: Sưu tầm*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Hồi nhỏ thì mình không tin là có ma quỷ hay linh hồn trên đời nhưng khi biết cô Phan Thị Bích Hằng và những việc cô đã làm thì mình tin là điều đó có thật
 
Vậy câu hỏi black đặt ra là "có Chúa trời không?"
black từng xem 1 chương trình trên TV, các nhà khoa học ở châu Âu - nơi có đa số người dân theo đạo Thiên Chúa, và đương nhiên là các nhà khoa học đó cũng theo đạo Thiên Chúa - đã chứng minh là những ai bị bệnh động kinh càng nặng thì khả năng trông thấy Chúa càng lớn, và Chúa chỉ là sản phẩm tưởng tượng của con người chứ không có thật.
 
mình nghĩ hiện tượng bóng đề ko 5' là do ma quỷ j đâu. đó là ht mộng mị thôi. do ta qua scawng thẳng sau một ngày . nếu ai bị bóng đè thì đừng có cố gắng cử động mà hít thở thật sâu. người thoải mái như thế sẽ hết . đó là kinh nghiệm từ bạn mình ,mình thì bị 1 lần rồi. còn ma thì mình chắc chắn là có. nhưng ko có thế giớ sau đâu ,(có nghĩa là ko có hóa kiếp mình hỏi bác mình thế)"bác mình đã mất"
 
Nguyên nhân bóng đè:
Có phải là do ma làm, yếu bóng vía hay do bị bệnh tim?
-Nguyên nhân hàng đầu gây bóng đè là do căng thẳng tâm lý. Chính xác hơn thì lý do có thể là do cơ thể bị thiếu ôxy, bị ngạt, bị đau...
-Đọc truyện, xem phim, học quá khuya, stress, làm việc quá sức,… khiến cho thần kinh mệt mỏi cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng bóng đè.
-Phòng ngủ quá kín, không khí ngột ngạt, tư thế ngủ nằm ko ngay ngắn (nằm cong, sấp, đặt tay lên ngực, mặc đồ hơi chật,…), khi ngủ vẫn có ánh sáng chiếu vào mắt
-Người có bệnh về hô hấp, tim mạch, hen suyễn, viêm mũi, viêm xoang… những bệnh ngăn cản quá trình đưa ô-xy lên não.
-Người hay sợ vô cớ hoặc quá giàu trí tưởng tượng, hay tưởng tượng những hình bóng kinh dị trong lúc ngủ là tuýp người dễ bị bóng đè tấn công.

Ngoài ra, theo 1 số tài liệu, bóng đè là do hiện tượng từ trường của trái đất. Nếu ngủ ở tầng 1 và nằm giường không đúng hướng thì sẽ bị bóng đè. Vì vậy ngủ ở tầng 2 sẽ ít bị hơn còn giường thì tốt nhất là kê theo hướng Bắc Nam.

cách khắc phục hiện tượng bóng đè

Khắc phục:
-Thời gian ngủ: Nếu bạn ngủ trưa đến khoảng 16 giờ chiều rất dễ bị bóngđè. Lý do, ngủ trưa thường bị ánh sáng và mọi yếu tố xung quanh tácđộng khiến giấc ngủ không sâu. Bạn ngủ quá lâu đến khoảng xế chiều cóthể lâm vào tình trạng mệt mỏi, nửa thức nửa ngủ… tạo điều kiện chobóng đè ghé thăm.
-Hướng điều trị chủ yếu nên thay đổi lối sống, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý; tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí,…. đi dã ngoại, pic-nic,… Có thể đi bộ buổi tối, trước khi đi ngủ tắm nước ấm,… giúp cho giấc ngủ sâu.
-Không hoạt động quá khuya, nên ngủ sớm dậy sớm.
-Tập 1 vài động tác hoặc nghe 1 bài hát nhẹ trước khi đi ngủ.
-Không để nhiều hoa tươi trong phòng ngủ, mở cửa sổ hay dùng quạt thông gió để lưu thông không khí.
-Không dùng chất kích thích như cà phê, chè đặc… trước khi đi ngủ. Đảm bảo ngủ đúng giờ và đúng giấc.
Trong trường hợp đã áp dụng đủ cách thay đổi nhưng vẫn thường xuyên bịbóng đè khi ngủ, bạn nên đến khoa tim mạch hoặc khoa thần kinh để kiểmtra sức khỏe.
-Kinh nghiệm bản thân: Khi gặp những hiện tượng trên chúng ta nên thả lỏng tay và chân, và tâm lý bình tĩnh thì hiện tượng bóng đè sẽ tự động biến mất. Đừng nên kháng cự vô ích, bạn sẽ càng bị “đè” lâu hơn đấy!

Hy vọng sau bài viết này thì tớ và 1 số bạn ko bị bóng đè làm phiền nữa.
Chúc ngủ ngon!

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top