Tongthieugia
New member
- Xu
- 0
LÝ THUYẾT VỀ BẢN CHẤT CỦA VŨ TRỤ
Khi đăng bài của Quasa tôi cũng đã thực sự cân nhắc. Tôi thấy cần phải lí luận thêm về nghiên cứu mới sáng tạo này. Mong các bạn hãy cho ý kiến về một học thuyết kỳ lạ này.
Thân ái!- Tong Chien
Đây chỉ là những suy nghĩ cá nhân, đưa lên diễn đàn này mong được các cao nhân chỉ giáo. Xin được tạm gọi đây là "Lý thuyết về bản chất của vũ trụ ":
(Bản thân lý thuyết thực ra chỉ là sự đảo ngược cái nhìn của chúng ta về vũ trụ. Chúng ta luôn cho rằng bản thân chúng ta và những gì chúng ta cảm nhận được (vật chất) là thực, còn bây giờ thì ngược lại, vật chất chỉ là những hạt rỗng, còn chân không mới thực sự là một hạt cơ bản, đồng nhất và vô cùng cứng rắn).
Vật chất được cấu tạo như thế nào?
Đó là một câu hỏi làm trăn trở nhân loại từ xưa đến nay. Và chúng ta luôn nghĩ rằng vũ trụ phải được cấu tạo từ những hạt cơ bản, nhưng có lẽ chúng ta cũng luôn đồng ý với Geoffrey Chew rằng :
“ Một hạt cơ bản đích thực – tức là không hề còn có cơ cấu nội tại nào cả __ thì không thể là đối tượng của một lực nào, lực đó cho phép chúng ta phát hiện sự hiện hữu của nó. Chỉ duy việc biết đến sự hiện hữu của một hạt là đã nói được rằng hạt đó phải có một cơ cấu nội tại.”
Nguyên văn:
“A truly elementary particle – completely devoid of internal structure – could not be subject to any forces that would allow us to detect its existence. The mere knowledge of a particle’s existence, that is to say, implies that the particle possesses internal structure!” (1)
Và nó phải là hoàn toàn đồng nhất, mỗi mảnh vỡ của nó phải là chính nó nguyên vẹn không khác, nó không phụ thuộc vào không gian và thời gian.
Với đặc tính đó, hạt cơ bản đã không thể tồn tại trong thế giới của chúng ta, dù là trong thế giới hạ nguyên tử.
Vậy tại sao chúng ta luôn cho rằng nó phải là một hạt có kích thước nhỏ nhất ?
Tại sao nó không thể là một hạt có kích thước vô hạn, bao hàm và quy định tất cả các quy luật vận hành của vũ trụ ?
Và chỉ có cái vô hạn mới hàm chứa đầy đủ đặc tính của một hạt cơ bản.
Như vậy, vũ trụ chính là một thực thể vô hạn và đồng nhất, với một năng lượng nội tại vốn có được thể hiện ở dạng những dao động, trong đó vật chất chỉ là những tập hợp của những dao động nội tại của thực thể đó.
Vào thời Newton người ta đã tính được độ cứng cần thiết của vũ trụ để ánh sáng có vận tốc c
Nếu không có thí nghiệm của Michelson và Moley và thuyết tương đối của Einstein thì người ta đã có thể biết được phương thức để những “hạt vật chất cứng rắn” có thể di chuyển trong một môi trường cứng như vậy, bởi thực ra không có vật thể thực sự nào di chuyển , tất cả chỉ là hình ảnh của những dao động.
(Bản thân tôi đã thực hiện thành công thí nghiệm đo quang sai của tia sáng gắn trên hệ quy chiếu quả đất - có nghĩa là tính được vận tốc thực của quả đất so với vận tốc ánh sáng - và xin được công bố sau).
Độ cứng của vũ trụ là nguyên nhân tồn tại của những hằng số cơ bản , trong đó dễ thấy nhất là hằng số c
Chúng ta biết rằng năng lượng của mỗi tia sáng ( mỗi photon ) luôn không thay đổi trong quá trình lan truyền trong không gian. Như vậy, trên quan điểm vũ trụ là một thực thể đồng nhất liên tục, thì mỗi tia sáng là một xung dao động ngang đồng trục tạo thành một chuỗi những hạt rỗng nhỏ dần trên trục dao động tương ứng với biên độ dao động giảm dần của xung
Với phương thức như vậy, ánh sáng đã bảo toàn được năng lượng của nó trong quá trình truyền sóng.
Độ rỗng ® của chuỗi hạt rỗng tỉ lệ thuận với năng lượng dao động và tỉ lệ nghịch với độ cứng (k) của vũ trụ
r = [ E/k ] (chỉ là công thức gợi ý, chưa hoàn chỉnh)
Giới hạn đàn hồi của vũ trụ đã tạo nên giới hạn lớn (U) của những hạt rỗng và giới hạn của mật độ năng lượng (J)
Ở tại cùng một độ cứng của vũ trụ , với các mức năng lượng khác nhau các tia sáng luôn có cùng một tần số dao động và chỉ khác nhau về độ rỗng và độ dài xung .
