[Lý 11]Chủ đề 1: Định luật Cu lông

Spider_man

New member
Xu
0
ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG

I.
LÝ THUYẾT CƠ BẢN:

1.Sự nhiễm điện của các vật:

a.Hai loại điện tích:

·Có 2 loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm

·Các điện tích có tương tác với nhau: các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, các điện tích trái dấu thì hút nhau

·Đơn vị: C

·Điện tích nhỏ nhất trong thiên nhiên gọi là điện tích nguyên tố, e là điện tích nguyên tố âm \[e=-1,6.10^{-19}C, \qquad m_e=9,1.10^{-31}kg\]

b.Có 3 cách nhiễm điện một vật:

* Nhiễm điện do cọ xát: Hai vật khác loại ban đầu chưa nhiễm điện cho cọ xát với nhau thì e di chuyển từ vật này sang vật kia → sau khi cọ xát 2 vật nhiễm điện bằng nhau về độ lớn nhưng trái dấu:

\[q_1=q_2\]​

·Nhiễm điện do tiếp xúc: Hai vật dẫn mang điện tích \[q_1\] và \[q_2\] cho tiếp xúc với nhau thì e chuyển từ vật có nhiều e hơn sang vật có ít e hơn → sau khi tiếp xúc (khi có sự cân bằng điện) 2 vật mang điện tích bằng nhau:

\[q^{'}_1=q^{'}_2= \frac{q_1+q_2}{2}\]​

·Nhiễm điện do hưởng ứng: Vật A chưa nhiễm điện đưa lại gần vật dẫn B đã mang điện e chỉ chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật A nhưng vật A vẫn trung hoà điện.

2.Định luật Cu lông:

·Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt đứng yên trong chân không tỉ lệ thuận với tích độ lớn 2 điện tích, tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

·Đặc điểm của lực Culông: (\[\vec{F}\])

-Gốc: Trên điện tích điểm

-Phương: là đường thẳng nối 2 điện tích

-Chiều: \[q_1.q_2>0\] (\[\vec{F}\] là lực đẩy); \[q_1.q_2<0\] (\[\vec{F}\] là lực hút)

-Độ lớn: \[F=k\frac{|q_1.q_2|}{r^2}\] với \[k = 9.10^9Nm^2C^2\]; r(m): khoảng cách giữa \[q_1,q_2\] (C): độ lớn 2 điện tích điểm.

·Nếu 2 điện tích đặt trong môi trường điện môi có hằng số điện môi ε thì lực tương tác giữa 2 điện tích đỉêm giảm ε lần so với lực tương tác giữa chúng trong không khí (khoảng cách không đổi)
\[F_{dienmoi}=\frac{k|q_1.q_2|}{\varepsilon r^2}\]​

3.Một số nhận xét:

·Vật nhiễm điện âm là vật thừa e, vật nhiễm điện dương là vật thiếu e.

·Độ lớn của lực tương tác giữa 2 điện tích:

+ phụ thuộc vào độ lớn của 2 điện tích, khoảng cách giữa 2 điện tích và môi trường đặt 2 điện tích.

+ không phụ thuộc vào dấu của 2 điện tích.

·Hai điện tích điểm \[q_1\] và \[q_2\] đặt tại A, B. Điện tích q0 đặt tại M sẽ cân bằng khi A, B, M thẳng hang

+ Nếu \[q_1\] và \[q_2\] cùng dấu thì M nằm trong đoạn AB.

+ Nếu \[q_1\] và \[q_2\] trái dấu thì M nằm ngoài đoạn AB.

+ Vị trí của M thoả mãn:

\[\frac{|q_1|}{AM^2}=\frac{|q_2|}{BM^2}\]​

·Hai điện tích cùng dấu \[q_1\], \[q_2\] treo bằng sợi dây, khi cân bằng:

+ Dây treo hợp với phương thẳng đứng góc α với

\[tg\alpha =\frac{F}{P}\] với \[F=k\frac{|q_1.q_2|}{r^2}\] và \[P=mg\]

+ Lực căng của dây treo: \[T=\frac{P}{c\rm\alpha}=\frac{F}{\sin\alpha}=\sqrt{P^2+F^2}\]


Theo giáo viên Hà Thị Tuyết Lan​
 
Anh đã sửa bài viết cho em. Em chú ý vào nút hình cái kéo trong bài viết của em để xem cách gõ công thức nhé. Chú ý dùng lệnh \vec{AB} sẽ được véc tơ \[\vec{AB}\]
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top