[Lý 10]Động lực học chất điểm( cơ bản)

Văn Sử Địa

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
1.Cho biết m=5(kg), lực tác dụng lên vật có độ lớn F=20(N) tạo với phương ngang góc alpha=30, lấy g=10(m/s^2). Hệ số ma sát trượt = 0,1. Tính gia tốc chuyển đổng của vật?

2.Cho cơ hệ: m1=0,2(kg), m2=0,3(kg), F=15(N), hệ số ma sát = 0,2. Bỏ qua khối lượng của dây. Tính:
A.Gia tốc của hệ?
B.Sức căng của dây?

3.Một lò xo có khối lượng không đáng kể và có độ dài tự nhiên l0. Treo một vật có khối lượng m1=100(g) thì lò xo dài l1=31(cm). Treo thêm một vật có khối lượng m2=200(g) thì lò xo dài l2=32(cm). Tìm chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo. Lấy g=10(m/s^2).

4.Hai xe đặt nằm ngang, đầu xe A có gắn một lò xo nhẹ. Đặt hai xe sát nhau để lò xo bị nén rồi buông ra. Sau đó hai xe chuyển động, đi được những quãng đường S1=1(m), S2=2(m) trong cùng một thời gian. Bỏ qua ma sát.Tính tỉ số khối lượng của hai xe?

5.Một quả bóng có khối lượng m=100(g) được thả rơi tự do từ độ cao h=0,8(m). Khi đập vào sàn nhẵn, bóng nẩy lên đúng độ cao h. Thời gian va chạm là delta(t)=0,5(s). Xác định lực trung bình do sàn tác dụng lên bóng.

6.Một vật M có khối lượng 10(kg) được kéo trượt trên mặt phẳng ngang bởi lực F hợp với phương ngang một góc 30. Cho biết hệ số ma sát =0,1.
A.Tính lực F để vật chuyển động đều.
B.Tính lực F để sau khi bắt đầu chuyển động được 2(s) vật đi được quãng đường 5(m). Lấy g=10(m/s^2).

7.Một vật được thả không vận tốc ban đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng nhẵn không ma sát, dài 10(m) nghiêng 30 độ so với phương ngang.
A.Tính vận tốc vật đạt dược ở chân mặt phẳng nghiêng.?
B.Sau khi xuống hết mặt phẳng nghiêng, vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang có hệ số ma sát 0,1. Tính thời gian vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng cho đến khi dừng hẳn. Cho g=10(m/s^2)




Còn tiếp...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
[Lý 10]Động lực học chất điểm( tiếp theo)

8.Vật chuyển động trên đoạn đường AB chịu tác dụng của lực F1 và tăng vận tốc từ 0 đến 10(m/s) trong thời gian t. Trên đoạn đường BC tiếp theo vật chịu tác dụng của lực F2 và tăng vận tốc đến 15(m/s) cũng trong thời gian t. Tính tỉ số F1/F2.

9.Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao h=20(m) so với mặt đất. Vật phải có vận tốc đầu là bao nhiêu để trước lúc chạm đất vận tốc của nó là 25(m/s). Lấy g=10(m/s^2)

10.Hai quả bóng ép sát vào nhau trên mặt phẳng ngang. Khi buông tay, hai quả bóng lăn được những quãng đường 9(m) và 4(m) rồi dừng lại. Biết sau khi rời nhau, hai quả bóng chuyển động chậm dần đều với cùng gia tốc. Tính tỉ số khối lượng hai quả bóng.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
9.Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao h=20(m) so với mặt đất. Vật phải có vận tốc đầu là bao nhiêu để trước lúc chạm đất vận tốc của nó là 25(m/s). Lấy g=10(m/s^2)

Hướng dẫn gọn thôy nha bạn
Dựa vào công thức tính V khi chạm đất
png.latex
(1)
Do bài này là ném theo phương ngang nên ta có:

png.latex

png.latex

png.latex

thay t vào ta đc
png.latex

Trước khi chạm đất v=25,thay các đại lượng vừa tìm đc vào (1)
và tìm ra V0
 
8.
Áp dụng định luật 2 Niu-tơn: F(hợp lực) = ma( F và a có dấu vector)
-Đoạn đường AB: F1 = ma1 = m.(v1-vo)/t
-Đoạn đường BC: F2 = ma2 = m.(v2 - v1)/t
Thế số vào, tìm được giá trị F1/F2.

