Trang Dimple

New member
Xu
38
LƯỢC SỬ CHỮ HÁN

825-ch-hn-thng-dng-1-638.jpg
1. Theo hứa thận
Trong bài tựa sách Thuyết văn giải tự, Hứa Thận có nói đến lai lịch xa xưa của chữ Hán:

Sử quan Thương Hiệt đời Hoàng Ðế nhìn dấu chân chim muông, trước hết đặt ra Thư khế…Ðến đời Ngũ đế, Tam vương lại đổi thành thể khác; được phong làm vua ở đất Thái sơn gồm 72 đời, không có đời nào văn tự giống nhau…Ðến thái sử Trụ ( Chu Tuyên vương) viết 15 thiên Ðại triện, so với cổ văn đã có chỗ khác…

Về sau chư hầu dùng sức mạnh màï trị dân, không ở dưới vua nhà Chu, chia làm 7 nước.Ngôn ngữ khác thanh, văn tự khác hình.Ðến khi vua Thuỷ Hoàng nhà Tần gồm thâu thiên hạ, quan thừa tướng Lý Tư bèn tâu xin làm cho đồng nhất, bỏ những gì không hợp với văn Tần.Tư viết Thương Hiệt thiên … quan Thái sử Hồ Mẫu Sinh viết Bác học thiên đều lấy đại triện của Sử Trụ đổi đi chút ít, người đời gọi là Tiểu triện…Lúc bấy giờ Tần đốt kinh sách, dấy việc binh đao, quan quân chức vụ nhiều, trước có chữ Lệ để cho giản tiện, cổ văn do đó mà mất hẳn. Nhà Hán lên, có chữ Thảo.

Theo Hứa Thận trong đoạn văn trên thì Thư khế là chữ Hán lúc phôi thai, Cổ văn là chữ Hán trước đời Chu, Ðại triện là chữ Hán đời Chu,Tiểu triện là chữ Hán đời Tần, đời Tần cũng có chữ Lệ. Riêng chữ Thảo thì đời Hán mới có. Cũng theo đoạn văn trên, Thương Hiệt là người đầu tuên tạo ra chữ viết, là sử quan của Hoàng Ðế.Nhưng vào thời Hoàng Ðế chưa có chữ viết, làm sao có sử quan ( quan chép sử). Cũng theo Hứa Thận thì với thời gian chữ viết dị hình . Ðiều này , có nhiều tác giả giải thích : sở dĩ có tình trạng trên là do sự thay đổi của nét bút và do tính cách địa phương.Thực ra, từ khi được sáng tạo cho đến khi thành định thể vào đời Hán, hầu hết chữ Hán đều có những thành phần cấu tạo không thay đổi. Ðiều mà Hứa Thận gọi là khác hình chẳng qua chỉ là sự thay đổi của nét bút. Do đó, mặc dù mang những tên khác nhau như Triện, Lệ, Chân, Hành, Thảo…thì các chữ ấy chung qui cũng chỉ là một.

Sau đây là các thể Triện, Lệ, Chân, Hành ,Thảo của một số chữ:

Triện Lệ Chân Hành Thảo Nghĩa

2. Theo LÉON WIEGER:


Trong cuốn Caractères Chinois ( Chữ Hán) ,Wieger đã cắt nghĩa sự biến thiên của chữ Hán qua các thời kỳ bằng dụng cụ và chất liệu dùng để viết. Theo ông:

Vào đời Chu, người Trung Hoa viết chữ trên những thẻ tre , thẻ gỗ với một loại bút phía trên có bình chứa mực hay đúng hơn, chứa một thứ sơn đen. Trong ống tre làm thành thân cây bút, có một mảnh tim để điều hoà dòng mực, muốn không cho mực chảy xuống, người ta chỉ cần bịt phần trên của ống tre. Một cây bút theo kiểu ấy thì phải đặt thẳng góc với thẻ tre hay thẻ thẻ gỗ. Và với cây bút như thế, người ta có thể đẩy được mọi chiều, trước cũng như sau, luôn luôn vạch thành những đường có cùng một cỡ, thẳng hay cong tuỳ ý. Do đó mà chữ Triện có nét bút tròn và đều.

