[Lý 10]Chương iii- cân bằng và chuyển động của vật rắn

Văn Sử Địa

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
BÀI 1: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG


Câu 1: Một vật có khối lượng m=5(kg) được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với mặt phẳng nghiêng. Biết góc nghiêng( so với phương ngang) alpha=30, g=9,8(m/s^2) và ma sát là không đáng kể. Hãy xác định:
a. Lực căng của dây.
b. Phản lực của mặt phẳng nghiêng lên vật.
Câu 2: Người ta đặt một quả cầu đồng chất có khối lượng 4(kg) lên trên giữa một chiếc thước thợ( có dạng L) tạo với phương ngang một góc alpha=45. Bỏ qua ma sát. Lấy g=9,8(m/s^2). Tính áp lực mà quả cầu đã gây lên mỗi cạnh của chiếc thước.
Câu 3: Một chiếc đèn được treo vào tường nhờ một sợi dây AB, người ta đặt một thanh chống nằm ngamg để giữ cho đèn không đụng vào tường. Biết đèn có khối lượng 2(kg) và dây hợp với phương ngang một góc 45. Tính lực căng của các đoạn dây AB, AC và phản lực của thanh. Lấy g=9,8(m/s^2).



BÀI 2: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH. MOMEN LỰC.


Câu 1: Một người dùng chiếc gậy thẳng dài 1(m) để bẩy một hòn đá nặng 50(kg), gậy được đặt lên điểm tựa cách hòn đá 20(cm). Tính độ lớn tối thiểu mà người cần thực hiện để có thể nâng hòn đá lên. Lấy g=9,8(m/s^2). Bỏ qua khối lượng của gậy.
Câu 2: Một người nâng một đầu của thanh gỗ thẳng, đồng chất, tiết diện đều có khối lượng 30(kg) lên cao hợp với phương ngang một góc alpha=30. Lấy g=9,8(m/s^2). Tính độ lớn của lực nâng F trong 2 trường hợp:
a. Lực F vuông góc với mặt phẳng tấm gỗ. b. Lực F hướng thẳng đứng lên trên.
Câu 3: Một thanh AB thẳng dài 3(m), đồng chất tiết diện đều được treo lên một sợi dây tại vị trí O cách đầu A 1(m). Treo vào đầu A một vật có khối lượng mA=20(kg). Để cho thanh AB nằm cân băng thì phải treo vào đầu B một vật có khối lượng bằng bao nhiêu? Bỏ qua khối lượng của thanh.
Câu 4: Một thanh AB đồng chất tieesft diện thẳng, dài 1,5(m) được đặt lên một giá đỡ. Tác dụng vào 2 đầu A và B lần lượt là 2 lực có độ lớn là F1=10(N) và F2=20(N) theo phương thẳng đứng xuống dưới. Phải đặt thanh AB lên giá đỡ ở vị trí nào để thanh AB cân bằng?
Câu 5: Một thanh AB đồng chất tiết diện thẳng, dài 2(m) có khối lượng là 10(kg) đặt trên một giá đỡ tại vị trí cách đàu A 50(cm). Phải đặt lên đầu A hay đầu B một vật có khối lượng bằng bao nhiêu để thanh gỗ nằm cân bằng?



