[Lý 10]Đề kiểm tra 1 tiết_HKII (2012-2013)

Văn Sử Địa

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
[CƠ BẢN] ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT_HKII (2012-2013)



* Đề 1:

Câu 1: - Viết biểu thức xác định công của lực F làm vật có khối lượng m chuyển dời một đoạn s theo hướng tạo với lực F một góc alpha. Nêu đơn vị của công.
- Áp dụng: Một người kéo một thùng gỗ 30 (kg) trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương ngang một góc 30; lực tác dụng lên dây là 200 (N). Tính công của lực đó khi thùng trượt được 10 (m).
Câu 2: Định nghĩa quá trình đẳng nhiệt. Viết hệ thức liên hệ giữa áp suất và thể tích trong quá trình đẳng nhiệt cùng một lượng khí nhất định.
Câu 3: Một vật có khối lượng 200 (g) được ném thằng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 4 (m/s) từ điểm m cách mặt đất 3 (m). Bỏ qua ma sát và lấy g=10 (m/s^2).

a. Tính cơ năng của vật. b. Xác định vị trí của vật khi thế năng bằng động năng.
c. Tính vận tốc của vật khi động năng bằng 3 lần thế năng.
Câu 4: Chất khí ở 0 độ C có áp suất là 5 (atm). Tính áp suất của chất khí đó ở 273 độ C. Coi thể tích không đổi.
Câu 5: Một săm xe có thể chịu được áp suất 2,35.10^5 (Pa). Ở nhiệt độ 27 độ C áp suất khí trong săm xe là 2.10^5 (Pa).
a. Hỏi khi nhiệt độ 40 độ C thì săm xe có bị nổ không? Vì sao?
b. Ở nhiệt độ nào thì săm xe bị nổ? Xem rằng thể tích của săm xe không thay đổi.
Câu 6: Người ta thực hiện một công A để nén khí trong một xi-lanh thì thấy độ biến thiên nội năng của khí là 300 (J) và môi trường nhận được một nhiệt lượng 100 (J) từ khí trong xi-lanh. Tính công A mà người đã thực hiện được.
Câu 7: Một xe tải khối lượng 2,5 tấn ban đầu đang đứng yên, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều nhờ có một lực kéo hướng theo phương ngang. Sau khi đi được quãng đường 144 (m) thì đạt được tốc độ 12 (m/s). Hệ số ma sát là 0,04. Tính công của các lực tác dụng lên xe và công suất trung bình của lực kéo trên quãng đường 144 (m) đầu tiên. Lấy g=10 (m/s^2).
Câu 8: Khi nén đẳng nhiệt một khí A từ thể tích từ 3 đến 2 lít thì áp suất của chất khí tăng thêm 0,75 (atm). Tìm áp suất ban đầu của khí, xem khí A là khí lí tưởng.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
* Đề 2:

Câu 1: Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có chứa nước, khối lượng tổng cộng là 1 (kg) ở 25 độ C. Cho vào nhiệt lượng kế một quả cân bằng đồng có khối lượng 0,5 (kg) ở 100 độ C. Nhiệt độ khi cân bằng là 30 độ C. Tìm khối lượng của nhiệt lượng kế và nước. Cho nhiệt dung riêng của nhôm, nước, đồng lần lượt là C1=880 (J/Kg.K), C2=380(J.Kg.K).
Câu 2: Một hệ chất khí chịu tác dụng chịu tác dụng của bên ngoài thực hiện hai quá trình khác nhau. Tính độ biến thiên nội năng của hệ trong 2 trường hợp:
a. Ngoại lực tác dụng công 150 (J) lên hệ, truyền nhiệt lượng 50 (J) cho hệ.
b. Hệ thực hiện công 100 (J) và nhận nhiệt lượng 60 (J).
Câu 3: Một khối khí có áp suất p=100(N/m^2) thể tích V1=2(m^3) nhiệt độ t1=27 độ C được nung nóng đẳng áp đến nhiệt độ t2=87 độ C. Tính công của khí thực hiện được?
Câu 4: Một lượng khí ở áp suất 2.10^4(N/m^2) có thể tích 6 (l).Được nung nóng đẳng áp khí nở ra và có thể tích 8 (l).
a. Công do khí thực hiện được là bao nhiêu?
b. Hãy tính độ biến thiên nội năng của khí, biết khi đun nóng khí nhận được nhiệt lượng 100 (J).
Câu 5*: Một con lắc đơn dài 1,6 (m), khối lượng vật nặng m=200 (g). Kéo cho dây treo làm với đường thẳng một góc 60 độ rồi thả nhẹ. Bỏ qua ma sát và lấy g=10 (m/s^2).
a. Tính cơ năng của vật tại vị trí cao nhất và tìm vận tốc của vật tại điểm thấp nhất.
b. Tính sức căng của sợi dây khi vật qua vị trí cân bằng (T=mg(3cos -2coso)
Câu 6: Một vận động viên có khối lượng 65 (kg) nhảy từ cầu nhảy có độ cao 10 (m) xuống. Khi rời khỏi cầu, người đó có vận tốc 4 (m/s). Lấy g=10 (m/s^2).
a. Bỏ qua sức cản không khí, tính cơ năng của người khi rời khỏi cầu và và vận tốc khi vừa chạm nước là bao nhiêu?
b. Nếu lực cản không khí bằng 0,2 trọng lượng của người thì vận tốc của người đó khi chạm nước là bao nhiêu?
Câu 7: Đoàn tàu có khối lượng m=5 tấn đang chuyển động với vận tốc 10 (m/s) thì hãm phanh, lực hãm là 5000 (N). Tàu đi thêm được đoạn đường s thì dừng lại. Tính công của lực hãm và quãng đường s.
Câu 8: Một xe trượt khối lượng m=80 (kg) trượt từ trên đỉnh núi xuống. Sau khi đã thu được vận tốc 5 (m/s), nó tiếp tục chuyển động trên đường nằm ngang. Tính lực ma sát tác dụng lên xe trên đoạn đường nằm ngang, nếu biết rằng xe đó dừng lại sau khi đi được đoạn đường 40 (m).
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
* Đề 3:

