[Lý 12]Một bài tập về sóng dừng

dailuong

New member
Xu
0
[Lý 12]Một số bài tập về phần sóng cơ đây

Câu 1. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng nước với hai nguồn kết hợp ngược pha A, B. Những điểm trên mặt nước nằm trên đường trung trực của AB sẽ:
A. dao động với biên độ lớn nhất
B. dao động với biên độ bé nhất
C. đứng yên không dao động
D. dao động với bên độ có giá trị trung bình

Câu 2. Khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp là 5 (m). Một thuyền máy đi ngược chiều sóng thì tần số va chạm của sóng vào thuyền là 4 Hz. Nếu đi xuôi chiều thì tần số va chạm là 2 Hz. Tính Tốc độ truyền sóng. Biết tốc độ của sóng lớn hơn Tốc độ của thuyền.
A. 5 m/s
B. 14 m/s
C. 13 m/s
D. 15 m/s

Câu 3. Một dây đàn hồi rất dài có đầu A dao động theo phương vuông góc với sợi dây. Tốc độ truyền sóng trên dây là 4 (m/s). Xét một điểm M trên dây và cách A một đoạn 40 (cm), người ta thấy M luôn luôn dao động lệch pha so với A một góc \[\[\Delta \varphi = \left( {n + 0,5} \right)\pi \]\] với n là số nguyên. Tính tần số. Biết tần số f có giá trị trong khoảng từ 8 Hz đến 13 Hz.
A. 8,5 Hz
B. 10 Hz
C. 12 Hz
D. 12,5 Hz

Câu 4. Sóng truyền với Tốc độ 5 (m/s) giữa hai điểm O và M nằm trên cùng một phương truyền sóng. Biết phương trình sóng tại O là \[\[u = 5c{\rm{os}}(5\pi - \frac{\pi }{6})(cm)\]\] và phương trình sóng tại điểm M là \[\[{u_M} = 5c{\rm{os}}(5\pi + \frac{\pi }{3})(cm)\]\]. Xác định khoảng cách OM và cho biết chiều truyền sóng.
A. truyền từ O đến M, OM = 0,5 m
B. truyền từ M đến O, OM = 0,5 m
C. truyền từ O đến M, OM = 0,25 m
D. truyền từ M đến O, OM = 0,25 m

Câu 5. Một sóng cơ học được truyền theo phương Ox với biên độ không đổi. Phương trình sóng tại M có dạng \[\[u = 2\sin (\pi t + \varphi )\]\](cm). Tại thời điểm t1 li độ của điểm M là \[\[\sqrt 3 \]\] cm và đang tăng thì li độ tại điểm M sau thời điểm t1 một khoảng 1/6 (s) chỉ có thể là giá trị nào trong các giá trị sau
A. -2,5 cm
B. -3 cm
C. 2 cm
D. 3 cm

Câu 6. Sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi rất dài có bước sóng \[\[\lambda \]\]. Quan sát tại 2 điểm A và B trên dây, người ta thấy A là nút và B cũng là nút. Xác định số nút và số bụng trên đoạn AB (kể cả A và B).
A. số nút = số bụng = \[\[2.\frac{{AB}}{\lambda } + 0,5\]\]
B. số nút = số bụng + 1 = \[\[2.\frac{{AB}}{\lambda } + 1\]\]
C. số nút + 1 = số bụng = \[\[2.\frac{{AB}}{\lambda } + 1\]\]
D. số nút = số bụng = \[\[2.\frac{{AB}}{\lambda } + 1\]\]

Câu 7. Một sợi dây OM đàn hồi dài 90 cm có hai đầu cố định. Khi được kích thích trên dây hình thành 3 bụng sóng (với O và M là hai nút), biên độ tại bụng là 3 cm. Tại N gần O nhất có biên độ dao động là 1,5 cm. Khoảng cách ON nhận giá trị đúng nào sau đây?
A.10 cm B. 7,5 cm C. 5,2 cm D. 5 cm

Câu 8. Tại hai điểm A và B trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng dao động theo phương thẳng đứng với các phương trình lần lượt là \[\[{u_1} = {a_1}c{\rm{os}}(50\pi t + \frac{\pi }{2})\]\] và \[\[{u_2} = {a_2}c{\rm{os}}(50\pi t + \pi )\]\]. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1 (m/s). Một điểm M trên mặt chất lỏng cách các nguồn lần lượt là d1 và d2. Xác định điều kiện để M nằm trên cực đại? (với m là số nguyên)
A. d1 - d2 = 4m + 2 cm
B. d1 - d2 = 4m + 1 cm
C. d1 - d2 = 4m - 1 cm
D. d1 - d2 = 2m - 1 cm

