[Lý 12]Trắc nghiệm dao động cơ - Vật lý 12

  • Thread starter Thread starter Book
  • Ngày gửi Ngày gửi

Book

New member
Xu
0
Bài 1: Một vật có khối lượng m = 1 kg, dao động điều hoà theo phương ngang với chu kỳ T = 2 s, qua vị trí cân bằng với vận tốc ban đầu v0 = 31,4 cm/s. Viết phương trình dao động. Chọn t = 0 lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Tính lực hồi phục tác dụng vào vật lúc t = 0,5 s.
Bài 2: Một vật A có khối lượng m1 = 1 kg nối với vật B có khối lượng m2 = 4,1 kg bởi một lò xo có
độ cứng k = 625 N/m. Kéo A lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn a = 1,6 cm rồi thả nhẹ.
1/ T
ìm chu kỳ dao động của A.
2/ Tính vận tốc cực đại vmax của A.
3/ Tính lực lớn nhất Fmax v
à lực nhỏ nhất Fmin tác dụng lên bàn. Cho g = 9,8 m/s2.
Bài 3: Một lò xo có
độ cứng k = 100 N/m treo một vật có khối lượng m1 = 4000 g, kéo vật xuống dưới vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng một đoạn cm và truyền cho nó vận tốc là 10 cm/s. Lấy = 10. Bỏ qua ma sát
1/ Chứng minh vật dao
động điều hòa.
2/ Viết phương trình dao
động. Chọn trục Ox sao cho:
- O tr
ùng với vị trí cân bằng .
- Chiều dương hướng xuống, gốc thời gian lúc x = + 1 cm và vật
đang chuyển động theo chiều dương.
3/ Treo th
êm vật m2 thì chu kỳ dao động của hệ là T12 = 0. Tìm chu kỳ T2 nếu chỉ treo vật m2.
Bài 4: Một vật có khối lượng m dao
động điều hòa có đồ thị như hình vẽ. Vật có cơ năng W = 0,250 J.
1/ Viết phương tr
ình dao động.
2/ Viết biểu thức vận tốc vt?
Vẽ đồ thị vt tr
ên cùng hệ toạ độ.
3/ T
ìm khối lượng m của vật? Lấy = 10.

Bài 5:
1/ Một vật khối lượng m dao
động điều hòa với tần số f1 = 6 Hz. Treo thêm vào vật một gia trọng có khối lượng m = 44 g thì vật m dao động điều hòa với tần số f2 = 5 Hz. Tính khối lượng m và độ cứng k.
2/ Xét con lắc l
ò xo khi có thêm khối lượng m, tại thời điểm ban đầu t = 0 vật có li độ x = - 2 cm và có vận tốc v là 20 cm/s hướng về vị trí cân bằng. Viết phương trình dao động.
Lấy g = 10 m/s2.

