Lý thuyết nhân cách ẩn

Hide Nguyễn

Du mục số
Lý thuyết nhân cách ẩn

1. Khái niệm “nhân cách”, “nhân cách ẩn”

Nhân cách là một khái niệm được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khoa học xã hội, đặc biệt trong ngành nghiên cứu tâm lý học xã hội. Để có cái nhìn cụ thể, sâu sắc hơn về lý thuyết nhân cách ẩn, nhóm xin đưa ra một số định nghĩa nhân cách tiêu biểu của các nhà tâm lý học xã hội.

Theo Sigmud Freud: nhân cách đó là những tình cảm, những cố gắng và những tư tưởng phát sinh từ những mâu thuẫn giữa tính hiếu chiến của chúng ta, động cơ thúc đẩy việc tìm kiếm để thỏa mãn nhu cầu một cách sinh học và sự kiềm chế xã hội chống lại chúng.

Một số nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) như: Miashiev, Smirnov, Malưsev… cho rằng nhân cách như là hệ thống của các mối quan hệ. Một số khác như Ananhiev, Platônnốp, Merlin khẳng định nhân cách không phải là tất cả con người mà chỉ là những phẩm chất xã hội. Họ không coi nhân cách là chủ thể của hoạt động.

Dựa trên quan điểm của Rubinshtein nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nhân cách là tập hợp các điều kiện bên trong qua chúng các tác động bên ngoài được khúc xạ. Platônnốp đưa ra khái niệm: nhân cách là con người có nhận thức.

Hai nhà tâm lý học Predcetrnui và Sherkhôvina: nhân cách là con người chủ thể của hoạt động là nhân tố cải tạo thế giới, là chủ thể của nhận thức và tự nhận thức.

Dựa vào nguyên tắc hoạt động các nhà tâm lý học xô viết đưa ra một định nghĩa chung về nhân cách: là con người chủ thể của hoạt động xã hội và nhờ vào hoạt động mà con người có một vị trí nhất định giữa những người khác.

Theo từ điển tâm lý bác sĩ Nguyễn Khắc Viện định nghĩa: nhân cách như là tổng hòa tất cả những gì hợp thành một con người, một cá nhân, với bản sắc và cá tính rõ nét, với các đặc điểm thể chất, tài năng, phong cách, ý chí đạo đức, vai trò xã hội. Nhân cách là một cá nhân có ý thức về bản thân, đã tự khẳng định được, giữ được phần nào tính nhất quán trong mọi hành vi.

=>Từ định nghĩa về nhân cách ta có thể hiểu: nhân cách ẩn là đã xác định tất cả các hình thức xếp loại cho phép chúng ta nắm bắt được những đặc trưng của người khác, nắm bắt được phản ứng của chúng ta mà không sợ mắc quá nhiều sai lầm và quyết định những hành vi sắp tới của chúng ta tùy theo những ý niệm định trước sẽ được hình thành trong quá trình đó. Các lý luận nhân cách ẩn tác động như những hình thái đã học được, chúng phụ thuộc vào nhiều nhân tố: kinh nghiệm, động cơ, và bối cảnh xã hội.

Kinh nghiệm
Những ý niệm mà chúng ta có về người khác trước hết được hình thành từ những trao đổi xã hội. Chúng ta cảm nhận những ứng xử của người khác một cách tích cực hoặc tiêu cực tùy theo các quy tắc mà chúng ta tự mình học được để hiểu chúng. Lý thuyết nhân cách ẩn trở thành những quy tắc đối tượng hóa nghĩa là mô tả hiện thực trong chừng mực quá trình này được thực hiện theo lẽ thông thường.

Ví dụ: Trong một công ty doanh nghiệp được mô tả là một tổ chức gồm có tổng giám đốc các cán bộ, các nhân viên, các thủ trưởng trung gian và công nhân. Ở đây có sự phân loại ra như một hoàn cảnh hoạt động bình thường của một tổ chức.

Các động cơ
Lý thuyết nhân cách ẩn cũng phụ thuộc vào các động cơ của chúng ta. Những động cơ ấy có thể gắn liền với sự theo đuổi thông thường những mục tiêu cá nhân và đóng vai trò tăng cường một tri giác.

Thí nghiệm của Pepitone (1949) xác định mối liên hệ giữa động cơ và những thay đổi tri giác. Thí nghiệm được tổ chức như một trò chơi cho nhiều thiếu niên, cho phép chúng giành chỗ ngồi xem một trận đấu bóng rổ. Các đối tượng được chia thành hai nhóm. Người ta đưa cho nhóm thứ nhất thông tin sau: trận đấu này chẳng thú vị gì cả vì đó chỉ là của một đội học sinh trung học. Nhóm thứ hai được bảo cho biết đây là một trận đấu quan trọng. Để giành được một chỗ, mỗi đối tượng phải qua một ban giám khảo gồm có ba huấn luyện viên đặt một loạt câu hỏi cho mọi đối tượng. Sau khi xem xét những câu trả lời của đối tượng ban giám khảo đánh giá anh ta có được cuộc không. Trên thực tế các huấn luyện viên là những gã cò mồi, mỗi người dữ một thái độ khá độ khá rõ: người thứ nhất đáng yêu, người thứ hai trung lập, và người thứ ba có thái độ phê phán. Cuối cuộc thí nghiệm mỗi đối tượng phải nói lên cảm giác của mình về kiểu tán thưởng mỗi thành viên trong ban giám khảo bày tỏ với mình. Những đối tượng rất muốn giành được một chỗ ngồi trong trận đấu đã đánh giá thành viên đáng yêu là người có thái độ tán thưởng hơn là những đối tượng có động cơ yếu.

Từ nghiên cứu này làm rõ một thực tế là những sự mong đợi của các cá nhân quy định tri giác của họ về hiện thực, trong chừng mực họ đi tìm thông tin trong môi trường xung quanh và ở ngoài khác để vững tin hơn.

Bối cảnh xã hội
Tác động đến nhân cách ẩn là cái quy định một hoạt động nhận thức đặc biệt: thiên hướng bỏ qua thông tin về các khả năng. Như từ những chỉ dẫn đã học được các cá nhân thiết lập những quan hệ giữa các dữ kiện của một sự kiện hoặc giữa các đặc điểm của một ứng xử nhằm đi tới một phán xét hay một ý niệm. Nó thường được đánh giá khi có hoàn cảnh chuẩn xác. Các cá nhân không đưa những đánh giá đó lên một cấp nhận thức cho phép nắm xác suất chung của sự xuất hiện các sự kiện hay cách ứng xử vì thông tin không phải bao giờ cũng có sẵn và không nhất thiết được các cá nhân tính đến. Người ta không thật sự biết được phán xét ấy là điển hình hay khác thường. Như vậy sự hiểu biết của chúng ta về hoàn cảnh thường tập trung cao nhất vào những sự kiện tức thời mà coi nhẹ việc sử dụng những thông tin về xác suất chung.

Lý thuyết nhân cách ẩn đưa ra một quá trình nhận thức phức tạp, qua đó một số phạm trù trong chúng ta tăng lên trong khi chúng ta tìm cách với tới hoặc hiểu các sự kiện và người khác.


2. Lý thuyết nhân cách ẩn

Lý thuyết nhân cách ẩn của Asch Solomon - nhà tâm lý học người Mỹ đã chứng minh con người thường phát triển những quan điểm cực kỳ phức tạp về người khác chỉ bằng cách ngoại suy từ một, hai mẫu thông tin.

Lý thuyết nhân cách ẩn của Asch đã đề cập đến một số nội dung như sau:

2.1 Đặc điểm chính và ngoại vi:

Ở phần này tác giả nhấn mạnh một số đặc điểm quan trọng hơn số đặc điểm khác trong việc ảnh hưởng đến cách nhận thức về người khác của chúng ta. Mỗi cá nhân đều có những đặc điểm tính cách thể hiện ra bên ngoài khác nhau. Ở những lần tiếp xúc ban đầu ta thường đánh giá cá nhân qua những đặc điểm đó. Tuy nhiên chỉ có một vài đặc điểm của cá nhân là thu hút được sự chú ý của chúng ta và qua đó chúng ta đánh giá về con người họ. Theo như nghiên cứu của Asch thì đặc điểm nhân cách “nồng nhiệt” hay “ lãnh đạm” dường như là tâm điểm đối với nhận thức của chúng ta về người khác.

2.2 Khía cạnh đặc điểm

Rosenberg, Nelson và Vivekanathan (1968) chứng minh lý thuyết nhân cách ẩn có hai khía cạnh chính. Khía cạnh thứ nhất liên quan đến khả năng suy nghĩ. Thứ hai liên quan đến tính hòa đồng. Một người được cho là tốt thì họ được gắn với các đặc điểm khác như: khéo léo, kiên trì, khôi hài, vui vẻ… Ngược lại một người được minh họa xấu thì họ được xem như là người khó tính, ít giao du. Các ông cho rằng từ hai khía cạnh này cung cấp cho chúng ta những yếu tố cần thiết để tìm hiểu những nhân cách khác.

2.3 Suy nghĩ rập khuôn

Suy nghĩ rập khuôn bao gồm việc phân loại người theo một số đặc điểm bên ngoài như màu da hay định hướng tình dục. Suy nghĩ rập khuôn là việc đặt cá nhân vào một nhóm thích hợp bất kể những gì họ giống một cá nhân trong thực tế.

Chúng ta thường quy kết nhân cách của một cá nhân vào nhóm này hay nhóm khác chỉ qua một số đặc điểm của cá nhân đó giống với nhóm. Những nhóm này là những nhóm có những nét đặc trưng riêng mà mọi người đều nhận thấy được. Những nét đặc trưng đó có thể có sẵn trong nhóm hoặc cũng có thể bị xã hội gán cho.

Ví dụ: Nhóm người da đen là đặc điểm có sẵn nhưng xã hội thường gán cho họ thêm một số đặc điểm khác như ngu dốt, lạc hậu, và một số đặc điểm về nhân cách xấu… mặc dù không phải tất cả những người da đen đều như vậy.