10.
Buông quả bóng:
F12 = -F21( Chú ý: có dấu vector)
<=> m1.|a1| = m2.|a2|( Để trị tuyệt đối)
<=> m1.|(v1-vo1)/delta t| = m2.|(v2-vo2)/delta t| ( Vì thời gian rất nhỏ nên để delta)
Sau đó khử mẫu hai vế => m1.|v1| = m2.|v2|

m1/m2 = |v2/v1| (1)
Sau đó thời gian S1 = 9(m), S2 = 4(m) vc1 = vc2 = 0 ==> Chậm dần đều( Ở đây đặt vc1 là vận tốc sau khi tương tác)
a(1s) = a(2s) = a
2a.S1 = v^2 - v1^2 => v1^2 = -2a.S1, v2^2 = -2aS2.
v2^2/v1^2 = S2/S1 = 4/9
=> v2/v1 = 2/3, m1/m2 = v2/v1, từ đó suy ra tỉ số m1/m2.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1.
Áp dụng định luật 2 Niu-tơn: F(hợp lực) = F + Fmst + N + P = ma => a = F(hl)/m (1) (Các đại lượng để dấu vector, trừ m ra, vì m là đại lương vô hướng)
Chiếu (1) lên 2 trục Ox, Oy, sau đó phân tích các lực theo từng trục.
Ox:
_Fx = F.cos alpha
_Fmst = k.N ( Trong các sách nâng cao thì họ ghi là k)
=> F.cos alpha - k.N = ma(2)
Oy:
N + Fy - P = 0 => N = P - Fy = m.g - F.sin alpha (3)
Từ (2) và (3), thế vào (1)
==> a = (Fx - Fmst)/m = [F.cos alpha -k.( mg - F.sin alpha)]/m

Áp dụng định luật 2 Niu-tơn cho từng vật.
-Vật 1: F(hl1) = F + Fms1 + T1 + N1 + P1 = m1.a1(1) ( Có vector, trừ m1)
Chiếu (1) lên trục Ox, Oy:
Ox: F - Fmst - T1
Oy: N1 = P1 ( Cân bằng)
=> F - Fms1 - T1 = m1.a1 (3)
-Vật 2: F(hl2) = T2 + Fms2 + N2 + P2 = m2.a2 (2) ( Có vector, trừ m2)
Chiếu giống như ở vật 1, suy ra T2 - Fms2 = m2.a2 (4)
Biện luận:
Vì sợi dây không dãn và có khối lượng không đáng kể nên: T1 = T2, a1 = a2 = a.
Lấy (3) cộng với (4) => F - Fms1 - Fms2 = (m1 + m2)a
=> a
3.
Khi vật ở trạng thái cân bằng: F(dh) = P
Khi đó:
P1 = F(dh1) <=> m1.g = k.(l - lo) => k = m1.g/l - lo
P2 = F(dh2) <=> m2.g = k.(l1 - lo) => k = m2.g/l1 - lo
Cho 2 k bằng nhau, suy ra lo. Từ lo tính được, suy ra k.

4.
Thả lò xo:
Theo định luật 3 Niu-tơn:
F12 = -F21 (Có vector)
<=> m1.|a1| = m2.|a2|
<=> m1.|(v1 - vo1)/t| = m2.|(v2 - vo2)/t|
<=> m1|v1| = m2.|v2|
=> m1/m2 = v2/v1
Sau tương tác vật chuyển động đều:
S1 = v1.t, S2 = v2.t
=>S1/S2 = v1/v2 => m1/m2

5.
_ Đầu tiên, tính thời gian rơi.
_ Vận tốc chạm đất: vc = vo ( vc là vận tốc chạm đất)
_ Nẩy lên; v = -vo
=> F = ma = m.(v-vo)/delta t
Lực tác dụng lên trên.

6.
a.
Vật chuyển động đều khi: Fx = Fmst
Sau đó làm tương tự như bài 1.
b.
Đầu tiên tính gia tốc từ dữ kiện S, t. Sau đó làm tương tự như câu a.

7.
a.
_Áp dụng định luật 2 Niu-tơn:
Phân tích các lực theo trục Ox, Oy.
Ox: Px = P.sin alpha
Oy: N - Py = 0 => N = Py = P.cos alpha
=> Px = m.a, suy ra a.
Áp dụng công thức liên hệ: 2a.s = v^2 - vo^2 => v
b.
Khi vật chuyển động trên mặt phẳng ngang, chỉ có lực ma sát Fmst, phản lực N và trọng lực P.
Áp dụng định luật 2 Niu-tơn, tính gia tốc.
Vật dừng lại khi v=0, suy ra t.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top