Bài 6: Một con lắc lò xo đặt thẳng đứng có độ cứng k = 2,7 N/m, treo một vật có khối lượng m = 0,3 kg. Từ vị trí cân bằng kéo vật m xuống x1 = 3 cm đồng thời cung cấp một vận tốc v1 = 12 cm/s hướng về vị trí cân bằng .
1/ Viết phương tr
ình dao động. Chọn gốc thời gian lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
2/ Khi vật đi xuống vị trí cân bằng O, vật m tách khỏi l
ò xo và rơi xuống, vận tốc tại thời điểm chạm đất là v2 = 4 m/s. Tính độ cao h tính từ O đến đất. Lấy g = 10 m/s2.
B
ài 7: Vật khối lượng m treo vào một lò xo có độ cứng k, khi ở trạng thái cân bằng độ biến dạng của lò xo l = 4 cm. Kéo m theo phương thẳng đứng xuống dưới rồi buông không vận tốc ban đầu ( lấy g = 10 m/s2).
1/ T
ìm chu kỳ của dao động .
2/ Viết phương tr
ình dao động cho vận tốc khi vật qua vị trí cân bằng có độ lớn là 31,4 cm/s chọn t = 0 lúc buông vật, chiều dương hướng xuống.
3/ Vật m cách vị trí cân bằng 1 cm thì có vận tốc là bao nhiêu?
Bài 8: Vật có khối lượng m = 200 g
được treo vào lò xo thẳng đứng, lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 60 cm. Lấy g = 10 m/s2, chiều dương hướng xuống, chọn gốc thời gian lúc lò xo có chiều dài l = 59 cm với vận tốc bằng 0 và lực đàn hồi T = 1N (độ lớn). Viết phương trình dao động.
B
ài 9: Một con lắc lò xo có khối lượng m = kg dao động điều hòa theo phương ngang, vận tốc cực đại vmax bằng 0,6 m/s. Chọn gốc thời gian lúc vật có li độ x0 bằng 3 cm theo chiều âm và tại đó Wt = Wđ. Tìm chu kỳ dao động ? Tính độ lớn của lực đàn hồi F tại thời điểm (s).
B
ài 10: Một con lắc lò xo để thẳng đứng có treo một vật m có khối lượng m = 400 g.
1/ Kéo vật m xuống dưới cách vị trí cân bằng O l
à 1 cm và truyền cho nó vận tốc v bằng 25cm/s hướng xuống. Viết phương trình dao động cho cơ năng W = 25 mJ.
2/ Gọi P, Q l
à hai vị trí cao nhất và thấp nhất của m, R là trung điểm của PO, S là trung điểm của OQ. Tìm thời gian ngắn nhất khi vật m chuyển động từ S đến R.


Bài 11: Một lò xo có độ dài l0 = 20 cm treo thẳng đứng gắn vật có khối lượng m = 100 g. Tại vị trí cân bằng , lò xo có chiều dài l1 = 21 cm, kéo vật m xuống dưới cách vị trí cân bằng là 1 cm và truyền cho nó một vận tốc v bằng 10 cm/s hướng xuống dưới. Viết phương trình dao động , chọn t = 0 lúc vật bắt đầu dao động. Cho g = 2 = 10 m/s2. Chọn chiều dương hướng xuống.
B
ài 12: Một lò xo có độ cứng k = 40 N/m có gắn vật khối lượng m = 100 g, CB là sợi dây không giãn và lò xo có chiều dài l0 = 20 cm. Cho g = 10 m/s2.
1/ Tìm chiều dài l của lò xo khi m cân bằng.
2/ Nâng vật lên 2 cm rồi thả nhẹ. Chứng minh vật m dao
động điều hòa. Viết phương trình dao động ? Chọn trục Ox có chiều dương hướng xuống.
3/ T
ìm điều kiện biên độ A của m để khi dao động dây CB không bị chùng.
Bài 13: Vật m gắn lò xo dao
động điều hòa, vận tốc khi qua vị trí cân bằng là 62,8 cm/s amaxbằng 2m/s2, 2 = 10.
1/ Tìm biên
độ A, chu kỳ dao động T và tần số của dao động f.
2/ Viết phương tr
ình dao động. Chọn gốc thời gian lúc vật qua M0 có li độ x0 = - 10 cm theo chiều dương và O trùng với vị trí cân bằng .
3/ Tìm thời gian
để vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí M1 có li độ x1 = 10 cm.
B
ài 14: Một lò xo có độ cứng k = 100 N/m gắn m = 400 g đặt trên mặt phẳng ngiêng nhẵn có góc nghiêng . Tại vị trí cân bằng, độ biên dạng của lò xo là l = 2 cm.
2/ Tính góc nghiêng .
3/ Kéo vật m lên trên theo phương mặt phẳng nghiêng
để lò xo có chiều dài tự nhiên l0 rồi truyền cho nó vận tốc v0 bằng 10 cm/s, hướng lên trên theo phương mặt phẳng nghiêng.
a/ Chứng minh rằng vật m dao
động điều hòa. Viết phương trình dao động, chọn chiều dương hướng lên theo phương mặt phẳng nghiêng, gốc thời gian lúc vật bắt đầu dao động.
b/ T
ìm vận tốc v của vật m khi nó ở li độ x = +3cm. Lấy g = p2 =10m/s2