Suy nghĩ rập khuôn về định hướng tình dục và dân tộc phổ biến nhất trong xã hội. Ngoài ra một số đặc điểm bên ngoài khác nhiều khi cũng tạo ra cho chúng ta suy nghĩ rập khuôn. Ví dụ khi nhìn thấy một thanh niên mặc một bộ vec, bước đi mạnh mẽ, tay xách một chiếc vali ta thường cho anh ta vào nhóm doanh nhân trẻ, tài giỏi, tính tình lãnh đạm… Nhưng cũng có khi đó chỉ là phong cách ăn mặc của thanh niên đó chứ anh ta không phải là một doanh nhân.

2.4 Dự đoán tự hiện thực

Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng mong đợi của chúng ta có ảnh hưởng lớn đối với nhận thức và hành vi cũng như làm nổi bật nguy cơ gán tên hay suy nghĩ rập khuôn về người khác. Rosenthal và Jacobsen ( 1968) nghiên cứu dự đoán tự thực hiện tại một trường học ở Mỹ. Hai ông đã nhận thấy một số học sinh mà được giáo viên mong đợi kết quả học tập cao thì sau đó một năm những em đó kết quả học tập tiến bộ rõ rệt mặc dù chỉ số IQ của các em trước đây không phải ở loại cao. Dường như giáo viên đã có những thái độ tích cực đối với những em này và điều đó đã kích thích tinh thần học tập của các em.

Điều này đã chứng minh rằng khi mà chúng ta mong đợi một kết quả nào đó ở cá nhân thì mong đợi đó có thể dự đoán tự thực hiện và ảnh hưởng đến kết quả mà chúng ta mong đợi.

2.5 Xây dựng cá nhân

Chúng ta thường áp dụng những suy nghĩ riêng của mình dựa vào kinh nghiệm để đánh giá người khác.

Ví dụ: chúng ta thấy rằng hiện nay giám đốc các doanh nghiệp đều có một thư ký riêng trông rất xinh đẹp.Vì vậy khi ta thấy một người có mong muốn là một thư ký và ngoại hình của cô ấy cũng đẹp, ta thường đánh giá là cô gái đang lợi dụng ngoại hình của mình để gần gũi những ông giám đốc có nhiều tài sản. Nhưng có thể cô gái ấy muốn làm công việc đó để học tập kinh nghiệm quản lý và ngoại giao của ông giám đốc để sau này cô ấy thành lập một công ty riêng.

Như vậy việc chúng ta đánh giá nhân cách của một người khác không chỉ dựa vào những đặc điểm bên ngoài của người đó mà nó còn chịu ảnh hưởng từ phía chủ quan của chúng ta.

2.6 Tác dụng gần đây

Thứ tự các thông tin mà chúng ta nghe nói về người khác có ảnh hưởng đáng kể đến việc chúng ta đánh giá nhân cách của cá nhân đó. Những thông tin nào mà chúng ta nhận được ở vào thời điểm gần nhất sẽ có tác động nhiều nhất đến đánh giá của chúng ta. Trong thực tế chúng ta có thể lý giải lý thuyết này trong việc tạo ra ấn tượng ban đầu. Những ấn tượng ban đầu chúng ta tạo ra cho người đối diện tốt thì họ sẽ ít quan tâm đến những đặc điểm khác của chúng ta.

2.7 Hiệu ứng quầng sáng

Một cá nhân đã từng tạo cho chúng ta những ấn tượng tốt đẹp hoặc cá nhân đó trước đây đã có những hành động tích cực thường được chúng ta nhận xét tốt hơn thực tế. Đối với những cá nhân như vậy chúng ta thường đánh giá họ rất cao và sẵn sàng bỏ qua những khuyết điểm của họ mặc dù ta không thể chấp nhận được ở cá nhân khác. Chúng ta cũng đánh giá họ cao hơn mặc dù công việc của họ tương tự như người khác.

Điều này lí giải tại sao một cá nhân chỉ bằng sự cố gắng ban đầu để dành được địa vị xã hội nào đó thì sau đó họ là người rất dễ dàng thăng tiến trên con đường công danh mặc dù họ không cần phải cố gắng nhiều nữa là vì họ đã gây được những ấn tượng rất tốt cho người khác. Ngược lại những cá nhân đã ít để lại những ấn tượng về thành tích trong quá khứ thì dù họ có cố gắng nhiều hơn cá nhân kia nhiều lần thì họ cũng sẽ khó được đánh giá cao.

Tóm lại các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng lý thuyết nhân cách ẩn là để nói tới việc chúng ta nhìn nhận đánh giá nhân cách của một cá nhân chỉ thông qua một vài đặc điểm bên ngoài của cá nhân đó, cũng có khi chúng ta dùng chính những ý nghĩ chủ quan của chúng ta để xây dựng nhân cách của một người khác.

3. Sơ đồ và chữ viết

Chúng ta thường lưu trữ thông tin để hướng dẫn hành động một cách thích hợp. Và chúng ta sắp xếp hiểu biết của mình thành những hình thức giúp chúng ta áp dụng chúng khi đối mặt với tình huống xa lạ trước đây chưa hề gặp. Vậy chúng ta phải có khả năng khái quát hóa, cũng như lưu trữ thông tin dưới dạng khả năng có thể và chiến lược hành động cũng như hiểu biết thực tế hay trí nhớ kinh nghiệm bằng sơ đồ và chữ viết để lưu trữ.

3.1 Sơ đồ

Sơ đồ thường được cho là khung nhận thức mà chúng ta hình thành qua kinh nghiệm dùng để hướng dẫn định hướng hành động của mình.

Ví dụ từ khi đi học chúng ta có nhận thức là đến lớp thì phải lắng nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ, thực hiện các hoạt động ứng xử theo nội quy của lớp học, trường học. Đó là những kinh nghiệm được trải qua của mỗi học sinh, sinh viên và là mong đợi của mỗi người học sinh khi cắp sách tới trường.

Vì có mong đợi của chúng ta định hướng hành vi nên chúng ta thường lập ra những chu kỳ hành vi tự thực hiện, cuối cùng hoàn toàn khẳng định điều chúng ta tin tưởng. Chẳng hạn nhận xét một người là “ngạo mạn” thì chắc chắn chúng ta sẽ chọn những khía cạnh hành vi của họ giải thích theo cách ấy và hoàn toàn bỏ qua bất kỳ dấu hiệu cho thấy họ không phải là người ngạo mạn.

Mong đợi có thể ảnh hưởng đến mức nào do sơ đồ chúng ta tạo ra, ảnh hưởng đến đánh giá xã hội của chúng ta. Dĩ nhiên nếu hiểu một hành động là gây hấn thì chúng ta có khả năng phản ứng bằng thái độ gây hấn hơn là xem hành động ấy chỉ là vô tình. Sagar và Schofield ( 1980) tiến hành thí nghiệm trong số nam sinh da đen và da trắng ở 4 trường học khác nhau nghe kể chuyện và nhìn thấy ảnh chụp những loại hành động khác nhau có thể hiểu là gây hấn hoặc không gây hấn. Sau khi nghe mô tả các em này được yêu cầu đánh giá hành vi bằng việc chọn tính từ thích hợp để mô tả. Hành vi mơ hồ được số nam sinh da đen lẫn da trắng hiểu là ở học sinh da đen mang tính đe dọa nhiều hơn học sinh da trắng, cho dù ảnh chụp đều giống hệt nhau trong mọi khía cạnh khác.

Fiske và Linville (1980) cho rằng khái niệm sơ đồ rất hữu ích với suy nghĩ ở con người vì chúng giúp ta đơn giản hóa thế giới xã hội. Bằng cách cung cấp cho chúng ta cách phác họa cùng lúc một dải rộng thông tin và trích lấy nguyên tắc chung để định hướng hành động. Sơ đồ giúp chúng ta giải quyết nhiều tình huống khác nhau hơn mức có thể nếu phải giải quyết riêng từng tình huống. Sơ đồ liên tục được bổ sung, điều chỉnh khi kinh nghiệm xã hội phát triển, giúp chúng ta làm cho hành vi của mình thích nghi với yêu cầu xã hội phức tạp và đang thay đổi nhanh chóng.

3.2 Chữ viết xã hội

Cũng là một loại sơ đồ, được sử dụng ảnh hưởng đáng kể với những gì chúng ta nhớ, như nhớ nhiều loại thông tin khác nhau khi áp dụng những chữ viết khác nhau trong cùng một sự kiện.

Schank và Abelson (1977) mô tả hiểu biết xã hội của chúng ta dựa vào chữ viết xã hội, nên hiểu rõ điều gì và bao gồm những thông tin nào để hiểu biết thích hợp cũng như kế hoạch và một chuỗi hành động cho một hay nhiều vấn đề.

Zandny và Geard (1974) tiến hành thí nghiệm trong đó người tham gia nghiên cứu xem băng video quay cảnh hai sinh viên đi dạo quanh một tòa nhà, bàn chuyện ma túy và tội ăn cắp. Nhóm một người tham gia nghiên cứu cho biết hai sinh viên định ăn trộm trong tòa nhà. Nhóm thứ hai cho biết họ đang tìm ma túy. Nhóm 3 cho biết họ đang chờ bạn đến. Sau khi hỏi người tham gia nghiên cứu nhớ điều gì, họ nhớ lại thông tin liên quan đến chữ viết mà họ áp dụng. Như những người nghĩ sinh viên là kẻ ăn trộm, nhớ nơi dễ bị tấn công trong tòa nhà như thẻ tín dụng.

Như vậy chữ viết để chúng ta lưu trữ, ghi lại những thông tin mà chúng ta thấy để lưu lại khi cần sử dụng chúng ta không phải nhớ lại, nhiều khi sự nhớ không chính xác khi mà thông tin diễn ra khá lâu rồi.

3.3 Các loại sơ đồ

Có nhiều loại sơ đồ nhưng chúng được phân ra làm các loại khác nhau. Sau đây là 4 loại sơ đồ cụ thể:

Sơ đồ sự kiện
Liên quan đến chuỗi hành động thích hợp trong một sự kiện hay một loại sự kiện cụ thể. Ví dụ vào trong một nhà hàng chúng ta khái quát được mình mong đợi được có món ăn ngon và nhà hàng phải phục vụ ta chu đáo. Và trên bàn có thực đơn theo loại chữ viết để ta chọn món ăn. Những nếu chữ viết không có thì có thể là nhân viên mang sai thực đơn cho chúng ta khi anh ta nhớ sai món ăn.

