[Lý 10]Vận tốc trong chuyển động thẳng, chuyển động đều

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
1. Kiến thức

- Hiểu rõ được các khái niện vectơ độ dời, vectơ vận tốc trung bình, vectơ vận tốc tức thời.

- Hiểu được việc thay thế các vectơ trên bằng các giá trị đại số của chúng không làm mất đi đặc trưng của vectơ của chúng.

- phân biệt được độ dời với quãng đường đi, vận tốc với tốc độ.

2. Kỹ năng


- Phân biệt, so sánh các khái niệm.

Biểu diễn độ dời và các đại lượng vật lý vectơ

Nội dung

Độ dời

a) Độ dời

Xét một chất điểm chuyển động theo một quỹ đạo bất kì. Tại thời điểm t1 , chất điểm ở vị trí M1 . Tại thời điểm t2 , chất điểm ở vị trí M2 .

Trong khoảng thời gian rt = t­2 – t1, chất điểm đã dời vị trí từ điểm M1 đến điểm M2. Vectơ gọi là vectơ độ dời của chất điểm trong khoảng thời gian nói trên.

b) Độ dời trong chuyển động thẳng


-Trong chuyển động thẳng, véc tơ độ dời nằm trên đường thẳng quỹ đạo. Nếu chọn hệ trục tọa độ Ox trùng với đường thẳng quỹ đạo thì vectơ độ dời có phương trùng với trục ấy. Giá trị đại số của vectơ độ dới bằng: rx = x2 – x1

trong đó x1 , x2 lần lược là tọa độ của các điểm M1 và M2 trên trục Ox.
Trong chuyển động thẳng của một chất điểm, thay cho xét vectơ độ dời M1M2 , ta xét giá trị đại số rx của vectơ độ dời và gọi tắt là độ dời
Độ dời và quãng đường đi

*Như thế, nếu chất điểm chuyển động theo một chiều và lấy chiều đó làm chiếu dương của trục tọa thì độ độ dời trùng với quãng đường đi được
công thức vận tốc trung bình, vận tốc tức thới.

Vận tốc trung bình


Vectơ vận tốc trung bình vtb của chất điểm trong khoảng thời gian từ t1 đến t2

bằng thương số của vectơ độ dời M1M2 và khoảng thời gian rt = t1 – t2 :

Vectơ vận tôc trung bình có phương và chiều trùng với vetơ độ dời.
Trong chuyển động thẳng, vectơ vận tôc trung bình vtb có phương trùng với đường thẳng quỹ đạo. Chọn trục tọa độ Ox trùng với đường thẳng quỹ đạo thì giá trị đại số của vectơ vận tốc trung bình bằng:

trong đó x­1 , x2 là tọa độ của chất điểm tại các thời điểm t1 và t2 . Vì đã biết phương trình của vectơ vận tốc trung bình vtb, ta chỉ cần xét giá trị đại số của nó và gọi tắt là giá trị trung bình.

Vận tốc trung bình = Độ dời / Thời gian thực hiện độ dời.

Đơn vị của vận tốc trung bình là m/s hay km/h.

Ở lớp8, ta biết tốc độ trung bình của chuyển động được tính như sau:
tốc độ trung bình = Quãng đường đi được / Khoảng thời gian đi .

3. Vận tôc tức thời


Vectơ vận tốc tức thời tại thời điểm t, kí hiệu là vectơ v, là thương số của vectơ độ dời MM ‘ và khoảng thời gian rt rất nhỏ (từ t đến t +rt) thực hiện độ dời đó

(khi rt rất nhỏ).

Vận tốc tức thời v tại thời điểm t đặc trưng cho chiều và độ nhanh chậm của chuyển động tại thời điểm đó.

Mặt khác khi rt rất nhỏ thì độ lớn của độ dời bằng quãng đường đi được , ta có

(khi rt rất nhỏ)

tức độ lớn của vận tốc tức thời luôn luôn bằng tốc độ tức thời

Tìm hiểu chuyển động thẳng đều.

1. Chuyển động thảng đều

Định nghĩa: Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng, trong đó chất điểm có vận tốc tức thời không đổi.

Phương trình chuyển động thẳng đều

Gọi x0 là tọa độ của chất điểm tại thời điểm ban đầu t0 = 0, x là tọa độ tại thời điểm t sau đó. Vận tốc của chất điểm bằng:hằng số

Từ đó:

tọa độ x là một hàm bậc nhất của thời gian t.

Công thức (1) gọi là phương trình chuyển động của chât điểm chuyển động thẳng đều.

2. Đồ thị

a. Đồ thị toạ độ

Đường biểu diễn pt (1) là đường thẳng xiên góc xuất phát từ điểm (x0, 0). Độ dốc của đường thẳng là

Trong chuyển động thẳng đều, hệ số góc của đường biểu diễn tọa độ theo thời gian có giá trị bằng vận tốc.

Khi v > 0, tana > 0, đường biểu diễn đi lên phía trên.
Khi v <0, tana < 0, đường biểu diễn đi xuống phía dưới.

b. Đồ thị vận tốc

Trong chuyển động thẳng đều, vận tốc không thay đổi. Đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian là một đường thẳng song song với trục thời gian 0,
tana < 0, đường biểu diễn đi xuống phía dưới.