Vào đời Tần, sau khi sách của Lý Tư ra đời (tức Thương Hiệt sách, sách để thống nhất văn tự), Trình Diểu chế ra cây bút gỗ, đầu bút có buộc xơ vải để viết trên tơ lụa.Trên tơ lụa mềm mại, cái khí cụ thô sơ ấy chỉ vạch thành những nét dày, không được đẹp, hình tròn biến thành hình vuông, nét cong gấp thành thẳng góc. Nhưng nhờ đó người ta viết mau hơn nhiều và các văn kiện cũng bớt cồng kềnh. Chữ Lệ do đó trở thành thứ chữ thông dụng trong đời Tần.

Cũng vào đời Tần, trong khi đánh dẹp Hung nô, đại tướng Mông Ðiềm nhà Tần đã sáng chế và làm hoàn hảo cây bút lông, mực và giấy.Trên loại giấy hút mực, ngòi bút lông mềm mại, vì không viết ngược được, đã biến một số vạch trong chữ Triện và chữ Lệ thành những nét tự ý gây ra những biến thể ngày càng xa cách chữ Triện. Ðó là chữ Khải và chữ Chân.

Ngòi bút lông lại có thể viết nhanh , người ta bèn gom hai , ba nét hay nhiều nét trong một chữ thành lại một nét hoặc nối các chữ lại với nhau thành thể liên bút tự.Ðó là chữ Thảo.

3. Theo khảo cổ học



Các nhà nghiên cứu cho rằng chữ Hán phát triển qua 3 giai đoạn:

1.Giai đoạn vẽ hình:

- Dấu vết chữ Hán xưa nhất ngày nay tìm được là chữ Giáp cốt đời nhà Ân. Ðó là những mảnh mai rùa(giáp) và xương thú ( cốt) tình cờ đào được vào cuối thế kỷ XIX (1899) ở vùng Ân Khư - đô thành cũ của nhà Ân. Chỗ đào được là cánh đồng An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Nội dung chủ yếu của các Giáp cốt văn là các bốc từ (quẻ bói, lời giải thích quẻ bói và sự ứng nghiệm), cũng có khi là các mẩu ký sự ngắn gọn.( Bốc từ còn gọi là trinh bốc cốt là những chữ người xưa viết lên xương thú để hỏi ý kiến tổ tiên hay thần thánh. Sau đó mẩu xương được hơ trên lửa: một vết rạn hiện ra trên mặt xương. Ông thầy bói xem vết rạn rồi cho gia chủ biết lời phán bảo của thần linh về câu hỏi đã ghi)ï

- Thời kỳ này, hình dạng của chữ còn rất gần với các vật thật

Td: nguyệt: mặt trăng

cung: cái cung

mộc:cây.

2. Giai đoạn vạch thành đường:

- Ðến đời Chu ( từ thế kỷ XI 771 trước CN) xuất hiện chữ Chung đỉnh là chữ được khắc trên những cái chuông (chung) & những cái vạc (đỉnh) bằng đồng. vì thế chữ Chung đỉnh cũng gọi là chữ Kim.Tuy vẫn còn gần với chữ Giáp cốt nhưng chữ Kim đã chú ý đến vẻ đẹp của chữ và dễ khắc hơn, không đòi hỏi phải giống hẳn các vật thật.

Vd: Chữ Giáp cốt

Chữ Chung đỉnh

Chữ ngày nay

nhật hỏa thủy

- Cuối đời Chu, người ta đã biết dùng đầu tre nhọn chấm vào sơn để vạch lên thẻ tre thẻ gỗ. Chữ thời kỳ này gồm những nét vạch thẳng hoặc xiên, những góc nhọn hoặc lượn vòng khá cân đối gọi là chữ Ðại triện.

- Ðến đời Tần (221 207 trước CN) ra đời lối chữ Tiểu triện mà đặc điểm là chữ viết thống nhất hơn, thành đường nét đơn giản hơn nhiều.

3.Giai đoạn viết thành nét.

- Ngay từ cuối thời Chiến quốc và cả trong đời Tần còn lưu hành rộng rãi trong dân gian, binh lính và quan lại cấp thấp một lối chữ viết ngắn gọn, đơn giản gọi là chữ Lệ. Chữ Lệ dùng que tre có buộc đầu xơ vải viết trên lụa.Vối chữ Lệ, văn tự Hán đã bước vào một giai đoạn mới trong quá trình ổn định thể chữ, hoàn toàn ra khỏi tình trạng hình vẽ và được cấu trúc bằng một số thành phần cố định gọi là NÉT.