Sơ đồ vai trò
Liên quan đến hành vi và hoạt động thích hợp khi đảm nhiệm vai trò xã hội cụ thể. Sơ đồ vai trò là khuôn khổ sử dụng khi quan hệ với người khác trong những mối quan hệ xã hội đặc biệt. Sơ đồ vai trò gồm cách chúng ta suy nghĩ về hành vi có thể có cũng như nhân cách của người giữ công viên như là anh ta dễ tính, cởi mở với mọi người, hay cô giáo nhiệt tình giảng dạy cho học sinh. Sơ đồ vai trò giúp chúng ta rút ra nguyên tắc chung liên quan đến các nhóm xã hội rộng, hay nhiều nhóm người trong xã hội.

Sơ đồ cá nhân
Liên quan đến hiểu biết và dự đoán về một cá nhân nhóm người cụ thể. Ví dụ khi quen biết một người chúng ta phát triển nhận xét rõ hơn về người ấy để ta có thể dự đoán về người ấy và định hướng hành vi của người đó. Khi mua quà tặng sinh nhật cho người bạn có thể dự đoán là bạn ấy thích món quà nào qua sơ đồ cá nhân. Chúng ta tương tác với người khác nhiều hơn khi hiểu biết của ta về họ càng tinh vi hơn. Sơ đồ của chúng ta về người khác tích lũy nhiều thông tin hơn qua thời gian.

Sơ đồ cá nhân nhiều khi mang tính chung chung. Như khi quyết định rằng “một phụ nữ có sự nghiệp tiêu biểu” thì sơ đồ cá nhân phát triển tập trung vào những đặc điểm cụ thể mà mình nghĩ về một người như thế chắn phải có, và không để ý đến hành vi của họ rất khác nhau.

Sơ đồ cái tôi
Liên quan đến hiểu biết và đánh giá của chúng ta về bản thân. Có người cho rằng mình có khái niệm ổn định về cái tôi trong khi người khác cho rằng khó nhận dạng nhưng tất cả chúng ta đều suy luận mình là ai và người như thế nào từ những nhận xét về hành vi của mình. Từ sơ đồ cái tôi cho chúng ta dự đoán rằng chắc chắn mình sẽ có hành động gì. Ví dụ như trong một ngày nghỉ ta dự đoán sẽ ở nhà quét dọn nhà, hay đi chơi.

Như vậy các loại sơ đồ cho chúng ta dự đoán về mình, về người khác thông qua sơ đồ cá nhân, và các vai trò của chúng ta cũng như các sự kiện liên quan đến ta để chúng ta có hướng hành động một cách đúng đắn nhất.


II. Thuyết suy luận quy kết

Học thuyết này được khái quát dựa trên cơ sở quy luật quy gán xã hội. Trong đời sống thường ngày, trong sự giao tiếp với các cá nhân khác, chúng ta luôn tìm cách lý giải những hành vi của họ. Tại sao người ta lại làm như thế, tại sao sự việc đó lại diễn ra như thế, mực đích của việc làm đó là gì… là những câu hỏi thường trực nhằm tìm hiểu những nguyên nhân đằng sau sự việc. Trong tri giác xã hội, cách mà con người dung để nhận định người khác gọi là quy gán xã hội, hay có thể gọi là sự quy kết.

Thuyết suy luận quy kết là một trong nhiều hình thức của thuyết quy kết, tìm hiểu những yếu tố khác nhau góp phần vào những suy luận của chúng ta về trách nhiệm xã hội.

1. Suy luận tương ứng

Jones và Davis (1965) cho rằng quy kết chủ ý là giai đoạn đầu trong việc phát triển lý do giải thích tại sao sự việc diễn ra. Một khi hành động được đánh giá là có cân nhắc, khi ấy chúng ta mới tìm đặc điểm hay đặc tính cá nhân tạo ra chủ ý ấy. Như thế chúng ta đang thực hiện những gì mà Jones và Davis gọi là suy luận tương ứng - là quá trình chúng ta suy luận về nhân cách hay khuynh hướng tương ứng trực tiếp với hành vi cá nhân.

Thuyết suy luận tương ứng (theo Heider) dựa trên 3 khái niệm: tính ổn định, chủ ý, khuynh hướng.

Tính ổn định:
Heider cho rằng chúng ta mong muốn tìm hiểu ý nghĩa những gì đang diễn ra trong thế giới có nghĩa rằng chúng ta thích nguyên nhân ổn định hơn là sự bất ổn.

Nguyên nhân ổn định là nguyên nhân chắc chắn xảy ra thêm lần nữa, vì thế chúng ta dự đoán dự đoán điều gì có khả năng xảy ra trong lần sau. Nguyên nhân bất ổn thường không cho chúng ta biết hướng dẫn nào về tương lai.

Chủ ý:
Là hành vi mang mục đích của cá nhân. Ví dụ như việc chúng ta tập trung nghe giảng trên lớp, mục đích là để thu được kiến; hành vi giết người cướp tài sản…

Heider nhấn mạnh rằng đối với chúng ta điều quan trọng là phải có khả năng phân biệt giữa hành vi chủ ý và vô tình, vì nếu không chúng ta không thể đánh giá liệu một người có trách nhiệm đối với hành động cuả mình hay không. Chúng ta không thể hiểu hành động xã hội trừ khi chúng ta biết (hay cho rằng mình biết) liệu một người hành động có cân nhắc hay không. Ví dụ như khi nhìn nhận hành động giết người của một phạm nhân chúng ta phải xem xét xem hành vi đó là do cố ý hay chỉ vô tình. Điều này sẽ liên quan đến việc tuyên án của tòa án.

Khuynh hướng
Quy kết khuynh hướng xảy ra khi chúng ta kết luận rằng một người chính họ là nguyên nhân khiến cho sự việc xảy ra – vì khả năng, chủ ý hay nổ lực của họ. Phân biệt với khái niệm quy kết khuynh hướng chúng ta có khái niệm quy kết tình huống. Quy kết tình huống là việc chúng ta đưa ra kết luận cho chính tình huống hay tình huống bên ngoài là nguyên nhân khiến cá nhân hành động theo cách ấy.

=>Liên kết 3 khái niệm này, Jones và Davis cho rằng chúng ta có khuynh hướng quy kết khuynh hướng so với quy kết tình huống. Khi quy kết chủ ý chúng ta suy luận về hiểu biết của cá nhân khả năng họ có thể làm gì và về khả năng của họ khi tiến hành hành động. Nói chung chúng ta thường cho rằng họ hành động có cân nhắc hơn là vô tình trừ khi chúng ta có một số lý do đánh giá một người là không có khả năng – chẳng hạn vì họ quá trẻ hay trí năng không phù hợp. Một khi đánh giá hành động là do chủ ý, chúng ta tìm các đặc điểm cá nhân có thể tạo ra chủ ý ấy. Đây là suy luận tương ứng dùng để đặt tên cho lý thuyết.


2. Một số những quan điểm khác

Eiser (1983) đã phủ nhận quan niệm cho rằng quy kết chủ ý tự động dẫn đến quy kết khuynh hướng. Ông nêu rõ khuynh hướng và chủ ý không hẳn là như nhau. Chẳng hạn quy kết tính cẩu thả là một giải thích khuynh hướng nhưng quy kết về tiền bồi thường không hề có ngụ ý cá nhân đó cố ý làm hỏng. Eiser cho rằng thuyết suy luận tương ứng chỉ áp dụng trong những tình huống có một số yếu tố lựa chọn hơn là khả năng xảy ra mang tính vô tình hay tình cờ.

Một số chứng cứ cho thấy khuynh hướng quy kết khuynh hướng nhiều hơn là quy kết tình huống có thể thay đổi bằng kinh nghiệm. Guimond và Palmer (1990) so sánh giải thích sự nghèo đói và thất nghiệp của sinh viên khi họ qua nhiều khóa học. Ở năm thứ nhất không có sự khác nhau giữa sinh viên khoa học xã hội, thương mại và kỹ thuật. Tuy nhiên cuối năm thứ nhất bắt đầu xuất hiện sự khác nhau đáng kể, sinh viên khoa học xã hội chỉ trích hệ thống nhiều hơn các ngành khác.

Năm 1976, Jones và McGillis đưa ra một phiên bản sửa đổi thuyết suy luận tương ứng. Theo đó các yếu tố xã hội có ảnh hưởng lớn đến việc quy kết khuynh hướng của cá nhân. Chẳng hạn như địa vị xã hội, vị thế xã hội… cùng một vấn đề nhưng những người mà có uy tín nói thì tính hiệu quả bao giờ cũng cao hơn, được mọi người hưởng ứng nhiều hơn so với những cá nhân mà không có sự ảnh hưởng lớn đối với các cá nhân khác.


3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy kết khuynh hướng của cá nhân

Thuyết suy luận tương ứng nhận dạng ba yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng quy kết khuynh hướng của cá nhân là: Nguyên tắc tác dụng không phổ biến, Thuyết nhân cách, Sự có liên quan đến hưởng lạc.

Nguyên tắc tác dụng không phổ biến
Liên quan đến dãy hậu quả xảy ra do kết quả của hành động. Jones và Davis chứng minh rằng nếu chúng ta làm việc gì đó có một dãy rộng hậu quả (chẳng hạn như việc trượt trong kì thi đại học) thì con người có khả năng nghĩ tới các yếu tố tình huống, xem đó là nguyên nhân nhiều hơn khi có kết quả hạn chế hơn và chỉ có một dãy hẹp hậu quả. Vì thế chúng ta có khả năng nhận dạng những nguyên nhân khuynh hướng đối với sự kiện có kết quả hạn chế.

Thuyết nhân cách:
Thuyết nhân cách có liên quan liệu một kết quả có tác động đến người nhận thức hay không (người đang quy kết). Cá nhân có khả năng đánh giá một hành động là chủ ý, vì thế nó mang tính khuynh hướng nếu ảnh hưởng cá nhân bạn: nếu một người làm gẫy bút của người khác thì bạn xem hành động ấy là vô tình nhiều hơn khi người khác làm gẫy bút của bạn khiến bạn không có gì để viết.

