Lực Coriolite là lực làm chệch hướng các chuyển động trên bề mặt Trái Đất (TĐ). Các vật thể chuyển động theo chiều kinh tuyến, vĩ tuyến và theo phương thẳng đứng đều chịu tác động của lực Coriolite.
Do Trái Đất tự quay, mọi vật thể đang chuyển động trên bề mặt TĐ đều chịu tác động của lực gây ra chuyển động ban đầu và lực do sự tự quay theo hướng từ Tây sang Đông của TĐ. Phương tổng hợp của hợp lực này chính là hướng chuyển động của vật thể. Đông thời, do TĐ tự quay nên tốc độ dài của mỗi điểm càng xa tâm TĐ càng lớn, trong khi vật thể lại muốn bảo toàn chuyển động ban đầu của mình theo quán tính. Do vậy, càng xa tâm TĐ thì độ lệch chuyển động so với phương ban đầu càng lớn.
Một vật chuyển động theo chiều kinh tuyến từ xích đạo về cực và từ cực về xích đạo ở bán cầu Bắc sẽ bị lệch về tay phải
Một vật chuyển động theo chiều vĩ tuyến ở bán cầu Bắc sẽ hướng ra xa trục quay TĐ khi đi về phía đông, hướng về trục quay khi đi về phía tây.
Một vật chuyển động theo phương thẳng đứng ở bán cầu Bắc sẽ hướng về phía đông khi từ phía trên xuống (tương tự rơi tự do), hướng về phía tây khi từ phía dưới lên. (Vật rơi tự do từ trên cao xuống mặt đất đồng thời chịu tác động của 2 lực: lực hút thẳng đứng hướng và tâm TĐ và lực theo quán tính nằm ngang theo chiều từ tây sang đông, kết quả là bị lệch về hướng đông).
HIện tượng xảy ra ngược lại ở bán cầu Nam.
ST
Do Trái Đất tự quay, mọi vật thể đang chuyển động trên bề mặt TĐ đều chịu tác động của lực gây ra chuyển động ban đầu và lực do sự tự quay theo hướng từ Tây sang Đông của TĐ. Phương tổng hợp của hợp lực này chính là hướng chuyển động của vật thể. Đông thời, do TĐ tự quay nên tốc độ dài của mỗi điểm càng xa tâm TĐ càng lớn, trong khi vật thể lại muốn bảo toàn chuyển động ban đầu của mình theo quán tính. Do vậy, càng xa tâm TĐ thì độ lệch chuyển động so với phương ban đầu càng lớn.
Một vật chuyển động theo chiều kinh tuyến từ xích đạo về cực và từ cực về xích đạo ở bán cầu Bắc sẽ bị lệch về tay phải
Một vật chuyển động theo chiều vĩ tuyến ở bán cầu Bắc sẽ hướng ra xa trục quay TĐ khi đi về phía đông, hướng về trục quay khi đi về phía tây.
Một vật chuyển động theo phương thẳng đứng ở bán cầu Bắc sẽ hướng về phía đông khi từ phía trên xuống (tương tự rơi tự do), hướng về phía tây khi từ phía dưới lên. (Vật rơi tự do từ trên cao xuống mặt đất đồng thời chịu tác động của 2 lực: lực hút thẳng đứng hướng và tâm TĐ và lực theo quán tính nằm ngang theo chiều từ tây sang đông, kết quả là bị lệch về hướng đông).
HIện tượng xảy ra ngược lại ở bán cầu Nam.
ST