BÀI 3: QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU


Câu 1: Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy nặng 1000(N). Điểm treo cách người thứ nhất 60(cm) và cách người thứ hai 40(cm). Bỏ qua trọng lượng của gậy. Hỏi mỗi người phải chịu một lực bằng bao nhiêu?
Câu 2: Một tấm ván nặng 400(N) được bắc qua con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4(m) và cách điểm tựa B 1,6(m). Hỏi tấm ván tác dụng lên mỗi điểm tựa là bao nhiêu?
Câu 3: Hai người cùng khiêng một khúc gỗ thẳng, tiết diện đều, dài 2(m). Mỗi người phải chịu một lực bằng 400(N). Tính khối lượng của khúc gỗ. Lấy g=10(m/s^2).
Câu 4: Một chiếc đèn khối lượng 3(kg) được treo lên một thanh gỗ thẳng, dài 120(cm). Hai đầu thanh gỗ đặt lên hai điểm A và B theo phương nằm ngang, đầu A chịu một lực 20(N), đầu B chịu lực 10(N). Xác định vị trí treo đèn trên thanh gỗ. Lấy g=10(m/s^2). Bỏ qua trọng lượng của thanh gỗ.
Câu 5: Một chiếc gậy thẳng, dài 50(cm), được treo lên một sợi dây tại điểm O cách đầu A 20(cm). Người ta treo vào hai đầu A, B của chiếc gậy hai quả cầu có khối lượng lần lượt là mA=1,5(kg) và mB=1(kg) để chiếc gậy nằm cân bằng. Tính lực căng của sợi dây. Bỏ qua khối lượng của gậy.



BÀI 4: CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN CỦA VẬT RẮN. CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH.


Câu 1: Một oto có khối lượng 2(tấn) đang chuyển động thì hãm phanh với lực hãm là 800(N). Tính độ lớn và xác định hướng của vecto gia tốc mà lực gây ra cho xe.
Câu 2: Một vật có khối lượng 2(kg) đang nằm yên trên sàn nhà. Người ta kéo vật một lực F nằm ngang làm nó đi được 80(cm) trong 2(s). Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn nhà là 0,5. Lấy g=10(m/s^2).
a. Tính gia tốc và độ lớn của lực F.
b. Phải kéo vật một lực bằng bao nhiêu để vật chuyển động thẳng đều?
Câu 3: Một đầu tàu có khối lượng 5(tấn) được dùng để kéo 5 toa tàu có khối lượng 50(tấn). Đoàn tàu chuyển động với gia tốc 1(m/s^2). Hãy xác định:
a. Hợp lực tác dụng lên đầu tàu.
b. Hợp lực tác dụng lên 5 toa tàu.
Câu 4: Người ta dùng một xe mooc có khối lượng 3,5(tấn) để chở một container khối lượng 2 tấn. Sau 1 phút xe đạt vận tốc 6(m/s). Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là 0,2. Lấy g=10(m/s^2).
a. Tính gia tốc của xe và lực kéo của động cơ.
b. Tính quãng đường mà xe đi được trong 1 phút đó.
Câu 5: Một người kéo một thùng gỗ có khối lượng 20(kg) trên sàn nhà bằng một sợi dây, phương của sợi dây hợp với phương một góc alpha=30. Lực kéo dây là 80(N). Thùng gỗ chuyển động thẳng với gia tốc 0,5(m/s^2). Lấy g=10(m/s^2). Tính hệ số ma sát trượt giữa thùng gỗ và nền nhà.



BÀI 5: NGẪU LỰC


Câu 1: Hai lực của 1 ngẫu lực có độ lớn là F=5(N). Cánh tay đòn của ngẫu lực d=20(cm). Tính momen của ngẫu lực.
Câu 2: Một miếng gỗ phẳng, mỏng được gắn vào một trục quay cố định tại điểm O. Người ta tác dụng một ngẫu lực vào miếng gỗ tại hai điểm A và B có FB=FA=10(N), momen của ngẫu lực trong trường hợp này là M=4(Nm). Tính các khoảng cách OA, OB( OA=OB).
Câu 3: Một vật rắn phẳng, mỏng có dạng hình vuông ABCD, cạnh A=30(cm). Người ta tác dụng một ngẫu lực có độ lớn bằng 10(N) nằm trong một mặt phẳng hình vuông tại hai điểm A, C của nó. Tính momen của ngẫu lực trong các trường hợp sau:
a. Các lực vuông góc với cạnh AB. b. Các lực song song với lực AB. c. Các lực vuông góc với AC.
Câu 4: Một đĩa tròn, phẳng, mỏng có bán kính R=50(cm). Người ta tác dụng một ngẫu lực tại hai điểm A và B của một đường kính các lực có độ lớn 8(N). Tính momen của ngẫu lực.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top