- Cuối đời Hán (TK II sau CN) chữ Khải ra đời với đặc điểm là ngang bằng sổ thẳng. Người ta chia chữ Khải làm 2 loại:

. Loại viết chân phương gọi là chữ Chân ( Chân thư).

. Loại viết nhanh gọi là chữ Hành ( Hành thư), trong đó bao gồm cả chữ Thảo là loại chữ viết rất nhanh (Thảo thư)

Chữ Khải dùng bút lông chấm mực tàu viết trên giấy.

- Gần đây, chữ Hán được giản hoá bằng cách giảm nét, dùng chữ ít nét thay cho chữ đồng âm nhiều nét hơn gọi là chữ Giản thể.

Sau đây là tóm tắt quá trình phát triển của chữ Hán qua các giai đoạn:

Chữ Giáp cốt

Chữ Ðại triện

Chữ Tiểu triện

Chữ Lệ

Chữ Khải

mẫu bộc ngư quy kê mã

(mẹ) (đầy tớ) ( đánh cá) (r uà) (gà) (ngựa)
 
LỤC THƯ

Ðể ghi nhận các chữ Hán, ngay từ thời xa xưa người Trung Hoa đã phải tìm kiếm nhiều biện pháp để phân loại, sắp xếp các đơn vị văn tự. Thời Hán đã xuất hiện bộ Thuyết văn giải tự của Hứa Thận bộ sách chuyên nghiên cứu, giải thích chữ Hán dựa trên mối quan hệ gắn bó giữa 3 mặt hình thể âm đọc và ý nghĩa dưới hình thức một bộ từ điển.[ Hứa Thận, tự Thúc Trọng, người đất Thiếu Lăng ( nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) làm đến chức Thái uý tế tửu thời Ðông Hán. Bộ Thuyết văn giải tự được ông biên soạn rất công phu trong 22 năm, gồm 30 cuốn. Số chữ đưa ra trình bày, giải thích gồm 9353 chữ.].

Thực ra, ở sách Tả Truỵên bộ lịch sử tương truyền do Tả Khâu Minh thời Xuân Thu soạn ra có đôi chỗ đã nói đến việc phân tích văn tự kèm theo những ví dụ cụ thể. Ðến thời Chiến quốc, hai chữ Lục thư cũng đã thấy xuất hiện trên văn bản và Lục thư được coi là một trong sáu môn học bắt buộc của tầng lớp quý tộc. Nhưng nội dung của Lục thư ra sao thì chưa thấy các sách vở đương thời nói đến. Hứa Thận qua Thuyết văn giải tự đã trình bày tương đối cặn kẽ một hệ thống phân loại, sắp xếp chữ Hán xây dựng trên nguyên tắc tạo chữ và dùng chữ được gọi chung là LỤC THƯ ( sáu loại chữ ) bao gồm: Tượng hình, Chỉ sự, Hội ý, Giả tá, Chuyển chú & Hình thanh.

1.Tượng hình



a Ðặc điểm .

Trong bài tựa sách Thuyết văn giải tự, Hứa Thận đưa ra giới thuyết về chữ Tượng hình, đại ý như sau: Chữ Tượng hình là chữ vẽ theo vật thực, nét chữ quanh co, uốn lượn theo hình thể của vật thực.

Vd: Thấy mặt trời tròn, muốn biểu thị từ mặt trời, người Trung Hoa cổ đã vẽ một hình tròn hoặc gần tròn luôn luôn khép kín với 1 vạch ở chính giữa tượng trưng cho ánh sáng, về sau đổi thành hình vuông cho dễ viết.

nhật: mặt trời, ngày

b .Kết cấu và cách thể hiện.

Về mặt kết cấu, có thể chia chữ Tượng hình thành 3 loại.

a. Loại đơn.

Vd: trúc:tre

mộc: cây

nhân: người

tâm:tim

b.Loại ghép.

Nhiều vật thể, nếu chỉ vẽ riêng vật ấy thì dễ gây lầm lẫn. Ðể rõ nghĩa, người ta vẽ thêm một yếu tố khác nữa để phân biệt.

