Luận văn vai trò nhà nước đối với nền kinh tế

  • Thread starter Thread starter HuyNam
  • Ngày gửi Ngày gửi
H

HuyNam

Guest
Luận văn vai trò nhà nước đối với nền kinh tế

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/860/la_mailanhuong_9362.pdf[/PDF]

Chính những thất bại thị trường, những khiếm khuyết hay trục trặc của nó nói lên sự cần thiết cảu nhà nước. Nhà nước cần phải can thiệp vào các hoạt động của thị trường dưới các hình thức khác nhau, ở những mức độ khác nhau để làm cho nó vận hành tốt hơn, hiệu quả hơn. Đương nhiên, điều đó cũng giảđịnh rằng nhà nước có năng lực hay biết cách can thiệp vào các hoạt động của nền kinh tếđể sữa chữa các thất bại thị trường. Nói cách khác, các thất bại thị trường (theo nghĩa rộng bao gồm cả những khía cạnh khác ngoài khía cạnh hiệu quả) chính là các cơ sở khách quan lý giải sự cần thiết của hoạt động nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ở Việt Nam hiện nay, vai trò của Nhà nước đối với kinh tế không chỉ xuất phát từ yêu cầu phổ biến của quá trình phát triển kinh tế thị trường, mà còn xuất phát từ tính đặc thù của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trên lĩnh vực sở hữu: Sự tồn tại của ba chế độ sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân), ba hình thức sở hữu (hình thức sở hữu nhà nước, hình thức sở hữu tập thể, hình thức sở hữu tư nhân) là một đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Nhà nước thông qua hệ thống chính sách, pháp luật, đòn bẩy kinh tế để định hướng, làm cho kinh tế nhà nước từng bước vươn lên nắm vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể tạo thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.

Trên lĩnh vực quản lý: Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách... tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trực tiếp hay thông qua các khâu trung gian nhất định tham gia quá trình hoạch định, tổ chức, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch phát triển của doanh nghiệp.

Trên lĩnh vực phân phối: Nhà nước vừa thông qua hệ thống chính sách kinh tế do mình hoạch định, vừa sử dụng các nguồn lực - trực tiếp là bộ phận kinh tế nhà nước - để định hướng, can thiệp vào lĩnh vực phân phối và phân phối lại theo hướng ưu tiên phân phối theo lao động và qua phúc lợi xã hội; kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội; hoạch định các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa...

Đặc biệt, trong sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, Nhà nước có vai trò to lớn trong việc bảo đảm sự ổn định vĩ mô cho phát triển và tăng trưởng kinh tế. “ổn định” ở đây thể hiện sự cân đối, hài hòa các quan hệ nhu cầu, lợi ích giữa người và người, tạo ra sự đồng thuận xã hội trong hành động vì mục tiêu phát triển của đất nước. Tính đúng đắn, hợp lý và kịp thời của việc hoạch định và năng lực tổ chức thực hiện các chính sách phát triển vĩ mô do Nhà nước đảm nhiệm là điều kiện tiên quyết nhất hình thành sự đồng thuận đó. Là những công cụ tạo ra sự đồng thuận xã hội, từ đó mà có ổn định xã hội cho phát triển và tăng trưởng kinh tế, các chính sách, pháp luật của Nhà nước, một mặt, phải phản ánh đúng những nhu cầu chung của xã hội, của mọi chủ thể kinh tế...; mặt khác, phải tôn trọng tính đa dạng về nhu cầu, lợi ích cụ thể của các chủ thể đó.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top