Câu 1: Dạng năng lượng mà vật có được do chuyển động được gọi là gì? Viết biểu thức xác định dạng năng lượng đó. Giải thích và nêu đơn vị của các đại lượng có trong biểu thức.
Câu 2: Định nghĩa quá trình đẳng tích. Viết hệ thức liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định.
Câu 3: Viết biểu thức xác định độ nở dài của vật rắn. Giải thích biểu thức.
Câu 4: Tìm động lượng và độ biến thiên động lượng của vật khối lượng m=1 (kg) có phương trình chuyển động x=2t^2-6t+7 sau khoảng thời gian (denta)t1=2(s) kể từ thời điểm ban đầu.
Câu 5: Một vật khối lượng 100 (g) bắt đầu trượt với vận tốc ban đầu là 5 (m/s) từ đinh của một mặt phẳng nghiêng dài 5 (m), nghiêng một góc alpha=30 độ so với mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát là 0,05. Lấy g=10 (m/s^2). Tính công của lực ma sát trong quá trình chuyển động từ đỉnh đến chân mặt phẳng nghiêng và động năng vật tại chân mặt phẳng nghiêng.
Câu 6: Nén một khối khí ở nhiệt độ 17 độ C cho thể tích của nó còn 5 (l). Nhiệt độ cuối của quá trình nén là 66 độ C. Biết rằng áp suất tăng gấp 4,2 lần. Tìm thể tích khí lúc đầu.
Câu 7: Một vòng xuyến bằng nhôm khối lượng 150 (g) có bán kính trong 7,8 (cm), bán kính ngoài 8(cm) tiếp xúc với dung dịch xà phòng. Muốn nâng vòng ra khỏi dung dịch thì phải cần một lực tối thiểu là bao nhiêu? Biết hệ số căng bề mặt của dung dịch xà phòng là 25.10^-3 (N/m). Lấy g=10 (m/s^2).
Câu 8: Một vòng dây đường kính 8 (cm) được dìm nằm ngang trong dầu thô, khi kéo vòng dây ra khỏi đầu, người ta đo được lực căng mặt ngoài là 9,2.10^-3 (N). Tính hệ số căng bề mặt ngoài của dầu.
Câu 9: Thả một cục nước đá có khối lượng 30 (g) ở 0 độ C vào cốc nước chứa 0,2 (l) nước ở 20 độ C. Bỏ qua nhiệt lượng của cốc. Hỏi nhiệt độ cuối của cốc nước? Cho c(nước)=4,2 (J/g.K); p(nước)=1 (g/cm^3); Hệ số nóng chảy riêng(nước đá)=334 (J/g).
 
* Đề 4:

Câu 1: - Định nghĩa và viết biểu thức xác định lực căng bề mặt của chất lỏng tác dụng lên một đoạn đường nhỏ có độ dài l đặt trên bề mặt chất lỏng.
- Nêu một ứng dụng của hiện tượng bị dính ướt và không bị dính ướt của vật rắn.
Câu 2: - Phát biểu và viết biểu thức nguyên lý I nhiệt động lực học và nêu các quy ước về dấu.
- Áp dụng: Người ta thực hiện công 100 (J) nén khí trong một xi-lanh. Khí nóng lên và truyền ra môi trường xung quanh một nhiệt lượng 60 (J). Tính độ biến thiên nội năng của khí.
Câu 3: Quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí nhất định mà trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình gì? Phát biểu nội dung và viết hệ thức của định luật thể hiện mối quan hệ giữa hai thông số trạng thái còn lại cho quá trình đó.
Câu 4: Vật trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh dốc nghieng AB (alpha=30 độ so với phương ngang), sau đó tiếp tục chuyển động trên mặt ngang BC. Biết hệ số ma sát giữa vật với mặt phẳng nghiêng và mặt ngang là như nhau (0,1), AH= 1 (m). Tính:
a. Vận tốc của vật tại B. Lấy g=10 (m/s^2). b. Quãng đường vật đi được trên mặt ngang BC.
Câu 5: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 2 (kg) nước đá ở -10 độ C biến thành hơi ở 100 độ C. Cho biết c(nước)=4200 (J/kg.K) và của nước đá là 1800 (J/kg.K), nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 334.10^3 (J/kg), nhiệt hóa hơi riêng của nước là L=2,26.10^6 (J/kg).
Câu 6: Một lượng khí lí tưởng có áp suất po, thể tích Vo, nhiệt độ To được biến đổi qua hai giai đoạn: Nung nóng đắng tích đến áp suất gấp đôi, sau đó cho giãn nở đẳng áp cho đến khi thể tích tăng gấp 2 lần.
a. Tính nhiệt độ cuối cùng theo nhiệt độ ban đầu To.
b. Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình biến đổi trạng thái của lượng khí trong hệ tọa độ (p,V).
Câu 7: Một que diêm dài 4 (cm) nổi trên mặt nước. Nếu đổ nhẹ nước xà phòng về một que diêm thì nó chuyển động. Tính lực làm cho que diêm chuyển động? Que diêm sẽ chuyển động về phía nào? Cho suất căng mặt ngoài của nước là 72.10^-3 (N/m), suất căng mặt ngoài của xà phòng là 40.10^-3 (N/m).
Câu 8:

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top