Độ dời (x-x0) được tính bằng diện tích hình chữ nhật có một cạnh bằng v0 và một cạnh bằng t. Ở đây vận tốc tức thời không đổi, bằng vận tốc đầu v0 ­: v = v0

Sưu tầm
 
Bài tập trắc nghiệm thực hành

1. Có 1 vật chuyển động thẳng . Trong trường hợp nào sau đây có thể kết luận chuyển động của vật là chuyển động thẳng đều :

A. Thời gian để vật đi được những quãng đường bằng nhau bất kỳ thì bằng nhau .
B. Quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ thì bằng nhau .
C. Vận tốc của vật không đổi , gia tốc của vật bằng không .
D. Cả 3 câu trên ( a, b, c ) đều đúng .

2. Điền vào chỗ trống trong phát biểu sau : “ vận tốc của chuyển động thẳng đều là một đại lượng vật lý đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của …………………….và có độ lớn …………………theo thời gian. “.

A. Vận tốc , thay đổi
B. Vận tốc , không đổi .
C. chuyển động , thay đổi .
D. chuyển động , không đổi .

3. Vecto gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có các tính chất :

A. Đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vecto vận tốc và có phương vuông góc với vectơ vận tốc
B. Có độ lớn không đổi .
C. Có cùng hướng với vec tơ vận tốc .
D. Cả a và b đều đúng.



4. Trong đồ thị chuyển động , đường biểu diễn dốc lên ứng với chuyển động có :

A. Vận tốc bằng 0
B. Vận tốc không đổi
C. Vận tốc tăng
D. Vận tốc giảm

5. Một vật đi trong 2h đầu với vận tốc 50km/h , 3 giờ kế tiếp đi với vận tốc là 30km/h , 1 giờ còn lại đi với vận tốc 20km/h.Vận tốc trung bình là :

A. 40km/h
B. 30km/h
C. 45km/h
D. 35km/h.



6. Quãng đường xe đi được với vận tốc đầu là 36km/h , sau 5s thì dừng lại là :

A. 75m
B. 50m
C. 25m
D. Cả 3 câu trên đều sai



7. Một vật chuyển động trên trục tọa độ x’x theo phương trình : x = –4t2 +10 t – 6 (m ; s) ( t0 = 0). Kết luận nào sau đây là đúng :

A. Vật có gia tốc –2m/s2 và vận tốc đầu 10m/s.
B. Vật có gia tốc –4m/s2 và vận tốc đầu 10m/s.
C. Vật đi qua gốc tọa độ các thời điếm t1 = 2(s)
D. Phương trình vận tốc của vật là v= - 8t +10 (m/s).

8. Một vật chuyển động trên trục tọa độ x’x theo phương trình : x = –4t2 +10 t – 6 (m ; s) vật sẽ dừng lại ở vị trí có tọa độ

A. 0,25m
B. - 0,25 m
C. 0,5 m
D. Đáp số ngoài

9. Trong các phương trình sau , phương trình nào mô tả chuyển động thẳng đều :

A. x = 5t+10
B. a = 0
C. v = t – 5
D. cả a và b đều được.



10. Một xe bắt đầu chuyển động nhanh dần đều , quãng đường đi được trong 1 giây đầu tiên so với gia tốc là :

A. Luôn bằng (½)a
B. không bao giờ bằng (½)a.
C. Có thể khác (½)a
D. Bằng a2



11. Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có :

A. Gia tốc không đổi theo thời gian
B. Tốc độ không đổi
C. Vectơ vận tốc bằng không
D. Vectơ vận tốc thay đổi theo thời gian.

12. Một xe chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu là 18 km/h, trong giây thứ ba đi được 10m thì gia tốc là :

A. 1m/s2

B. 1,5 m/s2

C. 2 m/s2



D. 2,5 m/s2


13. Chọn phát biểu sai : “ vectơ gia tốc của chuyển động thẳng……

A. biến đổi đều có độ lớn không đổi “
B. biến đổi đều có phương không đổi”
C. chậm dần đều ngược chiều với vectơ vận tốc”
D. biến đổi đều cùng chiều với vectơ vận tốc”

14. Trong chuyển động thẳng nào dưới đây luôn chậm dần đều với mọi t :

A. x = 2t +3 (m;s)
B. x = 5t2 +10t (m;s)
C. x = 5t2 – 10t (m;s)
D. cả 3 đều sai.

Đáp án:


1. D, 2. D, 3.D, 4.B, 5.D, 6.D, 7.D, 8.A, 9.D, 10.A, 11.A, 12.C, 13.D, 14.D
 
Dạ! cho em hỏi tai sao câu 7 D, mong mọi người giải thích giùm em
Vật chuyển động theo pt x = –4t2 +10 t – 6 (m ; s) ( t0 = 0).
_Công thức của chuyển động thẵng biến đổi đều x = x0 + v0 . t + 1/ 2 at^2 (m)
=> a = - 2 m/s^2 ; v0 = 10 m/s => đáp án này mới đúng chứ!!!!!
_ Phương trình vận tốc của vật : v = v0 +at
=> v = 10 - 2t (m/s)
 
Dạ! cho em hỏi tai sao câu 7 D, mong mọi người giải thích giùm em
Vật chuyển động theo pt x = –4t2 +10 t – 6 (m ; s) => a= -8m/s^2( t0 = 0).
_Công thức của chuyển động thẵng biến đổi đều x = x0 + v0 . t + 1/ 2 at^2 (m)
=> a = - 2 m/s^2==> sai rồi ; v0 = 10 m/s => đáp án này mới đúng chứ!!!!!
_ Phương trình vận tốc của vật : v = v0 +at
=> v = 10 - 2t==> v= -8t+10 (m/s)

Bạn xem lại đi
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top