Sự liên quan đến hưởng lạc
Liên quan đến việc liệu kết quả của hành động có kết quả thú vị hay khó chịu với người quy kết hay không. Nếu hành động có kết quả tiêu cực hay tích cực (so với kết quả trung tính) thì có thể suy luận tương ứng nhiều hơn – nói cách khác hành động được cân nhắc là đánh giá nhiều hơn

Sự liên quan đến hưởng lạc và thuyết nhân cách độc lập với nhau. Chẳng hạn việc giảm mức thuế thu nhập nhìn chung là đem lại lợi ích cho nhiều người, liên quan đến sự hưởng lạc cao đối với nhiều cá nhân. Tuy nhiên đối với một số cá nhân nó không có sự tác động lớn lắm, thậm chí là không ảnh hưởng gì.
 
Các nguyên tắc của sự quy kết:

4.1 Nguyên tắc coi nhẹ (Discounting principle):

Càng nhiều điều mà ta cho rằng đó là hiển nhiên thì tầm quan trọng của chúng lại ít hơn ta tưởng, bao gồm cả người mà ta đang nhìn vào. Đây là sự quy kết bên ngoài. Long gặp một tai nạn nhỏ? Anh ta là kẻ ngố. Giờ tan tầm? Trời mưa? Anh ta mệt mỏi sau một ngày làm việc căng thẳng? Long không giống một kẻ ngố mà là nạn nhân của hoàn cảnh hơn. Càng có nhiều lí do đưa ra cho sự việc đã xảy ra thì Long càng ít bị đổ lỗi hơn. Cũng giống như một số trường hợp như trẻ em vi phạm pháp luật, gái mại dâm, chúng ta thường xem họ là những đối tượng yếu thế, nạn nhân của hoàn cảnh (nhà nghèo, kinh tế khó khăn, là trụ cột của gia đình, không có điều kiện đi học…).

Coi nhẹ cũng làm giảm công trạng mà ta gán cho một ai đó: “Trinh được học bổng học sinh xuất sắc đấy! Có gì lạ đâu, cậu ta là cháu gái của cô hiệu trưởng trường mình mà!”.

4.2 Nguyên tắc tăng thêm (Augmenting principle):

Ngược lại với nguyên tắc coi nhẹ, càng nhiều điều mà ta cho khó có thể xảy ra thì tầm quan trọng của chúng lại nhiều hơn chúng ta tưởng, đặc biệt là đối với con người. Đây là sự quy kết bên trong. Ông ấy đã chiến thắng trong cuộc thi ba môn phối hợp? Tốt. Ông ấy là người tàn tật? Thật giỏi! Ông ý 70 tuổi? Thật không thể tin được! Càng có nhiều lí do đưa ra cho thất bại , bạn càng công nhân nhiều công trạng cho ông ấy hơn.

Nguyên tắc làm tăng thêm cũng có thể làm gia tăng sự đổ lỗi của ta dành cho ai đó: Xe của Hồng bị mất. Quá tệ, tôi đã dặn cô ấy phải khóa xe cẩn thận, cô ta đúng là một kẻ đãng trí.


5. Sai sót quy kết cơ bản

Sai sót quy kết cơ bản là một trong những ngụ ý nổi tiếng nhất của thuyết suy luận tương ứng. Đây là khuynh hướng xem hành động của chính chúng ta phát sinh từ yếu tố tình huống trong khi đồng thời đánh giá hành động của người khác phát sinh từ nguyên nhân khuynh hướng. Hay có thể hiểu là chúng ta có xu hướng nhìn người khác có động cơ thúc đẩy bên trong và phải chịu trách nhiệm với cách cư xử của họ.

Để có thể hiểu được khái niệm này, chúng ta sẽ xem xét một nghiên cứu của Nisbett và người khác vào năm 1973. Họ yêu cầu nam sinh viết một đoạn văn giải thích tại sao mình mến bạn gái, tại sao họ chọn ngành học cụ thể. Sau đó viết tiếp đoạn văn khác về bạn thân nhất. Các nhà nghiên cứu nhận thấy sinh viên thường quy kết tình huống trong việc chọn môn học và bạn gái (chẳng hạn như cho rằng chọn ngành này có nhiều cơ hội xin việc hơn), nhưng quy kết khuynh hướng về bạn mình (chẳng hạn, “Bạn ấy thích toán”). Tôi xin đưa ra một ví dụ đơn giản khác liên quan đến tình trạng đi học muộn của các bạn sinh viên lớp K51_CTXH, trường ĐH KHXH&NV. Khi được hỏi về lý do đi học muộn của các bạn khác trong lớp, câu trả lời nhận được đa phần mang tính quy kết khuynh hướng chẳng hạn như: “Bạn ấy không thích dậy sớm”, “Bạn ấy không thích tiết của giáo viên này”. Nhưng họ thường đưa ra lý do mang tính tình huống cho mình như: xe bị hỏng, chuông báo thức không kêu. Điều này có thể thấy là do nét nổi bật của tri giác, điều đó có nghĩa là người khác là cái mà chúng ta thấy rõ nhất khi chúng ta nhìn vào họ; hay nó có thể là do chúng ta thiếu thông tin chi tiết về nguyên nhân khiến họ cư xử như thế. Khi chúng ta nhìn vào cách cư xử của mình, tất cả những gì chúng ta nhìn thấy là các nguyên nhân môi trường của nó, có thể đơn giản là chúng ta có nhiều thông tin hơn về các động cơ của chính mình.

Sai sót quy kết cơ bản có mối liên quan với thành kiến cá nhân. Chúng ta thường ấp ủ quan điểm có lý về bản thân, chúng ta có những thành kiến của riêng mình. Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm thành kiến nhằm hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề này.

Khái niệm thành kiến:

- Là ý nghĩ cố định về người hay vật, xuất phát từ cách nhìn sai lệch hoặc dựa trên cảm tính và thường xuyên có chiều hướng đánh giá thấp (nguồn vi.wiktionary.org).

- Thành kiến là ý kiến cố chấp, không thay đổi được, thường là những ý kiến thiên lệch (nguồn www.caodaiebook.net).

Người ta cho rằng sai sót quy kết cơ bản phát sinh là do chúng ta có quan điểm về tình huống khi đánh giá hành vi của chính mình khác với quan điểm khi chúng ta xét đến hành vi của người khác. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến sai sót quy kết cơ bản cũng có thể hiểu đó là các tính chất của sai sót quy kết cơ bản: ảnh hưởng người làm-người quan sát, tính đặc trưng văn hoá, thành kiến tự nhận.

Ảnh hưởng người làm-người quan sát:
Một ví dụ rõ nhất đó là một số bác sĩ trị liệu sử dụng các băng video của khách hành của họ để khuyến khích việc nhận trách nhiệm. Với những người say rượu, hiếm khi họ có cái nhìn thực tế về cách cư xử của chính họ, họ có xu hướng tin rằng họ có thể kiểm soát được. Vì say rượu họ đi lại loạng choạng và bị ngã, họ thường đổ lỗi cho con đường không bằng phẳng, hay tại sao hòn đá chết tiệt lại nằm ở trên đường làm họ bị ngã, tại sao cái cột điện lại ở chỗ này... Nhưng những băng ghi hình đã cho họ thấy những hành động loạng choạng, cách cư xử thô lỗ của họ, do vậy, phương pháp này thường tỏ ra có hiệu quả, nó tác động làm thay đổi nhận thức khiến họ tự nhận ra trách nhiệm của bản thân mình. Quay trở lại với ví dụ đã nêu về lý do tại sao mình đi học muộn của các sinh viên lớp K51_CTXH. Các bạn thường có xu hướng quy kết tình huống cho hành động đi muộn của mình nhưng khi từ góc độ người quan sát, họ quy kết tình huống cho hành động đi muộn của các bạn khác trong lớp.

Sai sót quy kết được chứng minh trong đời sống thực cũng như trong các nghiên cứu phòng thí nghiệm. Chẳng hạn, trong một loạt các nghiên cứu phỏng vấn với 34 nhà khoa học, Gilbert và Mulkay nhận thấy rằng các nhà khoa học giải thích lý thuyết của chính mình bằng cách ám chỉ chứng cứ vật lý cụ thể (nói cách khác là dựa vào yếu tố tình huống) nhưng giải thích quan điểm của đối thủ theo đặc điểm nhân cách hay yếu tố khuynh hướng (Gilbert và Mulkay, 1984). Ở đây ta thấy sai sót quy kết là do quan điểm nhìn nhận đối thủ - quan hệ đối lập hai phía. Có vẻ như việc sử dụng tiêu điểm trong nhận thức thị giác ở con người cũng ảnh hưởng đến sự quy kết ở một mức độ nào đó.

Tính đặc trưng văn hoá
Người ta cho rằng sai sót quy kết cơ bản có thể mang tính đặc trưng văn hóa. Văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng, nó chịu sự chi phối, quy định bởi rất nhiều yếu tố như tộc người, vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, đất đai, cách thức sinh hoạt hằng ngày… Do vậy, ở mỗi vùng miền, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo lại mang những nét đặc trưng văn hóa khác nhau, không đồng nhất. Cá nhân tham gia vào nhóm xã hội, tiếp thu những đặc trưng văn hoá đó thông qua quá trình xã hội hoá nên tất yếu dẫn đến sự khác biệt trong quan điểm, cách đánh giá, nhận thức về một vấn đề, một sự kiện giữa các cá nhân thuộc nền văn hóa riêng biệt.