Đó là bản chất của ánh sáng , và như vậy giao thoa kế của Michelson và Moley đã không có hiệu quả trong thí nghiệm trước đây (1887).
Hiện tượng chuyển đỏ quang phổ trong quan sát thiên văn không phải do hiệu ứng Doppler mà nó chứng tỏ rằng độ cứng của vũ trụ hiện đang gia tăng
Nếu như vậy, vật chất trong quá khứ tồn tại ở giới hạn mật độ năng lượng thấp hơn và đó lại là một yếu tố nữa khiến cho ánh sáng của quá khứ càng chuyển đỏ hơn.
(do đó, khi sử dụng độ sáng đặc trưng để đo khoảng cách từ trái đất đến các thiên hà, khoảng cách này đã bị tăng lên do độ sáng không chỉ giảm theo khoảng cách mà còn giảm mạnh theo thời gian, chính điều này đã dẫn đến sai lệch trong tính toán khối lượng của vũ trụ, và vật chất tối đã thực sự không tồn tại ).
Điều gì sẽ xảy ra khi độ cứng của vũ trụ thay đổi ?
Trước hết ta hãy xem xét cấu trúc của những neutron, proton…cùng với bản chất của những lực vận hành vũ trụ.
Mỗi Photon là một xung dao động cơ bản của vũ trụ
Áp lực dao động của chúng có thể cộng hưởng và tương tác với nhau, trong một số trường hợp, phương truyền sóng của photon có thể bị bẻ cong bởi cộng hưởng áp lực dao động (ff)
Khi vận tốc photon đủ nhỏ và ff đủ lớn , các photon sẽ bị cuộn xoắn lại bởi ff nội tại và trở thành những cấu trúc vật chất (…), trong đó, mỗi photon trở thành một tia cấu tạo của cấu trúc đó, vận tốc của nó © trở thành vận tốc cấu tạo (Z) của cấu trúc .
Chu kỳ cấu tạo là đơn vị thời gian nội tại của cấu trúc.
Ở trạng thái chuyển động, chu kỳ cấu tạo dãn ra do tia cấu tạo phải thực hiện thêm chuyển động
v . t’ = t / ( 1 – V2/Z 2)1/2
Vector v là vận tốc thực của vạn vật trong vũ trụ, và cũng là bản chất của hiện tượng quán tính và định luật bảo toàn
Thí nghiệm nổi tiếng về quả lắc của Léon Foucault là một minh chứng cho lý thuyết này
Áp lực dao động cũng hình thành những nếp dao động theo từng cấu trúc, và tạo nên lực cộng hưởng nếp dao động giữa các cấu trúc, lực này tỉ lệ thuận với độ lồi lõm của những nếp dao động, do đó nó chỉ xuất hiện trong phạm vi bán kính rất nhỏ của cấu trúc. đó là lực liên kết hạt nhân trong nguyên tử
Giới hạn của mật độ năng lượng không cho phép lực liên kết hạt nhân ép chặt các cấu trúc quá mật độ cho phép . đó là bản chất của lực yếuỞ phạm vi bán kính càng lớn , độ lồi lõm của những nếp dao động càng bị nhoè đi và năng lượng dao động chỉ thể hiện được độ rỗng của tập hợp.
Cộng hưởng áp lực ở khoảng cách lớn đã tạo nên lực hấp dẫn
Làm thế nào để một photon có thể đủ dài với một độ rỗng đủ lớn và một vận tốc đủ nhỏ để ff nội tại có thể cuộn xoắn chúng lại thành những cấu trúc như hiện nay ? Điều này chỉ có thể xảy ra khi những photon biến dạng trong quá trình giảm độ cứng của vũ trụ
Bắt đầu ở một độ cứng cực đại, năng lượng nội tại của vũ trụ hình thành những photon rất nhỏ và ngắn(giới hạn U rất nhỏ) , nhưng với một năng lượng rất lớn (giới hạn mật độ năng lượng J rất cao)
Và khi độ cứng của vũ trụ giảm dần, độ rỗng của những photon tăng dần, nhưng do giới hạn mật độ J giảm nên năng lượng dư thừa làm tăng chiều dài của photon , vận tốc của chúng cũng giảm dần
Vũ trụ lúc bấy giờ tràn ngập những tia sáng rất dài với mức năng lượng lớn nhất, cho đến khi độ rỗng của những photon đủ lớn và một vận tốc đủ nhỏ, chúng sẽ bị cuộn xoắn lại bởi ff khi tương tác với nhau và trở thành những neutron, lực liên kết hạt nhân hình thành cùng với lực hấp dẫn tập hợp những neutron lại với nhau thành những sao neutron khổng lồ. Tuy nhiên những thiên thể càng lớn thì mật độ trong lòng chúng càng giảm bởi giới hạn mật độ năng lượng không cho phép chúng tồn tại ở mật độ quá đậm đặc.