Vd: thạch: đá ( viên đá + hán: sườn núi)

mi: lông mày ( lông mày+ mục: mắt)

chi: cành cây ( chi: cành+ mộc : cây)

c.Loại chuyển hoá

Vd: hộ: cửa 1 cánh chuyển thành môn: cửa 2 cánh.

qua: gươm giáo chuyển thành ngã: ta, tôi.

ô: con quạ chuyển thành điểu: chim.

Trong kho văn tự Hán, những chữ thuộc loại Tượng hình không nhiều nhưng chúng đóng một vai trò khá quan trọng bởi hai nguyên nhân:

-Loại chữ Tượng hình dùng để ghi hầu hết những từ nằm trong vốn từ cơ bản của Hán ngữ cổ đại.

-Chữ Tượng hình là cơ sơ để tạo ra những chữ thuộc loại khác, trong đó đặc biệt là 2 loại chữ Hội ý và Hình thanh.

2. Chỉ sự ( Còn gọi là TƯỢNG SỰ hay XỬ SỰ )



A. Nguyên tắc cấu tạo.

Chỉ sự là xét vào nét bút, thấy việc được chỉ ( Hứa Thận)

Là loại chữ khi ta nhìn các nét thấy có ngụ một ý gì. Thực tế, có nhiều sự vật, động tác, hiện tượng không sao vẽ theo lối Tượng hình được.Giả sử nếu có vẽ được thì cũng kém phần chính xác, dễ hiểu lầm hoặc quá rườm rà, phức tạp. Vì vậy loại chữ Chỉ sự ra đời để biểu thị những sự vật, hiện tượng, động tác khó vẽ ra được.

B. Phân loại

1. Chữ đơn: Chỉ có một đơn vị hình thể hoặc một ký hiệu.

Vd: nhất: một

cổn ( nét sổ).

2.Chữ ghép.Gồm hai đơn vị hình thể,cũng chia thành hai loại

a. Ký hiệu kết hợp với ký hiệu.

Vd: thượng: trên.

hạ: dưới

b. Ký hiệu ghép với chữ Tượng hình

Vd: bản: gốc cây ( dấu ở tại phần dưới chữ mộc)

mạt: ngọn cây ( dấu ở tại phần trên chữ mộc)

nhận: lưỡi dao( dấu ở tại phần chỉ phía lưỡi của chữ dao: con dao)

khai: mở( vẽ 2 tay mở then cửa+ chữ môn: cửa)

bế: đóng( vẽ hình cái then cửa +chữ môn)

Mặc dù đã có ưu điểm là khá linh hoạt trong cách tạo chữ nhưng biện pháp Chỉ sự cũng vẫn gặp phải những bế tắc mà biệp pháp Tượng hình đã từng gặp. Rất nhiều hiện tượng, sự vật mà biện pháp Chỉ sự không thể giải thích được.Chính vì thế, trong kho văn tự Hán, chữ Chỉ sự chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ.

3. Hội ý ( Còn gọi TƯỢNG Ý )



A. Cơ sở hình thành.

Chữ Hội ý là chữ hợp các phần mà thấy được nghĩa ( Hứa Thận).

Theo đà phát triển của xã hội những từ mang ý nghĩa nội hàm ngày càng nhiều. Các biện pháp Tượng hình, Chỉ sự đều tỏ ra bất lực. Thí dụ, làm thế nào để vẽ ra hoặc nêu ra được ý nghĩa tinh tế của từ minh có nghĩa là sáng. Ta biết, mỗi chữ có nhiều phần, mỗi phần có một nghĩa. Nếu họp các nghĩa ấy lại thì sẽ tạo ra ý nghĩa của toàn chữ. Trở lại ví dụ chữ minh, với ý nghĩa mặt trời là vật sáng nhất ban ngày, mặt trăng là vật sáng nhất ban đêm, người ta đã ghép hai chữ nhật: mặt trời và nguyệt: mặt trăng lại với nhau tạo thành chữ minh: sáng.

B Phương thức kết cấu.