Ví dụ đơn giản mà chúng ta có thể quan sát trong cuộc sống hằng ngày ở cách nuôi dạy con cái của người phương Đông và phương Tây. Ở Việt Nam, khi đứa trẻ mới tập đi bị ngã và khóc, nếu để ý quan sát ta sẽ thấy phần lớn những bà mẹ thường có thái độ hốt hoảng đỡ con dậy, dỗ dành đứa trẻ: “Đánh chừa cái bàn này!”, “Cái bàn hư này, cái bàn làm con mẹ bị ngã này!”… Chính điều đó khiến cho đứa trẻ hình thành nên lối suy nghĩ rằng không phải do chúng mà là những đồ vật kia khiến chúng bị ngã, dẫn đến xu hướng thường đổ lỗi cho tình huống bên ngoài cho những hành vi của mình khi chúng trưởng thành. Còn ở phương Tây, khi trẻ bị ngã, cha mẹ thường khuyến khích trẻ tự đứng dậy đi tiếp. Đứa trẻ cố gắng đứng dậy và đi tiếp, chúng đã tự khắc phục vượt qua khó khăn do khả năng đi lại còn non nớt của mình. Do đó, những đứa trẻ ở các nước phương Tây có ít quy kết tình huống và nhiều quy kết khuynh hướng hơn những đứa trẻ ở các nước phương Đông. Ví dụ này phù hợp với những gì Miler khẳng định, ông cho rằng quy kết nhân quả hoàn toàn không lệ thuộc vào lịch sử riêng tư của cá nhân mà là do sự xã hội hoá trong một văn hoá cụ thể.

Guimond, Begin và Palmer (1989) nhân thấy rằng sai sót quy kết thay đổi hoàn toàn trong nghiên cứu so sánh quy kết về sự nghèo đói ở sinh viên khoa xã hội học và ở những người nghèo, đang thất nghiệp trong cùng độ tuổi. Người thất nghiệp thường quy kết khuynh hướng trong khi sinh viên quy kết tình huống. Guimond và Palmer (1990) cho rằng nghiên cứu này chúng minh những loại quy kết đều liên quan liên quan trực tiếp đến cách định nghĩa thực tại của nhóm xã hội.

Thành kiến tự nhận (thành kiến phục vụ cái tôi)
Thành kiến phục vụ cái tôi liên quan tới cách chúng ta đưa ra những quy kết giúp mình nhận xét về bản thân theo cách có lợi, nhất là khi cố giải thích tại sao chúng ta thành công hay thất bại trong một việc gì đó. Chúng ta có xu hướng coi nguyên nhân dẫn đến thành công của chúng ta là chính bản thân chúng ta, nhưng nguyên nhân của thất bại là các sự kiện bên ngoài như “do ý Chúa”, “do ý trời”.

Có nhiều giải thích về thành kiến phục vụ cái tôi. Một giải thích có thể là chúng ta thích trình bày ấn tượng có lợi với người khác để “giữ thể diện”. Nếu chúng ta giải thích thất bại là một việc không thể tránh được, có nghĩa là ta tránh người khác xem mình là kém cỏi, bất lực. Việc giải thích thành công là do khả năng của chính bàn thân mình để lại ấn tượng tốt hơn về mình trong mắt người khác. Jones và Berglas (1978) cho rằng người nghiện rượu uống rượu quá nhiều một phần để tránh quy kết cá nhân đối với sự thất bại - bằng cách quy kết hoạt động giảm sút của mình là do rượu, họ cố tránh quy kết mình thiếu khả năng. Người ta mô tả chiến lược này là chiến lược tự cản trở cung cấp cho cá nhân một lời bào chữa làm sẵn đối với thất bại tiềm năng. Có thể đưa ra một ví dụ rõ hơn về thành kiến tự nhận là đưa ra các ý kiến phục vụ quyền lợi của mình, như khi một cuộc hôn nhân đổ vỡ, người chồng nói rằng vợ anh ta là một người tồi tệ. Làm như thế để biện minh cho việc ly dị của mình là đúng.

Giải thích khác là quan điểm cho rằng thành kiến phục vụ cái tôi giúp chúng ta bảo vệ lòng tự trọng của mình. Có thể hiểu lòng tự trọng là những quan điểm, suy nghĩ của bạn về chính bản thân mình, dựa trên thái độ của bạn đối với: Giá trị bản thân; Công việc bạn đang làm; Những thành tựu bạn đạt được; Suy nghĩ của bạn về người khác; Lý tưởng sống; Vị trí của bạn; Những điều bạn có thể đạt được trong tương lai; Điểm mạnh và điểm yếu của bạn; Địa vị xã hội và mối quan hệ của bạn với mọi người; Sự tự lập hay khả năng đứng vững trên đôi chân của bạn (theo nguồn kynangsong.xitrum.net). McFarland và Ross (1982) cung cấp những phản hồi sai cho người tham gia nghiên cứu về kết quả của họ khi giải quyết một nhiệm vụ tương đối khó, và yêu cầu người tham gia giải thích tại sao họ có kết quả tốt hay xấu. Họ nhận thấy những người quy kết hành động của mình theo khuynh hướng thường dựa vào thành tích tốt nhưng có những người thất bại cũng quy kết khuynh hướng do khả năng kém, họ thường có lòng tự trọng ở mức rất thấp. Lòng tự trọng thấp xuất phát từ việc bạn thiếu thái độ tích cực về một trong những vấn đề trên đối với chính bản thân mình.


6. Khía cạnh quy kết

Thuyết suy luận tương ứng nhận dạng nhiều cách thay đổi quy kết. Một trong những phân biệt đầu tiên như chúng ta đã biết, là quy kết bên trong hay khuynh hướng và quy kết bên ngoài hay tình huống. Sự phân biệt này cũng dẫn đến những quan điểm khác. Năm 1966, Rotter cho rằng có những mẫu không đổi, dễ phân biệt trong cách quy kết có thể phân loại theo nghĩa rộng thành quy kết bên trong và bên ngoài, điều này dẫn đến khái niệm quỹ tích kiểm soát, nó tỏ ra hữu dụng trong thực tế liệu pháp. Tuy nhiên, dần dần điều dễ thấy là quy kết bên trong không phải lúc nào cũng kiểm soát được, và khả năng có thể kiểm soát được xem là một khía cạnh khác.

Năm 1976, Weiner, Nierenberg và Goldstein cho rằng cần bổ sung khía cạnh tính nhân quả, phân biệt giữa nguyên nhân mang tính nhất thời, dao động (như tâm trạng hay thời tiết) và nguyên nhân ổn định, kéo dài (như năng khiếu hay khả năng). Mikulincer (1988) nghiên cứu mối quan hệ giữa tình trạng bất lực tập quen và tính ổn định của quy kết. Những người tham gia nghiên cứu đến từ các trường đại học Bar-Ilan và Tel Aviv được yêu cầu giải nhiều bài toán trông có vẻ như thể họ đã biết cách giải nhưng thực tế thì không. Họ nhận hướng dẫn khuyến khích quy kết, kết quả là do nguyên nhân ổn định hay bất ổn. Những người có quy kết ổn định về sau giải các bài toán tệ hơn những người có quy kết bất ổn rất nhiều.

Abramson, Seligman và Teasdale (1978) cho rằng điều quan trọng là nên phân biệt giữa những nguyên nhân áp dụng chỉ một hay hai tình huống và những nguyên nhân áp dụng chung cho nhiều bối cảnh khác nhau. Chẳng hạn bạn quy kết không giải một bài toán đựơc không phải là do không giỏi môn toán, chỉ áp quy kết riêng trong việc giải toán hay có thể cho đó là trí năng kém, quy kết chung trong nhiều tình huống khác. Những nghiên cứu của Pasahow (1980) đã chỉ ra rằng những người thường đưa ra quy kết chung trong các công việc sau này thực hiện tệ hơn những người có quy kết riênng.

III. Thuyết hiệp biến

Thuyết hiệp biến quy kết lần đầu tiên do Kelley phác họa năm 1967, sau đó được bổ sung năm 1973.

Thuyết này liên quan đến việc liệu cá nhân có xem một hành động hay sự kiện đang diễn ra là kết quả của những nguyên nhân bên ngoài hay bên trong. Kelley cho rằng để quyết định liệu nguyên nhân là bên ngoài hay bên trong chúng ta thường xét đến 3 khía cạnh của tình huống: tính nhất quán, sự nhất trí và sự đặc biệt.

Nguyên nhân bên trong: tính chủ động, sự quan tâm, yêu thích...của chủ thể hành động.
Nguyên nhân bên ngoài: các yếu tố của môi trường, hoàn cảnh tác động... đến chủ thể hành động.
1. Tính nhất quán: liên quan đến cách cá nhân hành động trong những trường hợp trước đây như thế nào – trong lần này những gì họ làm có nhất quán với những gì đã làm trước đây hay không? Tính nhất quán ám chỉ cách cá nhân hành động trong những tình huống tương tự đối với những dịp khác.

2. Sự nhất trí: liên quan đến cách những người khác hành động ra sao trong cùng một tình huống - những việc họ làm có giống như người khác đã từng làm hay không ? Sự nhất trí xem người khác liệu có phản ứng tương tự hay không.

3. Sự đặc biệt: liên quan đến mục đích của hành động – cá nhân hành động theo cách này để hướng đến mục đích cụ thể hay vẫn hành động theo cách đó để hướng đến các mục đích khác. Sự đặc biệt là liệu hành động chỉ diễn ra với kích thích cụ thể ấy chứ không phải kích thích khác.














Ví dụ:

Một sinh viên A luôn đặt câu hỏi cho giảng viên môn tâm lý học xã hội trong các giờ học khác nhau ( thể hiện tính nhất quán cao) và trong giờ học môn tâm lý học xã hội này chỉ có sinh viên A là đặt câu hỏi, các sinh viên khác trong lớp thì không (sự nhất trí thấp). Sinh viên A cũng chỉ đặt câu hỏi cho giảng viên trong môn học này (sự đặc biệt cao).

1. Tìm kiếm thông tin thích hợp

Kelley cho rằng con người sẽ tìm thông tin về 3 nguồn thông tin này, và hình thành những quy kết dựa theo chúng. Những nguồn phối hợp khác nhau của 3 nguồn ngụ ý quy kết khuynh hướng hay tình huống. Quay trở lại ví dụ sinh viên A trên, từ những hành động này, kết luận rằng chính sự quan tâm, chú ý của bản thân sinh viên A trong môn tâm lý học xã hội là nguyên nhân khiến A quy kết khuynh hướng. Nhưng nếu trong các giờ học khác sinh viên A cũng đặt câu hỏi cho các giảng viên khác (sự đặc biệt thấp), trong giờ học tâm lý xã hội A cũng đặt câu hỏi nhưng không phải luôn luôn (tính nhất quán thấp) và các sinh viên khác cũng đặt câu hỏi (sự nhất trí cao). Khi đó kết luận rằng việc A hỏi một câu cụ thể trong giờ tâm lý học xã hội là do tình huống tạo ra – có thể là giảng viên chỉ định hoặc chưa giải thích vấn đề rõ ràng khiến A hỏi thêm.