Bài 15: Một lò xo có độ cứng k = 100N/m gắn với vật khối lượng m = 500 g đặt trên mặt phẳng nghiêng nhẵn có góc nghiêng = 300. Giữ vật m để lò xo có độ dài l0 rồi truyền cho nó một vận tốc v0 = 25 cm/s hướng xuống dưới theo phương song song mặt phẳng nghiêng, cho g = 10 m/s2.
1/ Chứng minh rằng vật m dao
động điều hòa .
2/ Viết phương trình dao
động , chọn gốc thời gian lúc vật m bắt đầu chuyển động.
B
ài 16: Một lò xo có độ cứng k gắn với vật có khối lượng m đặt trên mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng = 300, cho ma sát bằng 0 và gốc O trùng với vị trí cân bằng.
1/
Đưa vật m về vị trí lò xo không biến dạng rồi thả không vận tốc ban đầu. Khi đó vật dao động điều hòa với vận tốc góc = 20 rad/s. Viết phương trình dao động. Chọn gốc thời gian lúc thả vật.
2/ Tính vận tốc của vật tại vị trí m
à động năng của vật nhỏ hơn thế năng của vật 3 lần.
3/ Để vận tốc tại vị trí cân bằng l
à 0,3 m/s thì vật dao động với biên độ A bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.
Bài 17: Một lò xo có
độ cứng k gắn với vật khối lượng m, đưa vật m về vị trí lò xo không biến dạng rồi thả với vận tốc ban đầu v0 = 0. Khi đó vật m dao động điều hòa với vận tốc góc = 10 rad/s.
1/ Viết phương trình dao
động. Chọn trục Ox hướng xuống, gốc thời gian lúc thả vật.
2/ Tính vận tốc tại vị trí thế năng của vật Wt bằng 1,25 động năng của vật Wđ.
3/ Để vận tốc tại vị trí cân bằng l
à 2 m/s thì vật dao động với biên độ là bao nhiêu?
Bài 18: Một vật có khối lượng m = 50g treo vào một lò xo, cho vật dao
động điều hòa với chu kỳ T = 0,2 s thì chiều dài của lò xo biên thiên từ 30 cm đến 34 cm, lấy g = 10 = 2 m/s2.
1/ Lập phương tr
ình dao động. Chọn trục Ox hướng xuống, gốc thời gian lúc lò xo có chiều dài nhỏ nhất lmin.
2/ Tính lực
đài hồi lớn nhất và chiều dài ban đầu l0.
3/ Tính vận tốc v
à gia tốc của vật m tại vị trí x = - 10 mm.
Bài 19: Cho một vật có khối lượng m = 0,1 kg dao
động điều hòa với
phương trình x = 4 cos ( 20t+ ) cm.
1/ Tìm chu kỳ dao
động của vật, độ cứng của lò xo và cơ năng của vật.
2/ T
ìm x tại điểm thế năng của vật Wt bằng 3 lần động năng của vật Wđ.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Trắc nghiệm dao động cơ - Vật lý 12

TRẮC NGHIỆM DAO ĐỘNG CƠ - DAO ĐỘNG CƠ

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/3/FILEPDF/trac_nghiem_dao_dong_co_12.pdf[/PDF]

Nguồn: Hocmai.vn
 
82 câu hỏi trắc nghiệm cơ học Vật lý 12 - Có đáp án

TRẮC NGHIỆM CƠ HỌC VẬT RẮN

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/3/FILEPDF/82_cau_trac_nghiem_dch.pdf[/PDF]
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top