Hai Trieu Kr
Moderator
- Xu
- 28,899
Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử (nguyên tử kim loại dễ bị oxi hóa thành ion dương): M → Mn+ + ne. Với các kim loại không tan trong nước, kim loại hoạt động đẩy được kim loại kém hoạt động ra khỏi dung dịch muối của chúng theo quy tắc α. Kim loại có tính chất vật lí chung là dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. Kim loại là một chương quan trọng hóa 12. Sau đây, là câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết kim loại tổng hợp.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.
D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được.
Câu 2: Kim loại có các tính chất vật lí chung là
A. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi.
B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.
C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim.
D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng.
Câu 3: Kim loại có tính chất vật lí chung là dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo và có ánh kim. Nguyên nhân của những tính chất vật lí chung của kim loại là do trong tinh thể kim loại có
A. nhiều electron độc thân. B. các ion dương chuyển động tự do.
C. nhiều ion dương kim loại. D. các electron chuyển động tự do.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Au.
B. Kim loại cứng nhất là Cr.
C. Kim loại nặng nhất là Os.
D. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.
Câu 5: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác, ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là
A. Cr. B. Pb. C. Hg. D. W.
Câu 6: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là
A. Hg. B. Cs. C. Al. D. Li.
Câu 7: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là
A. vôi sống. B. lưu huỳnh. C. muối ăn. D. cát.
Câu 8: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Pb. B. W. C. Hg. D. Au.
Câu 9: Dãy nào sau đây bao gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần về tính dẫn nhiệt
A. Fe, Al, Cu, Ag.
B. Ag, Cu, Fe, Al.
C. Cu, Fe, Al, Ag.
D. Fe, Al, Ag, Cu.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.
B. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
C. Các kim loại đều chỉ có một số oxi hóa duy nhất trong các hợp chất.
D. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn.
Câu 11: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu hơn Mg
A. Na. B. Ca. C. K. D. Fe.
Câu 12: Dãy kim loại nào dưới đây tác dụng được với dung dịch HCl
A. Hg, Ca, Fe. B. Au, Pt, Al. C. Na, Zn, Mg. D. Cu, Zn, K.
Câu 13: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Fe, Cu, Mg. B. Al, Mg, Ba. C. Ba, Na, Ag. D. Na, Al, Cu.
Câu 14: Cho dãy các kim loại: Na, K, Fe, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 15: Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Ag?
A. Fe(NO3)2. B. HNO3 đặc. C. HCl. D. NaOH.
Câu 16: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. Al + Ag+ →.
B. Fe + Fe3+ →.
C. Zn + Pb2+ →.
D. Cu + Fe2+ →.
Câu 17: Khi cho Na vào dung dịch CuSO4 thấy
A. có khí bay ra và có kết tủa màu xanh lam.
B. có khí bay ra và có kết tủa Cu màu đỏ.
C. có kết tủa Cu màu đỏ.
D. có khí bay ra.
Câu 18: Cho phương trình hóa học của phản ứng sau:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kim loại Cu có tính khử mạnh hơn kim loại Fe.
B. Kim loại Cu khử được ion Fe2+.
C. Ion Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Cu2+.
D. Ion Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Fe2+.
Câu 19: Cho 2 phương trình rút gọn sau:
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
Nhận xét nào dưới đây đúng:
A. Tính khử: Fe > Fe2+ > Cu.
B. Tính oxi hóa: Fe3+> Cu2+ > Fe2+.
C. Tính oxi hóa: Cu2+ > Fe3+ > Fe2+.
D. Tính khử: Fe2+ > Cu > Fe.
Sưu tầm
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.
D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được.
Câu 2: Kim loại có các tính chất vật lí chung là
A. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi.
B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.
C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim.
D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng.
Câu 3: Kim loại có tính chất vật lí chung là dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo và có ánh kim. Nguyên nhân của những tính chất vật lí chung của kim loại là do trong tinh thể kim loại có
A. nhiều electron độc thân. B. các ion dương chuyển động tự do.
C. nhiều ion dương kim loại. D. các electron chuyển động tự do.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Au.
B. Kim loại cứng nhất là Cr.
C. Kim loại nặng nhất là Os.
D. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.
Câu 5: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác, ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là
A. Cr. B. Pb. C. Hg. D. W.
Câu 6: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là
A. Hg. B. Cs. C. Al. D. Li.
Câu 7: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là
A. vôi sống. B. lưu huỳnh. C. muối ăn. D. cát.
Câu 8: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Pb. B. W. C. Hg. D. Au.
Câu 9: Dãy nào sau đây bao gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần về tính dẫn nhiệt
A. Fe, Al, Cu, Ag.
B. Ag, Cu, Fe, Al.
C. Cu, Fe, Al, Ag.
D. Fe, Al, Ag, Cu.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.
B. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
C. Các kim loại đều chỉ có một số oxi hóa duy nhất trong các hợp chất.
D. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn.
Câu 11: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu hơn Mg
A. Na. B. Ca. C. K. D. Fe.
Câu 12: Dãy kim loại nào dưới đây tác dụng được với dung dịch HCl
A. Hg, Ca, Fe. B. Au, Pt, Al. C. Na, Zn, Mg. D. Cu, Zn, K.
Câu 13: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Fe, Cu, Mg. B. Al, Mg, Ba. C. Ba, Na, Ag. D. Na, Al, Cu.
Câu 14: Cho dãy các kim loại: Na, K, Fe, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 15: Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Ag?
A. Fe(NO3)2. B. HNO3 đặc. C. HCl. D. NaOH.
Câu 16: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. Al + Ag+ →.
B. Fe + Fe3+ →.
C. Zn + Pb2+ →.
D. Cu + Fe2+ →.
Câu 17: Khi cho Na vào dung dịch CuSO4 thấy
A. có khí bay ra và có kết tủa màu xanh lam.
B. có khí bay ra và có kết tủa Cu màu đỏ.
C. có kết tủa Cu màu đỏ.
D. có khí bay ra.
Câu 18: Cho phương trình hóa học của phản ứng sau:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kim loại Cu có tính khử mạnh hơn kim loại Fe.
B. Kim loại Cu khử được ion Fe2+.
C. Ion Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Cu2+.
D. Ion Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Fe2+.
Câu 19: Cho 2 phương trình rút gọn sau:
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
Nhận xét nào dưới đây đúng:
A. Tính khử: Fe > Fe2+ > Cu.
B. Tính oxi hóa: Fe3+> Cu2+ > Fe2+.
C. Tính oxi hóa: Cu2+ > Fe3+ > Fe2+.
D. Tính khử: Fe2+ > Cu > Fe.
Sưu tầm