Khi viết lí luận văn học, nhiều học sinh đã mắc những sai lầm dẫn đến sai kiến thức lí luận và toàn bài. Nhiều khi, là viết lan man dài dòng không đúng trọng tâm. Hoặc lí luận chung chung không dẫn chứng. Có thể nhiều bạn mắc phải những lỗi kiểu này. Để khắc phục được những lỗi về lí luận, hãy tìm hiểu sâu về các lỗi này trước nhé.
Sau đây, xin giới thiệu tới bạn đọc những lưu ý khi viết lí luận văn học.
1. Phải đúng lí luận, đúng trọng tâm đề
Nhiều bạn rất nhanh nhảu bước này nên đôi khi vội vàng quá làm lệch trọng tâm vấn đề cần nghị luận. Trước khi viết hay thì phải viết đúng đã, nếu không câu từ văn hoa cũng không mang lại giá trị gì. Trước khi viết, các bạn cần xác định cho mình một số vấn đề:
- Đối tượng cần hướng tới (thông qua các từ khóa, có thể sẽ cho ở câu hỏi trong đề luôn)
- Gạch các ý sẽ có trong phần bàn luận (chỗ này sẽ ghi ngắn gọn thôi đừng dài dòng nhé)
- Có thể tìm luôn dẫn chứng trong văn học phục vụ chứng minh khái quát và chứng minh sâu
2. Tránh lí luận chung chung, nói suông
Như mình đã nói ở nhiều chuyên đề trước đó chính là trong khi lí luận chúng ta có thể kết hợp những hiểu biết về nhà văn abc và quá trình sáng tạo của họ. Trong khi viết lí luận ở đoạn này chúng ta cùng lúc đưa ra được những góc nhìn về nhà văn một cách độc đáo. Ví dụ khi viết về chủ đề tình cảm nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật, mọi người có thể dẫn chứng luôn về đời thơ Hàn Mặc Tử hoặc Xuân Quỳnh, Chế Lan Viên…Mình ví dụ thử:
“Thơ ca nói riêng hay văn học nghệ thuật nói chung là địa hạt để nhà nghệ sĩ giải thoát những rung động nội tâm và bày tỏ những khao khát thường trực. Mỗi một tác phẩm phải là kết quả của tình yêu và là giây phút nhà văn sống trọn vẹn với tất cả cung bậc cảm xúc, thăng hoa trong tư tưởng để dâng tất cả nhiệt huyết hoan ca cho cuộc đời này. Ngày hôm nay, người ta vẫn gọi Hàn Mặc Tử là “một định nghĩa bằng máu về thơ” bởi với thi sĩ tài hoa ấy, thơ ca là giây phút “trải niềm đau trên trang giấy mỏng manh”, là sự lên tiếng của thân phận. Hàn Mặc Tử đã đặt toàn bộ nghĩa lí đời mình vào thơ, đã muốn trút hồn mình, rưới máu mình vào những vần thơ vang ngân.”
3. Tránh viết văn hoa màu mè
Thực ra đây là bệnh của học sinh giỏi đó, ngày xưa mình cũng mắc chứng này. Kiểu viết một câu phải có mấy cái so sánh rồi hoa lá cỏ cây, cánh diều mặt đất. Đọc xong thấy cũng êm tai, nhiều người bị cuốn hút bởi cái này, mình công nhận. Nhưng càng lớn lên đọc văn HSG nhiều càng thấy bị “rợn”, nhiều bạn viết văn hoa mà nó hiểu bản chất đề thì không sao, đây viết mà lại còn không hiểu nên nhiều khi đưa vào không hợp lí, nhiều đoạn lại học thuộc lòng không rõ bản chất nên “lạc quẻ”. Chú ý phải đảm bảo kiến thức nền đã nhé. Mình rcm cho các bạn 3 cuốn đọc thử để hiểu hơn về LLVH
Nhà văn và sáng tạo nghệ thuật (Lê Ngọc Trà)
Cuốn này tìm mua trên tiki có đó màu vàng nhé, một công trình nghiên cứu hay và đọc khá dễ thấm của GS.TS Lê Ngọc Trà.
Những bậc thầy văn chương – Tư tưởng và quan niệm
Cuốn sách là tổng hợp những chia sẻ về văn chương của những bậc thầy văn chương nhân loại, những nhà văn đạt giải Nobel văn chương.: Hemingway, Albert Camus. Và họ tin rằng: “Các nhà thơ có ích chi, nếu chỉ có tham vọng nhắc lại như nhà viết sử ? Thi nhân phải đi xa hơn và cố hết sức cho ta thấy gì cao quý tốt đẹp hơn” ( Goethe ). Cũng luôn tin “Công việc của ngôn từ là cao cả bởi lẽ nó là sáng tạo. Nó tạo ra các tư tưởng bảo đảm cho những sự khác biệt của chúng ta, những sự khác biệt mang tính người của chúng ta - cái làm cho cuộc sống của người này không giống của người kia (Toni Morison )”. Quyển sách này hơi khó tìm, mọi người có thể tìm ở các thư viện nhé, nếu tìm được và có cơ hội đọc nó thì bạn rất may mắn đấy.
Lí luận văn học – Hà Minh Đức
Cuốn sách này hơn 300 trang lận, có cơ sở lí luận chung, các vấn đề về loại thể văn học, phương pháp sáng tác và trào lưu trường phái văn học. Đọc quyển này phải biết chọn lọc xem thông tin nào là cần thiết cho mình thì tiếp thu vì có mấy chương hơi khó tiếp nhận.