Câu 9. Trên mặt nước có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2, dao động theo các phương trình lần lượt là: \[\[{u_1} = {a_1}c{\rm{os}}(50\pi t + \frac{\pi }{2})\]\] và \[\[{u_2} = {a_2}c{\rm{os}}(50\pi t)\]\]. Tốc độ truyền sóng của các nguồn trên mặt nước là 1 (m/s). Hai điểm P, Q thuộc hệ vân giao thoa có hiệu khoảng cách đến hai nguồn là PS1 - PS2 = 5 cm, QS1-QS2 = 7 cm. Hỏi các điểm P, Q nằm trên đường dao động cực đại hay cực tiểu?
A. P, Q thuộc cực đại
B. P, Q thuộc cực tiểu
C. P cực đại, Q cực tiểu
D. P cực tiểu, Q cực đại

Câu 10. Trên mặt nước hai nguồn sóng A và B dao động điều hoà theo phương vuông góc với mặt nước với phương trình: u1 = u2 = acos(10\[\[\pi \]\]t). Biết Tốc độ truyền sóng 20 (cm/s); biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Một điểm N trên mặt nước có hiệu khoảng cách đến hai nguồn A và B thoả mãn AN - BN = 10 cm. Điểm N nằm trên đường đứng yên
A. thứ 3 kể từ trung trực của AB và về phía A
B. thứ 2 kể từ trung trực của AB và về phía A
C. thứ 3 kể từ trung trực của AB và về phía B
D. thứ 2 kể từ trung trực của AB và về phía B

Câu 11. Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp cùng pha A, B dao động với tần số f = 20 Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B những khoảng 25 cm và 20 cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có bốn dãy cực tiểu. Tính Tốc độ truyền sóng trên mặt nước.
A. 30 cm/s
B. 40 cm/s
C. 25 cm/s
D. 60 cm/s

Câu 12. Trong một môi trường vật chất đàn hồi có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 10 cm, cùng tần số. Khi đó tại vùng giữa hai nguồn người ta quan sát thấy xuất hiện 10 dãy dao động cực đại và cắt đoạn S1S2 thành 11 đoạn mà hai đoạn gần các nguồn chỉ dài bằng một nửa các đoạn còn lại. Biết Tốc độ truyền sóng trong môi trường đó là 50 (cm/s). Tính tần số.
A. 25 Hz
B. 30 Hz
C. 35 Hz
D. 40 Hz

Câu 13. Tại hai điểm A và B trên mặt chất lỏng cách nhau 10 cm có hai nguồn phát sóng kết hợp dao động theo phương trình: u1 = acos(10\[\[\pi \]\]t); u2 = bcos(10\[\[\pi \]\]t + \[\[\pi \]\]). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng 20 (cm/s). Tìm số cực tiểu trên đoạn AB.
A. 5
B. 6
C. 4
D. 3

Câu 14. Hai nguồn sóng cơ AB cách nhau 21 cm dao động theo các phương trình u1 = acos(4\[\[\pi \]\]t); u2 = bcos(4\[\[\pi \]\]t + \[\[\pi \]\]), lan truyền trong môi trường với Tốc độ 12 (cm/s). Tìm số điểm dao động cực đại trên đoạn thẳng AB
A. 7
B. 8
C. 6
D. 5

Câu 15. Tại hai điểm A và B trên mặt chất lỏng cách nhau 15 cm có hai nguồn phát sóng kết hợp dao động theo phương trình: u1 = acos(40\[\[\pi \]\]t); u2 = bcos(40\[\[\pi \]\]t + \[\[\pi \]\]). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng 40 (cm/s). Gọi E, F là hai điểm trên đoạn AB sao cho AE = EF = FB. Tìm số cực đại trên đoạn EF.
A. 7
B. 6
C. 5
D. 4

Câu 16. Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 16 cm có hai nguồn phát sóng kết hợp dao động theo phương trình: u1 = acos(30\[\[\pi \]\]t); u2 = bcos(30\[\[\pi \]\]t + \[\[\pi \]\]/2). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước 30 (cm/s). Gọi E, F là hai điểm trên đoạn AB sao cho AE = FB = 2 cm. Tìm số cực tiểu trên đoạn EF.
A. 10
B. 11
C. 12
D. 13

Câu 17. Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 8 cm, dao động theo phương trình lần lượt là u1 = acos(8\[\[\pi \]\]t); u2 = bcos(8\[\[\pi \]\]t). Biết Tốc độ truyền sóng 4 cm/s. Gọi C và D là hai điểm trên mặt nước sao cho ABCD là hình chữ nhật có cạnh BC = 6 cm. Tính số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn CD.
A. 8
B. 9
C. 10
D. 11

