[Lý 10]ÔN TẬP CHƯƠNG II- ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM( Toàn tập)

Văn Sử Địa

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
BÀI 1: TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM


Câu 1: Một quả cầu được treo thẳng đứng vào sợi dây có một đầu cố định. Lực căng của sợi dây là 10(N). Tính khối lượng của quả cầu. Lấy g=10(m/s^2).
Câu 2: Hai lực có độ lớn F1=F2=15(N), giá của hai lực hợp với nhau một góc alpha=120. Tính lực F là tổng hợp lực cảu hai lực trên.
Câu 3: Một vật có trọng lượng 10(N) được treo vào giữa một sợi dây có hai đầu cố định, phương của hai sợi bất kì tạo với nhau một góc alpha=120. Tìm lực căng của hai dây OA và OB.
Câu 4: Một vật có khối lượng m=15(kg) được giữ cố định ở mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng alpha=30. Tìm lực của dây giữ vật và lực ép của vật vào mặt phẳng nghiêng. Lấy g=10(m/s^2).
Một vật có trọng P=20(N) được treo vào sợi dây AB tại O( A được nối với tường, B được nối với trần nhà, O nối vật). Biết OA nằm ngang hợp với OB một góc alpha=120. Tìm lực căng của hai dây OA và OB.
Bài 6: Tính tổng hợp lực của hai lực F1=8(N), F2=6(N) trong mỗi trường hợp:
a. alpha=0
b. alpha=60
c. alpha=90
d.alpha=120
e.alpha=180



BÀI 2: BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN


*Dạng 1: Vật chịu tác dụng của một lực:

Câu 1: Một vật có khối lượng 50(kg) bắt đầu chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu, sau khi đi được 50(m) thì vật có vận tốc 6(m/s).
a. Tính gia tốc và thời gian vật đi được quãng đường trên.
b. Lực tác dụng lên vật là bao nhiêu? Bỏ qua ma sát.
Câu 2: Một oto có khối lượng 2 tấn đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 72(km/h) thì hãm lại, oto chạy thêm được 50(m) thì dừng hẳn. Tính:
a. Gia tốc và thời gian oto đi được quãng đường trên.
b. Giá trị của lực hãm tác dụng lên xe.
Câu 3: Dưới tác dụng của một lực kéo F, một vật có khối lượng 100(kg) bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được quãng đường 10(m) thì đạt vận tốc là 52(km/h).
a. Tính giá trị của lực kéo. Bỏ qua ma sát.
b. Nếu lực ma sát là 100(N) thì lực kéo lên vật là bao nhiêu?
Câu 4: Một oto đang đi với vận tốc 10(m/s) thì tăng tốc, chuyển động nhanh dần đều, sau 20(s) thì đạt vận tốc 14(m/s).
a. Tính gia tốc của oto và quãng đường oto đi được sau 40(s).
b. Bỏ qua ma sát. Tính lực phát động tác dụng vào oto.
Câu 5: Một oto khối lượng 1 tấn đang chạy với tốc độ 36(km/h) thì hãm phanh. Biết lực hãm là 250(N). Tính quãng đường xecòn chạy thêm được cho đến khi dừng hẳn.
Câu 6: Một lực F không đổi truyền cho một vật có khối lượng m1 một gia tốc 4(m/s^2); truyền cho một vật khác có khối lượng m2 một gia tốc 2(m/s^2). Nếu đem ghép hai vật đó làm một thì lực truyền cho hệ vật một gia tốc bằng bao nhiêu?

