Lý giải hiện tượng sét đánh theo duy tâm và duy vật

  • Thread starter Thread starter kara-oke
  • Ngày gửi Ngày gửi

kara-oke

New member
Xu
0
HIỆN TƯỢNG SÉT ĐÁNH

Không biết ai đã bị trời đánh không chết hay chưa, nhưng xung quanh cuộc sống thường ngày của chúng ta luôn xảy ra những điều kỳ thú.

Có câu chuyện kể rằng, mấy năm gần đây có một hiệntượng của tự nhiên được rất nhiều nhà nghiên cứu lý giai nhưngcũng không kém phần duy tâm và lý thú. Thủa cha ông người Thái ở Sơn La vốn có thói quen đi làm nương dẫy, ở nhà sàn và có câu dịch theo tiếng phổ thông là”con cóc là cậu ông trời – nếu ai đánh nó thì trời đánh cho”.

View attachment 9765

Trên Sơn la, có một câu chuyện thật kể rằng: có cậu học trò dân tộc lười nhác bỏ học từ sớm có một buổ lên nương làm việc xa vì cho rằng những lời ông cha răn dạy đều là lường gạt, giáo điều cổ hủ. Cậu ta lấy thuốc lá đang hút cho con cóc hút làm cho nó đảo đảo trợn ngược mắt, cậu ta thích thú cho rằng " làm gì có trời nào, ta chính là ông trời". Trời đang xanh năng bỗng tối sầm lại, sấm sét giáng và đầu cậu ta.

Câu chuyện có phần duy tâm, tuy có điều người đời vẫn bảo " gieo hành vi sẽ gặt thói quen , thói quen sẽ làm nên tính cách, tính cách tạo nên số phân" - cậu này đúng đấy chứ, ác giả ác báo cũng có thể có cũng có thể không nhưng cũng cho chúng ta biết các đối xử với bạn bè hay con vật có nhân tính hơn. Ở đây duy tâm một chút cho thú vị, nói thì nói vậy tuy nhiên chúng ta luôn tin vào khoa học, khoa học chính là nền tảng để phát triển con người.

Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây mang điện tích và mặt đất đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu. Trong cá cơn dông, do có gió mạnh xáo trộn các đám mây và một số nguyên nhân khác, làm cho các đám mây tích điện. Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, thì giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp.

Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ (sấm), Trường hợp có đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm những vật bằng kim loại như cuốc xẻng chẳng hạn, thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sét đánh.

Để chống sét, người ta làm cột thu lôi, đó là một cây sắt nhọn cắm ở nơi cao nhất của toà nhà (hay những công trình cao tầng), cây sắt nhọn này được nối đất bằng dây kim loại. Khi có sét, “Cột thu lôi” trở thành vật “thế mạng” cho công trình: Tia lửa điện đánh vào cột thu lôi và được truyền xuống đất

- Làm gì để tránh tác hại của sét:

+ Khi trời mưa dông không nên trú mưa dưới gốc cậy học gần cột, tram thu lôi, phát sóng
+ Không nên nổ máy cày trên ruông, nương
+ Ngoài ra không nên làm những việc ác ý trái lương tâm, không thì trời phạt.

Bài viết của học giả : Kara-oke diễn đàn kiến thức*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top