“Vấn đề kinh nghiệm trong chủ nghĩa thực dụng Mỹ”
[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/XA_HOI/KLTN_triet19.pdf[/PDF]
Sinh Viên: PHAN VĂN THÁM
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài....................................................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 7
6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 8
7. Kết cấu của luận văn.................................................................................. 8
Chương 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH
KINH NGHIỆM CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG MỸ .......................... 9
1.1. Sơ lược về sự hình thành nước Mỹ và chủ nghĩa thực dụng Mỹ ........... 9
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đối với vấn đề kinh nghiệm trong chủ nghĩa
thực dụng Mỹ............................................................................................... 21
1.2.1. Di sản tư tưởng của quá khứ .......................................................... 21
1.2.2. Kinh nghiệm của chủ nghĩa thực dụng: Kết quả của sự đối chọn
giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi duy lý của nước Mỹ.................. 36
Chương 2: NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ KINH NGHIỆM TRONG CHỦ
NGHĨA THỰC DỤNG MỸ.......................................................................... 47
2.1. Quan niệm của chủ nghĩa thực dụng Mỹ về nguồn gốc của kinh nghiệm. 47
2.2. Quan niệm của chủ nghĩa thực dụng Mỹ về nội dung của kinh nghiệm.... 51
2.2.1. Kinh nghiệm: Đòn bẩy của hoạt động và chân lý .......................... 51
2.2.2. Về mối quan hệ giữa kinh nghiệm và hành vi của con người........ 69
2.3. Nhận xét về vấn đề kinh nghiệm trong chủ nghĩa thực dụng Mỹ ........ 76
KẾT LUẬN.................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ nghĩa thực dụng với tính cách là một trào lưu triết học ra đời ở
nước Mỹ nửa cuối thế kỷ XIX, tại “câu lạc bộ siêu hình” của trường đại học
Ha-vớt dưới sự chủ trì của Charles Sanders Peirce. Đời sau gọi Peirce là
người sáng lập ra chủ nghĩa thực dụng mặc dù ông chưa bao giờ và không
muốn nhận mình là người theo chủ nghĩa thực dụng.
Ngược dòng thời gian, nhìn về lịch sử phát triển của nước Mỹ ta thấy,
Mỹ là một đất nước của những dòng di dân từ khắp nơi trên thế giới đổ về,
con người đến đây luôn mang trong mình khát vọng chinh phục miền đất mới.
Trong điều kiện như vậy, người ta sẵn sàng chấp nhận những tư tưởng mới,
tiến bộ, có hiệu quả nhất, mà không bị ràng buộc bởi truyền thống như ở quê
hương bản xứ của họ. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi-là miếng đất màu mỡ
cho các trào lưu tư tưởng mới ra đời và phát triển một cách mạnh mẽ, nhanh
chóng lan tỏa vào đời sống xã hội. Chủ nghĩa thực dụng ra đời là một minh
chứng cho điều đó.
Tuy nhiên, bất cứ một học thuyết, trào lưu, tư tưởng nào ra đời cũng
đều là sự kế thừa có chọn lọc tư tưởng của các thế hệ đi trước. Chủ nghĩa thực
dụng cũng không nằm ngoài qui luật đó.
Kể từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa thực dụng không ngừng phát triển
và lan tỏa nhanh chóng, đã vượt ra khỏi biên giới nước Mỹ cắm sâu vào dòng
chảy văn hóa của nhiều nước khác trên thế giới.
Chủ nghĩa thực dụng là sản phẩm tư tưởng của người Mỹ, là nhân sinh
quan và thế giới quan của người Mỹ và đã trở thành biểu tượng tinh thần của
văn hóa Mỹ, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy nước Mỹ phát
triển. Như một nhà nghiên cứu đã viết: “Nếu có một loại triết học nào trên thế
2
giới bắt nhịp chặt chẽ nhất với mạch đập của thời đại trước hết cần nêu lên
triết học chủ nghĩa thực dụng của nước Mỹ. Chủ nghĩa thực dụng là linh hồn
của tinh thần Mỹ được nẩy sinh theo tiếng gọi của thời đại Mỹ, có chung số
phận với sự phát triển của xã hội Mỹ, trở thành triết học nhân sinh của người
Mỹ” và “không thể phủ nhận ở Mỹ, triết học thực sự có tác dụng thúc đẩy to
lớn sự phát triển của nước Mỹ là chủ nghĩa thực dụng” [2, tr 69-71].
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà xu thế toàn cầu hóa diễn ra nhanh
chóng, tình trạng thế giới phẳng đang ngày càng hiện lộ rõ nét, như là một xu
hướng phát triển tất yếu của thời đại thì việc nghiên cứu về chủ nghĩa thực
dụng mỹ nói chung và vấn đề kinh nghiệm trong chủ nghĩa thực dụng nói
riêng không chỉ dừng lại ở ý nghĩa học thuật mà còn như là tìm hiểu một nét
trong bầu trời đa sắc tộc, đa sắc diện văn hóa của người Mỹ.
Ở Việt Nam chúng ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi chúng
ta phải tập trung phát huy hết nội lực và tranh thủ những thành tựu mà nhận loại
đã đạt được trên mọi lĩnh vực kinh tế, tư tưởng, văn hóa – xã hội. Trong đó, khoa
học lý luận cũng góp phần quan trọng cho sự phát triển đất nước.
Đặc biệt, hiện nay khi mà Việt Nam đã trở thành đối tác trực tiếp của
Mỹ, thì việc nghiên cứu tư tưởng, văn hóa, xã hội của nước Mỹ nhằm tìm
hiểu sâu sắc hơn về văn hóa và con người Mỹ giúp chúng ta thuận lợi hơn
trong giao lưu, hợp tác và phát triển, vì, “biết người, biết ta” sẽ nhanh dẫn đến
thành công và đạt hiệu quả cao trong hợp tác.
Như Ăngghen đã tuyên bố: tiếp cận tư tưởng của các trường phái triết
học trên thế giới là một trong những phương cách làm gia tăng hàm lượng trí
tuệ của dân tộc cũng như thời đại. Vì vậy, học tập, nghiên cứu tư tưởng của
nhân loại là một việc làm cấp thiết đáp ứng cho nhu cầu xây dựng và phát
triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.