*Dạng 2: Vật chịu tác dụng của hai lực:
Câu 7: Một xe hãm phanh trên đoạn đường dài 100(m), vận tốc của xe giảm từ 20(m/s) xuống còn 10(m/s).
a. Tính gia tốc hãm.
b. Xe có khối lượng m=2(tấn). Tính lực phát động đặt vào xe, biết lực cản là 200(N).
Câu 8: Một đoàn tàu đang đi với vận tốc 18(km/h) thì xuống dốc, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a=0,5(m/s^2). Chiều dài của dốc là 400(m).
a. Tính vận tốc của đoàn tàu ở cuối dốc và thời gian tàu xuống hết dốc.
b. Đoàn tàu chuyển động với lực phát động là 6000(N), chịu lực cản 1000(N). Tính khối lượng của đoàn tàu.
Câu 9: Một máy bay khối lượng m=5(tấn) chuyển động nhanh dần đều trên đường băng. Sau khi đi được 1(km) thì máy bay đạt vận tốc 20(m/s).
a. Tính gia tốc của máy bay và thời gian máy bay đi trong 100(m) cuối.
b. Lực cản tác dụng lên máy bay là 1000(N). Tính lực phát động của động cơ.
Câu 10: Một oto có khối lượng 2 tấn bắt đầu chuyển động trên đường nằm ngang với một lực kéo 20000(N). Sau 5(s) vận tốc của xe là 15(m/s). Lấy g=10(m/s^2).
a. Tính lực cản của mặt đường lên xe.
b. Tính quãng đường xe đi trong thời gian nói trên.
Câu 11: Một lực F không đổi truyền cho một vật có khối lượng m1 một gia tốc 2(m/s^2), truyền cho vật có khối lượng m2 một gia tốc 3(m/s^2). Nếu dùng lực F đó tác dụng lên vật có khối lượng m1+m2 thì vật thu được gia tốc bằng bao nhiêu?




BÀI 3: LỰC HẤP DẪN. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN.


*Dạng 1: Áp dụng công thức lực hấp dẫn:

Câu 1: Tính lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Biết khối lượng của Trái Đất là M=5,96.10^24(kg), khối lượng của Mặt Trăng là m=7,3.10^22(kg), khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng là r=3,84.10^5(m).
Câu 2: Một vật ở trên mặt đất có trọng lượng 9(N). Khi ở một điểm cách tâm Trái Đất 3R thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu?
Câu 3: Biết bán kính của Trái Đất là R. Lực hút của Trái Đất đặt vào một vật khi vật ở mặt đất là 45(N). Khi lực hút là 5(N) thì vật ở độ cao bằng bao nhiêu?
Câu 4: Hai vật cách nhau 8(cm) thì lực hút giữa chúng là 125,25.10^-9(N). Tính khối lượng của mỗi vật trong hai trường hợp:
a. Hai vật có khối lượng bằng nhau.
b. Khối lượng tổng cộng của hai vật là 8(kg) và vật này nặng gấp 3 lần vật kia.

*Dạng 2: Bài tập về "gia tốc rơi tự do":

Câu 5: Cho gia tốc rơi tự do ở sát mặt đất là 9,8(m/s^2), bán kính Trái Đất lả R=6400(km). Tính gia tốc rơi tự do ở vị trí cách mặt đất một khoảng:
a. h=2R b. h=R c. h=0,5R
Câu 6: Biết gia tốc rơi tự do g=9,8(m/s^2) và bán kính Trái Đất R=6400(km).
a. Tính khối lượng của Trái Đất.
b. Tính gia tốc rơi tự do ở độ cao bằng bán kính Trái Đất và trọng lương ở độ cao này.
Câu 7: Bán kính sao Hỏa bẳng 0,53 lần bán kính Trái Đất, khối lượng sao Hỏa bằng 0,11 lần khơi lượng Trái Đất. Tìm độ lớn của gia tốc rơi tự do trên bề mặt sao Hỏa. Cho gia tốc rơi tự do trên bề mặt Trái Đất là 10(m/s^2).
Câu 8: Gia tốc trên bề mặt Trái Đất lớn gấp 6 lần gia tốc ở bề mặt của Mặt Trăng. Tính bán kính của Mặt Trăng, biết bán kính và khôi lượng của Trái Đất lần lượt là 6400(km) và 6.10^24(kg), khối lượng Mặt Trăng nhỏ hơn khối lượng của Trái Đất là 81 lần.



