[Lý 10]Tuyển tập các bài tập vê hệ vật

Văn Sử Địa

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
1. Hai vật m1=1(kg), m2=0,5(kg) nối với nhau bằng một dây nhẹ và được kéo lên thẳng đứng nhờ lực F=18(N) đặt lên vật 1.Tìm gia tốc chuyển động và lực căng của dây?

2. Cho hệ cơ: m1=3(kg), m2=2(kg), m3=1(kg), F=12(N). Bỏ qua ma sát và khối lượng của dây nối. Tìm gia tốc của mỗi vật và lực căng của dây đối với các vật.

3. Cho hệ cơ: m1=1(kg), m2=2(kg), hệ số ma sát=0,1, lực F tác dụng vào vật 1 hợp với phương ngang một góc alpha=30, g=10(m/s^2).Tính gia tốc chuyển động và lực căng của dây.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1.
Áp dụng định luât 2 Niu-tơn, chiếu lên từng trục Ox, Oy
=> F - P1 - P2 = (m1 + m2).a => a => t [a= 2(m/s^2), T = 6(N)]
2.
Phân tích các lực theo từng vật.
=> F = (m1 + m2 + m3).a => a. Từ a, suy ra T( Chú ý: Lực căng dây giữa vật 1 và vật 2 khác với lực căng dây giữa vật 2 và vật 3) [a=2(m/s^2), T1= 6(N), T2= 2(N).

3.
Tương tự như những bài trước( Chú ý: N không cân bằng với P như những bài trước, vì lực F hợp với phương ngang một góc alpha)
[a=0,8(m/s^2), T=3,6(N)]
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
[Lý 10]Hệ vật( Tiếp theo)

Bài tham khảo



Câu 1:


hinhveut5.png

Hệ gồm có vô số ròng rọc mắc như hình vẽ. Khối lượng của ròng rọc và dây là không đáng kể, khối lượng của các vật là
eq.latex
. Lúc đầu hệ được giữ đứng yên, sau đó buông ra. Hãy tìm gia tốc của khối vật trên cùng.

Câu 2:
Đoàn tàu gồm một đầu máy, một toa 8 tấn và một toa 6 tấn nối với nhau bằng các lò xo giống nhau. Sau khi chuyển động từ trạng thái đứng yên được 10s đoàn tàu có vận tốc là 2m/s. Tính độ giãn của mỗi lò xo. Bỏ qua ma sát. Biết lò xo sẽ giãn ra 2cm khi có lực tác dụng vào nó là 500N.

Câu 3: Một tàu hoả gồm một đầu máy và hai toa. Một toa có khối lượng là 20 tấn được nối với nhau bằng những lò xo giống nhau, độ cúng của lò xo bằng 60.000N/m. Cho biết sau khi chuyển động 20s thì vận tốc của tàu bằng 3m/s. Tính độ giãn của mỗi lò xo, bỏ qua ma sát.

Câu 4: Một đoàn tàu có đầu kéo 60 tấn, kéo 4 toa tàu, mỗi toa nặng 40 tấn. Hệ số ma sát 0,05. Gia tốc 0,1(m/s^2). Tính lực phát động và lực căng dây giữa mỗi chỗ nối.

Câu 5: Đặt A có khối lượng m1=(kg) trên một mặt bàn nằm ngang. Trên vật A đặt một vật B có khối lượng m2=2(kg), nối vật A bằng một sợi dây vắt qua một ròng rọc cố định. Hệ số ma sát giữa hai vật là 0,5. Xác định lực F cần kéo để vật A theo phương ngang để nó chuyển động với gia tốc a=g/2(m/s^2). Tính lực căng dây.

Câu 6: Hai vật A và B có khối lượng bằng nhau m1=m2=1(kg). Đặt thêm vật m=0,2(kg) lên A. Cho g=10(m/s^2).
a. Tính gia tốc của A, B.
b. Tính áp lực của vật m lên A.
c. Tính lực tác dụng lên trục ròng rọc.

Câu 7: Trên mặt phẳng ngang có một tấm gỗ khối lượng M=4(kg), chiều dài của tầm gỗ là 80(cm). Trên tấm gỗ có một vật nhỏ khối lượng m=1(kg) nằm sát mép của tấm gỗ. Hệ số ma sát giữa hai miếng gỗ, giữa tấm gỗ và mặt phẳng là 0,1. Tác dụng lên tấm gỗ một lực F=15(N).
a. Tính gia tốc tấm gỗ và vật.
b. Sau bao lâu thì vật rời khỏi tấm gỗ?

Câu 8: Cho cơ hệ. Vật m1=5(kg) được đặt trên mặt phằng nghiêng hợp với phương ngang một góc alpha=30, nối với vật m2=2(kg) được thả rơi tự do( Dây được vắt qua một ròng rọc cố định), hệ số ma sát 0,1. Tìm gia tốc của các vật và sức căng của dây( Bỏ qua khối lượng ròng rọc và dây nối).

Câu 9: Hai vật có khối lượng m1=1(kg) và m2=(kg) được treo dưới một sợi dây nối vật 1 và kéo một lực F= 3(N) vào vật 2. Đột nhiên người ta đốt sợi dây ở phía trên. Xác định gia tốc chuyển động của các vật, lực căng của sợi dây nối hai vật m1 và m2.

Câu 10: Hai vật m1=1(kg) và m2=0,5(kg) nối với nhau bằng một sợi dây và được kéo lên thẳng đứng nhờ một lực F=18(N) đặt lên vật 1.
a. Tìm gia tốc chuyển động và lực căng của dây. Cho g=10(m/s^2).
b. Để hai vật chuyển động đều người ta thay đổi độ lớn của lực F. Xác định độ lớn của lực này. Cho rằng dây không dãn và có khối lượng không đáng kể.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top