Câu 18. Trên mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 8 cm, dao động theo phương trình lần lượt là u1 = acos(8\[\[\pi \]\]t); u2 = bcos(8\[\[\pi \]\]t + \[\[\pi \]\]). Biết Tốc độ truyền sóng 4 cm/s. Gọi C và D là hai điểm trên mặt chất lỏng mà ABCD là hình chữ nhật có cạnh BC = 6 cm. Tính số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn CD.
A. 8
B. 9
C. 10
D. 11

Câu 19. Hai nguồn kết hợp S1 và S2 cách nhau một khoảng là 11 cm đều dao động theo phương trình u = acos(20\[\[\pi \]\]t) mm trên mặt nước. Biết Tốc độ truyền sóng trên mặt nước 0,4 (m/s) và biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Hỏi điểm gần nhất dao động ngược pha với các nguồn nằm trên đường trung trực của S1S2 cách nguồn S1 bao nhiêu?
A. 32 cm
B. 18 cm
C. 24 cm
D. 14 cm
 
Câu 20. Hai nguồn S1 và S2 dao động theo các phương trình u1 = a1cos(90\[\[\pi \]\]t) cm; u2 = a2cos(90\[\[\pi \]\]t + \[\[\pi \]\]/4) cm trên mặt nước. Xét về một phía đường trung trực của S1S2 ta thấy vân bậc k đi qua điểm M có hiệu số MS1-MS2 = 13,5 cm và vân bậc k + 2 (cùng loại với vân k) đi qua điểm M' có M’S1-M’S2 = 21,5 cm. Tìm Tốc độ truyền sóng trên mặt nước, các vân là cực đại hay cực tiểu?
A. 25cm/s, cực tiểu
B. 180 cm/s, cực tiểu
C. 25cm/s, cực đại
D. 180cm/s, cực đại

Câu 21. Hai nguồn kết hợp A và B dao động trên mặt nước theo các phương trình: u1 = 2cos(100\[\[\pi \]\]t + \[\[\pi \]\]/2) cm; u2 = 2cos(100\[\[\pi \]\]t) cm. Khi đó trên mặt nước, tạo ra một hệ thống vân giao thoa. Quan sát cho thấy, vân bậc k đi qua điểm P có hiệu số PA-PB = 5 cm và vân bậc k + 1 (cùng loại với vân k) đi qua điểm P’ có hiệu số P’A-P’B = 9 cm. Tìm Tốc độ truyền sóng trên mặt nước. Các vân nói trên là vân cực đại hay cực tiểu.
A. 150cm/s, cực tiểu
B. 180 cm/s, cực tiểu
C. 250cm/s, cực đại
D. 200cm/s, cực tiểu

Câu 22. Một nguồn âm O (coi như nguồn điểm) công suất 4\[\[\pi \]\] (mW). Giả sử nguồn âm và môi trường đều đẳng hướng, bỏ qua sự hấp thụ âm và phản xạ âm của môi trường. Cho biết ngưỡng nghe và ngưỡng đau đối với âm đó lần lượt 10-11 (W/m2) và 10-3 (W/m2). Để nghe được âm mà không có cảm giác đau thì phải đứng trong phạm vi nào trước O?
A. 1 m - 10000 m
B. 1 m - 1000 m
C. 10 m - 1000 m
D. 10 m - 10000 m
Câu 23. Một cái còi được coi như nguồn âm điểm phát ra âm phân bố đều theo mọi hướng. Cách nguồn âm 10 km một người vừa đủ nghe thấy âm. Biết ngưỡng nghe và ngưỡng đau đối với âm đó lần lượt là 10-10 (W/m2) và 1 (W/m2). Hỏi cách còi bao nhiêu thì tiếng còi bắt đầu gây cảm giác đau?
A. 0,1 m
B. 0,2 m
C. 0,3 m
D. 0,4 m

Câu 24. Một máy đo tốc độ nằm yên phát ra sóng âm có tần số 0,15 MHz về phía một chiếc xe ô tô đang chạy lại gần với tốc độ 45 m/s. Hỏi tần số của sóng phản xạ trở lại máy đo là bao nhiêu? Tốc độ âm trong không khí là 340 m/s.
A. 0,165 MHz
B. 0,196 MHz
C. 0,185 MHz
D. 0,176 MHz