BÀI 4: LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HÚC.


Câu 1: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20(cm). Khi lò xo có chiều dài 24(cm) thì lực đàn hồi của nó bằng 5(N). Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10(N) thì chiều dài của chúng là bao nhiêu?
Câu 2: Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 300(g) thì thấy lò xo dãn ra một đoạn 2(cm). Nếu treo thêm một vật có khối lượng 150(g) thì độ dãn của lò xo bằng bao nhiêu?
Câu 3; Một lò xo được treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới treo một vật có khối lượng 500(g) thì lò xo dài 22(cm). Tìm chiều dài tự nhiên của lò xo, biết độ cứng của nó là 250(N/m), lấy g=10(m/s^2).
Câu 4: Một vật có khối lượng M=1(kg) được gắn vào một đầu của lò xo có độ cứng là 40(N/m) đặt trên mặt phẳng nghiêng một góc alpha=30, không ma sát vật ở trạng thái đứng yên. Tính độ dãn của lò xo.
Câu 5: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20(cm). Khi chịu tác dụng của lực bằng 5(N) thì lò xo dài 24(cm). Lấy g=10(m/s^2). Tính:
a. Độ dãn và độ cứng của lò xo.
b. Khi lực tác dụng bằng 10(N) thì chiều dài của lò xo bằng bao nhiêu?
Câu 6: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là lo=27(cm), được treo thẳng đứng. Khi treo vào lò xo một vật có trọng lương P1=5(N) thì lò xo dài l1=34(cm).
a. Tính độ cứng của lò xo.
b. Khi treo vào lò xo một vật có trọng lượng P2 thì lò xo dài 35(cm). Tính P2.



BÀI 5: LỰC MA SÁT


Câu 1: Một tủ lạnh có khối lượng 90(kg) trượt thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,5. Hỏi lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng bao nhiêu? Lấy g=10(m/s^2).
Câu 2: Một vật có vận tốc đầu có độ lớn là 10(m/s) trượt trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là 0,1. Hỏi vật đi được 1 quãng đường bao nhiêu thì dừng lại? Lấy g=10(m/s^2).
Câu 3: Bạn A và bạn B đẩy cùng chiều một thùng nặng 1200(kg) theo phương nằm ngang. Bạn A đẩy với lực 500(N) và bạn B đẩy với lực 300(N). Nếu lực ma sát có sức cản là 200(N) thì gia tốc của chúng là bao nhiêu?
Câu 4: Một vật có khối lượng 100(kg) ban đầu đứng yên . Tác dụng vào vật một lực F=200(N) thì vật bắt đầu trượt nhanh dần trên mặt đường nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt đường là 0,1. Lấy g=10(m/s^2).
a. Tính gia tốc của vật.
b. Tính quãng đường vật trượt được đến khi dừng lại.
Câu 5: Một vật có khối lượng 2(kg) được kéo không vận tốc ban đầu từ A tới dọc theo một mặt bàn nằm ngang dài AB=4(m) bằng một lực kéo F=4(N) theo phương song song với mặt bàn. Hệ số ma sát giữa mặt bàn và vật là 0,2. Lấy g=10(m/s^2). Tính vận tốc của vật khi tới B.
Câu 6: Một người kéo một kiện hàng có khối lượng m=10(kg) trượt đều trên mặt bàn nằm ngang bằng một sợi dây. Sợi dây hợp với phương ngang một góc alpha=30, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là 0,25.
a. Biểu diễn các lực tác dụng lên vật.
b. Tính lực kéo của người đó.