Vũ trụ trở nên tối tăm bởi hầu hết ánh sáng đã bị ngưng đọng thành những cấu trúc vật chất
Khi độ cứng của vũ trụ tiếp tục giảm, độ rỗng của những tia cấu tạo tăng lên, làm gia tăng lực liên kết hạt nhân
Mật độ năng lượng giảm xuống, năng lượng dao động thừa ra khiến cho neutron phân hoá thành P và E, giảm mật độ sít chặt của những tập hợp xuống giới hạn tồn tại cho phép, lực điện từ hình thành cùng với những nguyên tố rất nặng
Năng lượng dao động tiếp tục thừa ra và bức xạ thành những sóng điện từ tràn ngập vũ trụ (hiện tượng Quasar) cho đến khi độ cứng của vũ trụ ngừng suy giảm.
Do đó, khi nhìn về quá khứ của vũ trụ, điều chúng ta thấy được xa nhất chỉ là hiện tượng Quasar (vào cuối chu trình giảm độ cứng của vũ trụ).
Và như một dao động tuần hoàn, vũ trụ sẽ tiếp tục biến dịch theo một chu trình ngược lại , độ cứng của vũ trụ sẽ tăng dần, vận tốc của những tia cấu tạo sẽ gia tăng , cùng với độ rỗng của nó sẽ giảm dần .
Giới hạn mật độ năng lượng gia tăng khiến cho độ rỗng của những tia cấu tạo ngày càng dưới mức giới hạn , do đó chúng có khả năng hấp thụ năng lượng để gia tăng độ rỗng đến giới hạn mới (đây có thể là nguyên nhân hụt khối của quả cân chuẩn tại Viện hàn lâm khoa học Pháp khi sự gia tăng khối lượng của nó chậm hơn những quả cân ở bên ngoài do điều kiện bảo quản).
Lực liên kết hạt nhân ngày càng nhỏ , những nguyên tố nặng phân rã dần, những thiên thể bùng nổ thành những sao sáng, những nguyên tố nhẹ hơn được hình thành
Trong một nhóm nguyên tố nặng , khi một nguyên tử phân rã hạt nhân, năng lượng bức xạ được các nguyên tử kế bên hấp thụ một phần , do đó làm gia tăng độ rỗng của những tia cấu tạo và lực liên kết hạt nhân của những nguyên tử này, giúp chúng vượt qua thời điểm phân rã và tồn tại thêm một thời gian nếu không bị bắn phá nhưng chúng sẽ tiếp tục phân rã khi lực liên kết hạt nhân yếu dần trong quá trình tăng độ cứng của vũ trụ . đó là nguyên nhân của chu kỳ bán rã của những nguyên tố phóng xạ .
Những tia sáng mới được tạo ra với mức năng lượng ngày càng lớn ( do được bức xạ từ những cấu trúc đã hấp thụ thêm năng lượng ), trong khi những tia sáng cũ lan truyền trong không gian với độ rỗng ngày càng giảm (chuyển đỏ) và ánh sáng của mặt trời sẽ mang đến trái đất ngày càng nhiều năng lượng hơn làm cho trái đất ngày càng nóng lên.
Tất cả các nguyên tố sẽ phân rã dần cho đến khi chỉ còn lại Hydro và những neutron
Vận tốc của ánh sáng và của những tia cấu tạo ngày càng tăng cùng với độ rỗng ngày càng giảm cho đến khi lực cộng hưởng dao động không đủ mạnh để giữ tia cấu tạo tồn tại trong cấu trúc, tất cả đều trở thành ánh sáng tràn ngập không gian, những tia sáng, đến lượt chúng cũng nhỏ dần với vận tốc cực lớn và dần dần biến mất, thời gian và không gian không còn nữa, vũ trụ trở thành một cõi tịch lặng vĩnh hằng.
Tuy nhiên với một nguồn năng lượng vô hạn đang tiềm ẩn, vũ trụ sẽ tiếp tục biến dịch với một chu trình ngược lại sau khi đã đạt đến một độ cứng tới hạn .và những tia sáng sẽ lại được hồi sinh trở lại
Xu hướng hấp thu và tích luỹ năng lượng của sự sống có nguồn gốc sâu xa trong xu hướng nội tại của cấu trúc vật chất trong chu trình gia tăng độ cứng của vũ trụ : các tia cấu tạo không ngừng hấp thu năng lượng để đạt mức giới hạn mật độ năng lượng đang liên tục gia tăng của vũ trụ .
Trên xu hướng đó những tập hợp phức tạp dần được hình thành và tạo nên sự sống như ngày nay trên trái đất.
Khi một dao động hình thành tại một điểm trong không gian cũng có nghĩa là nó đã hình thành tức thời trong suốt bề dày vô hạn của không gian theo chiều co dãn của dao động tại điểm đó.
Và do đó mỗi một vật thể, một bông hoa, một hạt bụi đều luôn luôn hàm chứa trong nó cái vô hạn của vũ trụ.
Mỗi cá thể luôn là một bộ phận của cá thể khác .
Tất cả chúng ta đều có chung một thân thể, đó là cái thực thể vô hạn bất sinh bất diệt đang biến dịch tuần hoàn vớí một nhịp điệu bất tận không có khởi đầu và kết thúc.
-------------
(1) G.F.Chew, Impasse for the elementary particle concept, the great ideas today (William Benton, Chicago,1974),99.
Bài nghiên cứu của học giả Quasa