2. Ý kiến chỉ trích thuyết hiệp biến

Lalljee ( 1981 ) phủ nhận giả định của Kelley cho rằng sự đặc biệt, nhất trí và nhất quán hình thành cơ sở quy kết. Những người đang cố gắng giải thích một sự kiện mang nhiều hiểu biết trước kia đặt vào vấn đề - họ không chỉ áp dụng công thức đã định sẵn mặc dù chúng ta sử dụng 3 tiêu chuẩn. Theo Lalljee chúng ta không hề sử dụng một các máy móc.

Ví dụ:

Trong lớp học mọi người đều mặc đồng phục nhưng có một người không mặc (sự nhất trí thấp) thì lời giải thích được chấp nhận nhưng chúng ta sẽ không chấp nhận nếu trong siêu thị tất cả mọi người đều trả tiền mua hàng nhưng một người lại phạm tội ăn cắp.

Tương tự với sự nhất quán: sẽ thích hợp khi giải thích tại sao một người có thói quen đi dạo vào lúc 6h chiều nhưng lại không thích hợp nếu giải thích một người luôn đi dạo lúc nửa đêm.

=> Sự giải thích tuỳ thuộc rất nhiều vào yếu tố văn hoá, chuẩn mực đạo đức, quan điểm, giá trị của môi trường xã hội.

Lalljee cho rằng giải thích luôn đi kèm với lý do vì thế không thực tế khi xét lời giải thích của một người nhưng không tìm hiểu lý do tại sao họ đưa ra giải thích ấy. Chú ý đến quy kết trong bối cảnh giữa cá nhân với nhau theo cách này có nghĩa là chúng ta tính đến 4 lĩnh vực khác nhau trong hiểu biết xã hội :

Thứ nhất là những gì chúng ta giả định người khác đã biết - họ có biết người khác mong đợi điều gì trong tình huống này hay không.
Thứ hai là mối quan hệ giữa hai người đang giao tiếp, gồm các yếu tố như vai trò xã hội và sự sáp nhập. Ví dụ như câu giải thích vì việc đi học muộn của sinh viên, với bạn bè thì có thể nói là “tôi thích ngủ” nhưng không thể nói với thầy cô giáo được. Vai trò xã hội ở đây vô cùng quan trọng, cùng là một lời giải thích cho một sự việc nào đó nhưng không thể nói với các cá nhân có vai trò xã hội khác nhau.
Thứ ba là chủ đề hay ngụ ý hành động của lời giải thích. Ví dụ lý do để một ngưòi ra khỏi nhà có thể khác nhau tùy vào sự quan tâm của những người mà họ đang trò chuyện.
Thứ tư là hậu quả của lời giải thích giữa cá nhân với nhau. Nếu sự giải thích tạo ra hiểu lầm hay khó hiểu thì chúng ta sẽ tìm một lời giải thích khác. Bằng cách phân tích bối cảnh xã hội của cuộc trò chuyện cũng như tính chất máy móc đơn giản của quá trình quy kết chúng ta có khả năng làm cho lời giải thích trong đời sống thực tế phù hợp nhiều hơn nữa.


3. Nhận thức luận thế tục

Năm 1983, Kruglanski, Baldwin và Towson cho rằng nghiên cứu quy kết theo truyền thống quá quan tâm về tính máy móc khi con người xử lý thông tin, thực ra không xét đến sở thích cá nhân và động cơ thúc đẩy, cũng không tính đến việc con người thay đổi suy nghĩ.

Năm 1980, Kruglanski đưa ra thuyết nhận thức luận thế tục, cho rằng chúng ta cần để ý đến cách con người tìm kiếm hiểu biết và ý tưởng của họ cố định hay xơ cứng ra sao. Nhận thức luận là nghiên cứu những gì giải thích như là hiểu biết và hiểu biết được hình thành ra sao, con người sử dụng hiểu biết như thế nào trong đời sống thường nhật

Ông xem con người đưa ra các giả thuyết để giải thích những gì họ trải qua trong thế giới xung quanh và trên thực tế hầu hết mọi người đều không phải lúc nào cũng đưa ra các giả thuyết mới. Thay vào đó, chúng ta chọn nhiều thông tin và khi đối mặt với những kinh nghiệm mới chúng ta phát triển nhiều giả thuyết thay thế để giải thích. Như vậy, từ một hiện tượng chúng ta có thể có nhiều cách giải thích khác nhau mặc dù không tạo ra hết các khả năng giải thích cho một hiện tượng.

Ví dụ: nước từ trên trời rơi xuống người chúng ta, giải thích theo nhiều cách: mưa, ai đó đang phun nước, đoàn làm phim đang dựng cảnh....

3.1 Giải thích xơ cứng

Với các sự kiện đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng chúng ta thường chỉ phát triển 1, 2 ý kiến sau đó chọn một giả thuyết cụ thể để giải thích. Những gì diễn ra làm suy nghĩ trở nên xơ cứng, chúng ta chỉ chấp nhận một ý kiến và loại bỏ bất kỳ ý kiến thay thế nào khác.

Một điểm nữa của giải thích xơ cứng đó là chúng ta thường tin những điều được biết ban đầu về hiện tượng và không điều chỉnh suy nghĩ của mình khi có thông tin bổ sung.

3.2 Năng lực và động cơ thúc đẩy

Kruglanski ( 1980 ) cho rằng liệu một suy nghĩ cụ thể có xơ cứng hay không tuỳ vào hai yếu tố: năng lực và động cơ thúc đẩy.

Đối với năng lực, ông muốn đề cập đến khả năng tạo ra giả thuyết thay thế đối với một chủ đề đã cho, điều này lệ thuộc vào vốn kinh nghiệm nhiều hay ít của mỗi cá nhân chứ không phải là “khả năng”.

Ví dụ: như một người có sở thích là tìm hiểu động cơ ô tô có khả năng tạo ra nhiều giả thuyết giải thích hơn khi ô tô hỏng máy hơn một người không biết gì về máy móc.

Năng lực cũng tuỳ thuộc vào việc liệu giả thuyết luôn sẵn có hay không – nói cách khác là liệu chúng ta có nhớ đến giả thuyết vào một thời điểm cụ thể hay không, điều này chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như sự gần đầy và sự liên quan.

Ví dụ: Nếu chúng ta mới được học khóa tham vấn thì sẽ đưa lời khuyên làm giải toả căng thẳng cho một người bạn sắp thi trái lại chúng ta vừa tham gia lớp dinh dưỡng chúng ta sẽ cho bạn những lời khuyên ăn gì để đảm bảo sức khỏe cho kì thi.

Về động cơ thúc đẩy làm suy nghĩ xơ cứng phụ thuộc vào 3 yếu tố:

Nhu cầu cấu trúc: chúng ta phải sắp xếp những gì mình biết theo cách giống như cung cấp lời hướng dẫn hành động rõ ràng. Chúng ta cũng ra quyết định nhanh vì thế chọn những gì có vẻ là thích hợp nhất và phát triển nó, bỏ qua các giả thuyết khác.
Điều chúng ta muốn nghĩ: con người có giá trị cá nhân, suy nghĩ và hình ảnh về bản thân, có khuynh hướng chọn lọc những suy nghĩ nào thích hợp với mình.
Nhu cầu tính giá trị: nói chung, chúng ta không tin vấn đề nếu biết rằng chúng không đúng nhưng đôi khi vấn đề đúng hay không lại không quan trọng. Nhu cầu tính giá trị của chúng ta thay đổi theo tình huống.
Cùng với những vấn đề khác, 3 yếu tố này cho chúng ta biết đôi khi điều quan trọng không phải là suy nghĩ mình đúng hay không, điều quan trọng là phục vụ cho mục đích cá nhân của mỗi người.

Ví dụ:

Nếu chúng ta biết một người chỉ ở mức độ qua loa mà người đó thường xuyên bừa bãi, bẩn thỉu thì đối với chúng ta việc đó không quan trọng lắm. Chúng ta thường chấp nhận hay làm xơ cứng suy nghĩ cho rằng họ cũng được ngay cả khi lúc nào cũng thấy họ bẩn thỉu vì điều này là không ảnh hưởng tới chúng ta. Lúc này nhu cầu có tính giá trị thấp. Nhưng nếu chúng ta ở chung phòng với người đó, nhu cầu có tính giá trị sẽ xem xét rằng suy nghĩ cụ thể ngày càng quan trọng hơn, cá nhân ấy bẩn thỉu, bừa bộn hoá ra cũng là người lười biếng... Và lúc này nhu cầu có tính giá trị cao sẽ cho chúng ta động cơ suy nghĩ để thu thập nhiều thông tin hơn về người đó.

Kruglanski, Baldwin và Towson ( 1983 ) cho rằng thuyết nhận thức luận thế tục cung cấp một khuân khổ giúp chúng ta phác hoạ và tìm hiểu ý nghĩa của nhiều khía cạnh khác nhau trong nghiên cứu quy kết, giúp chúng ta nghiên cứu cẩn thận hơn về động cơ thúc đẩy sự liên quan và ảnh hưởng đến sự quy kết như thế nào chứ không phải đơn thuần là một đặc biệt tùy chọn, động cơ thúc đẩy hình thành trên sự quy kết và suy luận của chúng ta. Trong khi thuyết hiệp biến giới thiệu quá trình quy kết như thể là một quá trình hoàn toàn hợp lý thì Kruglanski lập luận rằng quy kết vừa là hợp lý, vừa là động cơ thúc đẩy. Chúng hợp lý vì được suy diễn logic, nhất quán nhưng cũng là động cơ thúc đẩy việc phản ánh nhu cầu cấu trúc, kết luận và tính giá trị ở con người.



