Luận văn: Triết lý cải cách của Nguyễn Trường Tộ và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt

Thandieu2

Thần Điêu
Triết lý cải cách của Nguyễn Trường Tộ và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam’’

[PDF]https://server1.vnkienthuc.com/files/4/XA_HOI/KLTN_triet13.pdf[/PDF]

Sinh Viên: Hoàng Thị Ngà - Đại Học Huế




MỞ ĐẦU ....................................................................................................... .......1

1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................. .......1

2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài .................................................................... .......2

3. Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ của đề tài ............................................. .......3

4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................. .......4

5. Đóng góp của đề tài ................................................................................... .......4

6. Kết cấu của đề tài....................................................................................... .......4

NỘI DUNG.................................................................................................... .......5

CHƢƠNG I: SỰ HÌNH THÀNH TRIẾT LÝ CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN

TRƢỜNG TỘ ................................................................................................. .......5

1.1. Vài nét về bối cảnh kinh tê- xã hội của Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX,

đầu thế kỷ XX................................................................................................ .......5

1.2. Nguyễn Trường Tộ: Con người và sự nghiệp ........................................ .......9

1.3. Những tiền đề lý luận đưa đến triết lý cải cách của Nguyễn Trường Tộ .....13

CHƢƠNG II: NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ CẢI CÁCH CỦA

NGUYỄN TRƢỜNG TỘ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP ĐỔI

MỚI Ở VIỆT NAM......................................................................................... .....16

2.1. Nội dung cơ bản trong triết lý cải cách của Nguyễn Trường Tộ............ .....16

2.1.1 Về công nghiệp...................................................................................... .....16

2.1.2 Về nông nghiệp ..................................................................................... .....18

2.1.3 Về thƣơng nghiệp.................................................................................. .....19

2.1.4 Về tài chính ........................................................................................... .....21

2.1.5 Về chính trị............................................................................................ .....22

2.1.6 Về cải cách giáo dục............................................................................ .....27

2.1.7 Về việc dùng Quốc âm .......................................................................... .....28

2.1.8 Về văn hóa ............................................................................................ .....29

2.1.9 Về công tác xã hội................................................................................. .....30

2.1.10 Về quốc phòng, an ninh ...................................................................... .....31

2.1.11 Về quan hệ ngoại giao ........................................................................ .....34

2.2. Những giá trị trong triết lý cải cách của Nguyễn Trường Tộ ................ .....39

2.2.1 Toàn bộ các cải cách của Nguyễn Trƣờng Tộ đã thể hiện bốn phƣơng

diện đổi mới cơ bản trong tƣ duy................................................................... .....39

2.2.2 Những giá trị trong tƣ tƣởng của Nguyễn Trƣờng Tộ về dân sinh và

xây dựng xã hội hài hòa................................................................................. .....46

2.2.3 Tƣ tƣởng triết học thể hiện trong tƣ tƣởng của Nguyễn Trƣờng Tộ .... .....53

2.3 Vận dụng tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ trong công cuộc đổi

mới ở nước ta hiện nay .................................................................................. .....57

KẾT LUẬN.................................................................................................... .....63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... .....66

3

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Các tư tưởng cải cách trong lịch sử dân tộc đều có những giá trị thời

đại nhất định và do đó, có mối liên hệ biện chứng với sự phát triển của Việt

Nam hiện nay. Công cuộc đổi mới đất nước đã đi được chặng đường 25

năm. Rất nhiều thành tựu về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục đạt được sau

khoảng thời gian này đã khẳng định tính đúng đắn của sự nghiệp đổi mới

đất nước. Tuy nhiên, nhiều vấn đề bất cập cũng đã xuất hiện và bộc lộ ngày

càng rõ nét, gây cản trở quá trình phát triển đất nước theo mục tiêu dân giàu,

nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực tiễn ấy đòi hỏi các

nhà lý luận cần có những nghiên cứu tổng kết, đánh giá khách quan nhằm,

một mặt, khắc phục, điều chỉnh những bất cập nảy sinh trong quá trình tiến

hành công cuộc đổi mới; mặt khác, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện triết lý

phát triển của Việt Nam trong thời đại mới.

Trong quá trình xây dựng triết lý phát triển hiện nay ở nước ta, việc

nghiên cứu các giá trị tư tưởng cải cách trong lịch sử dân tộc, xem xét

những kết quả và bài học kinh nghiệm từ quá khứ nhằm tìm ra những hạt

nhân hợp lý là một điều không thể bỏ qua, bởi giữa truyền thống và hiện đại

luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong các tư tưởng cải cách đó,

rất đáng kể là tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ.

Từ khi nhà tư tưởng cải cách xuất sắc Nguyễn Trường Tộ qua đời cho

đến nay đã trải qua 140 năm. Đó là một thời gian đủ dài để có thể đưa ra

một sự đánh giá đầy đủ và khách quan về tư tưởng cải cách của ông, cũng

như giá trị của nó đối với tiến trình lịch sử. Toàn bộ các đề nghị cải cách của

Nguyễn Trường Tộ đã thể hiện bốn phương diện đổi mới cơ bản trong tư

duy, đó là tư duy chính trị mới, tư duy ngoại giao mới, tư duy kinh tế mới và

tư duy văn hóa - giáo dục mới. Không những thế, Nguyễn Trường Tộ còn

đóng góp nhiều phương pháp mới trong việc tiếp cận và nghiên cứu khoa

học, đặc biệt là triết học.

Nguyễn Trường Tộ không chỉ là một nhà cải cách nổi tiếng, một

người Công giáo yêu nước tha thiết, mà còn là một nhà tư tưởng lớn của

Việt Nam trong thế kỷ XIX. Mặc dù bị hạn chế bởi thế giới quan duy tâm

tôn giáo, nhưng Nguyễn Trường Tộ đã có những tư tưởng triết học đặc sắc

về nhân sinh, xã hội… so với các nhà tư tưởng Việt Nam cùng thời. Bên

4

cạnh đó, ông còn đưa ra không ít những kiến nghị trong nhiều lĩnh vực, từ

khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội, quốc phòng, ngoại giao…

Đã có nhiều nghiên cứu về Nguyễn Trường Tộ và khẳng định ông là

người có tư duy vượt thời đại, đồng thời là một người công giáo yêu nước.

Sở dĩ như vậy là vì, có những điều ông viết cách đây đã hơn 150 năm mà

đến nay vẫn còn đậm tính thời sự, như chống tham nhũng, buôn lậu, mở cửa

đầu tư với nước ngoài, về việc cải cách giáo dục…
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top