Câu 25. Các con dơi bay và tìm mồi bằng cách phát và sau đó thu nhận các phản xạ của sóng siêu âm. Giả sử 1 con dơi bay đến gần 1 con bướm với tốc độ 9 m/s (so với Trái Đất), con bướm bay đến gần con dơi với tốc độ 8 m/s (so với Trái Đất). Từ lỗ mũi con dơi phát ra sóng có tần số f để sau khi gặp con bướm sóng phản xạ trở lại và con dơi nhận được có tần số 83 Hz. Tốc độ truyền âm trong không khí 343 m/s. Giá trị của f là
A. 79 kHz
B. 75 kHz
C. 85 kHz
D. 72 kHz

Câu 26. Xe otô đỗ cách vách núi 2 km. Người lái xe bấm còi có tần số âm là 1000 Hz đồng thời cho ôtô chạy nhanh dần đều lại gần vách núi. Biết rằng, khi đi được 600m thì người lái xe nghe thấy âm phản xạ từ vách núi. Tốc độ âm trong không khí 340m/s. Tìm tần số âm phản xạ mà người lái xe nghe được?
A. 1069 Hz
B. 1067 Hz
C. 1034 Hz
D. 1353 Hz

Câu 27. Người lái xe đỗ ôtô cách vách núi 1,5 km. Người lái xe bấm còi có tần số âm là 1200 Hz đồng thời cho ôtô chạy nhanh dần đều lại gần vách núi với gia tốc 4 m/s2. Tốc độ âm trong không khí 300m/s. Tìm tần số âm phản xạ từ vách núi mà người lái xe nghe được?
A. 1350 Hz
B. 1367 Hz
C. 1334 Hz
D. 1353 Hz

sưu tầm
 
câu 17 và câu 18 có cùng đáp án tuy nhiên theo mình phải là đáp án E 12 mới đúng
bằng tính chất hình học của hypebol ta sử dụng thì đoạn EF tương ứng với CD trên AB có giá trị
EF=AB/(K/2+sqrt((k^2)/4+1))) với k=EF/AB
 
[Lý 12]Bài tập sóng cơ - sóng dừng (Có lời giải)

Bài tập sóng cơ - sóng dừng (Có lời giải)


[PDF]https://upload.butnghien.vn/download.php?file=37spieg0z1nqx8du3jdl.pdf[/PDF]

Sưu tầm


* Nếu các bạn không xem bài trực tiếp trên Diễn đàn được, xin vui lòng click vào chữ Download File ở phía trên để tải về máy. Chúc các bạn học tốt!
 
[Lý 12]Câu hỏi ôn thi trắc nghiệm - Giao thoa sóng dừng

Câu hỏi ôn thi trắc nghiệm - Giao thoa sóng dừng


[PDF]https://upload.butnghien.vn/download.php?file=pefh7hb6ux6c326b4kra.pdf[/PDF]

Sưu tầm

* Nếu các bạn không xem bài trực tiếp trên Diễn đàn được, xin vui lòng click vào chữ Download File ở phía trên để tải về máy. Chúc các bạn học tốt!
 
Câu 1. Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng nước với hai nguồn kết hợp ngược pha A, B. Những điểm trên mặt nước nằm trên đường trung trực của AB sẽ:
A. dao động với biên độ lớn nhất
B. dao động với biên độ bé nhất
C. đứng yên không dao động
D. dao động với bên độ có giá trị trung bình

Câu 2. Khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp là 5 (m). Một thuyền máy đi ngược chiều sóng thì tần số va chạm của sóng vào thuyền là 4 Hz. Nếu đi xuôi chiều thì tần số va chạm là 2 Hz. Tính Tốc độ truyền sóng. Biết tốc độ của sóng lớn hơn Tốc độ của thuyền.
A. 5 m/s
B. 14 m/s
C. 13 m/s
D. 15 m/s

Câu 3. Một dây đàn hồi rất dài có đầu A dao động theo phương vuông góc với sợi dây. Tốc độ truyền sóng trên dây là 4 (m/s). Xét một điểm M trên dây và cách A một đoạn 40 (cm), người ta thấy M luôn luôn dao động lệch pha so với A một góc
eq.latex
với n là số nguyên. Tính tần số. Biết tần số f có giá trị trong khoảng từ 8 Hz đến 13 Hz.
A. 8,5 Hz
B. 10 Hz
C. 12 Hz
D. 12,5 Hz
 
Trong sóng dừng với A là 1 điểm nút B là 1 điểm bụng gần A nhất. AB=10cm,điểm C là trung điểm của AB.khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp
Biên độ dao động tại B= biên độ dao động tại C mà tại C dao động với biên độ cực đại là 0.2s. tính vận tốc truyền sóng



 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top