I. Hội ý chính lệ.

1. Ghép 2 ( hoặc nhiều) chữ giống nhau, thường biểu thị nghĩa tăng thêm về chất hoặc lượng.

Vd: tinh: sánh choang

viêm: nóng

sâm: rậm rạp

2. Ghép 2 ( hoặc nhiều) chữ khác nhau để chỉ mối liên quan.

Vd: khán:xem ( thủ: tay và mục : mắt)

phạt: đánh ( nhân: người và qua: gươm giáo)

văn: nghe ( môn : cửa và nhĩ: tai)

võ: việc võ ( chỉ: ngăn trở và qua: gươm giáo)

3. Ghép 2 chữ khác nhau, ngụ ý giải thích.

Vd: liệt : yếu kém ( thiểu: ít và lực: sức)

phân: chia ra ( bát: 8 và đao: dao)

tiêm:nhọn ( tiểu: nhỏ và đại: lớn)

4. Ghép 2 chữ khác nhau, chỉ quan hệ hỗn hợp.

Vd: hảo: tốt ( nữ: nữ giới và tử: con )

gia: nhà ( miên: mái nhà và thỉ: con heo).

II. Hội ý biến lệ: là loại chữ khi kết hợp, một trong những thành tố có thể bị giảm bớt nét.

Vd: hiếu: lòng hiếu ( lão: già và tử: con. Phần dưới chữ lão đã được bỏ bớt nét)

tồn: còn( tại: hiện diện và tử: con. Phần dưới chữ tại được bỏ bớt nét)

độ: đồ để đo,thái độ ( thứ : đám đông và hựu: bàn tay. Phần dưới chữ thứ được bỏ bớt nét)

4. Giả tá



1.Nguyên nhân và cách cấu tạo.

Giả tá là loại chữ vốn không có chữ nhờ thanh mà gửi tự ( Hứa Thận)

Giả tá là vay mượn chữ này để ghi lại chữ kia trên cơ sở ÐỒNG ÂM.

Ðể ghi lại một từ trong khẩu ngữ chưa từng có từ tương ứng, người Trung Hoa cổ đã sử dụng biện pháp tạo chữ mà không thêm chữ tức là có 2 từ ( hoặc nhiều từ) mặc dù có ý nghĩa khác nhau cũng vẫn được ghi lại bằng một chữ ô vuông miễn là kết cấu ngữ âm của những từ đó & âm đọc của chữ ô vuông kia giống nhau. Giờ đây, để thể hiện những từ chưa có chữ,người Trung Hoa cổ chỉ cần tìm những từ đã có sẵn, có âm đọc tương đồng với kết cấu ngữ âm của những từ chưa có chữ để vay mượn.Trên cơ sở này, hàng loạt từ mời xuất hiện đã có ngay chữ để ghi lại.Kho chữ không gia tăng về mặt số lượng nhưng vẫn đáp ứng được những yêu cầu cấp bách mà sự phát triển của ngôn ngữ đề ra cho chữ viết.

2. Ðặc điểm.

Cơ sở để mượn chữ rất linh hoạt không theo một nguyên tắc nào. Do đó, phạm vi ứng dụng của chữ Giả tá cũng rất rộng. Với tính chất là những ký hiệu ghi âm đơn thuần, chữ Giả tá có thể được dùng để ghi lại danh từ, động từ, tính từ, phó từ, đại từ, liên từ, số từ... tức là có thể ghi lại toàn bộ từ vựng của Hán ngữ không cần phải tính đến ý nghĩa nội hàm hoặc chức năng ngữ pháp của những từ đó rộng hẹp, nông sâu, cụ thể hay trừu tượng, đơn giản hay phức tạp.

Chữ dùng để mượn gồm đủ loại, trong đó thường thấy nhiều nhất là hai loại Tượng hình và Hội ý.

3. Phân loại

a. Thuần giả tá.

Vd: ô: than ôi. Nghĩa gốc chỉ con quạ (vốn là loại chữ Tượng hình) sau được mượn dùng làm thán từ .

chi: của. Nghĩa gốc là cây nhỏ bắt đầu mọc ra khỏi đất ( vốn là chữ Tượng hình) sau được mượn dùng để chỉ sở hữu.

vạn:10.000, muôn.Nghĩa gốc là con bò cạp ( vốn là chữ Tượng hình) sau được mượn để chỉ số lượng.

tây: phương tây.Nghĩa gốc là tổ chim (vốn là chữ Tượng hình) sau được mượn làm từ chỉ phương hướng.

kỳ: từ chỉ định (ấy, nó). Nghĩa gốc là cái sàng, cái giỏ ( vốn là chữ Tượng hình) sau được mượn làm từ chỉ định.

tần: tên nướcthời Xuân Thu. Nghĩa gốc hình dung 2 tay cầm chày giã lúa( vốn là chữ Hội ý), sau được mượn làm từ chỉ tên nước.

b. Chữ Giả tá với ký hiệu phân biệt.