Mong rằng bài viết trên cho bạn những lưu ý khi viết lí luận văn học để tránh sai lầm hoặc không thuyết phục người đọc. Việc viết lí luận hay và sâu là một quá trình đọc và tìm hiểu lâu dài. Chúc bạn học tập tốt !
Nguồn: Tổng hợp
Sau đây, xin giới thiệu tới bạn đọc những lưu ý khi viết lí luận văn học.
1. Phải đúng lí luận, đúng trọng tâm đề
Nhiều bạn rất nhanh nhảu bước này nên đôi khi vội vàng quá làm lệch trọng tâm vấn đề cần nghị luận. Trước khi viết hay thì phải viết đúng đã, nếu không câu từ văn hoa cũng không mang lại giá trị gì. Trước khi viết, các bạn cần xác định cho mình một số vấn đề:
- Đối tượng cần hướng tới (thông qua các từ khóa, có thể sẽ cho ở câu hỏi trong đề luôn)
- Gạch các ý sẽ có trong phần bàn luận (chỗ này sẽ ghi ngắn gọn thôi đừng dài dòng nhé)
- Có thể tìm luôn dẫn chứng trong văn học phục vụ chứng minh khái quát và chứng minh sâu
2. Tránh lí luận chung chung, nói suông
Như mình đã nói ở nhiều chuyên đề trước đó chính là trong khi lí luận chúng ta có thể kết hợp những hiểu biết về nhà văn abc và quá trình sáng tạo của họ. Trong khi viết lí luận ở đoạn này chúng ta cùng lúc đưa ra được những góc nhìn về nhà văn một cách độc đáo. Ví dụ khi viết về chủ đề tình cảm nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật, mọi người có thể dẫn chứng luôn về đời thơ Hàn Mặc Tử hoặc Xuân Quỳnh, Chế Lan Viên…Mình ví dụ thử:
“Thơ ca nói riêng hay văn học nghệ thuật nói chung là địa hạt để nhà nghệ sĩ giải thoát những rung động nội tâm và bày tỏ những khao khát thường trực. Mỗi một tác phẩm phải là kết quả của tình yêu và là giây phút nhà văn sống trọn vẹn với tất cả cung bậc cảm xúc, thăng hoa trong tư tưởng để dâng tất cả nhiệt huyết hoan ca cho cuộc đời này. Ngày hôm nay, người ta vẫn gọi Hàn Mặc Tử là “một định nghĩa bằng máu về thơ” bởi với thi sĩ tài hoa ấy, thơ ca là giây phút “trải niềm đau trên trang giấy mỏng manh”, là sự lên tiếng của thân phận. Hàn Mặc Tử đã đặt toàn bộ nghĩa lí đời mình vào thơ, đã muốn trút hồn mình, rưới máu mình vào những vần thơ vang ngân.”
3. Tránh viết văn hoa màu mè
Thực ra đây là bệnh của học sinh giỏi đó, ngày xưa mình cũng mắc chứng này. Kiểu viết một câu phải có mấy cái so sánh rồi hoa lá cỏ cây, cánh diều mặt đất. Đọc xong thấy cũng êm tai, nhiều người bị cuốn hút bởi cái này, mình công nhận. Nhưng càng lớn lên đọc văn HSG nhiều càng thấy bị “rợn”, nhiều bạn viết văn hoa mà nó hiểu bản chất đề thì không sao, đây viết mà lại còn không hiểu nên nhiều khi đưa vào không hợp lí, nhiều đoạn lại học thuộc lòng không rõ bản chất nên “lạc quẻ”. Chú ý phải đảm bảo kiến thức nền đã nhé. Mình rcm cho các bạn 3 cuốn đọc thử để hiểu hơn về LLVH
Nhà văn và sáng tạo nghệ thuật (Lê Ngọc Trà)
Cuốn này tìm mua trên tiki có đó màu vàng nhé, một công trình nghiên cứu hay và đọc khá dễ thấm của GS.TS Lê Ngọc Trà.
Những bậc thầy văn chương – Tư tưởng và quan niệm
Cuốn sách là tổng hợp những chia sẻ về văn chương của những bậc thầy văn chương nhân loại, những nhà văn đạt giải Nobel văn chương.: Hemingway, Albert Camus. Và họ tin rằng: “Các nhà thơ có ích chi, nếu chỉ có tham vọng nhắc lại như nhà viết sử ? Thi nhân phải đi xa hơn và cố hết sức cho ta thấy gì cao quý tốt đẹp hơn” ( Goethe ). Cũng luôn tin “Công việc của ngôn từ là cao cả bởi lẽ nó là sáng tạo. Nó tạo ra các tư tưởng bảo đảm cho những sự khác biệt của chúng ta, những sự khác biệt mang tính người của chúng ta - cái làm cho cuộc sống của người này không giống của người kia (Toni Morison )”. Quyển sách này hơi khó tìm, mọi người có thể tìm ở các thư viện nhé, nếu tìm được và có cơ hội đọc nó thì bạn rất may mắn đấy.
Lí luận văn học – Hà Minh Đức
Cuốn sách này hơn 300 trang lận, có cơ sở lí luận chung, các vấn đề về loại thể văn học, phương pháp sáng tác và trào lưu trường phái văn học. Đọc quyển này phải biết chọn lọc xem thông tin nào là cần thiết cho mình thì tiếp thu vì có mấy chương hơi khó tiếp nhận.
Mong rằng bài viết trên cho bạn những lưu ý khi viết lí luận văn học để tránh sai lầm hoặc không thuyết phục người đọc. Việc viết lí luận hay và sâu là một quá trình đọc và tìm hiểu lâu dài. Chúc bạn học tập tốt !
Nguồn: Tổng hợp