IV. Kết luận:

Tri giác xã hội là quá trình nhận thức đối tượng giao tiếp bằng con đường cảm tính chủ quan như qua các giác quan (thị giác, thính giác...), qua các cảm giác chủ quan (tâm thế, ấn tượng…) bằng kinh nghiệm của bản thân. Như vậy, kết quả tri giác bị nhiều yếu tố chi phối như ấn tượng ban đầu, sự quy gán hành vi, các định kiến, định khuôn khác nhau trong mỗi nền văn hóa, mỗi cộng đồng dân tộc. Do chịu sự chi phối như vậy nên quá trình tri giác xã hội thường chủ quan, thiếu chính xác.

Đây là một lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Nhiệm vụ quan trọng của ngành tâm lý học nước ta là cần phải tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng vào việc tìm hiểu những đặc điểm tri giác của con người nói chung và của người Việt Nam nói riêng, xác định những yếu tố văn hóa đặc trưng nào dẫn tới đặc điểm tri giác như vậy.









Phụ lục

SUY ĐOÁN DỰA VÀO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM

Hãy tưởng tượng bạn đang đi bộ trên đại lộ thứ 5 ở thành phố New York, bỗng nhiên một đứa trẻ từ trong ngõ lao ra, đẩy bạn ngã xuống đường rồi cướp lấy cái sắc tay hay cái ví của bạn -- trong đó là tất cả số tiền dành cho chuyến đi nghỉ của bạn. Bạn báo cho công an vụ cướp này và -- thật tuyệt vời! -- cuối cùng họ đã bắt được đứa bé ăn cắp. Bạn đã sẵn sàng treo cổ thằng quỷ con này lên phải vậy không?

Học thuyết về sự quy kết12, học thuyết giải quyết sự suy đoán dựa vào tinh thần trách nhiệm, gọi thái độ hiện tại của bạn là sự quy kết bên trong về nguyên nhân- hậu quả, điều này có nghĩa là bạn quy trách nhiệm cho điều đã xảy ra với đứa bé. Nguyên nhân nằm trong bản thân thằng bé: nó là đứa trẻ hư thối.

Hãy quay trở lại câu chuyện, cuối cùng họ đã bắt được thằng bé đáng ghét. Nhưng từ cảnh sát bạn biết được rằng vụ cướp đó có liên quan đến băng đảng tội phạm ở địa phương, và rằng nếu thằng bé đó không tham gia vào vụ cướp thì nó và gia đình nó sẽ bị băng đảng này trừng trị. Và đứa trẻ đó mới có 12 tuổi.

Học thuyết về sự quy kết cho rằng, bây giờ bạn sẽ đưa ra sự quy kết bên ngoài về nguyên nhân-kết quả. Bạn vẫn giận điên người, nhưng không còn quá tức giận với đứa trẻ nữa. Bây giờ thì đó chính là môi trường của thành phố New York là xấu sa, là tình trạng của thế giới hay bất kỳ điều gì. Đứa trẻ vẫn là trung tâm, nhưng nguyên nhân hành động được xem là nằm bên ngoài nó.

Cha đẻ của học thuyết về sự quy kết Harold Kelley cho rằng cách chúng ta đưa ra sự quy kết cũng giống với cách mà các nhà khoa học (hay thám tử) đưa ra: đó là cách đặt câu hỏi.

Các nguyên tắc quy kết

Hãy xem xét câu hỏi về trách nhiệm sau: "Tại sao cái bánh (làm bằng bột, trong có trứng, kém...) của George lại chảy nhão ra?" Theo thuật ngữ của sự quy kết thì George là một người; cái bánh là một thực thể; mối quan hệ giữa chúng là "khiến cho nó bị chảy nhão ra." Chúng ta trả lời câu hỏi về trách nhiệm bằng cách hỏi thêm một vài câu hỏi nữa:

1. Câu hỏi để phân biệt13: Liệu George có làm những thực thể khác (trứng, món trứng rán phồng, bánh táo, thịt cuộn...) chảy nhão ra hay nếu không khó có thể ăn được? Nếu không, sự việc cụ thể này (làm cái bánh bị chảy nhão) có sự khác biệt cao -- hiếm khi George làm thế. Nếu có, thì sự việc cụ thể này có sự khác biệt thấp -- George hay làm như vậy.

2. Sự đồng thuận14: Liệu những người khác có xu hướng làm bánh chảy nhão hay làm thành món bánh hổ lốn không? Liệu có sự "đồng thuận" về vấn đề này không? Nếu không, thì sự việc cụ thể này có sự đồng thuận thấp -- ít người có cùng vấn đề với George trong chuyện cái bánh. Nếu có, thì vấn đề cụ thể này có sự đồng thuận cao -- mọi người đều làm cái bánh chảy nhão hoặc biến nó thành món hổ lốn.

3. Sự kiên định15: Liệu George có thường xuyên làm bánh nhão không? Nếu không, mối quan hệ ở đây có sự kiên định thấp -- bánh mà George làm luôn rất ngon. Nếu có, ở đây có sự kiên định cao -- George luôn gặp rắc rối với những cái bánh.

Cái bánh (thực thể) George (người) Sự phá hủy (mối quan hệ)
Thực thể này có phân biệt được không? Liệu có sự đồng thuận không? Kiểu mẫu này có kiên định không?
(Nó có xảy ra với các thực thể khác không?) (Nó có xảy ra với người khác không?) (Nó có xảy ra thường xuyên không?)

Bằng việc trả lời những câu hỏi này chúng ta có thể đưa ra sự quy kết vượt xa hơn sự đơn giản nằm bên trong hay bên ngoài sự việc.

1. Nếu câu trả lời là George làm mọi món đều nhão nhoét, trong khi đó hầu hết mọi người không gặp vấn đề gì đối với những cái bánh, và hơn nữa món bánh của George luôn chảy nhão ra thì chúng ta có thể đưa ra sự quy kết rằng: George không có khả năng nấu nướng. Điều này cũng giống với sự quy kết bên trong.

2. Nếu chúng ta trả lời rằng George không gặp vấn đề này đối với các món khác, nhưng mọi người thường làm món bánh trở thành hổ lốn, và George đặc biệt thường gặp vấn đề với bánh, vậy thì chúng ta có thể đưa ra sự quy kết bên ngoài được gọi là sự quy kết thực thể: làm bánh là sự khó khăn.

3. Nếu chúng ta trả lời rằng George làm sai mọi thứ và tất cả mọi người đều gặp vấn đề trong việc làm bánh, và tất nhiên, George cũng gặp vấn đề này trước đây, chúng ta có thể đưa ra quy kết về con người-thực thể (một hoặc hai thứ đều thích đáng): George không có khả năng nấu nướng, và làm bánh là khó khăn đối với anh ấy.

4. Nếu chúng ta trả lời rằng George không phải làm món nào cũng nhão nhoét, và rằng hầu hết mọi người không gặp vấn đề gì với việc làm bánh, nhưng quả thực là George luôn gặp vấn đề với việc làm bánh thì chúng ta có thể đưa ra một sự quy kết khác về con người-thực thể mà ở đó cả hai thứ đều cần thiết, tôi gọi đó là quy kết quan hệ: George và việc làm bánh không thể "hòa thuận" với nhau được.

5. Nhưng nếu câu trả lời là George không bao giờ gặp vấn đề với việc nấu các món ăn nhão nhoét và những người khác cũng không gặp vấn đề với việc làm bánh, và George rất ít khi làm bánh bị nhão thì chúng ta có thể đưa ra sự quy kết về hoàn cảnh: đó là sự trùng hợp, một tai nạn, một ngày xấu.

Tất cả những điều này đòi hỏi cần phải có đôi chút thông tin -- X làm gì trong các hoàn cảnh khác, người khác làm gì, kinh nghiệm trong quá khứ mà X có với tình huống đó... Chúng ta thường phải giải quyết các vấn đề một lần. Trong những hoàn cảnh đó, tất cả những điều mà chúng ta có thể làm là quan sát xung quanh, cố gắng hiểu sự việc bằng những thông tin mà chúng ta có trong tay:

1. Nguyên tắc coi nhẹ16: Càng nhiều điều khiến bạn thấy những điều đó là hiển nhiên, thì tầm quan trọng của chúng lại ít hơn ta tưởng -- bao gồm cả người mà bạn nhìn vào. Đây là sự quy kết bên ngoài. Joe gặp một tai nạn nhỏ? Anh ta là kẻ ngố. Vào lúc hai giờ sáng? Anh ta buồn ngủ. Trời mưa? Đường trơn? Với cú phanh gấp? Joe chẳng giống kẻ ngố chút nào cả, anh ta giống một nạn nhân của hoàn cảnh hơn. Càng có nhiều lý do đưa ra cho sự việc đã xảy ra, Joe càng ít bị đổ lỗi hơn.17

Coi nhẹ cũng có thể làm giảm công trạng mà bạn gán cho ai đó: John chiến thắng trong cuộc đua xe với Khoa. Wow! Anh ấy lái chiếc Ferrari. Oh.

2. Nguyên tắc làm tăng thêm18: Càng nhiều điều khiến bạn thấy những điều đó khó có thể xảy ra, thì tầm quan trọng của chúng lại nhiều hơn chúng ta tưởng -- đặc biệt là đối với con người. Đây là sự quy kết bên trong. Ông ấy đã chiến thắng trong cuộc thi thể thao ba môn phối hợp? Tốt. Ông ấy là người tàn tật? Thật giỏi! Ông ý 70 tuổi? Thật không thể tin được! Ông ấy vừa mới mất tuần trước? Đúng là con người! Càng có nhiều lý do đưa ra cho sự thất bại, bạn càng công nhận nhiều công trạng cho ông ấy hơn.

Nguyên tắc làm tăng thêm cũng có thể làm gia tăng sự đổi lỗi của bạn dành cho ai đó: Xe của John hết xăng. Quá tệ. Tôi đã cảnh báo anh ta là xăng còn rất ít. John đúng là kẻ đãng trí.

Thành kiến

Chúng ta ấp ủ quan điểm có lý về bản thân. Nhưng sự thật là chúng ta chỉ có chút ý sự có lý -- chúng ta có những thành kiến của mình.