Vd : Có thể lấy chữ hà: từ để hỏi để mượn làm chữ hà trong nghĩa hoa sen nhưng để phân biệt hai chữ đó về mặt văn tự , người ta trêm bộ thảo: cỏ cho chữ hà thành chữ hà: hoa sen.Những chữ Giả tá thêm ký hiệu khu biệt đó gọi là chữ phân biệt ( phân biệt tự). Những chữ này bao giờ cũng gồm 2 bộ phận: bộ phận chỉ nghĩa và bộ phận chỉ âm đọc. Bộ phận chỉ nghĩa đóng vai trò chủ chốt. Bộ phận chỉ âm vốn là chữ đã được vận dụng theo phép giả tá . Loại chữ phân biệt này tiền thân của chữ Hình thanh.

5. Chuyển chú
TOP

1. Cách cấu tạo.

Phép Chuyển chú cho thấy sự hình thành của những cặp chữ khác nhau về hình thể và âm đọc nhưng giống nhau( hoặc gần giống nhau ) về mặt ý nghĩa.

2.Phân loại.

a. Chữ cùng bộ, cùng loại.

Vd: uyển: cái chén, chuyển chú cho vu: cái chén. Hai chữ này đều thuộc bộ mãnh: chén bát.

tấn: hỏi, chuyển chú cho vấn :hỏi. Chữ tấn thuộc bộ ngôn: lời nói, chữ vấn thuộc bộ khẩu: miệng, không cùng bộ nhưng cùng loại chỉ hoạt động của lời nói.

cẩn: cẩn thận, chuyển chú cho thận: cẩn thận. Chữ cẩn bộ ngôn: lời nói, chữ thận bộ tâm: tim, không cùng bộ nhưng cùng loại chỉ hoạt động tinh thần.

b. Chữ cùng thanh hay cùng vần.

Vd: lão: già, chuyển chú cho khảo: già ( cùng vần)

nghịch: đón, ngược, chuyển chú cho nghênh: đón ( cùng thanh)

6. Hình thanh



Ðây là phép thông dụng nhất trong các cách cấu tạo chữ Hán.

Chữ Hình thanh kết hợp được cả 2 xu hướng biểu ý và biểu âm trong cách cấu tạo, bao giờ cũng gồm 2 bộ phận: Bộ phận chỉ ý nghĩa của chữ gọi là HÌNH; Bộ phận chỉ âm đọc của chữ gọi là THANH.

Bộ phận chỉ ý ( hình ) thường là một chữ đơn, gốc là chữ Tượng hình. Bộ phận chỉ âm (thanh) có thể là một chữ đơn, cũng có thể là một chữ phức, gốc là chữ Chỉ sự, Hội ý...

1.Phương pháp cấu tạo.

a. Cấu tạo theo cách cấu tạo của chữ Giả tá, thêm ký hiệu chỉ ý nghĩa vào chữ Giả tá, tạo ra hàng loạt chữ mới thuộc loại Hình thanh.

Vd: Dùng nhận: lưỡi dao ( chữ Chỉ sự), được dùng kèm theo các ký hiệu chỉ ý để ghi các từ có âm nhận với các nghĩa khác nhau sau:

nhận: lưỡi dao ( chỉ thanh)

nhân mịch ngưu ngôn xa vi

nhận nhận nhận nhận nhận nhận

(dụng cụ đo lường) (khâu vá) ( đông đúc) (ít nói) (cái hãm xe)(dẻo dai)

Các Vd trên có liên quan với nhau về âm đọc ( tức cùng ký hiệu chỉ thanh( âm).

b.Cấu tạo theo phương pháp thêm bộ phận chỉ hình vào một từ nhiều nghĩa.