BÀI 6: LỰC HƯỚNG TÂM


Câu 1: Một vật nặng 4(kg) được gắn vào một sợi dây thừng dài 2(m). Nếu vật đó quay tự do thành một vòng tròn quanh trục thắng đứng gắn với đầu dây với vận tốc dài là 5(m/s) thì sức căng của dây là bao nhiêu?
Câu 2: Một xe đua chạy quanh một đường tròn nằm ngang, bán kính 250(m). Vận tốc của xe không đổi 50(m/s). Khối lượng xe là 2.103(kg). TÍnh độ lớn của lực hướng tâm tác dụng lên xe lúc này.
Câu 3: Một oto có khối lượng 1200(kg) chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt( coi là cung tròn) với tốc độ 36(km/h). Biết bán kính cong của đoan cầu vượt là 50(m). Lấy g=10(m/s^2). Tính áp lực của oto tác dụng lên mặt cầu tại điểm cao nhất.
Câu 4: Trong thang máy, một người có khối lượng 60(kg) đứng yên trên một lực kế bàn. Lấy g=10(m/s^2). Thang máy đi xuống nhanh dần đều với gia tốc a=0,2(m/s^2). Tìm số chỉ của lực kế.
Câu 5: Một máy bay biểu diễn lượn trên một quỹ đạo tròn bán kính R=500(m) với vận tốc không đổi là 540(km/h).
a. Tính tốc độ góc và gia tốc hướng tâm của máy bay.
b. Tính lực hướng tâm nếu khối lượng của máy bay là 0,5(tấn).
Câu 6: Một vật có khối lượng 20(g) đặt ở mép một chiếc bàn quay. Hỏi có thể quay bàn với tần số lớn nhất là bao nhiêu để vật không văng ra khỏi bàn? Biết mặt bàn tròn có bán kính là 1(m). Lực ma sát cực đại là 0,08(N).
Câu 7: Một vệ tinh nhân tạo quay quanh Trái Đất ở độ cao h bằng bán kính R của Trái Đất. Cho R=6400(km) và g=10(m/s^2). Hãy tính tốc độ và chu kì quay của vệ tinh.



BÀI 7: BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG


Câu 1: Viên phi công lái máy bay ở độ cao 10(km) với tốc độ 540(km/h). Viên phi công phải thả bom từ xa cách mục tiêu( theo phương ngang) bao nhiêu để bom rơi trúng mục tiêu? Lấy g=10(m/s^2). Vẽ gần đúng dạng quỹ đạo của quả bom.
Câu 2: Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc đầu là 20(m/s) và rơi xuống đất sau 3(s). Lấy g=10(m/s^2) và bỏ qua sức cản của không khí. Tính:
a. Độ cao nơi ném quả bóng b. Vận tốc của quả bóng khi chạm đất. c. Tầm bay xa( theo phương ngang) của quả bóng.
Câu 3: Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao 1,25(m). Khi rơi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L=1,5(m)( theo phương ngang).Lấy g=10(m/s^2). Tính thời gian rơi và vận tốc của vật khi chạm đất.
Câu 4: Một vật được ném ngang từ độ cao h=9(m). Vân tốc ban đầu có độ lớn là vo. Tầm bay xa của vật 18(m). Lấy g=10(m/s^2). Tính:
a. vo b. Thời gian rơi của vật và vận tốc của vật khi chạm đất.
Câu 5: Từ trên đỉnh đồi cao 40(m), một người ném một quả cầu theo phương nằm ngang với vận tốc đầu là 10(m/s). Lấy g=10(m/s^2).
a. Viêt phương trình chuyển động của quả cầu.
b. Viết phương trình quỹ đạo của quả cầu. Nhận xét quỹ đạo của vật.
c. Quả cầu rơi xuống đất cách phương thẳng đứng( qua đỉnh đồi) là bao xa? Tính vân tốc của nó khi chạm đất.
Câu 6: Một vật được ném theo phương ngang với tốc độ 30(m/s) ở độ cao h=80(m). Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g=10(m/s^2).
a. Lập phương trình chuyển động của vật.
b. Tính tầm xa của vật và vận tốc của vật khi chạm đất.
c. Vẽ quỹ đạo của chuyển động của vật.


Tiếp theo: Chương III.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top