1. Quy kết sai lầm cơ bản. Chúng ta có xu hướng nhìn người khác có động cơ thúc đẩy bên trong và phải chịu trách nhiệm đối với cách cư xử của họ. Điều này có thể là do nét nổi bật thuộc tri giác, điều đó có nghĩa là người khác là cái mà chúng ta thấy rõ nhất khi chúng ta nhìn vào họ; hay nó có thể là do chúng ta thiếu thông tin chi tiết về nguyên nhân khiến họ cư xử như thế. Nhưng một số nhà tâm lý học xã hội cho rằng con người thường là nguyên nhân của hành vi của họ chứ không phải như các nhà nghiên cứu theo đuổi niềm tin quy kết sai lầm cơ bản. Nói cách khác, có thể chính các nhà nghiên cứu mới là những người có thành kiến!

Có lẽ ví dụ đáng buồn nhất về khuynh hướng đưa ra các quy kết bên trong cho dù chúng có được đảm bảo hay không đó là việc đổ lỗi cho nạn nhân. Nếu như việc thông cảm với ai đó hay đổ lỗi cho kẻ thực sự là thủ phạm vì lý do nào đó khiến chúng ta bất đồng, chúng ta có thể trút trách nhiệm lên nạn nhân đối với những đau đớn hay khổ sở của chính anh ta hay cô ta. "Anh ấy khiến nó xảy ra" và "Cô ấy yêu cầu điều đó", đó là những cụm từ rất phổ biến.19

2. Ảnh hưởng người làm-người quan sát. Mặt khác, chúng ta có xu hướng xem bản thân có động cơ thúc đẩy bên ngoài hơn. Như bọn trẻ con nói anh ta làm việc đó có mục đích nhưng tôi không thể giúp được. Điều này cũng có thể là nét nổi bật thuộc tri giác -- Khi tôi nhìn vào cách cư xử của mình, tất cả những điều tôi nhìn thấy là các nguyên nhân môi trường của nó; có thể đơn giản là chúng ta có nhiều thông tin hơn về các động cơ của chính mình.

Chúng ta có thể chơi với quan niệm nổi bật: Ví dụ, nếu chúng ta đang ngồi cạnh ai đó trong một cuộc thảo luận, chúng ta có xu hướng "nhìn nhận sự việc theo quan điểm của người mình ngồi cạnh," bao gồm cả việc nhìn người ở phía bên kia với hai bạn là kẻ hiếu chiến hơn -- có nghĩa là "ở bên trong" hơn. Mặt khác, nếu bạn thông cảm với ai đó, bạn có xu hướng quy kết các nguyên nhân bên ngoài đối với hành vi cư xử của họ -- "Em trai tôi không thể làm được, thưa ngài!" Một số bác sĩ trị liệu sử dụng các cuộn băng video của khách hàng của họ để khuyến khích việc nhận trách nhiệm. Ví dụ những người say rượu hiếm khi có được cái nhìn thực tế về cách cư xử của chính họ, họ có xu hướng tin rằng họ kiểm soát được, nhưng những băng video cho thấy sự loạng choạng và hành động đáng ghét của họ có thể có tác dụng.20

3. Thành kiến tự nhận21. Thêm vào sự rối loạn này, chúng ta còn có xu hướng coi nguyên nhân dẫn đến thành công của chúng ta là chính bản thân chúng ta, nhưng nguyên nhân của thất bại lại là do các sự kiện bên ngoài. Nếu có hiệu quả, tôi đã làm; còn nếu không có hiệu quả, đấy là do ý Chúa. Chúng ta có thể có nhiều thông tin về động cơ của chính chúng ta; nhưng chúng ta có thể không muốn thừa nhận chúng.

Một ngoại lệ đối với thành kiến tự nhận có thể thấy ở thái độ của con người đối với những máy móc phức tạp, chẳng hạn như máy vi tính. Khi có điều gì đó không ổn xảy ra, chúng ta có xu hướng đổ lỗi cho bản thân -- "Chắc rằng tôi đã làm sai điều gì!" Trên thực tế, vấn đề ở đây thường là do lỗi kỹ thuật hay phần mềm được thiết kế tồi.22

4. Giả thuyết thế giới công bằng23: Đây là quan niệm cho rằng tất cả mọi cái đều phấn đấu cho điều tốt nhất: Nếu bạn là người tốt, những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn; nếu bạn là người xấu; điều xấu sẽ xảy đến với bạn. Bây giờ, quan điểm này có vẻ không được thực tế lắm: chúng ta đảo ngược lại lý luận, và tin rằng nếu điều tốt đẹp đến với bạn, thì chắc hẳn là bạn đáng được nhận điều đó, và nếu điều xấu xảy đến với bạn thì cũng chắc hẳn là bạn đáng được nhận chúng.

Điều này giải thích cho tất cả những điều thuộc loại được cho là số phận, chẳng hạn như con người cảm thấy tội lỗi khi điều tồi tệ xảy ra mà họ không kiểm soát được, hay cho rằng nạn nhân của các thảm họa tự nhiên hay hành động tội lỗi không đáng phải chịu như vậy, những người khác còn đáng phải chịu hơn! Và chúng ta có xu hướng thích người may mắn và cảm thấy chúng ta xứng đáng được giàu có do nhận được thừa kế.

Như chúng ta sẽ thấy rõ hơn ở phần sau, dường như chúng ta không bao giờ suy nghĩ một cách hợp lý khi có dính dáng đến những chuyện cá nhân. Trên thực tế, có nhiều sự quy kết thiên kiến liên quan đến những hậu quả nghiêm trọng, những hậu quả này ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào và liệu chúng ta có thể phát hiện ra những dấu hiệu có chủ ý hay không. Thời gian trôi đi, chúng ta sẽ có thể khám phá ra nhiều điều hơn.


1 Mental Structure

2 halo effect

3 Anthropologists

4 TQ hiệu đính: ví dụ các người dân tộc VN như Hmong, họ đâu có tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nhưng nụ cười cũng là dấu hiệu đẻ chỉ hạnh phúc. Do đó, nụ cười là ví dụ, không thể là thể hiện bị ảnh hưởng đơn thuần của văn hoá. Ngược lại, :lol: là thể hiện của văn hoá, vì chỉ có những người chat trên mạng, hiểu được :lol: là nụ cười trên mạng.

5 Social contagion

6 TQ hiệu đính, như ở VN, nhất là vào các quán cà-fê nổi tiếng, các bạn sẽ thấy rất nhiều người đá lông nheo. Đá lông nheo, trong các quán cà-fê này có thể mang ý nghĩa, "tôi thích bạn, muốn giao thiệp với bạn đó, nói chuyện với tôi đi".

7 TQ hiệu đính: để ý đến vấn đề tự ti và tự tôn. Gái cave thì ăn mặc hàng hiệu, làm như ta đây biết nhiều hiểu rộng, trong khi các vị giáo sư thì cũng vẫn quần tây áo sơ mi trắng như ngày nào đi dạy học.

8 TQ hiệu đính: ở VN, chúng ta có thể phân biệt được được người Bắc, Trung, Nam qua giọng nói. Đi xa hơn, chúng ta còn phân biệt được người miền Tây (Long Xuyên, Châu Đốc) và người miền Đông (Vũng Tàu, Bà Rịa).

9 TQ hiệu đính: nhớ lại trong thời gian chiến tranh giữa Mỹ và Irag không, Bộ Trưởng Bộ Thông Tin lấy chiếc dép đập lên tấm hình của Tổng Thống Bush. Theo văn hoá Hồi Giáo, họ ám chỉ sự kinh miệt.

10 TQ hiệu đính: ở VN, ngón trỏ và giữa làm thành hình con "chem chép", giống như âm hộ của phụ nữ.

11 TQ hiệu đính: ăn trông nồi, ngồi trong hướng. Đoạn trên, nói đến 1 ví dụ rằng ở những nơi thoáng như bãi đậu xe, bạn đứng nói chuyện với ai quá gần, họ sẽ lùi và giữ khoảng cách. Bạn tiếp tục tới gần, thì họ tiếp tục lùi. Nhưng nếu bạn tiến tới hoài, họ sẽ bỏ chạy hay từ chối nói chuyện với bạn. Nó đưa đến vấn đề, gần hay xa không có tuyệt đối, mà còn tùy thuộc vào bối cảnh. Ở nơi thóang, đứng xa hơn 1 tí.

12 Attribution theory

13 Distinctiveness

14 Consensus

15 Consistency

16 Discounting principle

17 TQ hiệu đính: có thể dùng nguyên tắc coi nhẹ này giải thích sự chấp nhận tham nhũng ở VN không?

18 Augmenting principle

19 TQ hiệu đính: ví dụ cho quy kết sai lầm, là ta đổ lỗi cho nạn nhân bị hãm hiếp rằng cô ta ăn mặc thiếu vải, đẻ biện hộ cho việc nam nhi có tính dục cao. Chúng ta quy lỗi cho các cô làm đĩ, thay vì trách các ông thích mèo mỡ.

20 TQ hiệu đính: ví dụ rõ hơn về ảnh hưởng ngươi-làm-người-quan-sát là cậu say rượu đổ lỗi là đường đi không bằng phẳng, chứ không phải cậu ta đi xiêng xẹo.

21 Self-serving bias

22 TQ hiệu đính: ví dụ rõ hơn về thành kiến tự nhận là đưa ra các ý kiến phục vụ quyền lợi của mình, như khi cuộc hôn nhân đỗ vỡ, cậu ta nói rằng vợ tôi là người tồi. Nói thế để biện minh cho việc ly dị của mình là đúng.


Tài liệu tham khảo:

Trần Hiệp: Tâm lý học xã hội - Những vấn đề lí luận chung, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn, Viện Tâm lý học,NXB khoa học xã hôi,1996.
Suy đoán dựa vào tinh thần trách nhiệm, nguồn : kinhtehoc.com.
Khái niệm “thành kiến”, nguồn vi.wiktionary.org, caodaiebook.net.


Copyright Trích từ Bài giảng TLHXH - K51CTXH - ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN
Nguồn : vnsocialwork.net
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top