Trong quá trình vận dụng phép hình thanh để tạo từ mới,một hiện tượng như sau đã nảy sinh: Do tính chất nhiều nghĩa của từ, có những từ được sử dụng với nhiều nghĩa có liên quan với nhau về những nét cơ bản nhưng khác nhau về mặt sắc thái, nguồn gốc hoặc phạm vi ứng dụng.Vd từ cương nghĩa gốc là mạch núi. Từ nghĩa gốc này đã nảy sinh hàng loạt nghĩa khác như chủ yếu, cứng rắn, nòng cốt, cơ bản...Trên cơ sở những nghĩa này đã hình thành một loạt từ mới, cùng một kết cấu ngữ âm với từ gốc.

cương: mạch núi

mịch kim ngưu sơn đao

cương cương cương cương cương

(sợi dây chủ yếu)(sắt tinh luyện) (bò đực) (núi đồi)(cứngrắn)

2 .Cách thể hiện bộ phận chỉ ý (hình ) trong chữ Hình thanh.

Thường vị trí của 2 bộ phận hình và thanh là ổn định, thể hiện ra 6 kiểu sắp xếp khá phổ biến, tạo thành 3 cặp đối lập sau:

* Hình ( chỉ ý ) bên trái, thanh (chỉ âm) bên phải:

Vd: nhận: đơn vị đo lường thời cổ ( khoảng 1 sải tay)

[ nhân: người ( chỉ ý) bên trái, nhận: lưỡi dao (chỉ âm) bên phải ]

Hình ( chỉ ý ) bên phải, thanh ( chỉ âm ) bên trái.

Vd: cương: cứng rắn, kiên cường

[ đao: dao ( chỉ ý) bên phải, cương : mạch núi (chỉ âm) bên trái.]

* Hình (chỉ ý) bên trên. thanh ( chỉ âm) bên dưới.

Vd: mạ: chửi mắng.

[ võng: lưới( chỉ ý) bên trên, mã: ngựa ( chỉ âm) bên dưới]

Hình (chỉ ý) bên dưới, thanh ( chỉ âm) bên trên.

Vd: trung: trung thành.

[ trung: ở trong, ở giữa ( chỉ âm) bên trên, tâm:tim ( chỉ ý) bên dưới]

* Hình (chỉ ý) bên ngoài, thanh (chỉ âm ) bên trong.

Vd: cố: bền vững.

[ cổ: xưa ( chỉ âm) bên trong, vi: vòng, bao quanh (chỉ ý) bên ngoài]

Hình (chỉ ý) bên trong, thanh (chỉ âm) bên ngoài.

Vd: phượng: chim phượng hoàng.

[ điểu:chim (chỉ ý) bên trong, phàm: tầm thường, trần tục, hễ, đại khái ( chỉ âm) bên ngoài ].

Lúc đầu, sự sắp xếp các bộ phận hình và thanh khá tuỳ tiện.Tức là viết 2 bộ phận này bên nào cũng được. Vd chữ hòa: vừa phải, không cạnh tranh nhau viết cũng được, mà viết cũng được. Nhưng từ khi chữ Lệ thời Hán ra đời, vị trí các bộ phận trong từng chữ dần dần đi tới chỗ ổn định.

Trong 6 kiểu sắp xếp trên, kiểu hình (chỉ ý) bên trái, thanh ( chỉ âm) bên phải là phổ biến nhất.

NHƯỢC ÐIỂM CỦA CHỮ HÌNH THANH

- Ký hiệu chỉ ý trong chữ Hình thanh không nêu rõ được ý nghĩa riêng biệt của từng chữ, chỉ nêu được ý khái quát mà thôi.

Vd: Nhìn chữ đào: cây đào người ta có thể đoán biết ý nghĩa của nó là chỉ một loại cây dựa vào bộ phận chỉ ý ( mộc :cây ) nhưng cụ thể là cây gì thì phải dựa vào kết cấu ngữ âm của từ mà chữ đó biểu thị thì mới rõ được. Mặt khác, ký hiệu chỉ ý mộc không chỉ có nghĩa là cây, loại cây mà còn có nghĩa là gỗ, làm bằng gỗ hoặc có liên quan xa gần đến cây, đến gỗ,đến các vật dụng làm bằng gỗ v.v...

- Ký hiệu chỉ ý trong chữ Hình thanh chỉ nêu được ý nghĩa ở mặt tĩnh tại, phiến diện. Một khi ý nghĩa thay đổi, tập quán sử dụng thay đổi và nhất là trải qua một thời gian dài, những ký hiệu chỉ ý đó sẽ trở thành bí hiểm, người đọc khó đoán được nghĩa nếu không đi ngược thời gian để tìm đến nghĩa gốc của chữ.

Vd: thương: tên một loại vũ khí thời cổ của con ngưỡi (mũi lao gỗ). Sau này, khi vũ khí đã được chế tạo bằng sắt thép, chữ thương vẫn được dùng để ghi từ thương: súng ống. Ký hiệu mộc cây ở đây rõ ràng chẳng có mấy ý nghĩa, nếu không nói là vô nghĩa.

Hoặc các chữ gian: gian tà

tật: ghen ghét

vọng: hoang đường

đều mang nghĩa xấu và nghĩa xấu ấy đều do ký hiệu chỉ ý nữ: nữ giới biểu thị. Nếu không biết rõ tư tưởng trọng nam khinh nữ trong xã hội phong kiến Trung Hoa thì khó mà hiểu hết được ý nghĩa của những chữ này.

- Ðôi khi có trường hợp, cùng một âm đọc, một ý nghĩa nhưng lại có nhiều cách viết khác nhau gây khó khăn cho việc nhận thức và sử dụng văn tự.

Vd: Chữ uyển:cái bút có những cách viết

hoặc có những chữ, ký hiệu chỉ ý đã biểu thị một nhận thức sai lầm trong việc phân loại sự vật nhưng vẫn không được tu chỉnh vì đã dùng quen như thế rồi.

Vd: mai khôi vốn là tên hoa nhưng lại có ký hiệu chỉ ý là ( tức ngọc).

Mặc dù có những nhược điểm trên nhưng chữ Hình thanh vẫn là loại chữ dễ ghi nhận, dễ hệ thống hóa hơn tất cả các loại chữ khác.Tìm hiểu kỹ loại chữ Hình thanh chúng ta sẽ có thể tiếp cận, đi sâu và chiếm lĩnh kho văn tự Hán một cách dễ dàng hơn, bởi vì:

- Chữ Hình thanh là hình thức phát triển cuối cùng của văn tự Hán. Cơ sở hình thành và phát triển của nó là tất cả các loại chữ đã có trước nó, hoặc ra đời cùng với nó và tồn tại song song với nó. Tìm hiểu chữ Hình thanh là đồng thời tìm hiểu các loại chữ Tượng hình, Chỉ sự, Hội ý, Giả tá và Chuyển chú.

- Ngay từ thời đại Ân Thương, khoảng trên 20% tổng số chữ trong kho văn tự Hán đương thời đã là chữ Hình thanh. Từ thời Hán đến nay, chữ Hình thanh luôn luôn chiếm khoảng trên dưới 90% tổng số văn tự Hán. Do đó, tìm hiểu chữ Hình thanh cũng là tìm hiểu bộ phận chủ yếu tạo thành kho văn tự Hán qua các thời đại.
 
BỘ THỦ


Ðể sắp xếp, hệ thống hóa kho văn tự Hán một cách hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi vho việc ghi nhớ và sử dụng, Hứa Thận đã chia 9353 chữ được đem ra phân tích trong Thuyết văn giải tự thành 540 đơn vị tập hợp gọi là BỘ.Dưới mỗi bộ sẽ có những chữ có liên quan với nhau về một mặt nào đó. Ðứng đầu mỗi bộ có tên một chữ làm tiêu biểu, gọi là BỘ THỦ.Vd: Những chữ mộc:cây, bản: gốc cây, mạt: ngọn cây, quả: trái cây... đều được xếp chung vào một bộ, lấy mộc làm Bộ thủ.

Ðến đời Minh (1368 1661 ) Mai Ưng Tộ đã phân chia, sắp xếp lại các bộ chữ Hán của Hứa Thận, chỉ giữ lại 214 bộ.

Thông thuộc hệ thống bộ thủ, chúng ta sẽ có được một cơ sở rất thuận lợi để ghi nhớ văn tự Hán cả về 3 mặt hình thể âm đọc - ý nghĩa. Vả lại, một bộ phận của chữ Nôm cũng được cấu tạo theo phương thức Hình thanh và cũng dùng một số bộ thủ của văn tự Hán làm ký hiệu chỉ ý. Do đó, tìm hiểu kỹ các bộ thủ cũng có ý nghĩa tích cực với việc nghiên cứu chữ Nôm sau này.
 

Trending content

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top